
TÌNH ƠI LÀ TÌNH
Plfriecle Jelinek
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sinh năm 1946 tại Úc, lớn lên ở Áo, lấy chồng người Đức
- Là con người tài hoa, tuổi trẻ gắn với âm nhạc, văn hoc.
- Là 1 trong số 10 nhà văn nữ đạt giải Nobel Văn học.
2. Tác phẩm:
- Đạt giải Nobel năm 2004
- Thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Jelinek.
- Là sự tái hiện sinh động bức tranh xã hộ Châu Âu nửa cuối thế kỉ XX..
II. Tìm hiểu tác phẩm:
1. Nhan đề:
“Tình ơi là tình” , một tên gọi như một tiếng kêu đầy chán ngán và cũng ngập tràn sự chế giễu. Sự giễu nhại của tác giả dựa trên quy luật của tình yêu, đó là niềm tin vào điều linh thánh của tình yêu, là sự bất chấp tất cả để người phụ nữ có thể đứng trước mặt chồng nói câu: “Em là người phụ nữ hoàn hảo”, kể cả khi họ vừa mới quan hệ với một người đàn ông khác.
2. Sự thể hiện người phụ nữ trong tương quan xã hội đương thời
- Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Jelinek là mẫu ngườ phụ nữ ngu xuẩn đến hết thuốc trị
+ Jelinek thể hiện một xã hội thống trị bởi ddaqnf ông và đồng tiền cũng đè nặng lên những người phụ nữ dị giáo sống giũa Châu Âu nửa cuối thế kỉ XX bằng giọng văn mỉa mai tỉnh bơ,trần trụi đến mức khó chịu.
+ Viết về đề tài cuộc sống người phụ nữ nhưng Jelinek không miêu tả người phụ nữ dưới góc độ của một ngườo cùng phái. Bà viết rất thât, thật như bức tranh đã lột đi bức màn bên ngoài, để lộ nhưng gì thô ráp, những gì xùi xì trong một gam màu hỗn tạp.
+ Dưới con mắt của Jelinek : “hạnh phúc là một sự tình cờ chứ không phải là định lí hay hệ quả logic của hành động”, đồng thời “ mơ mộng sinh ra từ hoàn cảnh khốn nạn”.
Người phụ nữ bằng mọi toan tính của mình tìm cách chiếm đoạt được người mình yêu, hay đúng hơn là cướp lấy tương lai của đời mình. Thông qua hình tượng Bridgitle và Paula, người phụ nữ trong tác phẩm hiện lên đầy toan tính nhơ nhớp trong hành trình đi đến cái đích của hạnh phúc, cái cảnh một “gia đình nhỏ” trong mơ của họ
- Bridgtle_Paula: hai người phụ nữ là hai tư thế đi đến tương lai
*Tình yêu của Bridgtle - Heinz
Tình yêu của Br. dành cho Heinz là sự bất chấp, sự chấp nhận, có khi là sự nô lệ nằm trong sự toan tính của cô. Trong mối tương quan với xã hội đương thời, dường như J. để cho nhân vật của mình được thể hiện tính cách của mình một cách trần trụi theo bản năng của nó. Đi sâu vào tìm hiểu cuộc sống, cặp mắt của tác giả xoáy sâu vào cảnh tù túng của các nữ công nhân, họ đang sống giữa đồng lương eo hẹp nên mơ ước đổi đời một cách hão huyền.
Tương lai sẽ như thế nào ngoài nổ lực kiếm bằng được một tấm chồng với mục đích là có được tương lai, là đứa con và gia đình nhỏ, là với cái giá phải trả là tình yêu luôn có sự toan tính vụ lợi thiệt hơn?
+ Xuất thân của cặp đôi Heinz - Bridgtle
* Bridgtle: Con ngoài giá thú của người lái xe đường dài và một người công nhân may áo nịt ngực.
* Heinz: Đứa con hợp pháp của một viên chức xe lửa về hưu với một ngươì đàn bà chỉ biết tông thờ chồng.
Tương lai của hai người phần nào được hình dung qua xuất thân của họ. Qua cái nhìn trần trụi của Jelinek tương lai là cái gì đó quá siêu hình. Bỡi lẽ, Bridgtle thì ngày đêm đang tự hành hạ bản thân, luôn quanh quẩn bám lấy Heinz như một chú chó con ngoan ngoãn và trung thành. Còn với Heinz, nhìn thấy Br là gã chỉ muốn tuột khóa quần.
