Ngày ấy, khi cô gái và chàng trai đang yêu nhau thắm thiết. Mỗi lần gọi điện thoại, hai người chuyện trò tưởng chừng không bao giờ dứt. Cuối cuộc gọi, luôn là cô gái gác máy trước, sau khi đã cố nấn ná, không muốn nói lời tạm biệt, chàng trai lại từ từ cảm nhận hơi ấm còn vương lại của giọng nói trong không trung, và một nỗi buồn man mác, vấn vương, lưu luyến.
Sau đó, hai người chia tay. Cô gái nhanh chóng có người yêu mới, một anh chàng đẹp trai, hào nhoáng. Cô gái thấy rất mãn nguyện, và cũng rất đắc ý. Nhưng rồi về sau, cô dần dần cảm thấy giữa hai người dường như thiêu thiếu một điều gì đó, sự bất an đó khiến cho cô thấy như có một sự mất mát mơ hồ. Là điều gì vậy nhỉ? Cô cũng không rõ nữa. Chỉ là khi hai người kết thúc cuộc gọi, cô gái cảm thấy khi mình chưa kịp nói xong một nửa câu "Hẹn gặp lại", thì đầu dây bên kia đã vang lên tiếng "cạch" cúp máy. Mỗi lúc như vậy, cô luôn thấy cái âm thanh chói tai đó như đóng băng lại trong không trung, rồi xuyên vào trong màng nhĩ. Cô cảm thấy dường như người bạn trai mới giống như một cánh diều đứt dây, đôi tay yếu ớt của mình sẽ không thể níu giữ được sợi dây vô vọng đó.
Rồi cũng đến một ngày, hai người cãi nhau. Anh chàng đó chán nản, quay người bỏ đi. Cô gái không khóc, mà cảm thấy như là được giải thoát.
Một hôm, cô gái chợt nhớ đến người yêu đầu tiên, bỗng thấy bùi ngùi: Chàng "ngốc" đợi nghe cô nói xong câu "Tạm biệt". Cảm xúc đó khiến cô nhấc máy. Giọng của chàng trai vẫn chân chất, bình thản như xưa. Cô gái thì chẳng thốt lên lời, luống cuống nói "Tạm biệt"
Lần này cô không gác máy, một xúc cảm khó gọi thành tên khiến cô im lặng lắng nghe sự tĩnh lặng của đầu dây bên kia. Chẳng biết bao lâu sau đó, đầu dây bên kia vọng đến tiếng của chàng trai, "Sao em không cúp máy?" Tiếng của cô gái như khản lại, " Tại sao lại muốn em cúp máy trước?". "Quen rồi". Chàng trai bình tĩnh nói, "Anh muốn em cúp máy trước, như vậy anh mới yên tâm".
"Nhưng người cúp máy sau, thường cảm thấy nuối tiếc, như vừa để tuột mất một điều gì." Cô gái hơi run run giọng. "Vì vậy, anh thà nhận sự mất mát đó, chỉ cần em vui là đủ." Cô gái không kìm nổi mình, bật khóc, những giọt nước mắt nóng hổi thấm đẫm cả vùng kí ức tình yêu thuở nào. Cuối cùng, cô cũng hiểu ra rằng, người không đủ kiên nhẫn để nghe cô nói hết câu cuối cùng, không phải là người mà cả đời này cô mong đợi. Hoá ra, tình yêu đôi khi thật giản đơn, chỉ một chút đợi chờ, đã có thể nói lên tất cả.
Vào một buổi chiều chủ nhật nắng vàng ấm áp tại Oklahoma City, Bobby Lewis, một người cha tuyệt vời, đưa hai đứa con trai nhỏ đi đến sân chơi thiếu nhi. Anh đến quầy bán vé và hỏi "Giá vé bao nhiêu vậy anh?"
Người bán vé trả lời "Ba đô cho anh và ba đô cho trẻ em trên sáu tuổi. Nếu mà bé nào bằng hoặc dưới sáu tuổi thì vào cửa tự do. Các con của anh bao nhiêu tuổi rồi?"
Bobby trả lời "Bé này 3 tuổi và bé này 7 tuổi, vậy tôi phải trả cho anh 6 đô."
Người bán vé kêu lên "Anh vừa trúng xổ số hay sao thế? Nếu anh nói đứa con lớn của anh 6 tuổi anh có thể tiết kiệm được 3 đô. Tôi đâu có nhận ra được."
Bobby trả lời "Đúng, anh không nhận ra được nhưng những đứa trẻ này nhận ra được."
Trong mọi lúc, nhất là những lúc khó khăn, khi mà đạo đức trở nên quan trọng hơn tất cả, bạn hãy làm sao để trở thành gương mẫu cho mỗi người bạn đang cùng làm việc và cùng sống.
Khi sống ở New York,văn hào anh Som Kerset Maugham thường xuống khu Ritz Carlton.Một hôm tôi thổ lộ với ông ta là tôi rất tò mò về món đồ trông có vẻ hoàn toàn xa lạ ,không phù hợp với khung cảnh bài trí trong phòng của ông:một cái tách cũ kỹ có nứt một đường.Maugham mỉm cười đáp: -Chính nó giúp tôi nhớ lại rằng những lợi ích những tiện nghi lớn nhất trên đời lại là những cái gì đơn giản nhất và cũng lại bị xem thường ,đánh giá thấp nhất chỉ vì chúng ta cho đó là điều quá tự nhiên. Và ông kể tiếp cho tôi nghe câu chuyện về cái tách nứt ấy.Vào năm 1940,khi nước Pháp bị quân Đức quốc xã chiếm đóng,vài trăm công nhân Anh sống ở vùng Côte D'Azur được gửi trả về quê hương trên hai chiếc tàu chở hàng loại nhỏ.Tàu phải chạy quanh co ngoằn ngoèo để khỏi bị tàu ngầm địch phát hiện. Hai chiếc tàu nhỏ chở quá nhiều người nhưng không mang theo đủ lương thực,vì vậy phải phân phối cho mỗi người một ít.Mắt mọi người đều đỏ ngầu,áo quần bẩn thỉu,nhất là ai cũng cảm thấy khát nước,phải xếp hàng nối đuôi lĩnh phần lương thực nghèo nàn của mình. -Chính cái tách nứt đó -Maugham vừa trỏ ngón tay vừa nói-tôi đã dùng nó để đựng khẩu phần nước vô cùng ít ỏi của mình...Bây giờ mỗi lần mơ đến những món ăn cao lương mỹ vị,mỗi lần ước được trầm mình trong khung cảnh tràn ngập tiện nghi,hoặc những lúc thèm khát đóng vai một nhân vật tối quan trọng,tôi liền đem cái tách nước cũ kỹ đặt nó dưới vòi nước.Và từng hớp từng hớp một ,tôi uống một cách chậm rãi.Bỗng chốc các mộng ước viển vông biến mất,tôi liền trở về với thực tại.
