New articles Năng lực quản lý: nhân tố thứ năm     ♥ Lựa chọn mục tiêu cuộc đời     ♥ 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình     ♥ Cô đơn trên mạng     ♥ Chứng khoán: Giấc mơ và ác mộng     ♥ Tám     ♥ Những tính năng của blog VnVista     ♥ Các mạng xã hội thống trị Google     ♥ Điều gì tạo nên một giám đốc công nghệ thông tin giỏi?     ♥ Cố gắng xóa bỏ những ấn tượng xấu     ♥ Cần một cách làm ăn mới     ♥ Tiếp thị hướng đến doanh nhân     ♥ Đưa cửa hàng thật lên chợ ảo     ♥ Bí quyết quản lý các nhân viên trẻ     ♥ Một số câu hỏi phỏng vấn “đặc biệt” của Microsoft     ♥ 4 bài học thành công trong kinh doanh     ♥ Tạo dựng hình ảnh một cô gái trẻ chuyên nghiệp     ♥ Góc “khác” của thế giới online đêm     ♥ Phong cách người Mỹ     ♥ Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ     
New blog entries Sản phẩm đa dạng tại EE88: Thoả mãn mọi đam mê      ♥ Giới Thiệu Tổng Quan Về Nhà Cái EE88      ♥ EE88: Tổng Quan Về Một Nhà Cái Uy Tín      ♥ EE88: Đánh Giá Chi Tiết Về Một Nhà Cái Tiềm Năng      ♥ ee88 Tiến Lên - Trải Nghiệm Chơi Game Đỉnh Cao      ♥ Đăng nhập EE88: Bước đầu tiên      ♥ Địa chỉ mua giày bảo hộ tại Hải Phòng giá tốt      ♥ Tiêu chuẩn và quy định về đồ bảo hộ lao động      ♥ ピコアンメータ 故障 修理      ♥ Thương hiệu giày bảo hộ tại Bình Thuận      ♥ 本的な考え方は 70      ♥ Phụ Gia PVC Và Khả Năng Chịu Áp Suất Của Nhựa      ♥ SHEET Yêu người và yêu đời      ♥ SHEET Trở về cát bụi      ♥ SHEET Hoàng hôn màu lá      ♥ SHEET Đổi thay      ♥ ネットワークアナライザ 買取 価格 査定      ♥ Dầu gội mượt tóc ra sao?      ♥ Top công ty bảo hộ lao động tại Bình Dương      ♥ ム法人の会計責 69      

[ Liệt Kê ] · Bình Thường · Tách Biệt+

Học lắm ế chồng ?!


catlee
post Sep 23 2007, 02:23 AM
Gửi vào: #1


Group Icon

^0^Cat^0^
**********
Thành viên: 17,580
Nhập: 19-October 06
Bài viết: 2,418
Tiền mặt: 0
Thanked: 48
Cấp bậc: 39
------
Giới tính: Male
Sinh nhật: 21 Tháng 8
------
Xem blog
Bạn bè: 28 (Xem)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi thiệp điện tử
Trang thông tin





Đây không phải là câu cửa miệng của các bà già khó tính, mắng cháu gái của mình khi thấy chúng mải học quên việc nhà, mà đó là một thực trạng buồn đang xảy ra ở hầu khắp các miền thôn quê.

Cái Mỵ cầm tờ giấy báo nhập Đại học VH đến "nước mắt ngắn nước mắt dài" với tôi rằng: "Anh đến nói với bố mẹ em cho em đi học tiếp, chứ ở nhà bây giờ em buồn lắm. Người ta thi trầy trật chẳng đỗ, ai đời mình đỗ rồi mà lại không được đi học”…

user posted image
Ảnh minh họa

Mỵ là con ông chú họ tôi. Chú tôi làm nghề gột lợn con (tức là mua những con lợn mới thôi bú về nuôi một thời gian cho cứng cáp rồi bán lại làm lợn giống), được cái “mát tay”, mỗi năm cũng kiếm được năm bảy triệu tiền lãi.

Ngoài ra, còn hai sào vườn trồng nhãn, mỗi năm nuôi mấy lứa gà Long Phượng, mỗi lứa dăm bẩy chục con, tính ra thu nhập của nhà chú mỗi năm cũng phải cỡ mươi, mười lăm triệu trở ra. Vậy thì không phải là do túng kém mà ông không cho con đi học tiếp…

Tôi vừa ngập ngừng thưa chuyện thì ông đã gạt phắt đi: Anh khỏi phải khuyên, chú thím tính chán ra rồi.

Cái “đại học VH ấy, học xong khó xin việc lắm, thất nghiệp nằm khểnh ở nhà, nuôi báo cô à. Mà đáng ngại nhất là sợ ế chồng.

