truongthanhthien

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Private Character Editor Trình tạo font, logo, chữ ký sẵn có trong Windows

Nếu muốn tạo những font chữ đặc biệt cho riêng mình, bạn có thể dùng các chương trình như Fontlab Studio, The Font Creator... Nhưng nếu đang dùng hệ điều hành WindowsXP, bạn không cần phải dùng đến các chương trình nói trên mà có thể sử dụng Private Character Editor (PCE). Đây là chương trình nằm ẩn trong Windows XP nên ít người biết đến. LBVMVT số 45 đã có giới thiệu sơ lược chương trình này, bài này sẽ nói rõ hơn về cách sử dụng theo yêu cầu của một số bạn đọc.

Private Character Editor hay còn gọi là Eudcedit là công cụ dùng để thiết kế font, logo, symbol... rất mạnh, nhanh chóng, độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân. Khi dùng PCE, bạn có cảm giác quen thuộc như khi đang dùng Paint trong Windows. Với PCE, qua vài nét vẽ và mấy cái bấm chuột, bạn sẽ có được những kiểu chữ, những logo, chữ ký... độc đáo, mang phong cách riêng của mình.


SỬ DỤNG PCE SỬ DỤNG PCE


Để khởi động PCE, bạn vào menu Start > Run, gõ eudcedit vào ô Open rồi bấm OK.

1. Tạo font, logo...

Trong giao diện PCE xuất hiện hộp Select Code. Nếu hộp này không xuất hiện, bạn hãy vào menu Edit > Select Code. Hộp Select Code gồm những ô vuông nhỏ chứa những mã tự bạn sẽ tạo. Có đến 6.400 ô vuông nhỏ từ E000-0 đến F8F0-F, dư sức để bạn tạo đủ loại mã tự cho font, symbol, logo... theo sở thích của mình. Lúc đầu khi chưa tạo mã tự, những ô vuông nhỏ trong Select Code là những ô trống. Bây giờ, bạn hãy bấm chọn một ô trống bất kỳ (ô này sẽ được gán cho mã tự được tạo), rồi bấm OK để mở cửa sổ Edit dùng để vẽ font, logo, chữ ký... Trong cửa sổ Edit là một khung vẽ gồm những ô lưới. Nếu muốn tắt những ô lưới, bạn vào menu View và hủy chọn Grid. Bên trái cửa sổ Edit, nằm dọc theo biên là các công cụ để vẽ như Pencil dùng vẽ đường cong, Straight Line dùng vẽ đường thẳng, Hollow Rectangle vẽ khung hình chữ nhật... Và các công cụ Rectangular Selection, Freeform Selection dùng để chọn đối tượng đã vẽ. Có 2 cách để thực hiện một logo, font chữ, symbol... như sau:

Vẽ logo... bằng công cụ Pencil, Straight Line

- Tự tạo: Bạn tùy ý bấm chọn một trong các công cụ bên cửa sổ trái như Pencil, Straight Line... rồi bấm rê chuột trong cửa sổ Edit để vẽ đường cong, đường thẳng... Bạn cũng có thể dùng Hollow Rectangle, Filled Rectangle để vẽ các hình chữ nhật... Để copy hay cắt đối tượng vừa vẽ, bạn chọn công cụ Rectangular Selection bên trái, rồi bấm rê chuột, vẽ một hình chữ nhật xung quanh để chọn hình vừa vẽ. Sau đó, có thể bấm chuột kéo nó đi nơi khác, hoặc dùng chuột kéo các ô vuông nhỏ các góc để tăng, giảm kích thước. Bạn cũng có thể bấm tổ hợp Ctrl+C để copy đối tượng vừa chọn rồi bấm tổ hợp phím Ctrl+V để nhân bản hình vừa vẽ. Nếu vẽ sai, bạn có thể dùng công cụ Eraser để xóa nét vẽ. Để xoay hình vừa vẽ, bạn vào menu Tools chọn Flip / Rotate. Trong quá trình thực hiện, để trở lại thao tác trước, bạn vào menu Edit > Undo. Sau cùng, bạn vào menu Edit > Save Character để lưu logo... vừa tạo. Các logo, font... này sẽ được lưu giữ tại Character Map của System Tools trong Windows. Để tạo logo, font khác, bạn cũng làm như trên.

Lưu ý, khi vẽ các ký tự, symbol... bạn nên vẽ sao cho đầy màn hình Edit (64x64) để sau này, khi chèn vào văn bản, bạn có tăng kích thước thì logo sẽ không bị nhòe.


