Giá cà phê tăng mạnh trước lo ngại thiếu hụt nguồn cung
Kết thúc tuần giao dịch 15/05 – 21/05, sắc xanh chiếm ưu thế trên bảng giá các mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp. Nổi bật nhất là sự tăng giá của 2 mặt hàng cà phê khi thị trường tiếp tục dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khan hiếm nguồn cung.
Giá Robusta hợp đồng tháng 07 tăng mạnh 6,41%, lên giao dịch tại mức 2.588 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 05/2011.
Lũy kế xuất khẩu cà phê kể từ đầu năm đến ngày 15/05 tại Việt Nam ở mức 778.986 tấn, thấp hơn so với 795.814 tấn của cùng kỳ năm 2022, phản ánh tình trạng hạn chế bán hàng của nông dân
Thêm vào đó, sản lượng Robusta trong niên vụ 2023/24 tại Brazil và Indonesia đều được dự báo giảm, khiến nông dân không thực sự sẵn sàng để mở rộng nguồn cung ra thị trường. Cụ thể, Cơ quan Cung ứng Mùa vụ chính phủ Brazil (CONAB) ước tính sản lượng niên vụ 2023/24 ở mức 16,81 triệu bao, giảm 7,6% so với năm 2022 và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng cà phê tại Indonesia chỉ 9,7 triệu bao, mức thấp nhất kể từ niên vụ 2011/12.
Giá Arabica cũng chứng kiến một tuần tăng mạnh với 5%, tương đương 9,16 cents so với mức tham chiếu. Lực tăng chủ yếu được củng cố bởi 2 phiên bứt phá vào đầu và cuối tuần.
Đầu tuần, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE nối dài đà giảm từ tháng 02/2023 về mức thấp nhất trong hơn 5 tháng. Cùng với đó, tiến độ bán hàng niên vụ mới thấp hơn 2% so với mức trung bình lịch sử theo dự báo của công ty tư vấn Safras & Mercado, làm gia tăng lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường.
Cuối tuần, Gill Barabach, chuyên gia thuộc Safras & Mercado cho biết tiến độ thu hoạch Arabica niên vụ 2023/24 ở mức 4%, thấp hơn mức 5% của trung bình các năm trước, khiến nông dân dè dặt hơn trong các quyết định bán hàng.
>>>Xem thêm: phái sinh là gì
Dẫn đầu đà tăng của nhóm nguyên liệu công nghiệp trong tuần vừa qua chính là mặt hàng bông khi tăng gần 8% so với mức tham chiếu. Sự khởi sắc đã đưa mặt hàng này lên giao dịch tại mức 86,72 cents, cao nhất trong hơn 3 tháng.
Giá dầu thô khởi sắc sau 4 tuần giảm liên tiếp, khiến giá Polyester, chất thay thế chính của bông trở nên đắt hơn, từ đó kéo theo giá bông.
Ở chiều ngược lại, giá đường 11 có tuần thứ 3 suy yếu sau khi cán mốc cao nhất trong 12 năm. Đóng cửa tuần, giá mặt hàng này giao dịch ở mức 25,78 cents, giảm 1,68% so với tham chiếu.
Thông tin quan trọng nhất gây sức ép lên giá trong tuần vừa rồi chính là việc thay đổi chính sách về xăng dầu của Tập đoàn xăng dầu Brazil (Petrobras). Theo đó, Petrobras tuyên bố bãi bỏ chính sách ngang giá nhập khẩu nhiên liệu và giảm giá xăng trung bình 12,6% tại các nhà máy lọc dầu, bắt đầu từ ngày 17/05, thúc đẩy các nhà máy ép mía tại Brazil ưu tiên lượng mía ép cho sản xuất đường.
Dù vậy, những lo ngại về vấn đề sản lượng ở mức thấp tại các quốc gia sản xuất hàng đầu như Ấn Độ, Trung Quốc, EU,... vẫn hiện hữu và góp phần hạn chế đà giảm của giá.
Sau 2 tuần tăng liên tiếp, giá dầu cọ thô đã có sự suy yếu với mức giảm 1,62% trong tuần kết thúc ngày 21/05. Triển vọng nguồn cung mở rộng tại 2 quốc gia sản xuất hàng đầu là nguyên nhân chính khiến giá giảm.
Giá tham chiếu xuất khẩu dầu cọ thô áp dụng từ 16/05-31/05 của Indonesia ở mức 893,23 USD/tấn, thấp hơn so với mức 955,53 USD/tấn áp dụng trong nửa đầu tháng này. Giá tham chiếu thấp hơn giúp các nhà xuất khẩu của Indonesia giảm bớt áp lực về thuế và có thể đẩy mạnh các lô hàng dầu cọ nhờ ưu thế cạnh tranh về giá.
Hơn nữa, các nhà phân tích dự báo triển vọng nguồn cung dầu cọ từ Malaysia trong tháng 08 đang rất tích cực. Đây cũng là thời kỳ cao điểm đối với hoạt động thu hoạch cũng như sản xuất dầu cọ tại quốc gia này.
Đầu tư hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV). Kênh đầu tư chính thống, an toàn, lợi nhuận cao, cho phép liên thông với các sàn giao dịch hàng hóa Quốc tế, giao dịch thông qua phần mềm CQG
phái sinh là gì