Con gái học xong đại học cũng đã hăm hai tuổi đầu, thất nghiệp cho vài năm là hăm bốn, hăm nhăm, ở quê tuổi này đã là già rồi, lúc đó còn lấy ai được.

Khi nó thi đại học, tôi đã gạt phắt nhưng nó cứ khóc lóc năn nỉ, tôi đành cho thi, cứ nghĩ chả đỗ đâu, thôi thì chiều một lần, cho biết thế nào là mùi thi đại học. Ai ngờ nó đỗ, thế mới phức tạp chứ!”.

Quả thực là chú tôi lo lắng không phải là không có lý. Ở quê tôi, thanh niên lấy vợ lấy chồng sớm lắm, vừa đủ tuổi Nhà nước quy định (trai 20, gái 18). Cô nào 20 tuổi mà chưa ai đến hỏi là bị xếp vào loại “báo động".

Hăm mốt, hăm hai thì coi như ế. Mấy năm nay học sinh (phần lớn là nam học sinh) đi học đông, đỗ vào cao đẳng đại học cũng lắm. Mà con trai khi đỗ vào đại học thì còn lo học hành sự nghiệp mấy ai lấy vợ ngay, bởi thế ở làng xuất hiện xu hướng "khủng hoảng thừa con gái”. Gái làng “mất giá’ ghê lắm! Tôi có thằng em họ chân đi cà nhắc, lại đã một đời vợ, vậy mà vẫn lấy được một cô mới 20 tuổi, còn hơ hớ xuân tình.

Cô nào học hành đỗ đạt nhưng nếu không xin được việc thì chuyện tình duyên xem chừng khá bi ai. Chú thím tôi liệt kê ra bao nhiêu gương tày liếp trong làng. Như cô Mây xóm giữa, tốt nghiệp Đại học Luật đã ba năm nay không xin được việc, đâm đơn các cửa, nơi nào cũng lắc bảo đang thừa biên chế…

Ngày tháng trôi đi trong sự mòn mỏi trông đợi, rồi hai mươi lăm mùa lá vàng rơi đến lúc nào cũng chẳng biết. Cô quyết định lấy chồng, làm cuộc đời nông dân như ông bà cha mẹ. Nhưng ở làng thì lấy ai? Anh nào có học hành thì chọn vợ có công ăn việc làm tử tế (khối anh láu cá lấy được con nhà giàu, có thế lực), đâu thèm đếm xỉa đến thứ thất nghiệp như cô. Nhờ mối lái (y như thời các cụ), người ta dẫn đến nhà cô một chàng nông dân thứ thiệt, trình độ lớp bảy trường làng.

Suốt buổi gặp mặt, chàng chỉ nói rặt chuyện đồng áng với chăn nuôi. Cô ngồi im, thỉnh thoảng ừ ào vâng dạ. Sau buổi đó, bà mối hỏi “có ưng không”, cô gật đầu, len lén quay đi gạt nước mắt, thôi thì đành liều nhắm mắt đưa chân.

Cứ tưởng anh chàng kia lấy được cô hẳn sung sướng lắm, khác nào “cú đậu cành mai”, hoá ra gã này lại có tính tự ái, bảo là cô trình độ cao nên… khinh người, ai đời “người ta nói chuyện suốt cả buổi mà cô chả thèm “bắt nhời”. Thôi, lạy chị, em chuồn, em chả dám với cao”. Thế là, đến lấy một anh chàng nông dân cũng không xong, tới giờ cô vẫn nguyên vẹn… thất nghiệp và ế chồng!

“Nhiều lúc em cứ lẩn thẩn nghĩ, hay là tại cái tên bố mẹ đặt cho mà đời em khổ” - Lệ tâm sự với tôi bằng cái giọng buồn nẫu ruột. Cái ngày thu cách đây 8 năm, Lệ mừng đến rớt nước mắt khi nhận được giấy báo đỗ đại học Thương mại. Cả đêm ấy cô không ngủ được, trong đầu tưởng tượng ra bao nhiêu viễn cảnh huy hoàng.

Thế là thoát khỏi luỹ tre làng, thoát cảnh chân lấm tay bùn. Thôi chào nhé, “bái bai” quê nghèo! Cô lên Hà Nội học, mấy năm đời sinh viên trôi đi nhẹ nhàng. Ra trường, hiện thực phũ phàng ùa đến: Thất nghiệp! Cái trường Thương mại tên thì “sang” thế nhưng nay đã trở thành “thương hại!. Cùng bạn bè, cô đi làm những việc linh tinh như tiếp thị dầu gội, kem đánh răng… “Chả ăn thua gì” - cô bảo: “Đâu người ta cũng xua như xua tà, có nhà còn để hẳn ngoài cửa “Cấm ăn mày và tiếp thị bấm chuông”. Nhục lắm anh ạ”.

