"Anh Hậu, anh Trung, anh Ba ơi…! Bà con, cô bác có ai thấy anh tui mô không? Nhờ nhắn giúp các anh về ăn cơm" - tiếng gọi não nùng ấy của chị Hạnh từ lâu đã trở nên quen thuộc với người dân xón định cư phường Kim Long, TP Huế. Hơn 20 năm qua, chị đã hy sinh cả tuổi xuân và hạnh phúc của mình để thay cha mẹ chăm sóc 3 người anh tâm thần.
Chị là nguyễn Thị Hạnh SN 1964, hơn 20 năm qua chị đã hi sinh tuổi con gái của mình để thay Cha mẹ nuôi mấy anh trai bị bệnh tâm thần.
Cô em út và những người anh điên
Trời mưa. Mái nhà lợp tồn được xây cách đây hơn 20 năm đã gỉ sét và thủng lỗ chỗ. Một người con gái khuôn mặt khắc khổ, tay bưng thau, tay cầm xô chạy khắp góc nhà hứng từng chỗ nước mưa thủng dột. Phía góc tường, một người đàn ông gầy nhom, chân nhảy xổm, tay chỉ lên mái nhà rồi cười với vẻ đắc ý. Ở góc giường bên kia, một người đàn ông khác đang nằm chèo kheo, vừa cười vừa nói luyên thuyên. Ngoài sân, thêm một người đàn ông nữa với hành tung lạ kỳ, giơ tay hứng và đếm từng hạt nước mưa...
Cái cảnh quá quen thuộc và đau lòng đó khiến chị Nguyễn Thị Hạnh (SN 1964) không cầm nổi nước mắt. Chị khóc không chỉ vì số phận mình mà còn khóc vì thương cho cuộc đời các anh. Hơn 20 năm trước, cha ra đi khi Hạnh vừa tròn 18. Một năm sau, dưới căn nhà lá ở khu vực bến me, phường Phú Hòa, Hạnh lại chứng kiến cơn đau liên hồi của mẹ. “Ngày ấy, trong một cơn đau đột quỵ, mẹ vội nắm tay tui trăn trối: cha mẹ cả đời làm thuê, cuốc mướn sinh ra được 5 anh em bọn con thì 4 anh bị điên. Nay mẹ ốm đau không thể sống được nữa, con hãy vì cha mẹ mà ráng thương mấy anh con”.
Rồi mẹ cũng đi nốt, mình Hạnh ở lại với 4 người anh tâm thần. Hạnh kể, đã có lúc chị định gieo mình xuống sông tự vẫn, nhưng lời mẹ dặn trước lúc ra đi và hình ảnh các anh bơ vơ không người chăm sóc đã giữ chị ở lại. Và Hạnh trở về, quyết hy sinh cả đời mình cho các anh.
Gánh nặng cuộc đời
Hai năm sau, ngôi nhà của 5 anh em Hạnh phải dời lên khu tái định cư mới vì nhà nước muốn lấy đất để khôi phục di tích Đại nội. “Lúc mới lên đây anh em khổ lắm, vay mượn mãi mới đủ tiền che lại ngôi nhà tạm bợ để cả nhà ra vào lúc nắng, khi mưa” - chị kể. Sáng chị đi làm công, bán thuê, trông giữ hàng ở chợ. Chiều về chị đi đến các nhà giàu xin giặt thuê quần áo, trông trẻ… để có tiền đổi gạo nuôi anh. Những lúc không có việc, chị lại đi cuốc cỏ thuê để thêm tiền mua thuốc chữa bệnh cho anh.
Cứ thế, ngày này qua ngày khác, đôi tay và thân thể Hạnh mỏi mòn theo từng năm tháng. Phụ công chị, vào một ngày đông năm 1998, người anh thứ hai Nguyễn Văn Thiều lên cơn co giật rồi qua đời. “Mặc dù biết anh đau nhưng không có tiền đưa anh đến bệnh viện, đành cắm răng mà chịu”- nói đến đây giọng chị như nghẹn - “người ta nói người điên thì không biết chi nhưng các anh vẫn biết đói, biết khát. Không có cơm cho mấy anh ăn, không có áo cho các anh mặc thì mấy anh đập phá, chửi bới suốt ngày. Chính vì thế mà anh cả bỏ đi lang thang ngoài chợ Đông Ba có chịu về mô”.
Trong ngôi nhà lạnh lẽo, chị Hạnh trầm ngâm kể về mấy người anh trai của mình: "Anh cả tên Hậu, sinh năm 1953, xinh đẹp và sáng láng như mọi đứa trẻ khác. Lên 10 tuổi thì anh Hậu mất trí nhớ rồi bạ đâu ngủ đó, bỏ đi cả ngày. Anh thứ ba tên Trung, sinh năm 1959. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà nói sảng huyên thuyên. Anh Ba kế tui mắc bệnh tâm thần nặng nhất. Ngày ra đầu chợ níu xe ôtô người ta, rồi ngủ quên dưới gầm xe không biết. Có hôm anh níu theo xe rồi bị trượt tay đập đầu xuống đất, chấn thuơng sọ não sau phát bệnh năng hơn".
Ba anh mỗi người điên mỗi kiểu. Chị Hạnh giờ không chỉ bị dằn vặt về miếng cơm manh áo hàng ngày cho mấy anh mà còn phải lảng tránh những câu hỏi về tương lai của mình. 40 tuổi đời, 20 năm chị sống trong đau khổ và với người khác có thể là địa ngục. Nhưng chị tâm sự: “Mình mà theo người khác thì các anh sẽ ra sao? Có ai chịu sống với mình để chia sẻ gánh nặng đâu, thà ở vậy nuôi các anh còn hơn nhìn cảnh người thân của mình chết dần. Đã có bao người con trai đến hỏi nhưng mình quyết ở vậy nuôi anh thôi!”.
Rồi chị chợt nhìn các anh thảng thốt: “Lỡ bây giờ không may mình chết trước thì các anh biết sống răng đây?”.
bi đã biết hoàn cảnh nay` bi xenm qua vtv1 chương trình người xây tổ ấm thật xuc động huuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu thank bạn cầu chúc cho chị ấy có 1 cuộc sống tốt đệp hơn
Sao chị lại đăng "chay" bài phóng sự ấy? Nếu thế qua truyền hình mọi người đều biết được rồi. Hay là chị đăng bài do chính chị viết ấy. Như thế sẽ hay hơn.
--------------------
Nhóm bạn bè:
Thành viên này chưa có người bạn nào trong mạng VnVista, nếu bạn muốn trở thành người bạn đầu tiên của thành viên này, hãy click vào đây
--------------------
Giơ tay lên, nhưng đừng vội hạ xuống. Và hãy kìm lòng. Chẳng có gì bó buộc được một con người, trừ những thứ anh ta luôn tin theo
Giúp đỡ đâu hẳn là vật chất, mình thiết nghĩ con ngươi việt nam cuộc sống tuy không thể bằng hoa kỳ, châu âu hay bất kỳ một quốc gia nào khác nhưng tinh thần tương trợ lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát chúng ta hơn nhiều. Bán họ hàng xa mua láng giềng gần, tối lửa tắt đèn chòm xóm có nhau. Nào cần đâu vật chất đời thường vì đôi khi điều đó vượt quá khả năng của chúng ta nhưng một lời động viên vài câu an ủi một lời kêu gọi chúng ta sẽ làm được điều đôi khi vượt ngoài mong đợi của chúng ta. Góp gió thành bão mà.