Không biết đây là lần thứ mấy chục, tôi và David giận nhau.
Cũng như mọi lần khác, cũng chỉ vì những chuyện lặt vặt mà thôi. Nhưng dịp này tôi muốn xa anh một thời gian để tĩnh tâm suy nghĩ về tình yêu của chúng tôi. Tôi rất yêu David và không muốn mất anh, nhưng không hiểu tại sao tôi cứ muốn anh phải theo ý tôi. Hễ chúng tôi tranh cãi, tôi muốn mình luôn phải là người thắng. Nếu quả anh yêu tôi, anh phải chiều tôi chứ.
Tôi lái xe về trang trại của bà ngoại. Tuy ngoại đã bảy chục tuổi nhưng bà còn khỏe lắm. Chiều nào bà cũng dắt tôi đi dạo trên những cánh đồng cỏ. Không khí mát mẻ, trong lành, thảm cỏ xanh đầy hoa của mùa hè và tiếng vo ve của những bầy ong khiến lòng tôi dịu lại. Trong lúc đi dạo, thế nào chúng tôi cũng nghỉ chân một lát dưới gốc cây sồi to nằm trên ranh giới với trang trại bên cạnh. Giữa tiếng gió rì rào, bà ngoại tôi ngẩng đầu săm soi tán lá um tùm như muốn tìm kiếm một cái gì đó. Mấy ngày đầu, tôi không chú ý lắm tới cử chỉ này của bà. Nhưng một hôm, tôi nhìn theo ánh mắt của bà và phát hiện có cái gì đó như là những chữ cái được khắc trên vỏ cây, ở tít trên cao. Tôi quay lại nhìn bà. Như để trả lời câu hỏi thầm lặng của tôi, bà ngoại kể:
Thủa còn trẻ, bà ngoại và cậu trai duy nhất của ông chủ trang trại bên cạnh yêu nhau say đắm. Cây sồi là chốn hẹn hò lý tưởng cho đôi trẻ. Lúc ấy nó mới chỉ cao bằng hai người lớn. Bám vào thân cây như con ếch, Michael, tên cậu trai, hì hụi dùng dao nhọn khắc lên đó dòng chữ to tướng "A + M = Tình yêu". A là chữ viết tắt của Andy, tên bà ngoại tôi. Trớ trêu thay, một ngày kia, cây sồi trở thành chứng nhân cho một cuộc tranh chấp khoảnh cỏ nuôi cừu giữa hai trang trại giáp nhau, nơi có cây sồi mọc. Súc vật của hai gia đình không còn được thả ăn cỏ quanh cây sồi.
Dù bị cấm đoán, Michael và Andy vẫn bí mật gặp nhau dưới gốc sồi vào buổi tối. Ban đầu họ cố tránh đề cập tới cuộc cãi vả giữa hai nhà, nhưng cuối cùng bóng mây xám của cuộc tranh chấp bắt đầu che phủ lên tình yêu giữa Michael và bà ngoại tôi. Theo Michael, cứ mặc kệ người lớn tranh chấp. "Sau này chúng mình lấy nhau, cây sồi là của anh và em kia mà!", Michael bảo. Nhưng bà ngoại tôi muốn rằng, mọi việc phải rõ ràng là khoảnh cỏ ấy của nhà nào. Anh chàng Michael nọ bối rối im lặng khi bà ngoại tôi tuyên bố, nếu không được như ý sẽ cắt đứt quan hệ với cậu ta. Tội nghiệp Michael, trong suốt một thời gian dài, chiều nào cậu cũng ra chỗ cây sồi chờ đợi. Biết chuyện, ông cố tôi gởi bà ngoại tôi tới nhà một bà dì ở Ohio.
Năm tháng trôi qua, cây sồi đã lớn. Khoảnh cỏ tranh chấp thì vẫn bỏ đó, vì sau khi ông cố tôi mất, bà ngoại đã trở thành cư dân New York. Rồi bà lấy chồng. Cuộc hôn nhân sớm tan vỡ sau vài năm chung sống, để lại cho bà một cô con gái là mẹ tôi. Trang trại của gia đình bị bỏ hoang suốt mấy chục năm. Ngày bà ngoại tôi trở về quê, cũng là ngày ông Michael trút hơi thở cuối cùng. Trước mặt bà ngoại tôi, ông thều thào trăn trối lại rằng, chỉ xin được chôn cạnh gốc sồi có khắc tên ông và bà ngoại tôi: "Tôi muốn gốc sồi đó mãi mãi là của tôi và bà".
Hẳn David rất ngạc nhiên khi nhận được bức điện của tôi được đánh đi vào sáng hôm sau: "Chúng mình hòa nhé". Lần đầu tiên trong đời, tôi nói tới chữ "hòa". Con người ta không nhất thiết phải cố thắng cho bằng được, bằng mọi giá, ở mọi nơi, trong mọi trường hợp.
Những thông điệp quan trọng nhất mà con người gửi cho nhau thường chỉ gói gọn trong 3 từ : " Anh yêu em " , " Không sao đâu " hay "Thế là hết" . Một trong nững lời nói hữu ích nhất là : " Tôi đến ngay " . " Tôi đến ngay " . Nếu có lần bạn gọi người thợ sửa ống nước vào 1 ngày cuối tuần , bạn sẽ cảm thấy câu trả lời này cần thiết biết bao . Nếu xe bạn bị hỏng trên đường và bạn chỉ còn 1 ít tiền lẻ để gọi điện thoại cho người thân thì bạn cũng thấy những câu trả lời này thật an lòng .
Những trường hợp khác như : " Bà ơi , cháu sẽ tốt nghiệp vào tháng " . " Bà sẽ đến " . " Anh yêu , em đang có cuộc họp khẩn và không thể đón chiem tại sân bay chiều nay được " " Anh đến ngay " . " Mẹ ơi , cháu bé khóc suốt đêm qua , con không chợp mắt được tí nào , con sẽ ngã quỵ mất . " " Mẹ đến ngay " . 1 người đã thực hiện lời nói này là Nữ Hoàng Elizabeth Anh . trong suốt cuộc tấn công của Đức ở London năm 1940 , chính phủ xin ý kiến của bà để cho công chúa Elizabeth và công chúa Margaret Rose chuyển đến nơi khác vì lý do an toàn . Nữ hoàng đáp : " Các công chúa sẽ không đi đâu cả trừ khi tôi ra đi , tôi sẽ không đi đâu trừ khi chồng tôi ra đi . Và nhà vua sẽ không bao giờ rời khỏi đất nước dù bất kỳ hoàn cảnh nào . " Tôi đến ngay " Một câu nói chỉ có 3 từ mà thật khó thực hiện ít ra là đối với tôi .