Sau một thời gian Lệ xin đi làm chân “khai thác thị trường” của hãng bảo hiểm Prudential, thực chất là tiếp thị, bán bảo hiểm. Phàm làm nghề gì cũng phải có duyên thì mới khá được. Lệ không có duyên nghề lắm nên chẳng bán được bao nhiêu. Cô bèn xoay nghề, cùng một cô bạn mở cửa hàng bán đồ lưu niệm. Nhưng trừ tiền thuê mặt bằng thì lãi lờ chẳng được là bao, không đủ hai bữa cơm rau chứ đừng nói đến chuyện quần áo phấn son.

Quá mệt mỏi với cuộc mưu sinh nơi thành phố, cô về quê. Mấy tháng nay cô đưa hồ sơ xin việc đi các nơi và… chờ. Hiện tại thì co cử nhân Thương mại đã 26 tuổi này vẫn… chưa chồng. Chiểu theo “tiêu chuẩn” nông thôn thì cô đã thuộc loại “tồn kho quá đát”. Lấy được tấm chồng ở làng giờ là chuyện “ngủ mơ giữa ban ngày”, bởi cô học hành từ bé, không quen việc đồng áng chân lấm tay bùn, ngay đến anh nông dân goá vợ cũng chả thèm rước…

May mắn hơn Mây và Lệ, Hạnh tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hộ và Nhân văn, sau 2 năm… “bẩy nghề” (thất nghiệp mà), cô xin được một chân ở Hội phụ nữ huyện. Có việc làm thì tình duyên cũng đến. Một anh trung uý ở Huyện đội đ ịnh xây dựng gia đình với cô. Nhưng thật buồn cười là Hội phụ nữ huyện lại có một luật “bất thành văn” là phải sau hai năm đi làm mới được cưới và sau khi cưới ba năm mới được có con.

Anh chàng trung uý về bàn với gia đình thì cả hai đều phản đối bởi anh là con một, năm nay đã 29 tuổi rồi, ông bà mong được bế cháu “đít nhôm” đến cháy lòng, sức mấy mà chờ những 5 năm nữa. “Chả lấy đứa này thì lấy đứa khác, xã hội đã hết con gái đâu mà mày phải đắn đo”.

Rồi mọi người xúi anh chọn một cô giáo viên, “ngoài lương ra nó còn dạy thêm dạy nếm được, chẳng trần xì ba cọc ba đồng như con bé kia”. Vốn “lập trường” đã không vững vàng, cho lắm nên chàng trung uý bèn chia tay với Hạnh chẳng mấy ngậm ngùi.

Có thể kể thêm nhiều trường hợp nữa, nhưng “quá tam ba bận”, nói lắm e nhàm. Với những ai còn hoài nghi thì xin nhắc một thực tế là có nhiều cô gái quê tốt nghiệp đại học đã chấp nhận làm gái bao, bồ nhí của các sếp lắm tiền để sống. Xin đừng kết tội họ đua đòi mà vì họ không còn con đường lựa chọn nào khác, về quê thì cũng không có việc và ế chồng.

Một tia hy vọng chợt loé lên khi tôi đọc dòng tin trên báo rằng tỉnh Phú Thọ đã sắp xếp việc làm cho con em trogn tỉnh tốt nghiệp đại học về làm việc ở các xã. Lối thoát là đây mà sao các địa phương khác không học tập Phú Thọ nhỉ.

Đa phần đội ngũ cán bộ các xã hiện nay trình độ văn hoá đều thấp, đến như xứ Kinh Bắc “một bồ tiến sĩ một bị trạng nguyên” quê tôi mà cũng chả có mấy ông cán bộ xã nào có bằng đại học.

Vậy bao nhiêu cử nhân ra trường phải chịu thất nghiệp thì oan ức nào bằng. Ước gì các địa phương đều học tập tỉnh Phú Thọ để những câu Mây, cô Lệ có công ăn việc làm, khỏi ế chồng, để em Mỵ tôi được bố mẹ cho đi học đại học!.


st.


--------------------
Nhóm bạn bè:


trangapple

hong_ngoc123

babiimeo

piggyluvCNN

gemini3691

Xem tất cả


--------------------
Từ giã hoàng hôn trong mắt em,
Tôi đi tìm những phố không đèn.
Gió mùa thu sớm bao dư vị,
Của chút hương thầm kia mới quen.


Cảnh cáo: (0%)----- 
Nếu bạn thấy bài viết này vi phạm nội quy forum, hãy click nút này:
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post

Posts in this topic
catlee   Học lắm ế chồng ?!   Sep 23 2007, 02:23 AM


Thank you! Reply to this topicTopic OptionsStart new topic
 

Bản Rút Gọn Bây giờ là: 26th July 2025 - 07:33 AM
Home | Mạng xã hội | Blog | Thiệp điện tử | Tìm kiếm | Thành viên | Sổ lịch