Love and Life

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




Truyện cười

Tin nhanh

Các bài viết vào Sunday 7th October 2007

   Trong: Cuộc sống
 

Vụ ám sát tổng thống thứ 35 của Mỹ - Tổng thống John F. Kennedy - diễn ra vào lúc 11h30 ngày 22 tháng 11 năm 1963, tại Dallas, bang Texas. Tổng thống Kennedy đã bị bắn khi cùng đoàn xe đi ngang qua Dealy Plaza.

Đi cùng xe với tổng thống có Đệ nhất Phu nhân Jacqueline Kennedy, thống đốc bang Texas John Conally và phu nhân của ông này.

Vào lúc 1 giờ chiều cùng ngày, Tổng thống Kennedy qua đời tại phòng cấp cứu bệnh viện Parkland.

Mục lục

[giấu]
<script type=text/javascript> //

[sửa] Sơ khởi

Tổng thống Kennedy đã tới Texas vào tháng 11 năm 1963 vì một số nguyên nhân: thúc đẩy quỹ của đảng Dân chủ cho việc tranh cử tổng thống, để tìm các lá phiếu cho lần tái ứng cử và để giảng hòa các xung đột chính trị nội địa ở đây.

Chung quy, Texas không phải là một nơi thân thiện cho tổng thống lúc bấy giờ. Vấn đề an ninh cũng vô cùng nhạy cảm ở đây.

Trong kế hoạch, Kennedy sẽ đi bằng xe limousine của tổng thống từ phi trường Love Field, qua Dallas, đến Dallas Trade Mart để đọc một bài diễn văn.

Ngày hôm đó, tổng thống đi xe mui trần (mui đã được bỏ ra trước đó). Thống đốc bang Texas và phu nhân ngồi hàng ghế sau hàng ghế của tài xế, Kennedy và Đệ nhất Phu nhân ngồi ở hàng cuối cùng.

[sửa] Vụ ám sát

Không lâu trước 11h30 trưa, xe của Tổng thống từ từ tiến đến Kho sách giáo khoa Texas (tại Dealy Plaza), tới góc đường giữa đường Houston và đường Elm xe cua một góc 120 độ về phía bên trái vào đường Elm.

Xe của Kennedy, không lâu trước khi ông bị bắn
Xe của Kennedy, không lâu trước khi ông bị bắn

Khi xe vượt qua khỏi góc đường, có một vài tiếng súng nổ lên, nhằm vào xe của Kennedy trong một khoảng thời gian là từ 6 cho đến 24 giây. Xe của tổng thống giảm tốc độ từ 20 xuống còn 15 km/h trong khoảng thời gian các viên đạn được bắn đi.

Tổng thống bị thương ở lưng (nơi giáp với cổ) và ở phía sau đầu, bên phải. Vết thương thứ hai là vết thương chết người (do các bác sỹ xét nghiệp tử thi kết luận).

Sau khi viên đạn chết người được bắn ra, đặc viên mật vụ Clinton J. Hill lập tức rời chiếc xe chạy sau và nhảy lên cốp sau của xe tổng thống.

Mặc dù thống đốc bang Texas Connally cũng bị thương nghiêm trọng từ một trong những phát súng, ông này sau phục hồi.

[sửa] Tổng thống qua đời

Xe của tổng thống sau đó tăng tốc tiến tới bệnh viện Parkland, nơi ông này được đưa vào phòng cấp cứu số 1. Không lâu, 1 giờ 30 phút sau, sau khi các hoạt động tim của đã ngừng, ông được tuyên bố qua đời. "Chúng tôi chưa hề có niềm hy vọng cứu được ông ấy", một bác sỹ nói trước hoàn cảnh của Kennedy.

Phó tổng thống Lyndon B. Johnson nhậm chức Tổng thống ngay trên Air Force One, sau khi Kennedy qua đời
Phó tổng thống Lyndon B. Johnson nhậm chức Tổng thống ngay trên Air Force One, sau khi Kennedy qua đời

Khoảng sau 2 giờ chiều một lát, xác của Kennedy được chở về chuyên cơ Tổng thống Air Force One để về Washington, D.C.. (Điều này thực ra trái với luật bang Texas, vì hành động ám sát diễn ra tại Texas, và lúc bấy giờ ám sát Tổng thống được định nghĩa như giết người.) Phó Tổng thống Lyndon Baines Johnson tuyên thệ nhậm chức Tổng thống trên Air Force One sau khi chiếc may bay rời phi trường Love Field, the đúng hiến pháp Hoa Kỳ.

