New articles Năng lực quản lý: nhân tố thứ năm     ♥ Lựa chọn mục tiêu cuộc đời     ♥ 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình     ♥ Cô đơn trên mạng     ♥ Chứng khoán: Giấc mơ và ác mộng     ♥ Tám     ♥ Những tính năng của blog VnVista     ♥ Các mạng xã hội thống trị Google     ♥ Điều gì tạo nên một giám đốc công nghệ thông tin giỏi?     ♥ Cố gắng xóa bỏ những ấn tượng xấu     ♥ Cần một cách làm ăn mới     ♥ Tiếp thị hướng đến doanh nhân     ♥ Đưa cửa hàng thật lên chợ ảo     ♥ Bí quyết quản lý các nhân viên trẻ     ♥ Một số câu hỏi phỏng vấn “đặc biệt” của Microsoft     ♥ 4 bài học thành công trong kinh doanh     ♥ Tạo dựng hình ảnh một cô gái trẻ chuyên nghiệp     ♥ Góc “khác” của thế giới online đêm     ♥ Phong cách người Mỹ     ♥ Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ     
New blog entries Tiêu chuẩn giày bảo hộ lao động chống nước      ♥ Máy Lạnh Âm Trần Nối Ống Gió Là Gì?      ♥ Có nên mua máy làm sữa hạt không?      ♥ Địa chỉ cung cấp bảo hộ lao động tại Đồng Nai      ♥ Có Nên Trộn Bột Màu Thủ Công Khi Sản Xuất Nhựa      ♥ Lý do nên kinh doanh bảo hộ lao động tại Hà Nội      ♥ Trị rụng tóc với dầu gội Viora có hiệu quả?      ♥ SHEET Sài Gòn đau lòng quá      ♥ SHEET Vòng Tay Lỡ Làng      ♥ SHEET Nói với người tình      ♥ Hóa đơn GTGT theo quy định mới nhất 2025      ♥ SHEET Trái tim không lời      ♥ Top sản phẩm giày bảo hộ nữ được ưa chuộng      ♥ SHEET Đời dạy ta khôn      ♥ Máy Laser Trẻ Hóa Da Pico PS300      ♥ Nhà bán bảo hộ lao động uy tín tại Khánh Hòa      ♥ SHEET Đàn bà cũ tôi yêu      ♥ Tối Ưu Hóa Trải Nghiệm Sản Phẩm Từ Màu Sắc      ♥ Địa chỉ bán giày bảo hộ tại Thái Nguyên uy tín      ♥ Địa chỉ mua giày bảo hộ Ziben tại Quận 1      

[ Liệt Kê ] · Bình Thường · Tách Biệt+

Thiếu gia đất mỏ bán cơm 5.000 đồng


congtyvn1309
post Sep 14 2012, 03:36 PM
Gửi vào: #1


Group Icon

Thực tập viên
*
Thành viên: 62,998
Nhập: 14-September 12
Bài viết: 3
Tiền mặt: 50
Thanked: 0
Cấp bậc: 1
------
------
Bạn bè: 0
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi thiệp điện tử
Trang thông tin





Từ một thanh niên rất "chơi bời", mua sắm không tiếc tiền, Trung bỗng thay tính đổi nết và luôn đau đáu với các bệnh nhân nghèo. Suất cơm 5.000 đồng hay bữa cháo miễn phí của Trung đã mang lại niềm vui cho nhiều người.

Thứ bảy và chủ nhật, quán cơm bình dân di động của Nguyễn Thành Trung (24 tuổi, quê Quảng Ninh) lại đến với các bệnh nhân ở Bệnh viện Thanh Nhàn. Ngoài ra, cứ hai tuần một lần, Trung cùng các tình nguyện viên đến biếu cơm miễn phí cho bệnh nhân ở Bệnh viện K. Trước đó, quán cơm 5.000 đồng của chàng trai đất mỏ Quảng Ninh này "đóng đô" ở cổng sau của Bệnh viện Nhi Trung ương.

Với Trung, Bệnh viện Nhi và Bệnh viện K là hai nơi cậu mong muốn được chia sẻ nhất. Trung lý giải, Bệnh viện Nhi là nơi những đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời còn Bệnh viện K đón bệnh nhân nặng sắp ra đi. Bởi vậy, khi không được Bệnh viện Nhi Trung ương cho phép bán cơm 5.000 đồng ở cổng, thiếu gia này đã khóc...

Một lần tình cờ xem bức ảnh ông cụ đói lả nằm co quắp trên cầu Thanh Trì được chia sẻ trên mạng, Trung xúc động và cảm thương cho những hoàn cảnh khó khăn. Ý tưởng phát cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo của cậu ra đời từ đó. Ban đầu, định phát cơm miễn phí nhưng nhiều người khuyên làm theo mô hình cơm 2.000 đồng trong TP HCM để người mua cảm thấy thoải mái, cậu bắt đầu lên kế hoạch.

user posted image
Không chỉ bạn bè, người thân mà ngay bản thân Trung cũng không ngờ cậu thanh niên ăn chơi ngày nào lại thay đổi đến vậy. Ảnh: NVCC.


