Niệm Phật hàng ngày trong thất niệm Phật là chúng ta gieo trồng chủng tử thành Phật. Mỗi tiếng niệm Phật là gieo trồng một chủng tử, mười tiếng niệm Phật là gieo trồng mười chủng tử. Nếu mỗi ngày quý vị niệm một triệu lần, quý vị dã gieo trồng một triệu chủng tử. Cứ niệm, đừng lo tâm tán loạn. - HT Tuyên Hóa
Người tôi muốn gặp:
Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh (Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối) trong Kinh Lăng Nghiêm là: "Ðoạn dâm, Ðoạn sát, Ðoạn thâu, Ðoạn vọng" (dứt dâm dục, dứt giết chóc, dứt trộm cắp, dứt nói dối). Bốn điều đó tương quan rất chặt chẽ với nhau. Nếu phạm giới dâm thì dễ dàng phạm giới sát và cũng dễ dàng phạm giới thâu, tức là ăn cắp, và giới vọng ngữ tức là nói láo. Bởi vì phạm giới dâm thì sát, đạo, vọng, đều đã bao gồm trong đó rồi, cho nên tuy chia làm bốn, nhưng hợp lại mà nói thì là nhất thể! Phật thật là vô cùng từ bi, hết lòng hết dạ dạy bảo chúng ta hết sức rõ ràng Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh.
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Sở thích cá nhân:
Kẻ tu hành phải có con mắt trạch pháp ("Trạch Pháp nhãn" hay "Dharma-selecting vision"), mới có thể chọn lựa thứ gì là chánh pháp, thứ gì là tà pháp. Chánh pháp là Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Ðây là sáu đại tông chỉ, người tu Ðạo noi theo sẽ có được chánh tri và chánh kiến. Ngược lại, tà pháp chính là tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, nói dối. Nếu có sáu thứ đó thì sẽ có tà tri tà kiến. Ðây là điểm then chốt, là đường phân ranh giữa hai phía, hướng tới phía trước là Chánh pháp, về phía sau là tà pháp.
Những thứ tôi ghét:
Kẻ tu hành phải có con mắt trạch pháp ("Trạch Pháp nhãn" hay "Dharma-selecting vision"), mới có thể chọn lựa thứ gì là chánh pháp, thứ gì là tà pháp. Chánh pháp là Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Ðây là sáu đại tông chỉ, người tu Ðạo noi theo sẽ có được chánh tri và chánh kiến. Ngược lại, tà pháp chính là tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, nói dối. Nếu có sáu thứ đó thì sẽ có tà tri tà kiến. Ðây là điểm then chốt, là đường phân ranh giữa hai phía, hướng tới phía trước là Chánh pháp, về phía sau là tà pháp.
Lúc rỗi rãi tôi thường:
Hết thẩy là khảo nghiệm,
Coi thử mình ra sao,
Ðối cảnh lầm không biết,
Phải luyện lại từ đầu.
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Sở thích âm nhạc:
Người tu Ðạo phải tích lũy công, bồi đắp đức hạnh, nhưng không được chấp trước những điều đã thực hiện, như câu thường nói: "quét sách mọi pháp, ly hết mọi tướng", chớ không thể nói rằng: "Tôi làm công đức này, tôi tu hành như thế kia" hay nói: "Tôi đã đạt tới cảnh giới này, tôi có pháp thần thông kia". Cho rằng có những thứ đó, nhưng xét kỹ chúng đều là hư dối, không nên tin, không thể bị mắc vào. Nếu tin vào nhưng điều kỳ dị, những pháp thần thông thì người tu không thể vào được chánh định, chánh thọ (tức Tam-muội). Nên hiểu rằng chánh định, chánh thọ không phải từ bên ngoài mà có được, nó phải từ trong tự tánh mà sanh ra. Bằng cách nào người tu đạt được? Ðó là do công phu hồi quang phản chiếu, quay lại nơi mình (phản cầu chư kỷ), chánh định chánh thọ mới thành tựu được.
Sở thích điện ảnh:
Người tu Ðạo phải tích lũy công, bồi đắp đức hạnh, nhưng không được chấp trước những điều đã thực hiện, như câu thường nói: "quét sách mọi pháp, ly hết mọi tướng", chớ không thể nói rằng: "Tôi làm công đức này, tôi tu hành như thế kia" hay nói: "Tôi đã đạt tới cảnh giới này, tôi có pháp thần thông kia". Cho rằng có những thứ đó, nhưng xét kỹ chúng đều là hư dối, không nên tin, không thể bị mắc vào. Nếu tin vào nhưng điều kỳ dị, những pháp thần thông thì người tu không thể vào được chánh định, chánh thọ (tức Tam-muội). Nên hiểu rằng chánh định, chánh thọ không phải từ bên ngoài mà có được, nó phải từ trong tự tánh mà sanh ra. Bằng cách nào người tu đạt được? Ðó là do công phu hồi quang phản chiếu, quay lại nơi mình (phản cầu chư kỷ), chánh định chánh thọ mới thành tựu được.
Sách, truyện:
Không tranh, tức là không sát sinh;
Không tham, tức là không trộm cắp;
Không cầu, tức là không dâm dục;
Không ích kỷ, tức là không vọng ngữ;
Không tự lợi, tức là không uống rượu.
Điều ước của tôi:
Thứ năm, Không Tự Lợi. Tông chỉ này càng quan trọng hơn cả tông chỉ thứ tư nữa. Ai ai cũng muốn tự lợi; song le, chúng ta nhất định không tự lợi bởi vì có như thế thì thế giới mới trở nên tốt đẹp được. "Không tự lợi" tức là muốn lợi ích cho người khác, quên đi chính mình. Tinh thần "xả kỷ vị nhân" (quên mình vì người) này còn vượt lên trên cả hành vi của Bồ-tát vì Bồ-tát thì tự lợi lợi tha, tự độ độ tha, tự giác giác tha chớ không chỉ lợi tha, chỉ độ tha và chỉ giác tha mà thôi!
Người tôi khâm phục:
Tâm tham lam mà nổi dậy thì đúng là lòng tham vô đáy, bất luận là tham tiền bạc hay vật chất, đều cứ thấy không đủ. Càng tham thì càng thấy không đủ, càng thấy không đủ thì lại càng tham, tham cho tới già mà vẫn chưa tỉnh ngộ! Con người bị chữ "tham" này hại cả đời, cho đến chết cũng còn cảm thấy rằng mình chưa sở hữu được vật này vật nọ, nên hết sức nuối tiếc. Thật là đáng thương biết bao! Tông chỉ thứ hai của Vạn Phật Thánh Thành là không tham bất kỳ tiền bạc, lợi ích, hay danh tiếng tốt đẹp, nói tóm lại là không tham gì cả; mỗi người chỉ theo bổn phận mà hoằng dương Phật Pháp, nối tiếp huệ mạng của Phật mà thôi!