Chọn ký tự từ font có trong máy
- “Chế tác” từ các font có sẵn trong máy:

Bạn có thể dựa vào các font có sẵn trong máy làm mẫu rồi chế tác lại theo ý mình. Để có thể chế tác lại từ font chữ có sẵn, bạn cũng vào menu Edit > Select Code để chọn một ô vuông code trong hộp Select Code. Sau đó vào menu Edit > Copy Character. Trong hộp Copy Character xuất hiện, bạn hãy bấm nút Font. Ở hộp Font xuất hiện, bạn tùy ý lựa chọn kiểu font rồi bấm OK để đưa vào Copy Character. Tại đây, bạn chọn một ký tự rồi OK để đưa vào Edit. Mặc định, bạn chỉ có thể đưa vào cửa sổ Edit một ký tự (character). Nếu đưa thêm ký tự khác vào thì ký tự đưa trước sẽ bị xóa. Để
H.4:Chuyển ký tự từ Preference đến Edit
có thể tạo một logo phức tạp gồm nhiều ký tự hơn, bạn hãy vào tiếp menu Windows > Preferences. Trong bảng Preference xuất hiện, bạn cũng bấm nút Font để chọn font, chọn k ý tự rồi bấm OK để đưa ký tự này vào cửa sổ Preferences. Tại cửa sổ Preferences, bạn bấm chọn công cụ Rectangular Selection bên trái, vẽ một hình chữ nhật xung quanh ký tự này. Bấm tổ hợp phím Ctrl+C rồi bấm tổ hợp phím Ctrl+V để copy và dán ký tự này vào cửa sổ Edit. Với cách này, bạn có thể đưa vào cửa sổ Edit rất nhiều ký tự. Tại cửa sổ Edit, bạn có thể bấm chuột để kéo các ký tự vừa dán đi nơi khác, kéo các ô vuông nhỏ ở các góc của ký tự để tăng, giảm kích thước, ráp các ký tự này lại với nhau, dùng Pencil, Eraser, Hollow Rectangle... để chỉnh sửa, vẽ thêm để tạo thành một logo đặc trưng cho bạn. Sau cùng, bạn cũng vào menu Edit > Save Character để lưu logo vừa tạo.

2. Chèn logo, symbol... vào văn bản, trang web
Chèn logo, chữ ký... đã tạo vào Word

Để chèn logo, font chữ, chữ ký... vừa tạo vào trình soạn thảo như Word, FrontPage... Bạn vào menu Start > All Programs > Accessories > System Tools, chọn công cụ Character Map. Để giảm thiểu thời gian, bạn vào Start > Run gõ lệnh Charmap. Ở hộp Character Map xuất hiện, bạn bấm nút mũi tên nhỏ quay xuống của ô Font, chọn All Fonts (Private Characters), bấm chuột chọn logo hay font, chữ ký... đã tạo ở cửa sổ bên dưới. Bấm nút Select để chọn rồi bấm nút Copy để đưa vào clipboard. Sau đó, bạn mở trình soạn thảo Word, FrontPage... bấm Ctrl+V để dán logo hay font này vào vị trí mong muốn

(theo Khoahocphothong)