Không có vấn đề gì cả, dù có đôi lúc Br bùng lên sự thù hằn căm tức, nhưng chỉ cần nghĩ đến Heinz, với tương lai của mình thì cô lại ngoan ngoãn như một con chiên ngoan đạo. Lí do duy nhất là với Heinz, có tiền là có tương lai.
* Tình yêu giữa Paula-Erich
Nếu như Brieg bám lấy Heinz vì viễn cảnh của ngày mai tươi sáng (dù hiện tại là sự dằn vặt đau khổ) thì Paula_cô gái chưa tròn tuổi 16_đến với Erich trong sự ham muốn của tình yêu đầy nhục dục.
Tuy Jelinek với một thái độ hết sức dửng dưng với một giọng tường thuật mỉa mai châm biếm thì độc giả vẫn cảm nhận được nỗi xót xa của một cảnh đời nhiều tủi nhục. Có mấy ai cầm lòng được trước cảnh một cô gái tới quán rươu để van xin chút tình cảm vợ chồng bèo bọt với con người đã làm cô có thai,hay là sự chịu đựng không dám phản khang những cuộc hiếp dâm tập thể mà chồng cô là một trong những hung thủ.
Paula chỉ mới 16 tuổi. Còn quá trẻ để có thể hiểu như thế nào là tình yêu đích thực.với cô hạnh phúc chỉ là những lời khên tặng của Erich. Cô như một con bò được khoác áo giáp trong ngày lễ, tất cả chỉ vì một mong muốn được yêu, hay đơn giản hơn là được làm mẹ
Tuy nhiên , hạnh phúc là thứ nằm ngoài tầm với của Paula. Ngay cả cuộc đời cũng phản bội cô,”sự bất hạnh của Paula là do sự tình cờ quay lưng lại với cô” Và cô đã chìm trong sự sa ngã, sa ngã ngay từ trong ý ngĩ của cô là bán thân để kiếm tiền giúp chồng nuôi con. Sự dại khờ trong ý ngĩ đã cướp đi của cô tất cả. Mặc dầu Paula đã tìm mọi cách chống cự, cứu vớt nhưng cả khối ràng buộc xã hội đã vỡ nát đối với cô.
Buồn thay, cuối cùng Paula lại tìm thấy hạnh phúc trong công việc mà cô đã từng chán tới tận cổ. Đó là một sự quay vòng của hiện thực trần trụi, của sự tái hiện nỗi đau trường kì. Cuộc sống mà Jelinek miêu tả luôn có một tương lai mịt mù, hạnh phúc có chăng chỉ là những sự tình cờ may rủi
Cuộc sống là thế đấy: trần trui, bẩn thỉu, tình yêu là thế đấy: toan tính,ích kỉ,may rủi;đạo đức là thế đấy: ai có nắm tay khỏe hơn sẽ là người có quyền phán xét kẻ yếu thế. Nhưng đó lại là sự thạt của xã hội Châu Âu nửa cuối thế kỉ XX đã phơi bày. Cái xã hội mà đàn ông khan hiếm và đàn bà thô thiển đến ngu muội. Cái mâu thuẫn và gía trị phản ánh đặc sắc để đưa Jelinek đứng lên bục nhận giải thưởng Nobel Văn học chính là sự thể hiện cái khối phi lí trong đời sống nhân vật: kẻ sống chết vì tiền của đàn ông thì đã thành công mĩ mãn, còn kẻ hi vọng ở một tình yêu trong sáng thì lại thất bại hoàn toàn.
3. Tính dục nữ và các xung đột phái tính trong “ Tình ơi là tình”
=> Muốn thẩm định được tác phẩm thì cần phải hiểu được thế nào là mĩ học tính dục?
Mĩ học tính dục trong Văn học là kết quả cuả sự thăng hoa, của sự ám ảnh vô thức của con người. Frớt xem xét quá trình sáng tác nghệ thuật qua sự điều tiết “ nguyên tắc thoã mãn” và “ nguyên tắc thực tại”.
Và khi vấn đề dục tính trở thành nhân tính( tức là nó góp phần chi phối đời sống con người) thì vấn đề này phải được coi trọng và xem xét như một cách khoa học từ nhiều khía cạnh.
- Như một sự tự nhiên, hình tượng người phụ nữ đi vào trong tác phẩm của Jelinek còn nặc mùi của sự ngu muội, toan tính và ngu ngốc. Người phụ nữ chưa kịp thanh xuân đã tàn tạ, chưa kịp mơ ước đã toan tính, chưa biết yêu đương đã học giăng bẫy ,chưa có người yêu đã muoons có con “xem nó thế nào”, chưa được vuốt ve đã chịu đòn roi.
