nguyentientai's Blog

Các bài viết vào Monday 5th March 2007

 
Họ và tên Trọng Tấn
Ngày sinh: 1976
Quê quán: Thanh Hoá
Nơi ở hiện nay: Hà Nội
Điện thoại:

Dòng nhạc: Truyền thống, cách mạng
Chất giọng: Nam cao (Tennor)

Sinh ra tại Thanh Hoá trong một gia đình có bốn anh chị em. Trọng Tấn bắt đầu tham gia hoạt động văn nghệ từ khi còn là cậu học trò 'cưng' của trường Đào Duy Từ (Thanh Hoá).

Khi tốt nghiệp PTTH, Trọng Tấn dự định thi vào 3 trường Đại học Kiến Trúc, ĐH Tài Chính và Nhạc viện Hà Nội nhưng sau nhiều đêm "trăn trở", anh quyết định thi vào một trường duy nhất - Nhạc viện Hà Nội... và đã trở thành sinh viên của trường.

Có thể nói Trọng Tấn là người có lập trường và quyết đoán, không chiều theo thị hiếu ca nhạc thị trường, ca sĩ Trọng Tấn luôn dành hết tình cảm và tài năng của mình cho những ca khúc cách mạng để hát. Không những thế, những bản tình ca lãng mạn về tình yêu mà một số nhạc sĩ đã 'rút ruột nhả tơ cho đời', cũng được anh lặng lẽ đón nhận và chuyển tải nó một cách cảm động đến với công chúng yêu nhạc.

Hiện nay, Trọng Tấn là giảng viên Khoa Thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội. Giải nhất giọng hát hay Hà Nội năm 1997 với ca khúc "Người Hà Nội" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi Giải nhất giọng hát hay truyền hình toàn quốc năm 1999 với ca khúc "Tiếng đàn bầu" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc.


Họ và tên: Lệ Quyên
Ngày sinh: 
Quê quán:
Nơi cư trú: Hà Nội
Dòng nhạc: trữ tình


Cách đây một năm, những người yêu nhạc ở Hà Nội vẫn chưa có "khái niệm" gì về Lệ Quyên, cô ca sĩ hát ở các phòng trà, nhưng thời gian gần đây, Lệ Quyên đã có sự bứt phá bất ngờ với chất giọng cao, khoẻ và một phong cách trẻ trung rất ...Lệ Quyên.

Từ khi còn là sinh viên khoa Quần Chúng - Đại học Văn hoá (Hà Nội) Lệ Quyên đã bắt đầu bước vào con đường ca hát. Với chất giọng bẩm sinh và lối biểu diễn trong sáng hồn nhiên, Lệ Quyên đã trở thành một trong những ca sĩ phòng trà "đắt sô". Một trong những địa điểm cô thường biểu diễn là Hồ Gươm Xanh - Hà Nội.

Cho tới năm 2002, thời điểm tạo ra bước chuyển đáng nhớ của Lệ Quyên, cũng đúng vào dịp cô chính thức được chọn thể hiện ca khúc "VNPT hát cùng Sea Games". Bên cạnh các đàn chị có tiếng và "dầy dặn" kinh nghiệm biểu diễn, bằng chất giọng khoẻ và giàu xúc cảm, Lệ Quyên đã được chọn hát ca khúc của nhà tài trợ cho Sea Games. Qua những nỗ lực và khả năng sẵn có, Lệ Quyên đã lọt vào "mắt xanh" của một số nhạc sĩ, Trong số đó, sự gặp gỡ giữa chất giọng của cô và những sáng tác của nhạc sĩ trẻ
Tường Vănlà một dấu mốc - cho tới lúc này - có thể nói là quan trọng với Quyên. Album đầu tay Giấc mơ có thậtkhá thành công với các ca khúc như :Giấc mơ có thật, Thôi đừng chiêm bao, Trăng chiều,....


Họ và tên: 
Nguyễn Thị Thu Hiền 
Ngày sinh: 03/5/1952 
Nguyên quán: Thái Bình
Nơi ở hiện nay: Hà Nội
Dòng nhạc:
ca khúc cách mạng,
trữ tình, dân ca
Chất giọng: nữ cao


Sinh ngày 3-5-1952 tại Đông Hưng, Thái Bình. NSND Thu Hiền, hiện là Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.

