New articles Năng lực quản lý: nhân tố thứ năm     ♥ Lựa chọn mục tiêu cuộc đời     ♥ 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình     ♥ Cô đơn trên mạng     ♥ Chứng khoán: Giấc mơ và ác mộng     ♥ Tám     ♥ Những tính năng của blog VnVista     ♥ Các mạng xã hội thống trị Google     ♥ Điều gì tạo nên một giám đốc công nghệ thông tin giỏi?     ♥ Cố gắng xóa bỏ những ấn tượng xấu     ♥ Cần một cách làm ăn mới     ♥ Tiếp thị hướng đến doanh nhân     ♥ Đưa cửa hàng thật lên chợ ảo     ♥ Bí quyết quản lý các nhân viên trẻ     ♥ Một số câu hỏi phỏng vấn “đặc biệt” của Microsoft     ♥ 4 bài học thành công trong kinh doanh     ♥ Tạo dựng hình ảnh một cô gái trẻ chuyên nghiệp     ♥ Góc “khác” của thế giới online đêm     ♥ Phong cách người Mỹ     ♥ Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ     
New blog entries SHEET Đời dạy ta khôn      ♥ Máy Laser Trẻ Hóa Da Pico PS300      ♥ Nhà bán bảo hộ lao động uy tín tại Khánh Hòa      ♥ SHEET Đàn bà cũ tôi yêu      ♥ Tối Ưu Hóa Trải Nghiệm Sản Phẩm Từ Màu Sắc      ♥ Địa chỉ bán giày bảo hộ tại Thái Nguyên uy tín      ♥ Địa chỉ mua giày bảo hộ Ziben tại Quận 1      ♥ Địa chỉ mua giày bảo hộ Ziben tại Quận 1      ♥ Kinh doanh bảo hộ lao động tại Hồ Chí Minh      ♥ Các chất liệu thiết kế, sản xuất giày bảo hộ      ♥ Tư vấn chọn giày bảo hộ lao động phù hợp      ♥ SHEET Thương tình nhân      ♥ SHEET Liêu xiêu đường tình      ♥ SHEET Tình yêu lung linh      ♥ Các loại visa Qatar phổ biến mà bạn cần biết      ♥ Tủ dụng cụ 2 cánh 5 ngăn KT: 1000Wx500Dx1800Hmm      ♥ Tủ dụng cụ 2 cánh 5 ngăn KT: 1000Wx500Dx1800Hmm      ♥ Tủ dụng cụ 2 cánh 5 ngăn KT: 1000Wx500Dx1800Hmm      ♥ SHEET Nếu đời không có anh      ♥ Phụ Gia Nhựa Làm Giảm Co Ngót Sau Gia Công Ép Phun      

[ Liệt Kê ] · Bình Thường · Tách Biệt+

Đời Taxi ....Kỳ 1: Vào nghề


tuonglong2003
post Oct 24 2006, 02:06 PM
Gửi vào: #1
No avartar

Group Icon

tuonglong
****
Thành viên: 14,937
Nhập: 5-September 06
Bài viết: 129
Tiền mặt: 1,108
Thanked: 1
Cấp bậc: 10
------
Giới tính: Male
Sinh nhật: 27 Tháng 3 - 1970
------
Xem blog
Bạn bè: 2 (Xem)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi thiệp điện tử
Trang thông tin





Lái taxi - nhiều người cứ nghĩ đó là một nghề đơn giản, chỉ cần tấm bằng lái là có thể ôm vôlăng vi vu khắp các nẻo đường kiếm tiền. Thế nhưng sau hơn một tháng sống đời taxi, phóng viên Tuổi Trẻ nhận ra một bộ mặt khác của cái nghề rong ruổi này. Một nghề khó khăn với những cửa ải, những nhọc nhằn và cả những mánh lới làm ăn.

Kỳ 1: Vào nghề


user posted image



Đến hợp tác xã vận tải Y trên đường Lãnh Binh Thăng (Q.11, TP.HCM), tôi tự giới thiệu là dân miền Tây lên, trước đây đã từng lái xe tải nhẹ. Cô thư ký xinh tươi nhìn ngó bộ dạng của tôi rồi yêu cầu đưa giấy tờ. Tôi xuất trình bằng lái, chứng minh nhân dân... Cô đưa tôi một mẫu đơn điền vào. Sau khi đóng các loại phí, cô đưa cho bộ hộp đèn mui có chữ “taxi”, hai cái logo hông xe, bộ đồng hồ tính cước. Thế là tôi thành tài xế taxi.