 
Các bạn vừa trải qua một thời gian mệt mỏi, căng thẳng... y chang như tui hồi đó. Nhưng cũng chưa yên thân đâu, bi giờ là bắt đầu một giai đoạn hồi hộp, lo âu... không biết mình sẽ bảng vàng vinh quy bái tổ hay rơi như cánh nhạn là đà (cũng y chang như tui hồi đó)!. Và đến khi có kết quả thi, tui dám... cá - chấp một trái rưỡi - là rất nhiều bạn sẽ thất vọng não nề, tràn trề ai oán vì... thi rớt, bởi bao giờ số người rớt cũng nhiều hơn số người đậu.
Các bạn biết hông, hồi đó tui rất khoái vọc máy tính nên quyết định thi vào khoa công nghệ thông tin. Nào ngờ đâu sức người có hạn mà thánh nhân chẳng chịu đãi kẻ khù khờ, nên tui rớt một cái bịch. Quả là sét đánh ngang tai, đất trời sụp đổ. Quá thất vọng, tui biếng ăn, mất ngủ, chẳng còn tâm trí làm gì cả. Thế rồi thời gian dần trôi qua, tui chuyển dần từ trạng thái “ngày không ăn, đêm không ngủ” sang “đêm không ăn, ngày không ngủ”. Tui đã tìm ra giải pháp các bạn ạ!
Có một công ty tin học, thấy tui quá say mê máy tính nên đồng ý nhận vào học việc – và phụ việc ở bộ phận sửa chữa máy tính của họ. Vốn rất ghiền máy tính, nên tui vào đây như cá gặp nước. Vừa học vừa làm, đụng chạm thực tế nhiều nên tui tiến bộ rất nhanh. Sướng nhất là mỗi lần sửa được một pan khó, hay phát hiện ra một điều mới lạ. Có lẽ nó còn sướng hơn cả khi các bạn làm bài thi đạt điểm 10 nữa. (Điều khác nhau rõ nhất là khi các bạn đạt điểm 10 thì cùng lắm chỉ được thầy khen, còn mỗi lần sửa được pan khó thì ngoài việc được khen, tui lại được khách hàng “bồi dưỡng” nữa).
Sau một thời gian, sếp thấy tui làm việc cũng được, bèn chính thức nhận tui làm việc cho công ty (không chỉ là học việc như trước) và trả lương đàng hoàng. Có tí tiền lương, tui bèn đăng ký học một số chứng chỉ tin học quan trọng. Điều này cũng có tí chút khác so với các bạn sinh viên ở đại học: tui học đúng cái mình thích và cái mà khách hàng của mình cần; thay vì phải học đủ thứ môn suốt 4, 5 năm ở trường đại học! Và cái này mới là quan trọng: Nếu các bạn sinh viên học lý thuyết đơn thuần mà chưa hề va chạm thực tế, thì tui học lý thuyết sau khi đã trải qua các kinh nghiệm thực tế, có cơ hội nghiệm lại những điều mình đã làm nên càng hiểu vấn đề sâu hơn và thấy thú vị hơn nhiều.
Mới đây, công ty tui nhận một nhân viên kỹ thuật mới. Hi hi! Tưởng ai xa lạ, hóa ra thằng bạn tui hồi còn học phổ thông. Nó học giỏi nên hồi đó đã đậu đại học trong khi tui thi rớt. Bi giờ mới tốt nghiệp đại học, nó xin vô công ty tui làm. Hi hi! Đàng nào tui cũng là "ma cũ" với 4 năm kinh nghiệm, còn nó là "ma mới" nên phải làm “lính” của tui. Vị trí, mức lương của nó trong công ty thấp hơn tui đã đành, mà trình độ chuyên môn của nó so với tui cũng thua cả một trời một vực. Trước một sự cố máy tính, tui chỉ cần liếc qua cũng biết phải giải quyết như thế nào, trong khi nó cứ ngồi ngắm nghía, ngẫm nghĩ mãi vẫn chưa biết nguyên nhân sự cố và giải quyết ra sao (chắc đang phải... ôn bài).
Thế đấy các bạn! Tui không phủ định tầm quan trọng của việc học đại học (bản thân tui cũng đang thèm được học đại học lắm), và có thể thằng bạn tui sẽ có tốc độ phát triển cũng như thăng tiến tốt hơn tui nhờ có nền tảng vững chắc ở đại học. Nhưng điều tui muốn nói với các bạn là thi rớt đại học chưa chắc là xui, có khi cũng “ngon” lắm, như trường hợp của tui đây chẳng hạn.
Xin đừng nghĩ rằng tui đang khuyên các bạn hãy nên... thi rớt! Cũng chẳng dám hướng dẫn điều gì, tui chỉ mong rằng nó sẽ giúp các bạn giải tỏa bớt những hồi hộp, lo âu trong mùa thi vốn làm cho chúng ta rất mệt mỏi, hoang mang (y chang như tui hồi đó vậy!).
Thân mến chúc các bạn thật nhiều may mắn.

MỘT CỰU SĨ TỬ
(Nguon Echip)

 

> Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

thanhthien
Sinh nhật: : 21 Tháng 12 - 1988
Yahoo: thanhthien_vt  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn



(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

CHAT

TỔNG HỢP CÁC Website HAY, BỔ ÍCH
77.gif 66.gif 6.gif bash.gif botay.gif 9.gif 22.gif 29.gif 34.gif 40.gif 46.gif 50.gif 48.gif 51.gif 52.gif 53.gif 64.gif 72.gif 76.gif fire.gif bash.gif



Đang cập nhật


ĐỒNG HỒ


Bạn bè
conhocyeuthichhoapangxe
conhocyeuthichhoapangxe
emvan_maiyeuanh70
emvan_maiyeuanh70
pe'Ti
pe'Ti
tranduyvan
tranduyvan
pooh
pooh
stylistgirl
stylistgirl
ailinh125
ailinh125
nữ hiệp sĩ tóc trắng
nữ hiệp sĩ tóc trắng
Kim Anh
Kim Anh
 
Xem tất cả

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025   VnVista.com