Năm 1967 đến 1968, Thu Hiền cùng đoàn quân khu Tây Bắc vào biểu diễn phục vụ động viên tinh thần chiến đấu chống giặc Mỹ của quân  và dân tuyến lửa miền Trung.


Năm 1971, về Đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương. Năm 1972, cùng đoàn văn công Tây Nguyên vào giải phóng Quảng Trị. Thu Hiền là người được tham dự cuộc trao trả tù binh. Năm 1975, Thu Hiền cùng Đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương theo bước chân thần tốc vào giải phóng thành phố Huế.


Giọng hát của Thu Hiền vốn đã đằm thắm chất dân ca  càng thêm mượt mà, tinh tế, sâu lắng và gợi cảm hơn. Thu Hiền đã để lại trong công chúng yêu nhạc một dấu ấn khó phai qua các ca khúc mà chị thể hiện: Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp - thơ Đằng Giao), Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh ( Văn Tý), Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân) ... Đã xuất bản trên 20 album CD.


Hiếm có ca sĩ nào như NSND Thu Hiền, đứng trên đỉnh cao nghệ thuật suốt hơn 40 năm với vị trí số một trong dòng nhạc dân ca Bắc Bộ. Giờ đây, đã ở tuổi "ngũ thập", chị vẫn lao động nghệ thuật bền bỉ.

Năm 1993, Thu Hiền được tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.


Họ và tên:

Phan Huỳnh Điểu
Ngày sinh: 11/11/1924
Quê quán: Đà Nẵng
Nơi ở hiện nay:

TP. Hồ Chí Minh
Sáng tác chính:

ca khúc cách mạng,

ca khúc trữ tình


Ông còn có bút danh Huy Quang. Sinh ngày 11 tháng 11 năm 1924, quê ở Đà Nẵng. Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc từ những năm 40, trong nhóm tân nhạc.

Sau Trầu cau, sáng tác của ông được biết rộng rãi là bài Đoàn Giải phóng quân viết cuối năm 1945. Đây là một ca khúc có giá trị trong giai đoạn đầu khởi nghĩa, cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng, có ấn tượng rất sâu đậm trong mọi tầng lớp nhân dân.

Trong Kháng chiến chống thực dân Pháp, ông gia nhập quân đội, công tác ở Liên khu V, viết một số ca khúc, như Nhớ ơn Hồ Chủ tịch, Quê tôi ở miền Nam, Mùa đông binh sĩ, Bài ca Thanh niên tuyên truyền xung phong...

Năm 1955, sau khi tập kết ra Bắc, ông công tác ở Ban Nhạc vũ, Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1957, khi thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông được cử vào Ban Chấp hành, là Uỷ viên Thường vụ và công tác tại Hội. Tháng 12 năm 1964, ông vào chiến trường Trung Trung Bộ, ở trong Ban Văn nghệ Khu. Bản hành khúc Ra tiền tuyến với bút danh Huy Quang đã là giai điệu thôi thúc những người lính Khu V ngày ấy. Sau khi thống nhất đất nước, ông chuyển về Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh làm việc và sáng tác.

Âm nhạc của ông có giai điệu trau chuốt, trữ tình, ngay cả trong thể loại hành khúc, như Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm (thơ Bùi Công Minh). Ông có nhiều thành công khi viết về đề tài tình yêu đôi lứa hoà trong tình cảm chung của dân tộc: Tình trong lá thiếp, Những ánh sao đêm, Bóng cây kơ-nia (thơ Ngọc Ánh), Anh ở đầu sông em cuối sông (thơ Hoài Vũ), Sợi nhớ sợi thương (thơ Thuý Bắc), Thuyền và biển (thơ Xuân Quỳnh). Ông còn là tác giả những bài hát cho lứa tuổi thiếu nhi được yêu thích như Nhớ ơn Bác, Đội kèn tí hon, Những em bé ngoan...

Phan Huỳnh Điểu là một trong những tác giả tân nhạc đầu tiên và bút pháp vẫn sung sức cho đến tận bây giờ. Ông là một trong những nhạc sĩ đàn anh, có rất nhiều đóng góp xứng đáng.

Đã xuất bản Tập ca khúc Phan Huỳnh Điểu và nhiều album audio, video.