" Bạn có lý ". Nếu nhiều cặp vợ chồng chịu nói với nhau: " Anh có lý " hoặc " Em có lý " thì người cố vấn hôn nhân sẽ thất nghiệp ngay . Do kinh nghiệm mà tôi biết được 3 từ này sẽ đem đến kết quả tốt đẹp trong 1 cuộc tranh cãi . Khi bạn cứ tìm cách không thừa nhận ý kiến đúng của đối phương thì chính bạn đang gây ra hành động có hại cho chính mình .
" Trái tim biết " . Khi còn bé , tôi nghe hàng ngàn lần câu nói này mỗi khi gặp chuyện khó xử . Tôi thường hỏi bà nên làm thế nào , nhưng câu trả lời luôn là " Trái tim biết " . " Tim tôi biết ??? " _ Tôi càu nhàu , " Thế nghĩa là gì chứ ? Cháu cần bà khuyên cháu nên làm gì cơ mà . " Bà chỉ mỉm cười và đáp : " Trái tim biết , cưng ạ . Trái tim biết " . Nhưng tôi là 1 đứa trẻ bướng bỉnh . Tôi thắc mắc : " Nhưng trái tim cháu đâu có nói được ! " __ " Hãy biết lắng nghe cháu ạ ! " Người ta có thể khuyên chúngta làm gì nhưng hầu hết họ không chịu trách nhiệm nếu có sai lầm , chúng ta phải tự quyết định . Và đó là lúc ta cần biết lắng nghe . Trái tim mách bảo . Các nhà tâm lý gọi điều này là " biết lắng nghe chính mình " . Các nhà cố vấn tinh thần gọi là " Tìm đến 1 quyền năng cao cả " . Cho dù bạn gọi nó là gì , bạn có khả năng tìm ra câu trả lời đúng cho cuộc đời bạn . Đó là " một đặc ân mà thượng Đế dành cho mỗi người " . Tôi phải mất 1 thời gian dài để nhận ra rằng cuộc đời không đi theo kế hoạch do mình đặt ra . Trong chừng mực nào đó , cuộc đời giống 1 trang giấy trắng . Bạn có thể làm ra 1 bản thảo vạch ra phương hướng của cuộc đời , nhưng bạn sẽ không đến đích nếu bạn không thảo ra những quyết định . Để tìm ra lời giải đáp cho bài toán của cuộc đời ,bạn có thể tìm thấy những lời nói đơn giản nhưng thật sâu sắc và hữu ích này : - Tôi đến ngay . - Bạn có lý . - Trái tim biết .
Bạn tôi tên John là một người đàn ông tốt bụng nhưng lầm lì, ít nói. Tháng trước, vợ John vừa qua đời. Chị đã vật lộn với căn bệnh ung thư suốt 8 năm. John nhờ tôi tới giúp anh dọn dẹp lại nhà cửa. Trong ngăn bàn, tôi nhặt được một cái ví da cũ rích trong nhét một lá thư. Tôi đưa cho John và anh mở ra xem. Đầu thư có vẽ một trái tim tô màu đỏ với hai chữ John và Janet được tô đậm nằm ở hai bên. Nét chữ nguệch ngoạc hẳn là của một cậu học trò.
Đây chính là bức thư tỏ tình của John gửi cô bé Janet, khi hai người học năm cuối trung học. John không hề ngờ là vợ anh còn giữ nó. Phía dưới hai trái tim là những dòng chữ do Janet viết: "Lúc đó, anh không hề nói là anh yêu em. Nhưng bây giờ, khi em biết mình không còn sống được bao lâu nữa, em muốn nghe thấy anh nói "Anh yêu em". Em biết anh là người đàn ông tuyệt vời của em. Anh luôn thầm lặng yêu em, chăm sóc và lo lắng cho em. Anh biết tha thứ, biết khuyến khích em trong những giây phút khó khăn và biết cách xoa dịu những cơn đau hành hạ em. Lúc nào anh cũng dịu dàng với em. Hệt như cái lúc anh rụt rè giúi vào tay em mẩu thư này và ù té bỏ chạy. Thế nhưng em vẫn chờ một lời nói: "Anh yêu em" của anh".
Cầm lá thư trên tay, John im lặng. Tám năm qua chúng tôi vừa ái ngại, vừa cảm phục John. Anh vừa phải làm việc, vừa phải chăm sóc vợ và 7 đứa con của họ. Có dạo, John trông rộc cả người. Có bữa đi làm về tới nhà thấy Janet đang bị những cơn đau hành hạ, không biết làm gì hơn, anh xốc chị lên xe lái chạy vòng vòng, cố tìm những nơi có thể giúp chị khuây khỏa. Tuy nhiên, chưa bao giờ chúng tôi thấy John tỏ ra bực tức.
Tôi đứng cạnh John, cố hình dung tình cảm của anh. Cái gì đã gắn bó John và Janet gần bốn thập niên, giúp họ đi qua những khó khăn nhất của cuộc đời? "Tôi không biết mình có thể chịu đựng nổi vợ mình hay không, nếu một ngày kia cô ấy bệnh nặng?", bất giác miệng tôi nói ra ý nghĩ đang quẩn quanh trong đầu. "Có thể. Cậu có thể làm được, nếu cậu yêu vợ mình như tôi yêu Janet - John đáp - Thế mà mình vẫn còn nợ cô ấy một lời tỏ tình: Anh yêu em, Janet!"
Cho người khác nhiều hơn họ mong đợi và hãy làm điều đó một cách vui vẻ.
Hãy ghi nhớ bài thơ bạn yêu thích.
Khi bạn nói câu: "Anh (em) yêu em (anh)" thì điều đó có nghĩa là sự thật.
Khi bạn nói câu: "Tôi xin lỗi" với ai, hãy nhìn vào mắt người đó.
Hãy đính hôn ít nhất sáu tháng trước khi bạn kết hôn.
Hãy tin vào tình yêu sét đánh.
Đừng bao giờ cười nhạo giấc mơ của ai. Người không có mơ ước sẽ chẳng đạt được điều gì cả.
Hãy yêu tha thiết và nồng nàn. Bạn có thể bị tổn thương nhưng đó là cách duy nhất để sống một cách hoàn toàn.
Khi không đồng ý với người khác, hãy tranh luận một cách nhẹ nhàng. Đừng lôi tên họ người khác ra chửi rủa.
Đừng đánh giá người khác qua người thân hay hoàn cảnh của họ.
Tự luyện cách nói chậm rãi nhưng suy nghĩ thật nhanh.
Khi ai đó hỏi bạn một câu hỏi mà bạn không muốn trả lời, hãy mỉm cười và hỏi lại: "Tại sao bạn lại muốn biết điều đó?".
Nên biết rằng tình yêu đẹp và những thành công lớn luôn gắn với rất nhiều thử thách khó khăn.
Hãy nói: "Trời phù hộ bạn" (Bless you ) khi bạn nghe ai đó hắt xì hơi.
Khi bạn đánh mất gì đó, nhớ đừng đánh mất kinh nghiệm.
