Học hàm, học vị của nước ta gộp chung có phần không lành mạnh thông qua việc lạm phát học vị tiến sĩ, chức danh giáo sư, phó giáo sư, tức chuộng hư danh theo nhiều kiểu thiếu văn hóa.
Trong thực tế, nhiều người không có bằng cấp vẫn cống hiến cho xã hội và đất nước. Dù không là nhà chuyên môn có kiến thức khoa học sâu nhưng tư cách lãnh đạo thì không thiếu. Tệ nạn “dốt” có bằng cấp, nhờ thi hộ, lấy bằng giả theo nhiều kiểu... đang bôi xấu xã hội chúng ta. Kỳ thi phổ thông (2006),đã phơi bày hết mức. Từ lâu, hễ thi bậc phổ thông thì một tỉ lệ “quái gở” xuất hiện 100%, 99,8%... đỗ, trong đó hạng ưu quá bán, hạng giỏi chiếm gần hết, và hạng rớt đếm trên đầu ngón tay. Đây là tai nạn, hạ phẩm giá con người, hạ chất lượng học hành. Mục đích học tập đã bị hiểu lệch. Chưa thấy sự biểu dương đối với tự học mà một thời ở nước ta đã được kính trọng . Tự học để nâng cao kiến thức, thành khát khao của người trí thức. Đua đòi bằng cấp với bất cứ giá nào có liên quan đến mốt“thời thượng”: có bằng tiến sĩ thì cơ làm quan rất gần và sẽ trực tiếp đưa đến cái cơ làm giàu, một sự thật phũ phàng, nhưng lại được chấp nhận. Vấn đề rộng hơn là qui định trong tổ chức Đảng về cấp bằng đối với chức danh trong lãnh đạo Nhà nước, Đảng. Có thể coi đây là cội nguồn phát sinh tệ nạn. Muốn được đề bạt thì phải có bằng, cương vị cao thì cấp bằng phải cao. Để làm gì thì không biết, nhưng nó thành một thứ mẫu. Năng lực thật chìm sau cái bằng (có khi là bằng giả). Đất nước chúng ta cần gì? Cái hư danh nhiều tiến sĩ làm quan, hay cần người hoàn thành trách nhiệm?Ai có điều kiện thì cứ học, nhưng không đồng nhất bằng với chức. Đề nghị Ban Bí thư trung ương xem lại. Bằng cấp là sinh hoạt bình thường của mọi xã hội, song lấy nó làm thước đo năng lực và để bổ nhiệm cán bộ, thì việc làm này chẳng những không cách mạng mà cũng chẳng theo tập quán của bất cứ nền văn minh nào. (Trần bạch Đằng) |
Thực đơn người xem
Bài viết cuối
Truyện cười
|