Họ và tên:
Phó Đức Phương
Ngày sinh: 23/7/1944 
Quê quán: Hưng Yên
Nơi cư trú: Hà Nội
Sáng tác chính:
ca khúc trữ tình
âm hưởng dân ca


Ông sinh ngày 23-7-1944 ở Hà Nội. Nguyên quán Văn Giang, Hưng yên.

Sau khi tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội, ông vào học chuyên ngành sáng tác trường Âm nhạc Việt Nam từ 1996 đến 1971. Từ 1976 đến 1985, là chuyên viên Vụ Âm nhạc và múa. Năm 1988 về Cục Nghệ thuật biểu diễn. Hiện là Giám đốc trung tâm bản quyền tác giả Việt Nam của Hội nhạc sĩ Việt Nam.

Phó Đức Phương là nhạc sĩ luôn tìm tòi, khai thác những tinh hoa trong âm nhạc dân gian của từng vùng, miền để đưa vào tác phẩm. Về thanh nhạc có:
Những cô gái quan họ, Trên hồ núi, Huyền thoại Hồ núi Cốc, Một thoáng Tây Hồ, Mộng mị Sapa, Biển mũi, Trên đỉnh Phù Vân, Chảy đi sông ơi, Trương Chi...

Ông còn viết nhạc cho hàng chục bộ phim:Những đứa con, Trăng rằm, Lưu lạc, Giông tố...và nhạc cho nhiều vở sân khấu như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Nguồn sáng trong đời. Tôi và chúng ta, Nghêu sò ốc hến, Thầy khoá làng tôi, Rừng trúc... Đã xuất bản 6 ca khúc Phó đức Phương, Nxb Văn hoá, 1983, và Album Audio tác giả.

Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Những cô gái quan họ, Hò trên núi, Một thoáng Tây Hồ, Nha Trang thu, trên Đỉnh phù Vân.



Họ và tên: Trần Tiến
Ngày sinh: 16/5/1947 
Nguyên quán: Hà Tây
Nơi cư trú: TP. HCM
Sáng tác chính:
ca khúc trữ tình

Tốt nghiệp Khoa Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Hiện công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 16 tuổi, nhạc sĩ Trần Tiến làm hậu đài cho Đoàn Ca Múa Hà Nội. Sau một năm tự học, năm 17 tuổi trở thành nghệ sĩ đơn ca của Đoàn và đi biểu diễn ở vùng tuyến lửa lúc bấy giờ như Quảng Bình, Vĩnh Linh. Các bài hát Thanh niên ra tiền tuyến, Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp, ra đời trong thời gian này và đã đoạt Giải A cuộc thi "Tiếng hát át tiếng bom" do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức. Thời gian sau, ông đi chiến trường Lào và đi biên giới phía Bắc, vừa sáng tác vừa biểu diễn. Trần Tiến viết ca khúc đều đặn.

Xuất thân là ca sĩ chuyển sang sáng tác, Trần Tiến có một lợi thế tốt đẹp trong việc tự biểu diễn giới thiệu các tác phẩm của mình một cách sâu sắc, biểu đạt được tận cùng cảm xúc của người viết. Vì vậy, Trần Tiến đã được công chúng rộng rãi yêu mến. Một loạt các bài hát của ông đã gây ấn tượng mạnh mẽ về một bút pháp có phong cách riêng: Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp, Những đôi mắt mang hình viên đạn, Giai điệu Tổ quốc, Điệp khúc tình yêu, Mùa xuân gọi, Nếu bạn tìm tới Lênin - Hồ Chí Minh, Vết chân tròn trên cát, Thành phố trẻ, Mặt trời bé con, Con chim sẻ tóc xù, Ngẫu hứng sông Hồng, Chiếc vòng cầu hôn, Ngọn lửa cao nguyên, Tiếng trống baranưng, Tạm biệt chim én, Tùy hứng "Lý qua cầu", Cô bé vô tư, Sao em nỡ vội lấy chồng, Tóc gió thôi bay.