Tuân theo ba nguyên tắc sau: tự trọng, tôn trọng người khác, chịu trách nhiệm về những việc làm của bạn.
Đừng để một sự bất hòa nhỏ làm sứt mẻ một tình bạn lớn.
Khi bạn nhận ra rằng mình phạm sai lầm, hãy sửa chữa ngay lập tức.
Hãy mỉm cười khi nhấc điện thoại. Người nghe sẽ nghe thấy điều đó.
Đôi lúc hãy ở một mình.
Sẵn sàng thay đổi nhưng đừng đi chệch ra khỏi những giá trị của bạn.
Hãy nhớ rằng im lặng đôi khi là câu trả lời hay nhất.
Hãy đọc nhiều sách. Truyền hình không thể là vật thay thế cho sách được.
Một không khí tràn ngập tình yêu thương trong gia đình là nền tảng cho cuộc sống của bạn. Hãy làm tất cả những gì có thể để tạo nên một mái ấm yên bình.
Khi bất đồng với người yêu, hãy chỉ nói đến chuyện hiện tại, đừng bới móc quá khứ.
Không chỉ nghe những gì người ta nói. Hãy lắng nghe xem tại sao họ lại nói như vậy.
Hãy chia sẻ kiến thức của bạn. Đó cũng là một cách để thành đạt.
Hãy sống hòa đồng với thiên nhiên.
Hãy quan tâm đến công việc của mình.
Đừng tin tưởng người nào không nhắm mắt khi hôn.
Nếu bạn kiếm được nhiều tiền, hãy sử dụng chúng để giúp đỡ người khác khi bạn còn sống. Đó là sự hữu dụng nhất của tiền bạc.
Hãy nhớ rằng mối quan hệ tốt đẹp nhất là mối quan hệ mà tình yêu thương các bạn dành cho nhau làm tăng sự cần thiết đối với nhau.
Hãy đánh giá thành công của bạn bằng những gì bạn phải từ bỏ để đạt được nó.
Nhóm giáo viên và nhân viên hành chánh lần lượt bước vào hội trường. Đó là một căn phòng lớn, khá dài được bao quanh bởi những bức tường nhạt màu trần trụi mà ta thường thấy tại trường học, nhà thờ và các tổ chức phi kinh tế.
Bức tường đối diện với cử toạ có treo một là cờ bên trên một tấm bảng đá. Căn phòng lớn ấy được phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau: làm phòng học, phòng hội họp, phòng tổ chức lễ lạc,tiệc tùng cho ngôi trường cao đẳng nhỏ bé và cổ xưa này.
Tôi được mời đến để giới thiệu và tổ chức thực tập về phương pháp dạy học mới cho một số giáo viên tại địa phương. Vào thời điểm ấy, tôi là một ông bố độc thân đảm nhận toàn bộ trách nhiệm nuôi dạy hai đứa con nhỏ: Shayne, đứa con gái bảy tuổi và Ethan, một thằng bé mới lên năm. Hôm ấy là ngày nghỉ học, tôi đã thu xếp để người trông trẻ coi sóc hai đứa nhỏ trong thời gian tôi đi thuyết giảng. Thật không may, vào phút cuối tôi nhận được điện báo rằng người trông trẻ bận việc đột xuất. Vì thế, tôi quyết định mang hai đứa trẻ cùng đi với tôi. Dù sao đi nữa, bọn trẻ cũng đã từng là thính giả bất đắc dĩ trong nhiều buổi thuyết giảng của tôi, chúng biết phải ngồi yên và chơi trong yên lặng.
> Shayna mang theo sách vở, dụng cụ vẽ, bộ búp bê Barbie và vô số phụ tùng đi kèm; Ethan mang theo bộ lắp ráp hình, những chú lính đồ chơi cùng với toàn bộ vũ khí và trang thiết bị của chúng. Bọn trẻ ôm đồ chơi xuống bàn cuối phòng, quay lưng về phía cử toạ, im lặng ngồi chơi một cách say mê.<
> Buổi học diễn ra rất sôi nổi, đa số giáo viên tham dự đều hưởng ứng bài giảng rất tích cực và nhiệt tình. Tôi bắt đầu trình bày phương pháp giảng dạy rồi tổ chức chia nhóm để tiến hành thảo luận.
Tại thời điểm thảo luận, một cô giáo giơ tay phát biểu: “Tôi vẫn chưa nắm rõ ý kiến của thầy về cách ôm ấp và vỗ về trẻ?"
“Xin cô cho biết rõ hơn về khía cạnh mà cô đang quan tâm." Tôi đề nghị.
“Thế này, tôi đang dạy lớp 4 và cả lớp 5 tại một trường tiểu học. Ŀôi khi tôi cũng muốn ôm trẻ vào lòng, đặc biệt đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt đáng được quan tâm. Theo thầy, một hành động như thế có thích hợp hay không?"
“Thực tế, chúng ta đang sống trong một thế giới kỳ lạ," tôi cố gắng diễn đạt ý của mình. “Ôm ấp là một tình cảm rất tự nhiên, nó mang tính tự phát. Đặc biệt, đó cũng là một hoạt động hết sức cần thiết mà ta có thể làm cho trẻ khi chúng đang đau đớn, sợ hãi hay tuyệt vọng. Tuy nhiên, con người chúng ta luôn phải lo ngại về hoạt động tiếp xúc cơ thể quá gần gũi này. Đáng buồn là đã có không ít trường hợp, theo nhiều nguồn tin từ các cơ quan thông tin đại chúng, người lớn đã tiếp xúc cơ thể trẻ em một cách bất cẩn, thậm chí xúc phạm và phương hại đến sức khoẻ, tâm lý và mạng sống của trẻ. Vì thế, việc đưa ra những hướng dẫn hữu ích cũng như làm rõ những giới hạn cần có trong quan hệ giao tiếp với trẻ là một điều hết sức cần thiết. Vâng, để trả lời câu hỏi vừa rồi của cô, tôi có thể nói rằng ôm ấp trẻ để vỗ về và an ủi chúng là một việc làm đáng được hoan nghênh."
Tôi bình luận thêm. “Các bạn cũng biết đấy, khi người lớn ôm nhau, họ luôn có ý thức về bản thân khi tiến hành hoạt động ấy. Họ dành một phần tâm trí để quan tâm đến sự kiện tiếp xúc ấy, đồng thời họ dành phần còn lại để nghĩ về chuyện khác, chẳng hạn như tự hỏi rằng: ‘Không biết người trong vòng tay mình có hiểu vì sao mình lại ôm họ hay không?’, hay có thể là ‘Không biết họ đang nghĩ gì khi ôm mình trong vòng tay như thế này?’. Hoặc ‘Không biết người ngoài sẽ nghĩ gì khi thấy hai người chúng tôi ôm nhau như vậy?’, và thậm chí là (tôi thêm vào một ý để tạo không khí thoải mái) ‘Không biết mình có trả nổi món nợ cho họ hay không?’ " Cả hội trường bật cười lên.
