Trong khi dư luận đang hết sức quan tâm đến vụ nữ tử tù Nguyễn Thị Oanh tại Hoà Bình “bỗng dưng” mang thai đến 11 tuần thì tại TPHCM, lại có thông tin rằng một nữ can phạm cũng có thai trong khi đang bị tạm giam ở trại Chí Hoà.
Giữa năm nay, trong khi đang bị tạm giam tại trại Chí Hoà chờ xét xử, bị can Trần Thị Hương đã sinh một bé trai.
Cán bộ trại giam cho biết, ngày 5/2/2005, Hương bị bắt về tội mua bán trái phép chất ma tuý. Một ngày sau, Hương được đưa vào trại và bị giam tại khu tạm giam những bị can có mức án đến chung thân, tử hình. Gần 1 năm sau, Hương được chuyển đến khu khác thì phát hiện có thai.
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ: Lần đầu tiên tôi nghe chuyện này
Về nguyên tắc, nếu âm đạo tiếp xúc với tinh trùng thì đều có thể thụ thai. Vì vậy, khả năng mang thai của nữ tù nói trên là có nhưng xác suất "đậu" không cao với điều kiện tinh trùng phải tốt, lọ đựng không chứa chất độc.
Lần đầu tôi nghe những chuyện này. Thế giới cũng chưa thấy ai nói đến. Mà người nào làm được thì kể ra cũng... giỏi.
Lý giải nguyên nhân bị can Hương có thai, có thông tin cho rằng trong thời gian bị can bị tạm giam, bên buồng giam sát vách có Nguyễn Hoàng Thanh đang thi hành án 22 năm tù. Thanh đã dùng ống thuốc Costisan chứa tinh trùng của mình, đưa cho Hương qua lỗ thông gió của 2 buồng giam. Nhận “mẫu hàng”, Hương tự “thụ tinh” . Kết quả là cháu bé 3,3 kg ra đời tại bệnh viện Trưng Vương.
Một lãnh đạo Viện kiểm sát Nhân dân TPHCM cho biết, Hương bị bắt về hành vi mua bán hơn 2 bánh heroin. Dù chưa xét xử nhưng với lượng ma tuý như vậy, có thể Hương dự đoán mình bị kết án tử hình. Theo Bộ luật hình sự, với định lượng heroin mua bán cỡ đó, nhiều khả năng sẽ bị kết án tử. Từ đó có khả năng Hương tìm cách mang thai để thoát tội chết.
Vị lãnh đạo này cho biết thêm, Công an TPHCM đang cho giám định để xác định cha của đứa bé. Nếu đứa trẻ không phải con của bị án Thanh, lúc ấy sẽ mở rộng xem xét trách nhiệm của những người liên quan.
Thanh đã dùng ống thuốc Costisan chứa tinh trùng của mình, đưa cho Hương qua lỗ thông gió của 2 buồng giam. Nhận “mẫu hàng”, Hương tự “thụ tinh” . Kết quả là cháu bé 3,3 kg ra đời tại bệnh viện Trưng Vương.
Cho dù Hương có được tha tội chết hay không ....Thì cuối cùng ....bao tủi nhục , đau khổ , mặc cảm cũng đổ hết lên đầu đứa con của cô ta thôi .... Đứa trẻ nằm trong bụng này có biết ....Những gì đang chờ đợi nó ở phía trước .... 1 đứa bé bất hạnh ngay từ lúc chưa ra đời . NHững ai đã và đang tự oán trách cuộc đời mình hãy nhìn vào số phận của đứa bé này ....để biết 1 điều ....Mình vẫn còn hạnh phúc hơn rất nhiều người .
Có thể khẳng định rằng theo luật pháp Việt Nam hiện hành, tử tù Nguyễn Thị Oanh đã thoát án tử hình. Chủ nhiệm đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội Phạm Hồng Hải cho biết như vậy khi được hỏi về vụ mang thai hi hữu trong trại tạm giam ở Hoà Bình.
Luật sư Phạm Hồng Hải viện dẫn điều 35 Bộ Luật hình sự và Nghị quyết số 32/1999/QH10 do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1999 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2000, theo đó: “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử... Hình phạt tử hình đã tuyên đối với những đối tượng này nhưng chưa thi hành thì không thi hành nữa và được chuyển xuống hình phạt cao nhất mà Bộ Luật hình sự này quy định với hành vi phạm tội đó; trong trường hợp điều luật mới vẫn giữ hình phạt tử hình, phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, hình phạt tử hình đã được tuyên chuyển thành tù chung thân...”.
Cùng với phạm nhân Nguyễn Thị Oanh, bị can Trần Thị Hương (hiện đang ở trại tạm giam Chí Hòa, TPHCM) cũng mang thai trong thời gian chờ thi hành án sẽ bị xử lý ra sao khi được chứng minh là cố tình mang thai để “chạy án”?
Ông Hải cho biết luật pháp VN hiện cũng chưa có điều khoản nào quy định về điều này. Đối với “tác giả” của những cái thai kia, nếu bị phạm nhân tố cáo là hiếp dâm, cưỡng dâm... thì mới bị xử lý. Còn nếu phạm nhân tự nguyện “xin” thì không thể truy cứu.
Để hạn chế việc tử tù mang thai trong khi chờ thi hành án, trách nhiệm đầu tiên là thuộc về đội ngũ giám thị, quản giáo, bảo vệ của các trại giam. Các vụ tù trốn trại hoặc mang thai... chỉ xảy ra được khi mà anh em không làm đúng chức trách hoặc có tiêu cực.
Ông Hải đề xuất các trại giam nên có phạm nhân tự giác là nữ, đồng thời các buồng giam phạm nhân nam, nữ nên tách biệt với khoảng cách xa. Bên cạnh đó, ông cũng kiến nghị chúng ta cần phải bổ sung việc giám định y khoa với tử tù xem có thai hay không trước khi thi hành án, tránh việc có thể giết oan những đứa trẻ sắp ra đời.
Ông Phạm Hồng Hải là người trực tiếp nhận bào chữa cho tử tù Nguyễn Thị Oanh theo lời mời của Nguyễn Thị Yến - em gái của phạm nhân. Ông cũng là người đại diện cho Văn phòng luật sư Phạm Hồng Hải và cộng sự 3 lần gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan chức năng đề nghị tạm dừng việc thi hành án và lập hội đồng giám định y khoa đối với phạm nhân Nguyễn Thị Oanh vào các ngày 5, 12 và 25/9/2006