Trần Tiến đã nhận nhiều giải thưởng về âm nhạc. Năm 1979: 10 bài hát được quần chúng ưa thích trong năm do báo "Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh" bình chọn. Năm 1992, Giải bài hát hay nhất hai năm 1992 - 1993 do Đài Truyền hình Việt Nam bình chọn (bài Chiếc vòng cầu hôn). Năm 1990, Giải thưởng Trung ương Đoàn về đề tài Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (bài Sao em nỡ vội lấy chồng). Năm 1975-1985, danh hiệu "Nhạc sĩ được yêu thích nhất 10 năm sau giải phóng" do báo "Tuổi Trẻ" và Hội Nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bình chọn. Ngoài ra, Trần Tiến còn viết phần âm nhạc cho một số phim truyện và phim tài liệu như: Rừng lạnh, Vị đắng tình yêu, Tóc gió thôi bay… Đã xuất bản Tuyển chọn ca khúc Trần Tiến (1996), Album Sao em nỡ vội lấy chồng (1996).



Họ và tên: 
Nguyễn Mạnh Cường 
Ngày sinh: 01/12/1943 
Quê quán: Hà Nội
Nơi cư trú: Hà Nội
Sáng tác chính:
ca khúc trữ tình
âm hưởng Tây nguyên


 Tuổi Mùi, người Hà Nội gốc, lớn lên ở phố cổ Hàng Bạc, tốt nghiệp khoa sáng tác Nhạc viện Hà Nội... thế nhưng gắn bó với Tây Nguyên như một cơ duyên đến mức nhiều người nhầm tưởng Nguyễn Cường là con của núi rừng. Dưới đây là tâm sự của nhạc sĩ.

Nhạc sĩ Trần Tiến, bạn thân của tôi, đã có lần nhận xét: "Nguyễn Cường không yêu lăng nhăng, nhưng yêu ai thì rất đắm đuối". Đối với tôi, đây không phải là một lời khen mà là một nhận xét chính xác. Tôi nghĩ trái tim người đàn ông như cái nồi "súpde", nếu xì nhiều lỗ thì không thể xì mạnh được. Người ta không đánh giá một người đàn ông nhiều nam tính ở chỗ anh ta yêu nhiều. Điều quan trọng là yêu sâu sắc. Tôi nghĩ một anh chàng mà yêu hai cô gái cùng một lúc thì chắc không phải là yêu rồi.

Còn trong âm nhạc ư? Tôi thừa nhận tình yêu là một phần rất quan trọng trong cuộc sống và thời gian yêu chiếm gần hết cuộc sống của tôi. Nhưng đừng hiểu đơn giản đó là tình yêu đôi lứa, tôi yêu cả cuộc đời này. Bạn cũng thấy, những tác phẩm lớn trên thế giới đâu phải chỉ là những tác phẩm biết về tình yêu nam nữ mà là tình yêu đất nước, là những suy tư của con người về nhiều thứ. Tình ca của Hoàng Việt, tôi nghĩ đến thời điểm này vẫn chưa ai vượt qua. Nó là tình yêu của cả cái chung và cái riêng mà vẫn rất hay đấy chứ.
Đàn cầm dây vũ dây văn là tác phẩm viết dựa trên mối tình đầu của Nguyễn Công Trứ với cô hát ả đào. Theo nhận xét của nhiều người thì chỉ đau nỗi đau của người khác sẽ khó có tác phẩm da diết như thế. Nhưng với tôi thì người nghệ sĩ cũng như những người bình thường khác, họ cũng trải nghiệm bằng chính cuộc sống của họ và cả những người xung quanh. Nhưng nghệ sĩ hơn những người bình thường ở chỗ, họ nói được cảm xúc của người khác trong khi làm cho người nghe cảm nhận rằng đó là những cảm xúc, những trải nghiệm của chính họ. Một nghệ sĩ viết nhiều về tình yêu có thể là người đàn ông yêu nhiều nhưng cũng có thể họ viết trên cảm xúc của người khác, yêu bằng tình yêu của người khác.

Nếu hỏi tôi về hình tượng một người phụ nữ đẹp nhất thì tôi nói rằng người đó chính là Thị Mầu. Đó là người phụ nữ đẹp nhất, nữ tính nhất. Bạn có biết tại sao lại gọi cô ấy là Thị Mầu không? Bởi vì nó màu mỡ, nó nảy nở, nó tràn đầy sức sống. Sao gọi là Kính? Đó là em kính chị nhưng em không dám yêu chị. Tôi đang chuẩn bị ra CD tứ bình Thị Mầu do Ngọc Khuê trình bày, trong đó bài thứ ba có câu hát: "Hết oan trái rồi Thị Kính làm duyên". Tôi cũng muốn cho cô Thị Kính được lấy chồng chứ để cho bọn con trai nó thờ thì mệt quá.