“Bởi vì người lớn chúng ta đã trải qua đủ loại kinh nghiệm sống, chúng ta ôm nhau, mang theo toàn bộ kiến thức tích luỹ trong đời, cùng với nhưng tình cảm đang phát sinh trong lòng chúng ta vào thời điểm ấy. Hơn thế nữa, chúng ta còn có thói quen lo lắng, suy tính, dự trù, mong đợi về cái kết quả mà hoạt động tình cảm ấy mang đến. Có rất nhiều, quá nhiều rào cản tâm lý ngăn chúng ta thực hiện một vòng tay ôm trọn vẹn và chân tình. Tôi rút ra một nhận thức như vậy từ những kinh nghiệm mà tôi có được với hai đứa trẻ đang ngồi chơi ở cuối phòng kia."
Cả hội trường xoay đầy nhìn xuống cuối phòng, hai đứa con tôi vẫn còn ngồi đó, say mê với công việc riêng của chúng. Thính giả quay lại với lời bình luận của tôi.
“Các bạn biết không, mỗi khi tôi trở về nhà, mệt mỏi sau một ngày làm việc, một trong những điều tôi mong đợi hơn cả là vòng tay đón mừng của bọn trẻ. Chúng còn rất thơ dại, ít kinh nghiệm về cuộc đời, và hoàn toàn không cần phải thanh toán bất kỳ một tờ hoá đơn nào cả. Mỗi khi tôi bước vào nhà, cả hai đứa trẻ lao vào lòng tôi và ôm hôn tôi. Đặc biệt là thằng bé út, nó ôm dính lấy tôi, giúi mặt vào cổ tôi, nhũn người ra như sắp tan chảy vào cơ thể tôi vậy. Tôi tin rằng lúc ấy thằng bé chẳng nghĩ gì khác ngoài việc ôm lấy tôi, một vòng tay trọn vẹn, dâng hiến, chân tình và vô tư. Đó là những giây phút tuyệt vờ trong đờ tôi."
Tôi nhìn xuống bên dưới cử toạ, có khá nhiề nụ cườ, ánh mắt và thái độ đồng tình với cách nhìn vấn đề của tôi. Các nhóm nhỏ bắt đầu trao đổi và tranh luận với nhau cho đến khi chúng tôi tiến hành buổi thực tập.
Hơn một tháng sau, một buổi chiều tôi trở về nhà sau một ngày làm việc cật lực tại trường đại học nơi tôi giảng dạy bộ môn tâm lý giáo dục. Tôi cho xe vào nhà chứa xe, cắp cặp vào nhà qua lối cửa bếp. Cả hai đứa trẻ chạy như bay xuống cầu thang, miệng reo mừng: “Bố! Bố về! Bố về!" Shayna nhào vào lòng tôi, tíu tít cười nói. “Bố ơi! Con mong bố lắm. Bố có biết hôm nay con làm được gì không?"
Dĩ nhiên là tôi rất muốn biết cô con gái cưng của mình đã làm được những gì trong ngày. Bà giúp việc đứng bên cạnh tủm tỉm cười, dừng tay nghe con bé láu táu kể chuyện. Khi dứt câu chuyện, con bé tươi tỉnh đón nhận nụ hôn của tôi rồi chạy biến ra khỏi bếp, trở lại với công trình còn đang dang dở.
Suốt thời gian đó, Ethan chẳng có vẻ gì vội vã. Thằng bé rút vào ngực tôi, ghì chặt lấy tôi, giúi đầu vào cổ tôi. Hơi thở của nó cứ chậm dần, người cứ nhũn ra như bột nhão; cơ thể nhỏ bé của nó như chực tan chảy và hoà lẫn vào cơ thể của tôi. Một lúc sau, thằng bé nhẹ nhàng nhích đầu ra khỏi cổ tôi, tinh nghịch rót những lời thì thầm vào tai tôi:
“Không biết mình có trả nổi món nợ cho họ hay không?"
Vào một đêm Giánh sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị . Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò người phía bên dưới cầu. Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đưa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.
Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy.Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm.Nơi đó bà thấy một đứa bé nhỏ xíu, đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.
Bà đem đưa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12,cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bé bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo . Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.
"Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả - bà mẹ nuôi nghĩ - cậu sẽ lạnh cóng!" song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: " mẹ đã lạnh hơn con lúc này , phải không mẹ?" Và cậu bé oà khóc.
Hãy trân trọng những gì bạn đang có..................
Andy ngồi trên tuyết, cậu bé thấy lạnh hơn từng giây một. Andy không đi ủng - thứ mà người ta vẫn thường đi trên tuyết vào mùa đông. Cậu bé không thích ủng và dù sao cậu bé vẫn không có ủng cơ mà. Đôi giày vải, mỏng dính, mòn vẹt mà Andy đang mang đã có vài lỗ thủng và chúng không thể làm được việc là giữ ấm cho đôi chân cậu bé.
Andy đã ngồi trên tuyết thật là lâu rồi. Và dù cố đến mấy, cậu bé vẫn không thể nghĩ ra được món quà Giáng sinh cho Mẹ. Cậu bé buồn bã lắc đầu " Vô ích thôi, dù rằng mình có nghĩ ra món quà gì, mình cũng không có tiền mà ."
Từ khi bố Andy mất 3 năm về trước, gia đình cậu bé suy sụp nặng nề. Ban đêm Mẹ cậu làm việc ở bệnh viện, nhưng với đồng lương ít ỏi chỉ đủ mấy mẹ con sống tạm qua ngày. Chúng còn nhỏ lắm, chẳng biết có nghĩ ra món quà gì để tặng Mẹ hay không. Thật không công bằng, bây giờ đã là chiều tối đêm Giáng sinh mà cậu bé vẫn ngồi đây, chẳng thể nghĩ được điều gì cả.
Chú chùi những giọt nước mắt, Andy đứng dậy đi xuống phố - nơi có rất nhiều cửa hàng. Cuộc sống thật khó khăn khi mà cậu bé mới 6 tuổi và không có bố, đặc biệt là khi mà người ta cần một người đàn ông để tâm sự. Andy đi từng cửa hàng này sang cửa hàng khác, nhìn vào từng cửa sổ rực rỡ một. Mọi thứ đều đẹp và ngoài khả năng của cậu. Trời đã bắt đầu tối, Andy buồn bã định quay về nhà thì bỗng nhiên cậu bé nhìn thấy một vật gì đó ánh lên trong tuyết. Andy cúi xuống: 1 đồng xu nhỏ bóng loáng dưới đất. Hẳn chưa ai có cảm giác được giàu có như là Andy cảm thấy vào lúc ấy.