- Thiên tính nữ của hệ thống nhân vật trong sáng tác của Jelinek phải hoà vào cái vòng quay của cuộc sống.Một Brieg muốn có Heinz ,muốn một tương lai tốt đẹp đã may mắn lấy được ké ngủ với mình làm chồng bới baop toan tính,một Paula ngây thơ muốn nếm trải cuộc sống tình yêu ,niềm hoa lạc mà bị luỵ, quên đi tất cả níu kéo tất cả để rồi lại là chính mình khi không còn gì.
-Tình dục- nhiều lúc nó là một thứ gì đó cao thượng đến mức được tôn sùng nhưng có khi lại là nnỗi niềm hoan lạc, là sợi dây để kéo dài chuỗi ngày tình cảm đau khổ, đặc biệt điều đó được đánh thức bởi những người phụ nữ mê muội thì nó chỉ đua đến một kết qủa bi luỵ. Tình dục mà Jelinek muốn phản ánh chính là một điều như vậy, bởi lẽ sự trần trụi và hài hước còn xuất hiện trong tất cả nhưng gì liên quan đến tính dục. Tất cả những gì đóng vai lãng man jvà cao cả ở đây dường như đã bị một cú sốc, hay chính xác hơn là một cái tát. Tình dục trong “ Tình ơi là tình” được trả lại đúng giá trị của nó, không khoác lác, không đóng vai mà trần trụi.
4. Những đặc sắc về nghệ thuật.
- Nhận xét: Một hiện tượng văn học gây tranh cãi thường rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau:
+ Tác phẩm đó làm thay đỏi các thang giá trị của cuộc sông
+ Đề cập đén vấn đè tính dục
+ Gây sốc vì sự phá cách củ thủ pháp nghệ thuật
“Tình ơi là tình” hội tụ đày đủ các yếu tố gây tranh cãi đó.
• Những ý kiến đánh giá
- Văn phong dị hợm khác người.
- Bút pháp trần trụi, “vạch áo cho người xem lưng”
- Khó chịu về ngôn từ và câu cú, không viết hoa tên riêng đầu dòng
• Thành tựu về nghệ thuật:
- Cấu trúc câu văn sóng đôi: đó là sự kết hợp nhịp nhang sáng tạo giữa thơ và nhạc, là sự cộng hưởng giữa tho và văn xuôi, bùa chú và thánh ca, những màn giàu tính kịch và những cảnh giàu tính điện ảnh, sự phs bỏ những qui tắc ngữ pháp đã tạo nên sự rề rà thừa thãi như là không khí mà tác giả cố tình tạo dựng
- Văn phong dị hợm khác người với bút pháp trần trụ: qua tác phẩm, dưới ngòi bút của tác giả thì cuộc sống ngày thường của những người phụ nữ được hiện ra một cách rõ nát, hiện lên trên mặt giấy chỉ qua ngôn từ mà không cần pâhỉ tô vẽ. Điều mà chung ta dễ nhận thấy là câu chuyện củ bà chỉ có giọng nhà văn, không có lời nhân vật, thế nên nó vẫn mang màu sằc hiện đại và dị thường bởi sự trần trụi niềm cảm thương không đâu xa chính là sự phản ánh chân thực , nguồn cảm hứng mình tích luỹ, sự phản ánh lột tả nhunwx cảm quan mình có được qua sự quan sát.
- Một trong những thành công về nghệ thuật của Jelinek đó là giọng điệu: bằng lối văn giễu nhại, sự dửng dưng nhiều lúc đến lạnh lùng đã làm phơi bày tất cả hiện thúc và giá trị của cuộc sống, sự mai châm biếm nhhững nhười phụ nữ ngu muội toan tính không pahỉ vì lòng hận thùmà bởi sự thương cảm sâu sắc. Càng thương cảm bà càng phải tìm tòi và phơi bày những hiện thực ấy lên trang giấy
Bằng việc xem tác phẩm như một kí hiệu, một mã gắn với qui tắc, qui luật trong quá trình sáng tạo của Jelinek, người đọc dễ dàng bắt gặp một kiểu hành văn đặc biệt không có chấm, phẩy, với phương pháp cấu trúc luận độc đáo và rất riêng của Jelinek.
III. Kết luận
1. Giá trị nội dung
2. Giá trị Nghệ thuật
- Sự phá cách mới mẻ về nghệ thuật