Rất nhiều người phụ nữ đã hỏi tôi: Có bao giờ anh cảm thấy trống rỗng? Có chứ, ví dụ như lúc này. Thường là qua một đợt làm việc căng thẳng tâm trạng tôi hay như thế. Tôi đang viết một bài kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội có tên là Gặp gió sông Hồng. Bài này tôi đã viết 8 năm rồi. Tôi có hai ca khúc viết về Hà Nội là Mãi mãi tuổi thơ tôi Hà Nội và Gặp gió sông Hồng, bài nào cũng viết lâu như thế.

Hà Nội là nơi tôi lớn lên với đầy ắp kỷ niệm, thế nhưng rất nhiều người cứ ngỡ tôi là người Tây Nguyên. Chính điều đó cũng là điều rất tự hào đối với tôi. Từ lâu lắm rồi, tôi đã coi mình là người con thực sự của Tây Nguyên, bà con trong đó cũng coi tôi như thế. Mình ca ngợi quê hương họ, làm cho họ tự hào về mảnh đất của mình thì làm sao họ không yêu mến mình được. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của người nghệ sĩ. Một lần tôi đi từ cầu Bà Ri (Quy Nhơn) đến Gia Lai, anh bạn ở Sở VHTT Quy Nhơn mặc cả mãi anh lái xe mới đồng ý giá 500 nghìn đồng. Trên đường đi, chẳng ai nói với ai câu nào, đến tận khi hết xăng phải vào bơm, mấy anh bạn ở trạm xăng nhận ra tôi, nên nói với anh lái xe: "Ông phải chạy xe cẩn thận, vì đây là một người đặc biệt của Tây Nguyên đấy nhé". Đến Plâycu, khi tôi rút tiền ra trả thì anh lái xe nhất định không nhận, anh ấy bảo: "Anh đã cho chúng tôi bao nhiêu, chẳng lẽ tôi lại không kỷ niệm được anh một chuyến đi?". Ba bốn tiếng đi với nhau không nói một câu mà cuối cùng lại làm cho mình vô cùng bất ngờ. Đấy, cái tình của người ta thế đấy. Tôi cũng vừa có một chuyến đi Đăk Lăk về, viết bài theo đơn đặt hàng của cà phê Trung Nguyên ấy mà.

Sự gắn bó của tôi với Tây Nguyên gần như là một "cơ duyên" đã được định sẵn. Năm 1964, khi tốt nghiệp trung cấp violoncelle trường âm nhạc Hà Nội, tôi đã được phân công về Đoàn văn công Tây Nguyên và ở lại đó 2 năm. Ngay lập tức, cái nắng, cái gió, cafe và cả màu đất đỏ bazan của vùng đất hoang sơ này đã quyến rũ tôi. Năm 1981, tôi và nhạc sĩ Trần Tiến quay lại vùng đất này. Ấn tượng mạnh mẽ nhất của tôi lúc ấy là được nghe người dân đánh chiêng trong một đêm uống rượu cần. Nhịp chiêng ấy đã tạo cho tôi cảm xúc để viết bài hát Nhịp chiêng buôn Kơ Siar với khúc mở đầu "Đêm huyền thoại, Đêm dừng lại, tôi nghe từ buôn Kơ Siar...". Cũng năm 1981, ca khúc Hơ Zen lên rẫy của tôi đã được công chúng đón nhận khá là nồng nhiệt. Tôi nhớ không chính xác, nhưng 40 năm qua, khoảng 60 ca khúc và tác phẩm khí nhạc đã ra đời trên âm hưởng những giai điệu dân gian của vùng đất Tây Nguyên. Mỗi lần đến, mỗi lần đi, cảm xúc lại đến, lại về, và một ca khúc mới ra đời.