Chạy rong

Có lẽ do tập trung cao độ nên chỉ “ra ràng” được vài cây số lưng tôi đã ướt mồ hôi, dù đã mở hết dàn lạnh của chiếc Kia đời 95. Xem ra nghề taxi cũng không đơn giản khi ôm vôlăng ra đường. Lúc thì chiếc xe hai bánh tấp ngang trước mặt, khi thì xe buýt ép sát vô lề, tôi phải liên tục gài cần số, đánh tay lái, trong lúc chân lúc nào cũng nhấp hết thắng lại tới ga. Đã vậy, chiếc xe cà tàng sắp hết niên hạn sử dụng cứ dừng đèn đỏ là tắt máy, báo hại kèn xe sau lưng thúc giục ầm ĩ. Hầu như tất cả giác quan đều phải làm việc cật lực chứ chẳng chơi.

Chạy rong cả buổi mà chẳng có ai ngoắc “Taxi!” cả. Tôi cho xe chạy ra hướng chợ Bến Thành, hi vọng có mấy bà đi chợ về. Nhưng vừa đến bùng binh trước chợ đã thấy một “bầy” taxi đậu sắp hàng dài, ước chừng 20 chiếc. “Đông kiểu này làm sao giành giật nổi”, bụng nghĩ vậy nhưng tôi cũng cố cho xe len vào. Bắt chước mấy tài xế trước mặt, tôi cũng nhích dần từng chút bên hông chợ nhằm tránh bị phạt do lỗi dừng xe chỗ cấm. Khách ra vào chợ đông đúc nhưng hình như chẳng ai đoái hoài tới cánh taxi. Một đôi tình nhân từ trong chợ bước ra, túi xách lỉnh kỉnh trên tay, đưa tay ngoắc ngoắc, tôi phóng xe tới ngay, nhưng cô gái trề môi xua tay. Cùng lúc đó, một chiếc taxi “hãng” sang trọng màu trắng xuất hiện và thắng “két” phía sau. Đôi tình nhân ung dung bước lên, chiếc xe phóng đi. Tôi rụt lại, buồn bã nhìn chiếc xe cà tàng của mình.

Chạy rong hoài thấy không ăn, tôi quyết định đứng bến. Theo kinh nghiệm của giới taxi, xe cà tàng như tôi khó lòng vào được các nhà hàng, khách sạn hạng sang, càng không thể nào chen chân nổi với các hãng “đại gia” ở sân bay. Quanh đi quẩn lại, thấy chỉ có các bệnh viện là phù hợp hơn cả, thế là tôi quyết định đến đứng bến ở Bệnh viện Bình Dân trên đường Điện Biên Phủ.


"Chạy rong" đón khách ở chợ Bến Thành


user posted image



Cày tới nửa đêm

Tấp xe vô lề đã thấy có tám chiếc taxi đủ loại, từ Kia, Lanos cho tới Fiat... đậu sắp hàng dài trước cổng bệnh viện. Đã vậy, bên trong khuôn viên khu cấp cứu còn có sẵn hai chiếc taxi “hãng” loại Vios đang chờ chực. “Kiểu này chắc khó tới lượt mình”, tôi than thầm. Buổi trưa, trời nắng oi ả, vậy mà cánh tài xế khu vục này vẫn kiên nhẫn chờ đón khách. Các tài xế cứ liên tục mời gọi: “Taxi về không ông anh?”, rồi kè theo hỏi: “Anh về đâu?” mỗi khi có một người nào đó từ trong bệnh viện đi ra. Thường thì họ gặp phải những cái khoác tay hoặc lắc đầu. Tâm, một tài xế xe bèo, cho biết khách ở đây chủ yếu đi đường xa, đưa đón bệnh nhân hay chở thi thể. Họ không chọn xe “hãng” vì tính đồng hồ mắc quá, còn xe bèo thường “cáp” giá trọn gói. Ví dụ từ bệnh viện về Bến Lức (Long An) xe “hãng” đi phải 250.000 đồng, còn xe bèo chỉ cần 150.000 đồng là về tới nơi.

Quả thật, khoảng nửa tiếng sau đã thấy Tâm đón được khách. Đó là một ông cụ khoảng 70 tuổi, đi cùng hai người con trai. Họ đưa ông đi khám bệnh xong và gọi xe về Củ Chi. Tâm chào mời: “Xe con Lanos đời mới rộng rãi lắm chú. Bốn người con tính trăm tư, tính ra mỗi người có ba lăm ngàn, rẻ hơn Honda ôm mà lại sang vì đi xe hơi”. Ông cụ gật gù với lời tiếp thị nên gọi con cháu cùng lên xe. Tâm tươi cười rồ ga phóng đi xả khói đen kịt.

