ĐỌC KHÙNG LUÔN Theo lệ ngày xưa, ai làm quan thì mua món gì chỉ phải trả nửa giá tiền, trừ mua vàng phải trả đủ. Một ông quan nọ vừa đến nhậm chức, bảo hiệu bán vàng đem hai lạng đến bán cho ngài. Chủ hiệu vàng nghe tiếng quan dỡ như cọp, mới bẩm: - Vàng mỗi lạng thực giá sáu chục đồng, song quan lớn thì trả một nửa cũng được. Quan cầm hai lạng vàng xem, rồi ung dung bỏ một lạng vào túi. Chủ hiệu tưởng quan chỉ mua có một lạng, còn lạng kia trả lại, nên khi quan vào nhà trong, anh ta vẫn đứng đấy đợi trả tiền. Hồi lâu quan ra, thấy vậy mới hỏi; - Mua bán xong rồi còn đứng đấy làm gì? Chủ hiệu vàng đáp : - Con chờ quan lớn trả tiền cho. Quan bảo: - Tiền trả rồi, còn đòi gì nữa? Chủ hiệu vàng đáp: - Hai lạng, quan trả lại một lạng, lấy một lạng. Quan nổi giận: - Nhà người lạ thật! Nhà ngươi bảo ta trả một nửa cũng được. Ta mua hai lạng, nhưng chỉ lấy một, trả lại một chẳng phải là đã trả một nửa là gì!
Một anh lính lệ tính cương trực, thấy quan huyện làm nhiều điều trái mắt, thường hay chế nhạo. Quan vẫn định bụng trị. Một hôm, có người đến vu cho anh ta ăn tiền ở ngoài chợ. Quan mừng thầm có có dịp báo thù, liền cho đi bắt về. Anh lính lệ về, dắt cả thằng con đi theo. Quan vừa trông thấy, đập bàn, thét: Ä Ðánh! Ðánh! Ðánh cho nó chừa cái tật ăn hối lộ đi! Anh lính lệ ngoảnh lại thủng thỉnh bảo con: - Con đứng lui ra. Quan sắp đánh bố đấy!
Một chàng ngốc nọ là chồng chưa cưới của cô gái thứ hai trong gia đình có ba chị em nọ. Một hôm chàng đến nhà, cô em út ra chào và nói: - Toạ sàng yến phu lang. (Mời chàng ngồi bàn tiệc) Nghe câu nói văn hoa Hán tự đó, chàng chẳng hiểu gì, ở lâu sợ mất thể diện nên ngốc ta luống cuống chào về. Lần sau trong một đêm trăng, ngốc lại đến thăm người yêu, nhưng lần này không dám đi ngả trước, lại lẻn ngả sau. Bất ngờ gặp lúc ba chị em đang tắm ngoài giếng. Nghe tiếng ba chị em cười khúc khích, chàng lén nhìn thấy cô út chỉ vào mình mà khoe rằng: - Bạch bạch như phấn trang. (Trắng như thoa phấn) Cô thứ hai lặp lại động tác của cô út mà nói: - úc úc như hình quy. (Hình tựa mu rùa) Cô chị cười: - Hắc như côn lôn. (Ðen như quả núi) Nghe được câu nói trên, ngốc lẩm nhẩm đọc đi đọc lại cho thuộc, bụng nghĩ rằng đó là những câu ẩn ý cao siêu cần phải ghi nhớ. Rồi chàng hớn hở ra về. Lần thứ ba, ngốc ra hăm hở đến lại nhà người yêu. Cô út ra chào mời: - Toạ sàng yến phu lang. Ngốc chỉ ngay vào cô út mà rằng: - Bạch bạch như phấn trang. Cô út toát mồ hôi, không hiểu sao hôm nay chàng ta lại ăn nói "văn hoá" đến như vậy. Cô ngượng ngùng rút lui để người yêu của ngốc ra tiếp. Thấy chàng, cô thứ hai mở lời âu yếm hỏi: - Phu quân như hà ti? Ngốc làm bộ sành sỏi trả lời: - Hà ti chi mà hà ti. - úc úc như hình quy. Nghe vậy, cô ta thẹn đỏ mặt, nguây nguẩy bước vào. Cô chị thấy tình thế có vẻ căng thẳng, muốn giảng hoà, chạy ra cản ngăn ngốc: - Thôi, dượng bất mật ngôn. (Dượng nói không ngọt ngào) Ngốc lại chỉ vào chị tỉnh bơ nói: - Mật ngôn chi mà mật ngôn. Hắc hắc như côn lôn. Người chị đứng sững như trời trồng, rồi ù chạy một mạch chẳng dám quay đầu lại
Tại làng này có anh ngu đần. Người làng đặt tên là Ngốc. Một hôm, Ngốc đi chơi, Ngốc gặp anh Khôn. Lợi dụng tính thật thà của Ngốc, Khôn rủ Ngốc đi ăn trộm. Tối hôm ấy, Khôn bảo Ngốc vào một nhà giàu. Nửa đêm, Ngốc vừa vào nhà thì chân vấp phải một chiếc chổi rành; Ngốc liền hỏi Khôn đứng bên ngoài: - Chổi rành có lấy không hả mày?
Khờ đi chợ mua một con bò. Mấy lâu mong ước, nay mới tậu được con bò, Khờ thích lắm, chăn dắt cả ngày. Bò chóng béo. Sợ kẻ chộm vào dắt mất, đêm đêm bò đã cột vào ràn (chuồng) rồi, Khờ còng cẩn thận vác chông đặt chặn cửa, nằm canh. Nhưng Khờ vẫn để mất bò. Một đêm Khờ ngủ say kẻ trộm vào. Chúng khiêng chõng đặt nơi khác ròi bắt mất bò. Ðể trêu Khờ, chúng còn cạo trọc đầu Khờ. Sáng dậy thấy mất bò, Khờ hoảng quá. Khờ tru tréo rồi chạy lung tung tìm bò. Khi đã mệt, soi gương, Khờ lại bảo: "A! Thằng trọc mất bò chứ không phải tao.".