Lee Harvey Oswald, nghi phạm số một, bị bắt không lâu sau vụ ám sát, sau khi giết một cảnh sát. Oswald từ chối lời buộc tội ám sát tổng thống. Oswald bị Jack Ruby bắn 2 ngày sau đó.

[sửa] Điều tra

Ủy hội Warren (do tổng thống kế nhiệm Lyndon B. Johnson thành lập) kết luận là Lee Harvey Oswald, đơn phương, đã ám sát Kennedy.

1979, HSCA kết luận là Lee H. Oswald cùng với một tay súng nữa đã ám sát Kennedy.

[sửa] Các giả thuyết

Chú ý là dưới đây chỉ là các giả thuyết, chưa được chính thức công nhận.

Sau đây là các yếu tố, nhân vật, tổ chức, thế lực hay một phần của các yếu tố trên đã được nghi là đã có thể tiếp tay/tổ chức vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy:

[sửa] Những người chống Fidel Castro

Có giả thuyết cho rằng thất bại của Kennedy trong việc hỗ trợ các người dân Cuba lưu đày chống Fidel Castro trong vụ Vịnh con Heo (lật đổ chính quyền cộng sản Castro ở Cuba) đã làm trở thành nguyên do trả thù cho cac người này. Trong vụ Vịnh con Heo, Tổng thống Kennedy đã đỡ đầu cuộc lật đổ, tuy nhiên ông này rút không quân yểm trợ về và từ chối việc dùng quân lực Mỹ để giúp đỡ. Các người này trong thời điểm đó vẫn còn đang được CIA huấn luyện.

[sửa] Chống việc tháo bỏ nạn phân biệt chủng tộc

Có giả thuyết cho rằng Kennedy và Martin Luther King, Jr. bị ám sát để làm chậm đi sự tiến bộ trong đấu tranh xã hội của người Mỹ gốc Phi (cả hai nhân vật đều ủng hộ sự bãi bỏ nạn phân biệt chủng tộc).

[sửa] Cục tình báo trung ương

Là một thuyết tương đối nổi trội, có nhiều người cho rằng CIA cố gắng thủ tiêu Kennedy sau khi ông này muốn giảm quyền lực của cơ quan CIA.

[sửa] Các băng nhóm tội phạm

[sửa] Fidel Castro

Chung quy, quan hệ giữa Kennedy và Fidel Castro không hề tốt đẹp. Nên chú ý rằng đây là vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh giữa hai hệ tư tưởng: Mỹ với chế độ dân chủ và các nước xã hội chủ nghĩa với chế độ cộng sản.

Kennedy và CIA đều có nhiều kế hoạch nhằm lật đổ hay thủ tiêu chính quyền Fidel Castro, đáng để ý là cuộc xâm lược Vịnh con Heo do Mỹ đỡ đầu. Fidel cũng có lần công bố cảnh báo các vị lãnh đạo của Mỹ sẽ gặp nguy hiểm khi mưu toán tới việc giết ông này.

[sửa] Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ

Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bị đe dọa mất nhiều quyền lực dưới thời Kennedy. (Ví dụ như Công lệnh 11110 được Kennedy ký.)

Vấn đề này cũng được nhiều người cho rằng các cuộc ám sát Tổng thống trước như Abraham Lincoln, James GarfieldWilliam McKinley.

[sửa] Ngộ sát do mật vụ George Hickey

Trong quyển sách "Mortal Error", giả thuyết đưa lên rằng Lee Harvey Oswald đã có kế hoạch ám sát Kennedy, và cũng đã làm ông này bị thương bằng (những) phát đạn đầu tiên. Tuy nhiên, vết thương gây tử vong của Kennedy là do một tai nạn, khi đặc viên mật vụ George Hickey sơ ý cướp cò súng sau xe của Kennedy.

Hickey phủ nhận nhận định trên.

[sửa] Chính quyền Israel

Chính quyền Israel đã phẫn nộ trước áp lực của Kennedy về chương trình vũ khí hạt nhân bí mật của nước này, và trước sự đồng cảm của ông này với người Ả Rập.