Tôi định “lên tài” đưa xe vô thế chỗ Tâm thì bỗng nghe tiếng quát từ phía sau: “Mày ở đâu chen vào vậy thằng kia? Ngon quá há. Ai cho mày vào đây rước khách?”. Tôi giật mình ngoái lại thấy một tay ria mép, áo quần bảnh bao hùng hổ bước tới. Tôi lí nhí: “Dạ, em mới ra nghề, muốn vào bến này làm thủ tục sao anh?”, “Không thủ tục gì hết - tay ria mép gắt gỏng - Đủ chỗ rồi. Cái bến có chút xíu mà gần 20 xe, không đủ khách chạy”. Nghe tôi năn nỉ anh ta có vẻ động lòng cho tôi lui về xếp cuối hàng taxi dài ngoằng. Trong lúc chờ đến lượt mình, tôi chủ động làm quen với tay ria mép này, anh ta cho biết: “Tụi tao chạy bến này cả chục năm rồi. Hồi đó xe ít mỗi ngày chạy ba cuốc là đủ sống. Bây giờ xe ra đông quá, kiếm mỗi ngày hai cuốc là đỏ con mắt. Xe nhà còn đỡ, xe mướn mỗi ngày 200.000 đồng là phải cày tới nửa đêm may ra đủ tiền xe và tô cháo đêm”.


Phóng viên Tuổi Trẻ làm tài xế taxi "đứng đường" tại bến Bệnh viện Hùng Vương

Trời sụp tối. Mưa bắt đầu nặng hạt. Tôi thả xe rề rề trước các quán nhậu đã lên đèn sáng trưng để hi vọng có người khách cuối cùng. Vừa tới ngã tư Lý Thường Kiệt - Nguyễn Chí Thanh thoáng thấy có hai người đưa tay ngoắc, tôi tấp xe vô lề, không quên ngoái lại phía sau coi chừng có taxi “hãng” nào phỗng tay trên như hồi sáng không. Không có, tôi mừng húm khi khách nói “Gò Vấp”. Tôi chọn con đường ngắn nhất để tránh mang tiếng là “chạy lòng vòng”. Từ Lý Thường Kiệt đi thẳng ra Hoàng Văn Thụ, cặp hông sân vận động Quân khu 7 vào Hoàng Minh Giám, xuôi theo Nguyễn Thái Sơn vào chợ Gò Vấp. Tới cầu Hang, một người khách kêu xuống. Rồi ông yêu cầu tôi đưa người bạn còn lại về Hạnh Thông Tây ở đường Quang Trung. Lúc này tôi mới biết ông khách còn lại đã say be bét, miệng lè nhè ọi lên ọi xuống. Tới Hạnh Thông Tây, ông kêu quẹo đường Lê Văn Thọ một đoạn nữa mới tới nhà. Đồng hồ taxi chỉ con số 104.000 đồng. Khách xuống rồi loạng choạng vô nhà, chẳng thèm đếm xỉa gì về việc trả tiền taxi. Tôi nắm tay ông lại nói nhỏ: “Anh cho tiền xe”. Tưởng ông móc tiền ra trả, ai ngờ ông lè nhè: “Ủa, hồi nãy thằng kia chưa trả sao? Bao nhiêu?”. Tôi nói: “104.000 đồng”. Ông quát: “Gì dữ vậy. Mọi khi tao đi có bảy chục. Mày bấm đồng hồ lụi phải không?”. Tôi nhỏ nhẹ: “Dạ không anh. Đồng hồ chạy sao em để vậy. Không tin anh ra coi”. Ông bắt đầu lớn tiếng. Người trong nhà nghe tiếng ồn ào nên chạy ra. Mọi người cùng hùa theo ông rồi hăm he tôi đủ điều: “Ê, taxi “mù” ăn gian hả? Cái chiêu “bấm đồng hồ” của tụi bay tao rành quá. Dẹp cái trò đó đi. Tao đập bể kiếng xe bây giờ”. Nói rồi một người trong nhà quăng vô xe hai tờ giấy bạc nhàu nát. Sợ gặp rắc rối, tôi im lặng nhấn ga về nhà.

Đêm đó với tôi thật dài, phần vì mệt, ê ẩm mình, phần vì nghĩ ngợi giờ này có bao nhiêu tài xế taxi bèo còn rong ruổi trên đường, vất vả như mình hôm nay và nhiều ngày nữa.



“Biết thì sống”, tôi đã hiểu ra điều đó khi lặn lội làm tài xế taxi. “Biết” ở đây có nghĩa là biết điều, biết phải quấy, biết chung chi trước những cửa ải mà cánh tài xế phải vượt qua để “sống”.



user posted image








--------------------
Nhóm bạn bè:


tunglinh_fjk

bao-khang

Xem tất cả


Cảnh cáo: (0%)----- 
Nếu bạn thấy bài viết này vi phạm nội quy forum, hãy click nút này:
User is offlineProfile CardPM
Go to the top of the page
+Quote Post



Thank you! Reply to this topicTopic OptionsStart new topic
 

Bản Rút Gọn Bây giờ là: 22nd July 2025 - 06:13 AM
Home | Mạng xã hội | Blog | Thiệp điện tử | Tìm kiếm | Thành viên | Sổ lịch