Để ý tưởng thành hiện thực, Trung lặn lội vào TP HCM để học hỏi kinh nghiệm và tham khảo mô hình quán cơm 2.000 đồng. Thấy không đủ tiền và hình thức đó không phù hợp ở Hà Nội nên Trung quyết định làm theo ý mình.

Khi mới bắt tay vào làm cơm di động 5.000 đồng, Trung vừa ra trường và đang đi làm ở cửa hàng điện thoại. Toàn bộ 20 triệu đồng tích cóp được, Trung dành 10 triệu mua đồ dùng nấu ăn, đóng 3 tháng tiền thuê nhà trên đường Láng và chỉ còn vỏn vẹn 2 triệu đồng để mua rau, thức ăn.

Nhớ lại những ngày đầu tiên, "ông chủ" trẻ cười híp mắt và luôn miệng nói "khó khăn lắm, giờ nhắc tới vẫn buồn cười". Vừa nói, thân hình gày gò vừa trải qua phẫu thuật của Trung lại rung lên theo tiếng cười vui vẻ. Khuôn mặt nhỏ cùng cặp kính to màu đen trở nên "sinh động" nhờ nụ cười tươi.

Thức dậy từ 3h sáng, Trung lục đục cắm hai nồi cơm to để kịp chín. 4h, cậu cùng hai người bạn gái ra chợ Ngã Tư Sở mua đồ về nấu. Mỗi người chịu trách nhiệm một khâu, riêng Trung nhận phần nấu ăn. Ngày còn học ở nước ngoài, cậu thường xuyên phải nấu cơm nên công việc này với Trung là bình thường.

Trước đó, cả ba cùng lên thực đơn và liệt kê xem cần mua thứ gì, số lượng bao nhiêu khi chỉ có 2 triệu đồng. Không có tiền mua bếp gas, Trung dùng tạm 4 bếp than được một chị ủng hộ. Hôm Trung nhờ bạn lấy ôtô xịn chở bếp than, bát đũa đến, ai cũng phì cười vì không ngờ một thiếu gia như Trung lại "đồng nát" đến thế. Để tiết kiệm, Trung còn định mang than từ dưới quê Quảng Ninh lên.

Hôm đầu may nhờ có bà hàng xóm quen dùng bếp lò nhóm giúp, nếu không ba người loay hoay mãi không nổi lửa lên được. Bữa cơm đầu tiên có 67 suất gồm các món: trứng rán, canh rau ngót, thịt gà, lợn kho và đậu rán. Loay hoay mãi tới tận 10h30 mới xong. Trước khi mang cơm đến viện, một người được phân công đến phát phiếu ăn cho người bệnh.

user posted image
Nhiều bệnh nhân và người nhà quen đồ ăn ở quán của Trung cứ tới thứ bảy, chủ nhật lại ra xếp hàng mua cơm. Ảnh: Hoàng Hà.


Nhắc đến kỷ niệm bán cơm, Trung cho biết, lần đầu thấy rất ngại khi 3 người ôm thùng xốp to đứng trước cổng viện trước ánh mắt nhìn tò mò, lạ lẫm của mọi người. "Quan trọng nhất là vượt qua được cái Tôi. Một thanh niên ăn mặc sạch đẹp đứng ôm thùng xốp dán tờ giấy in chữ bán cơm có ngượng không? Tuy nhiên lúc nhìn thấy bệnh nhân chạy ra lấy cơm, cảm giác ấy không còn nữa", Trung nói.

Suốt những ngày bán cơm ở cổng Bệnh viện Nhi, hình ảnh bệnh nhân nghèo khổ và nụ cười hạnh phúc của họ khi nhận hộp cơm giá rẻ hay những âu cháo miễn phí nhưng đủ chất khiến Trung nhớ mãi. Có lần, một phụ nữ dân tộc mang phiếu cơm đến nhưng không có tiền mua. Trung liền xới cơm và gắp đồ ăn vào hộp biếu hai mẹ con. Lần khác, chứng kiến bà cụ 80 tuổi lập cập đi mua cơm, Trung lại chạnh lòng xót xa nhớ tới bà mình ở quê.

Dù mưa hay nắng, cứ thứ 7, chủ nhật hàng tuần, quán cơm di động của Trung lại đều đặn xuất hiện. Có hôm mưa bão, Trung và nhóm bạn vẫn mang cơm đến. Tới nơi thấy bệnh nhân và người nhà đang đứng đợi, cả nhóm cảm động rơi nước mắt.

"Cảm giác khó tả lắm. Chỉ biết rằng em thấy hạnh phúc. Nhiều người khổ quá", cậu thanh niên 24 tuổi tâm sự.