[sửa] Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson

Phó tổng thống Lyndon B. Johnson
Phó tổng thống Lyndon B. Johnson

Phó tổng thống đương nhiệm Lyndon B. Johnson có lẽ là người đạt được nhiều quyền lợi nhất từ cái chết của Tổng thống Kennedy. Dễ thấy, theo Hiến pháp Hoa Kỳ thì ông này sẽ lên làm tổng thống. Chính ông cũng đã nói khi nhậm chức Phó tổng thống là "Trong 4 tổng thống thì 1 bị ám sát, có thể tôi sẽ gặp may mắn?" Thái độ của Johnson khi nhậm chức Tổng thống trên Air Force One ngay sau khi Kennedy qua đời cùng với Nhật ký Nhà trắng của Lady Bird - vợ của Johnson - cũng đáng bàn cãi.

Quan hệ giữa Kennedy và Johnson cũng không hề tốt đẹp gì trong nhiệm kỳ Kennedy. Thực tế thì Kennedy có ý định bãi nhiệm ông này.

Một số người khi viết tiểu sử cho Johnson tin rằng ông này có máu cầu tiến trong chính trị và ham muốn quyền lực.

[sửa] Edgar Hoover - FBI

[sửa] Thuyết về công nghệ quân sự

Tổng thống Kennedy có những ý định rút các dính líu, đầu tư quân sự vào Việt Nam sớm (có thể Chiến tranh Việt Nam đã không xảy ra nếu ông này sống và thực hiện các kế hoạch này).

Sau khi ông này qua đời, Phó tổng thống lên thay Lyndon B. Johnson là người chịu trách nhiệm cho việc leo thang chiến tranh ở Việt Nam.

[sửa] Thuyết về công nghiệp dầu

Các nhà buôn bán dầu ở Texas (cùng với những nhà băng hợp tác với họ) đã đối mặt trước việc thuất thoát lợi nhuận dưới những chính sách của Kennedy.

[sửa] Tội phạm có tổ chức và CIA

Thuyết này được bắt đầu khi nhiều người cho rằng các băng nhóm tội phạm có tổ chức gặp nhiều tấn công dưới những chính sách của các tổng thống, trong đó đặc biệt có Kennedy.

Các băng nhóm này có liên hệ mật thiết với CIA trong việc cố gắng lật đổ chính quyền Castro. Xem thêm: Chiến dịch Mongoose.

[sửa] Ngô Đình Diệm

Ngô Đình Diệm, ban đầu được Mỹ bảo trợ ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, Kennedy dường như có kế hoạch lật đổ ông này vì làm việc không hiệu quả.

[sửa] Chính quyền Xô Viết

Chính quyền Xô Viết cũng được cho là có dính líu đến việc dàn dựng ám sát Tổng thống Kennedy, khi mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết trong Chiến tranh Lạnh ngày càng căng thẳng.

Phản ứng của công chúng Mỹ ngay sau cuộc ám sát là hoang mang trước một nguy cơ tấn công của Xô Viết, mà Kennedy là mục tiêu đầu tiên.

[sửa] Cuba, Xô Viết

Như một số các thuyết trên, mâu thuẫn của chế độ cộng sản và Mỹ lên rất cao. Có nhiều người cho rằng Lee Harvey Oswald được chế độ cộng sản nước ngoài tiếp tay. Oswald được biết là một người theo chủ nghĩa Marx, có sống ở Liên bang Xô Viết và có bằng chứng ghi nhận là ông này ủng hộ chính quyền Castro.

Tuy nhiên, Oswald từ chối các buộc tội, và nhận mình là một dễ bị lợi dụng.


Chân dung tại Nhà Trắng của Tồng thống John F. Kennedy
Chân dung tại Nhà Trắng của Tồng thống John F. Kennedy

 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

baothach
Nghề nghiệp: Sinh viên
Sinh nhật: : 29 Tháng 6 - 1990
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
The love we gave is the only love we keep"

Bạn bè
HANG MO
HANG MO
p3' h3o lov3 u 4ever
p3' h3o lov3 u 4ever
thanhquoc
thanhquoc
...Nh0c...Bu0n...
...Nh0c...Bu0n...
hong_ngoc123
hong_ngoc123
Lãng Tử Sầu
Lãng Tử Sầu
cuopbien
cuopbien
sieurapquangngai
sieurapquangngai
babiimeo
babiimeo
thewind_91
thewind_91
Xem tất cả

(♥ Góc Thơ ♥)

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com