Khi Andy nắm chặt "kho tàng mới nhặt được " của mình, cậu bé cảm thấy như có hơi ấm chạy qua cơ thể, và cậu mạnh dạn bước vào cửa hàng đầu tiên, niềm hân hoan của Andy ngay lập tức bị đóng băng lại khi từng nhân viên bán hàng bảo với cậu rằng chẳng thể làm gi với đồng xu nhỏ xíu đó. Cậu bé đi ra, nhìn thấy một của hàng hoa, Andy liều đứng lại xếp hàng
Khi người chủ cửa hàng hỏi Andy cần gì, cậu bé đưa một đồng u và e dè hỏi liệu mình có thể mua được 1 bông hoa tặng Mẹ trong đêm Giáng sinh với đồng xu nhỏ xíu này không, người chủ cửa hàng nhìn Andy, đặt tay lên vai cậu bé và nói :" Đợi một chút, con trai, để ta xem có thể làm gì cho con."
Khi đứng chờ, Andy ngắm những bông hoa tuyệt đẹp và cậu đã hiểu vì sao Mẹ cậu cũng như bao người phụ nữ khác lại thích hoa đến thế.
Tiếng đóng cửa sớm khi người khách cuối cùng rời khỏi cửa hàng đã đưa cậu quay về với hiện thực. Còn lại một mình trong cửa hàng, Andy bắt đầu cảm thấy cô đơn và hoảng sợ. Bỗng người chủ cửa hàng lại đi ra.
Trước mắt cậu bé là 12 bông hổng đỏ thắm, cuống dài, lá xanh cùng với những bông hoa gì đó trắng, nhỏ li ti, được bọc thành một bó có dây nơ màu bạc. Tim Andy ngừng một nhịp khi ông chủ cửa hàng đặt bó hoa vào một chiếc hộp trắng và bảo: "Tất cả là một đồng xu, con trai."
Andy chậm chạp đặt đồng xu vào tay ông chủ cửa hàng. Không thể là thật được! Không ai bán cho cậu cái gì với một đồng xu đâu ! Nhận thấy sự băn khoăn trên mặt cậu bé, ông chủ cửa hàng giải thích: " May mắn là ta có mấy bông hoa bán với giá một đồng xu một bó. Con trai có thích không ? "
Lần này thì Andy không ngần ngại nữa. Ra khỏi cửa hàng, Andy nghe thấy tiếng ông chủ nói với theo :" Giáng sinh vui vẻ, con trai ."
Khi ông chủ cửa hàng quay vào trong nhà, vợ ông ảoi :"ông vừa nói chuyện và đem hoa cho ai thế ?" Nhìn qua cửa sổ và chớp chớp mắt để ngăn không cho nước mắt trào ra, ông chủ cửa hàng khẽ nói :" Một điều thật lạ lùng đã xảy ra. Sáng nay, khi tôi chuẩn bị mở cửa hàng, tôi có cảm giác như ai đang mách bảo mình để sang bên cạnh 12 bông hoa hồng thật đẹp vì đó sẽ là món quà đặc biệt. Tôi đã nghĩ là mình đã tưởng tượng ra, thế nhưng tôi vẫn cứ để 12 bông hồng ra một chỗ. Và ngay lúc nãy, một cậu bé vào cửa hàng và muốn mua hoa để chúc Giáng sinh cho Mẹ chỉ với 1 đồng xu. Nhìn vào cậu bé, tôi thấy tôi của nhiều năm về trước. Tôi đã là một đứa trẻ nghèo khổ không biết mua gì cho Mẹ vào đêm Giáng sinh. Một người qua đường đã cho tôi 10 dolla không vì lý do gì. Khi tôi nhìn thấy cậu bé tối hôm nay, tôi biết người đã mách bảo tôi là ai....
Tối Giáng sinh ấy, cả gia đình người chủ cửa hàng hoa và cả gia đình Andy nữa, không ai cảm thấy lạnh chút nào....
Một vài thành công lớn nhất trong lịch sử thường đi kèm theo một câu chuyện về sự ủng hộ hoặc tin tưởng của người yêu hay những người thân. Nếu không có người vợ tên Sophia, chúng ta đã có thể không được biết đến một tên tuổi lớn trong văn học, Nathaniel Hawthorne. Khi Nathaniel Hawthorne với tâm trạng đau khổ về báo cho vợ mình biết rằng ông đã thất bại, và đã bị cho nghỉ việc tại sở Hải quan, vợ ông đã làm ông ngạc nhiên với biểu hiện vui sướng. "Bây giờ," cô nói với vẻ đắc thắng, "anh có thể viết cuốn sách của anh!" "Ừ," người đàn ông đã chùn bước "nhưng chúng ta sẽ sống bằng cách nào trong khi anh viết?" Trong kinh ngạc, ông nhìn thấy vợ mình lấy từ trong tủ ra một nắm tiền lớn. "Em lấy nó ở đâu ra vậy?" ông hỏi. "Em luôn nghĩ anh là một thiên tài," cô nói. "Em biết là một ngày nào đó anh sẽ viết một tác phẩm tuyệt vời. Bởi vậy mỗi tuần, từ số tiền anh đưa em để lo việc nhà, em tiết kiệm một ít. Và bây giờ số tiền này đủ cho chúng ta sống trong vòng một năm." Từ sự tin tưởng của cô, một trong số các tác phẩm lớn nhất trong lịch sử văn học Hoa Kỳ ra đời: Chữ A màu đỏ.