Hai tháng bán cơm ở cổng Bệnh viện Nhi Trung ương, quán cơm của Trung bị bệnh viện đuổi với lý do "căng tin không bán được hàng". Cơm, canh đã chuẩn bị sẵn mà không được bán, Trung ức phát khóc. Đến giờ mua cơm không thấy xe đến, bệnh nhân nhắn tin, gọi điện tới hỏi thăm. Tin nhắn nghi ngờ nhóm lừa đảo khiến Trung thấy đau đớn, cảm giác mình phụ lòng của những người nghèo khổ.

user posted image
Bệnh nhân xếp hàng mua cơm 5.000 đồng dưới trời nắng nóng. Ảnh: Hoàng Hà.


Không được bán ở Bệnh viện Nhi, Trung chở cơm sang bán ở Bệnh viện Thanh Nhàn và sau đó là phát miễn phí ở Bệnh viện K. Thời điểm đó, nhóm nấu cơm của Trung đã phát triển rộng với nhiều thành viên tham gia. "Ông chủ" trẻ phải phân công các bạn làm theo ca, ca sáng chịu trách nhiệm nấu, ca sau dọn dẹp và "phục vụ" lại các bạn đi làm buổi sáng. Dựa vào đơn đăng ký ghi rõ khả năng làm được việc gì, Trung sẽ chốt lịch hàng tuần và sắp xếp các tình nguyện viên tham gia.

Mọi công việc đều do Trung tự tay lên kế hoạch lo liệu rồi vào bếp nấu. Cậu bảo, chưa yên tâm giao cho ai đó đỡ đần công việc. Đợt Trung phải nằm viện vì phẫu thuật khối u, bạn bè quen trên Facebook khi biết công việc của cậu tìm đến bệnh viện thăm.

"Có đôi vợ chồng trung tuổi ở Hà Nội đến thăm em. Hai bác nói một câu khiến em thấy mình phải bình phục nhanh để còn tiếp tục công việc giang dở. Bác ấy dặn: 'Cháu hãy cố gắng ăn uống để có sức khỏe. Còn nhiều người vẫn đang chờ cháu giúp đỡ", Trung kể lại.

Đến giờ người thân, bạn bè và bản thân Trung vẫn bất ngờ khi cậu bỗng dưng thay đổi không ngờ. Trung thừa nhận, trước đây rất "chơi bời". Thú vui lớn nhất của cậu là mua sắm và đi du lịch. Mỗi lần đi shopping, cậu không tiếc tiền nhưng giờ, mỗi lần định mua cái áo, đôi giày hàng hiệu, cậu lại tiếc rẻ nghĩ số tiền ấy có thể nấu được bao nhiêu suất cơm cho người nghèo.

user posted image
Mới đây, Trung cùng nhóm tình nguyện của mình tới tặng quần áo mới, sách vở cho các em nhỏ làng chài Vông Viêng (Hạ Long). Ảnh: NVCC.


"Không ai nghĩ em thay đổi như vậy. Bản thân em cũng không hiểu và chỉ cảm thấy mình bớt bồng bột, điềm đạm hơn và vui khi nhìn thấy nụ cười của những người nghèo khổ em giúp", Trung chia sẻ.

Sinh ra trong một gia đình có điều kiện ở Quảng Ninh, sau một thời gian "bươn chải" ở Hà Nội, Trung về tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình. Cậu tâm sự, trước đây chỉ mong có nhiều tiền để làm từ thiện còn giờ chỉ ước có nhiều thời gian để đi được nhiều nơi. Năm học mới này, cậu cùng nhóm tình nguyện đi tặng sách vở và quần áo cho các em nhỏ ở làng chài Vông Viêng (Quảng Ninh). Mới đây, cậu cũng lên tận Lào Cai để chia sẻ với người dân nghèo. Trung thu tới, cậu cũng có kế hoạch tổ chức vui chơi cho trẻ nhỏ.

Biết công việc này của Trung, bố mẹ và người thân ủng hộ cả tinh thần lẫn vật chất. Trung sợ nhất nước mắt của mẹ và chính bà lý do để cậu "quay đầu"... Nói đến dự định tương lai, cậu ước sẽ mở được quán ăn giá rẻ bán cơm một tuần ba buổi cho người nghèo, riêng thứ 7 sẽ phát cơm miễn phí ở bệnh viện. Trong thâm tâm, cậu vẫn áy náy vì không được đưa cơm tới Bệnh viện Nhi.

Theo VnExpress


--------------------
Nhóm bạn bè:

Thành viên này chưa có người bạn nào trong mạng VnVista, nếu bạn muốn trở thành người bạn đầu tiên của thành viên này, hãy click vào đây


--------------------


Cảnh cáo: (0%)----- 
Nếu bạn thấy bài viết này vi phạm nội quy forum, hãy click nút này:
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post



Thank you! Reply to this topicTopic OptionsStart new topic
 

Bản Rút Gọn Bây giờ là: 23rd July 2025 - 04:51 PM
Home | Mạng xã hội | Blog | Thiệp điện tử | Tìm kiếm | Thành viên | Sổ lịch