Ngày xưa bang ăn mày ở Trung Quốc nổi tiếng nghĩa hiệp, ở đâu có ăn mày, ở đấy có Cái Bang. Nagỳ xua ăn mày đi ăn xin vì muốn tìm kiếm sự cảm thương, thế ngày nay ăn mày đi ăn xin vì cái jì ??
Anh ta đổ ngay bát cơm xuống đất, đặt bát lên bàn rồi tuôn một tràng: "Thằng này xin tiền chứ không cần cơm bố thí. Đừng tưởng cứ đi xin là phải ăn cơm bố thí đâu nhé". Nói rồi anh ta bỏ đi, bỏ lại sự ngơ ngác cho cả khách ăn và người bán.
Dân gian có câu rằng Ăn mày là ai, ăn mày là ta. Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày. Ấy thế nhưng có những người không đói cơm, rách áo nhưng vẫn đi ăn mày, họ lợi dụng lòng tốt của mọi người để kiếm ăn mà không phải lao động.
Ăn mày cao cấp Thời trước ăn mày đến cửa nhà ai, được chủ nhà cho đấu gạo, bát cơm để sống qua ngày đã mừng rơi nước mắt. Bố tôi thực sự ngạc nhiên khi cho người ăn xin đầy một bát gạo, nhưng ông ta từ chối với lý do cụ có thương thì cho nhà cháu tiền.
Bố tôi bảo: "Gạo không là tiền à", thì nhận được câu trả lời gạo vừa nặng lại phải đem ra chợ bán, mất thời gian. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều lần ăn xin chỉ lấy tiền ở quầy bán đồ ăn tại chợ Mơ.
Một người đàn ông độ ngoài 40 tuổi, quần áo không có gì làm lành lặn đến chìa tay xin người bán hàng các bác cho cháu xin vài đồng, từ sáng đến giờ cháu chưa có gì vào bụng.
Người bán lấy cho anh ta bát cơm với mấy miếng thịt, anh ta đón lấy bát cơm, cứ ngỡ sẽ tìm một chỗ nào đó ăn uống ngon lành.
Nhưng không, anh ta đổ ngay bát cơm xuống đất, đặt bát lên bàn rồi tuôn một tràng: "Thằng này xin tiền chứ không cần cơm bố thí. Đừng tưởng cứ đi xin là phải ăn cơm bố thí đâu nhé". Nói rồi anh ta bỏ đi, bỏ lại sự ngơ ngác cho cả khách ăn và người bán.
Những người đi lễ ở Phủ Tây Hồ không lạ gì cảnh hai bố con người ăn xin nằm lê bên vệ đường. Thằng bé mới chỉ ba bốn tuổi, còn bố nó đầu tóc rối bù, luôn miệng ca một câu duy nhất: "Bố con cháu ốm đau bệnh tật, đói khát xin các bác rủ lòng thương cứu độ bố con cháu qua ngày".
Ấy thế mà khi người đi lễ cho ít xôi, oản lộc thì anh ta không lấy, với lý do không có chỗ cất, sợ thiu nên các bác có thương thì cho ít tiền. Nhưng nhiều người bán hàng ở đây bảo: "Anh ta có ốm đau gì đâu, cứ khi nào vãn người đi lễ là lại thoăn thoắt lên đầu đường đón xe búyt về".
Lần đi SaPa vừa rồi, tôi còn chứng kiến cảnh một gã ăn xin bò lê khắp khu vực nhà thờ đá xin ăn. Nhưng có điều lạ là gã này không chỉ chê cơm, gạo, mà còn chê cả tiền lẻ.
Nếu có aiá cho gã 500 đồng là gã vứt trả lại, miệng lầu bầu: "Cho ít thế, đừng cho còn hơn". Tiếng là ăn xin, nhưng đến giờ ăn trưa là gã cũng vẫy xe ôm chở đến quán ăn.
Tại các khu di tích, văn hoá, khách du lịch, nhất là khách nước ngoài luôn bị những người ăn xin cao cấp đeo bám), năn nỉ đến sùi bọt mép mới thôi.
Gọi như vậy là bởi hễ gặp khách nước ngoài, đứa nào cũng xì xồ: Hê-lô, ghi-vờ-me-săm-măn-ni, Am-hăng-gờ-ri; am-thớt-xờ-ti (Xin chào, cho cháu xin vài đồng, cháu đói, cháu khát).
Diễn trò lừa bịp
Mới sáng sớm nhưng cả dãy nhà tập thể từ tầng một đến tầng năm ở khu Trung Tự phải choàng dậy bởi tiếng kêu gào kể lể của một người đàn ông trạc 40 tuổi, dáng chừng mới ở quê ra: "Cháu xin ông bà rón tay làm phúc giúp đỡ bố con cháu đồng quà tấm bánh. Nhà cháu đưa con ra chữa bệnh, chẳng may bị kẻ cắp móc túi nên từ hôm qua bố con nhà cháu chưa được ăn uống gì".
Tiếng kêu xin não lòng, kèm tiếng khóc thút thít của người đàn ông khiến mấy cụ về hưu đi tập thể dục buổi sáng nghe vậy mủi lòng, cho ít tiền để người đàn ông này mua đồ ăn cho đứa con đang phải nằm viện. Thế nhưng người đàn ông này đạp xe sang ngay những dãy nhà khác tiếp tục diễn lại màn kịch.