Để nhận thức giá trị của một tháng Hãy hỏi người mẹ sinh con chưa đầy tháng tuổi. Để nhận thức giá trị của một tuần Hãy hỏi biên tập viên báo tuần. Để nhận thức giá trị của một giờ Hãy hỏi những người yêu nhau đang chờ cuộc hẹn. Để nhận thức được giá trị của một phút Hãy hỏi người vừa trễ một chuyến xe. Để nhận thức được giá trị một giây Hãy hỏi người vừa trải qua một tai nạn trong gang tấc. Để nhận thức giá trị của một sao Hãy hỏi người vận động viên vừa đoạt huy chương vàng Olympic. Hãy trân trọng mỗi phúc giây bạn có Hôm qua là lịch sử Ngày mai là bí ẩn còn đó Hôm nay là món quà mà chúng ta có được. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta gọi nó là "hiện tại" (Hiện tại và quà tặng trong tiếng anh đều có nghĩa là present)
Trong mùa hè giữa năm thứ nhất và năm thứ hai đại học, tôi được mời vào làm phụ trách một trại hè cho học sinh trung học thuộc một trường đại học ở Michigan. Tôi đã từng tham gia rất nhiều hoạt động của trại nên tôi nhận lời ngay lập tức. Một giờ sau khi tôi bắt đầu ngày đầu tiên ở trại hè, giữa một đám ồn ào hỗn loạn các anh phụ trách và học sinh, tôi nhận ra một cậu bé ở dưới bóng cây. Cậu rất nhỏ bé và gầy guộc. Rõ ràng việc cậu đang mất tự nhiên và xấu hổ rụt rè càng làm cho cậu trở nên yếu đuối, mỏng manh. Chỉ 50 bước gần đó, 200 trại viên đang hăm hở rượt đuổi, chơi đùa, và gặp gỡ lẫn nhau như đã thân nhau từ lâu lắm chứ không phải chỉ mới quen. Nhưng cậu bé dưới bóng cây dường như đang ở một thế giới khác. Vẻ cô đơn đến tột độ của cậu đã làm tôi khựng lại, nhưng nhớ lại lời những anh chị phụ trách lớn tuổi hơn rằng phải chú ý đến các trại viên có vẻ tách biệt ra, thế là tôi bước đến. Đến gần cậu bé, tôi nói "Chào em, anh tên là Kevin. Anh là một trong các phụ trách ở đây. Anh rất vui được gặp em. Em khỏe không vậy?" Với một giọng nói run run bẽn lẽn, cậu bé cố sức trả lời, "Dạ em bình thường." Tôi nhẹ nhàng hỏi cậu rằng cậu muốn tham gia những sinh hoạt và gặp các bạn bè mới không. Cậu trả lời nhỏ: "Dạ không, em không thích lắm." Tôi có thể cảm nhận được rằng cậu đang ở trong một thế giới hoàn toàn riêng tư. Trại hè quá mới, quá xa lạ đối với cậu. Nhưng bằng cách nào đó, tôi cũng biết rằng cũng không nên ép cậu bé. Cậu không cần một lời cổ vũ, cậu cần một người bạn. Sau một lúc lâu im lặng, câu chuyện của chúng tôi chấm dứt. Sau bữa trưa ngày thứ hai, tôi hét bể cuống họng của mình để điểu khiển cả trại hát. Tất cả trại đều tham gia hăm hở. Ánh mắt tình cờ xuyên qua đám đông ồn ào lộn xộn và thấy hình ảnh cậu bé đó đang ngồi một mình, nhìn ra ngoài cửa sổ. Tôi suýt nữa đã quên mất lời bài hát đang phải hướng dẫn. Khi lại có cơ hội gặp cậu bé, tôi cố thử một lần nữa, với những câu nói hệt như trước "Em có khỏe không? Em có sao không?" Và cậu bé lại trả lời "Dạ vâng, em khỏe. Em chỉ chưa quen thôi." Khi tôi rời nơi cậu bé ngồi, tôi hiểu rằng để cậu bé hòa đồng phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn tôi tưởng – dù tôi không biết rằng tôi và cậu bé có thể cởi mở được với nhau hay không nữa. Vào buổi tối hôm đó khi họp với những người phụ trách của trại, tôi kể ra những điều lo lắng của mình về cậu bé. Tôi giải thích cho các bạn phụ trách ấn tượng của tôi về cậu bé, yêu cầu họ chú ý và dành thêm thời gian cho cậu nếu có dịp. Những ngày ở trại trôi qua nhanh hơn tôi tưởng. Thật là tiếc, nhưng rồi đêm cuối cùng ở trại cũng đến và tôi đang theo dõi "bữa tiệc chia tay". Các học sinh đang tận hưởng những giây phút cuối cùng của mình với các "bạn tốt nhất" của họ - những người bạn mà có thể họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại. Ngắm nhìn các trại viên cùng nhau chia sẻ những giây phút cuối bên nhau, tôi bất ngờ thấy được một hình ảnh mà sẽ lưu mãi trong cuộc đời tôi. Cậu bé mà từng ngồi một mình dưới gốc cây đó đang làm một điều kỳ diệu. Cậu đang chia xẻ cùng hai cô bé khác những món quà lưu niệm. Tôi nhìn cậu đang có nhưng giây phút thân mật đầy ý nghĩa với những người mà cậu chưa bao giờ gặp chỉ mấy ngày trước đó. Tôi không thể tin nổi đó chính là cậu bé dưới bóng cây. Vào một đêm tháng 10 năm đó, tiếng chuông điện thoại kéo tôi ra khỏi cuốn sách hóa học. Giọng một người lạ, rất nhẹ nhàng và lịch sự hỏi tôi "Dạ có phải là anh Kevin không ạ?" "Dạ chính là tôi, xin lỗi ai đầu dây đó ạ?" "Tôi là mẹ của Tom Johnson. Cậu có nhớ Tommy từ trại hè không ạ?" Cậu bé dưới bóng cây! Làm sao tôi có thể quên được? "Dạ cháu nhớ rồi," tôi nói. "Cậu bé rất dễ thương. Bây giờ cậu bé ra sao ạ?" Chợt lặng đi một hồi lâu, sau đó bà Johnson nói: "Tuần này trên đường từ trường về, Tommy của tôi đã bị một chiếc xe đâm phải… Tommy đã không còn nữa rồi". Bàng hoàng, tôi chia buồn cùng bà mẹ. "Tôi muốn gọi cho cậu," bà ta nói, "bởi vì Tommy nhắc đến cậu nhiều lần. Tôi muốn cậu biết rằng nó đã trở lại trường mùa thu rồi như một con người mới. Nó đã có nhiều bạn mới. Kết quả học tập lên cao. Và nó còn hò hẹn với bạn gái vài lần nữa. Tôi chỉ muốn cám ơn cậu đã làm cho Tom thay đổi như vậy. Những tháng cuối cùng là khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời nó." Vào lúc đó tôi đã nghiệm ra: hãy dành sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia với mọi người quanh bạn. Bạn sẽ không thể ngờ được mỗi cử chỉ ần cần, chân thành của bạn có thể sẽ có ý nghĩa với người khác đến như thế nào đâu. Tôi kể lại chuyện này mỗi lần có dịp, và khi tôi kể xong, tôi thôi thúc người khác nhìn ra bên ngoài và tìm cho mình một "cậu bé dưới bóng cây".