Cuốn hút tôi, trước hết là con người Tây Nguyên, tâm hồn Tây Nguyên với những chàng trai, cô gái Bana, Êđê và nền âm nhạc cũng như văn hóa độc đáo của họ. Gần như bất cứ điều gì của vùng đất này cũng tạo nên những cảm xúc rất mới lạ, ví như một lần Sở Văn hóa Thông tin Đăk Lăk mời tôi lên Tây Nguyên tổ chức trại sáng tác. Mọi người ai cũng có tác phẩm, và tôi, với ấn tượng thật đặc biệt về lần trở về quê hương thứ hai của mình nên đã "viết mà như không" về một Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuột. Câu đầu tiên gần như thốt lên "gặp lại em, mùa mưa, con đường xưa đây rồi...". Bài hát này, sau đó đã được khán giả rất thích thú, thậm chí một số người còn vui vẻ đặt lời tạo ra những "dị bản" rất hay.

Tôi phải thú thực là tôi chưa hiểm nhiều về Tây Nguyên, nhưng tôi cảm được vẻ đẹp của thiên nhiên, sự hiền hòa và thân thiện của con người nơi này. Chính vẻ đẹp ấy đã giúp tôi sáng tác không phải bằng cái đầu tỉnh táo mà là một trái tim nóng bỏng, trái tim ấy đã hòa nhịp với những người dân Tây Nguyên đáng yêu và rất thật thà. Tôi tuy sống ở Hà Nội nhưng vẫn đi đi - về về Tây Nguyên. Vì đấy là quê hương thứ hai của tôi, là vùng đất tôi chịu ơn sâu nặng. Có người từng hỏi, tại sao Nguyễn Cường là người Hà Nội mà lại sáng tác nhạc Tây Nguyên? Câu trả lời rất đơn giản, chính vì tôi là người Hà Nội nên tôi mới sáng tác nhạc Tây Nguyên. Vì Hà Nội là trung tâm của cả nước, cả nước hướng về Hà Nội và Hà Nội hướng ra cả nước.

Nhiều nhạc sĩ có thể làm giàu bằng âm nhạc, bằng chính nghề nghiệp của mình. Trong cuộc sống, tôi ít nhắc đến tiền, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi không cần tiền. Và thực ra chẳng mấy ai là không cần tiền, cái quan trọng là cách mình ứng xử với đồng tiền như thế nào. Ngoài thu nhập từ âm nhạc, tôi chẳng có khoản thu nào khác, vậy thì tại sao mình không kiếm sống bằng nghề của mình. Có người còn cảnh báo tôi, hãy cẩn thận với những "địa phương ca", đừng sáng tác quá nhiều địa phương ca theo đơn đặt hàng, vì nó rất nguy hiểm. Nhưng tôi thì lại không nghĩ vậy. Một người có tài thì bài hát thế nào cũng có sức sống, cũng có khán giả, dù địa phương ca hay tình ca đều hay. Chỉ một khách sạn California mà họ đã viết được bài nổi tiếng thế giới cả mấy chục năm nay thì sao? Tôi vừa sáng tác hai bài về đồng bằng Bắc Bộ theo đơn đặt hàng từ Bắc Ninh, đó là Tôi về ngẩn ngơ và Thành phố mình quan họ, hai bài "đặt hàng" đấy mà tôi vẫn rất vừa ý.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường (tự kể)


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

nguyentientai
Họ tên: Nguyễn Tiến Tài
Nghề nghiệp: sinh viên
Sinh nhật: : 15 Tháng 10 - 1986
Nơi ở: Thanh Sơn_Phú Thọ
Yahoo: changtraicodon_tientai  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
_*____*___*__YOU ALWAY IN MY HEART___*____*__*_

Bạn bè
gemini3691
gemini3691
Narj
Narj
bis_poo
bis_poo
lolibibica
lolibibica
killme_kissme
killme_kissme
doan huong
doan huong
chipnho_k
chipnho_k
hoingocxit
hoingocxit
socola
socola
talabannhe_ok
talabannhe_ok
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31



Bình luận mới
phamvangiang_92 trong thư viện wed hay!
le quang linh trong thư viện wed hay!
le quan linh trong thư viện wed hay!
babysock_hankephutinh trong thư viện wed hay!
hanhi trong thư viện wed hay!
bin.no1 trong thư viện wed hay!
UttermDep trong thư viện wed hay!
tiến tài trong thư viện wed hay!
linhlinh_lovelythk trong thư viện wed hay!
pencatsilate trong Khi tình yêu "bốc cháy"

(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười


Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025   VnVista.com