Chừng hơn một tiếng sau, mấy bà đi chợ về bảo: "Nào có thấy hắn mua đồ ăn cho con đâu mà đang ngồi ngoài chợ Nam Đồng vừa ngất ngưởng uống rượu với tiết canh, lòng lợn, vừa đếm tiền".
Mấy ngày sau, người đàn ông này quay lại và diễn lại vở kịch cũ nhưng lần này, hắn chỉ nhận được những lời mắng mỏ về tội lười lao động nhưng lại muốn ăn ngon.
Đây không phải là độc chiêu duy nhất của dân ăn xin thời @. Một lần, vừa dừng xe trước đèn đỏ ở ngã tư Quán Sứ - Hai Bà Trưng thì một giọng nói vang bên tai. Ngẩng lên là một người đàn bà lùn, béo tay cắp chiếc túi đen, đầu đội nón lá, quần áo là lượt đang đứng sát cột đèn.
Mặt bà ta đầy vẻ rầu rĩ, cất giọng thều thào như người ốm đói: "Anh ơi, xin giúp tôi ít tiền. Con tôi bị ung thư nằm ở viện K đã cả tháng nay nên hết cả tiền để trả viện phí, chạy tia phóng xạ. Nhà tôi đã phải về quê bán nhà nhưng mãi chưa thấy ra. Anh làm phúc cho tôi xin mấy nghìn để tôi mua cho nó bát cháo".
Bà ta còn kể lể nhiều nữa, nhưng khi tôi rút 10.000 đồng đưa ra, nhanh như chớp, bà ta chộp lấy rồi biến mất vào đám đông, chẳng một lời cảm ơn.
Mấy tuần sau tại ngã tư Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học, gần cổng bệnh viên Sanh Pôn, tôi lại nghe giọng phụ nữ nỉ non sát bên tai: "Chú ơi, con tôi bị tai nạn gẫy tay, nhưng không có tiền trả viện phí, tiền ăn cũng không có, chú giúp tôi. Ngoảnh lại nhìn lại, vẫn là người đàn bà to béo hôm nọ".
Khi tôi bảo lần trước tôi gặp bà ở viện K, bà nói con bà bị ung thư kia mà thì người đàn bà ném cái lườm vào tôi rồi đi ra chỗ khác.
Kể lại chuyện này, anh bạn cùng cơ quan bảo: "Tớ lạ gì bà ta. Bà ấy đã hành nghề này suốt mấy chục năm nay, từ hồi còn bao cấp, ở Bách hoá Tràng Tiền cũ". Thật là hết chỗ nói.
Người dân Hà Nội, nhất là những gia đình ở các khu phố buôn bán không lạ gì cảnh những bà trạc 60 tuổi, mặc áo nâu sồng như bà vãi chùa, tay xách làn hương đi từng nhà mời mua hương nhà chùa tự sản xuất và mời đóng tiền công đức để nhà chùa tô tượng, đúc chuông. Tham gia đội quân này còn có cả đàn ông ăn mặc đi đứng như người tu hành.
Có điều hương họ bán đắt gấp năm sáu lần mua ngoài chợ. Nếu có thắc mắc, thì nhận được lời giải thích thẽ thọt giá đó là do nhà chùa quy định, với lại vừa mua, vừa công đức, xin đừng mặc cả.
Thế nhưng, khi được hỏi đi tu ở chùa nào, sư trụ trì tên là gì mà phải bán hương, hoặc quyên tiền công đức cho chùa nào, thì họ đều ú ớ, hoặc đưa ra tên chùa lạ hoắc, tận vùng An Giang, Tiền Giang.
Nhận diện ăn xin
Lân la làm quen với người đàn ông đã có thâm niên cả chục năm làm nghề ăn xin, hiện đang cư trú tại bãi Phúc Xá mới biết: Nghề này nhìn hơi nhếch nhác một tý, ai cũng nghĩ là nghèo mới phải đi ăn xin, nhưng thực ra thu nhập từ cái nghề này còn hơn cả mấy tay đứng ở chợ người. Ngày nào thu nhập kém cũng được 50.000 - 70.000 đồng, ngày khá thì vài ba trăm không chừng.
Anh cứ tính, mỗi người cho ít nhất cũng 1.000 - 2.000 đồng, một ngày chẳng lẽ lại không xin nổi vài ba chục người à. Còn hương thì mua vào chỉ 4.000 - 5.000 đồng/thẻ, bán 15.000 - 20.000 đồng, một ngày bán được bốn năm thẻ là đủ ăn. Chả thế mà có người chuyên lê la ăn xin ở các chợ mà tích cóp đủ tiền về quê xây nhà.
Ăn mày giả với nhiều mánh khoé khác nhau đang lợi dụng lòng thương của cộng đồng để kiếm sống. Và rồi có biết bao nhiêu người khi lòng tốt bị một lần lợi dụng, mang cảm giác bị lừa, họ sẽ không còn tin vào những gì mình đang thấy.
Như vậy, khi họ gặp những cảnh trái ngang, khốn khó thật sự lại đành ngoảnh mặt làm ngơ, bởi họ không biết ai thật, ai giả.
Theo KTDT
Guest nghĩ sao về ăn xin thời nay?? Hỡi ôi, Cái Bang!!