Trong khi đợi bạn tôi ở sân bay, tôi đã chứng kiến những khoảnh khắc đáng quí nhất đời mình. Và chuyện đó xảy ra chỉ cách nhà tôi khoảng nửa mét. Tôi thấy một người đàn ông sách 2 chiếc túi nhỏ. Anh ta dừng lại ngay cạnh tôi, nói người nhà anh đang chờ. Đầu tiên anh ta cúi xuống đứa con trai nhỏ nhất chỉ khoảng 5 hay 6 tuổi, hôn nó thật thắm thiết. Hai cha con ôm chặt lấy nhau trông thật tình cảm. Rồi người ta lùi lại một bước, nhìn vào mắt cậu bé và nói: "Gặp lại con thật vui quá, bố nhớ con lắm!". Cậu bé bẽn lẽn cười, cúi xuống và nói:
"Con cũng thế ạ!". Người đàn ông đứng thẳng dậy nhìn câu bé lớn hơn và nói: "Con đã thực sự trưởng thành rồi đấy chàng trai trẻ, cha yêu con lắm!". Rồi anh ôm cậu bé thật lâu, còn khẽ cà râu vào má nó nữa. Một bé gái, nhắm chỉ khoảng 1 tuổi nắm tay mẹ đứng gần đó, cứ nhìn theo cha vẻ rất hào hứng. Người đàn ông bế cô bé lên và nói: "Chào bé yêu của bố!", rồi áp chặt cô bé vào ngực mình rất lâu. Rồi người đàn ông nói tiếp: "Bao giờ cũng phải để dành người quan trọng nhất cho người cuối cùng!", nói xong anh choàng tay ôm hôn vợ mình thật chặt. Họ cầm tay nhau cười thật hạnh phúc. Lúc đầu tôi ngỡ rằng đây là cặp vợ chồng mới cưới, nhưng không thể bởi cậu con trai lớn đã hơn 10 tuổi rồi. Đột nhiên tôi như bị "say" trước tình yêu của một gia đình, và tôi thấy giọng mình cất lên không hề chủ ý:
- Xin chào, anh chị cưới nhau bao lâu rồi?
- Chúng tôi quen nhau 14 năm và đã cưới nhau 12 năm nay - Người đàn ông trả lời, vẫn nắm chặt tay vợ.
- Vậy anh xa nhà bao lâu rồi?- Tôi hỏi tiếp.
Anh ta cười, lắc đẩu vẻ hối lỗi: - Đã 2 ngày chẵn rồi đấy.
Hai ngày? Tôi thật sửng sốt! Nhìn họ mừng rỡ thế nào khi gặp nhau, tôi đã nghĩ họ phải xa nhau nhiều tuần liền, nếu không nói là nhiều tháng hay nhiều năm. Tuy nhiên để tỏ sự trân trọng, tôi kết thúc câu chuyện:
- Hy vọng mai kia sau khi kết hôn, tôi cũng được như anh chị!
Người đàn ông nhìn vào mặt tôi với tia nhìn quả quyết nhất:
- Đừng hi vọng. Hãy tự mình quyết định!
Rồi anh mỉm cười: Chúc may mắn!
Sau đó gia đình anh cùng hướng ra cửa sân bay. Tôi nhìn theo đến khi họ đi khuất, đúng lúc đó bạn tôi hỏi:
Trong một căn phòng ở bệnh viện có hai người đàn ông lớn tuổi đang bị bệnh rất nặng. Một trong số hai người được phép ngồi dậy một giờ mỗi buổi chiều. Trong phòng chỉ có mỗi một cửa sổ nhìn ra bên ngoài lại nằm cạnh giường người đàn ông này. Người thứ hai bị buộc phải nằm bất động trên giường mà không được đi lại hay ngồi dậy. Hai người đàn ông nói chuyện với nhau rất nhiều. Họ kể cho nhau nghe về vợ con, gia đình, công việc, về cuộc sống của họ trong quân ngũ và cả về nơi họ đã đi nghỉ mát. Vào mỗi buổi chiều khi người đàn ông có giường bên cạnh cửa sổ ngồi dậy, ông ta kể cho người bạn cùng phòng của mình nghe về những điều ông thấy bên ngoài cánh cửa. Người thứ hai dần dần chỉ sống bằng những khoảng một tiếng, khi mà cuộc sống buồn chán của ông được làm tươi sáng và sinh động hơn bởi những hoạt động và màu sắc từ thế giới bên ngoài cửa sổ. Khung cửa nhìn ra một công viên với một hồ nước rất đẹp. Vịt trời và thiên nga bơi lội trên mặt nước trong khi những đứa trẻ thả những con thuyền nhỏ của chúng bên bờ hồ. Những cặp tình nhân đi dạo tay trong tay giữa rừng hoa muôn màu. Người đàn ông bên cửa sổ mô tả những cảnh này chi tiết đến mức người thứ hai có thể nhắm mắt lại và tưởng tượng ra toàn bộ khung cảnh. Có ngày người ngồi bên cửa sổ kể về một cuộc diễu hành đi ngang qua. Dù lúc đó người thứ hai không nghe thấy tiếng nhạc, ông ta vẫn có thể tưởng tượng được qua những mô tả của người thứ nhất. Ngày lại ngày trôi qua như vậy. Một buổi sáng, khi y tá đến thăm, người đàn ông bên cửa sổ đã qua đời trong đêm. Ai cũng rất đau buồn vì chuyện này. Sau khi mọi việc đã qua, người thứ hai hỏi xin được chuyển đến bên cửa sổ. Cô y tá chuyển người này và sau đó rời khỏi phòng. Chậm rãi và đau đớn, người đàn ông cố nhấc mình lên để nhìn ra ngoài cửa sổ lần đầu tiên. Cuối cùng, ông cũng có thể tự mình nhìn ra ngoài. Ông cố gắng xoay người nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài là một bức tường rất cao che hết tầm nhìn. Người đàn ông vô cùng ngạc nhiên. Ông hỏi cô y tá tại sao mà người bạn cùng phòng vừa mới qua đời có thể kể về những điều kỳ diệu như vậy, hệt như ông ta đang nhìn thấy thật. Cô y tá suy nghĩ một chút rồi trả lời. "Có lẽ ông ta muốn khích lệ ông đó," cô y tá nói. Hạnh phúc thay khi có thể làm cho người khác hạnh phúc, bất kể chúng ta đang ở trong tình cảnh nào. Chia buồn làm giảm nỗi đau, nhưng chung vui lại làm tăng niềm hạnh phúc. Nếu bạn muốn cảm thấy mình giàu có, hãy tính tất cả những điều bạn đang có mà tiền bạc không thể mua được. Tác giả của câu chuyện này không rõ là ai, nhưng nó đem lại hạnh phúc và may mắn cho những ai đọc nó. Đây là một lá thư, nhưng đừng giữ lại lá thư này, cũng đừng gửi tiền cho ai cả. Hãy gửi lá thư này cho những người bạn của bạn mà bạn ước muốn đem lại may mắn cho họ. Bạn sẽ thấy rằng những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn trong thời gian gần nhất! Hãy nhớ rằng, khi bạn bắt đầu tin tưởng, bạn đã bắt đầu thực hiện ước mơ của mình... và một ngày kia, khi mà bạn ít ngờ tới nhất, ước mơ của bạn sẽ thành sự thật!! Đừng bao giờ mất niềm tin nơi bản thân mình và những ước mơ của bạn bởi vì có thể một điều gì đó tốt đẹp sẽ xảy ra với chính bạn!!! Chúc bạn may mắn!!!
Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông. Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của các họa sỹ nổi tiếng. Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông. Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu chuyện xảy ra... Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình. Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người. Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh. Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn. Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu." Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này." Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này..." Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?" Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!" Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?" Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?" Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?" Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý không?" Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!" Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta sẽ dừng tại đây!" Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây, NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!‿