ANHKE8074 - LÀO CAI


(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Tin nhanh

Blog bạn bè
Tam Quốc Ngoại Truyện (Phần 5)

Tập 12 :
Lại nói về Cặp bài trùng Hứa Chử, Điển Vi
Một hôm Hứa Chử nói...



Tam Quốc Ngoại Truyện (Phần 4)

Tập 10 :
Lại nói về Trương Phi
Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân đều là 3 danh...



Tam Quốc Ngoại Truyện (Phần 3)
Tập 6 :
Lại nói về Hoa Đà..
Tương truyền lúc Khổng Minh biết mình không...



Tam Quốc Ngoại Truyện (Phần 2)
Tập 4:
Lại nói đến Lữ BỐ, Trương Liêu cùng chư tướng bị Tào Tháo bắt...


Tam Quốc Ngoại Truyện
Tập 1 :

Lại nói về Điển Vi...

Điển Vi là dũng tướng của Tào Tháo, ngoài...






Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Giới thiệu các trang WEB hay
Trang giải trí tổng hợp http://diendanlaocai.com

Trước Khi Lấy Vợ

Lấy vợ nên kiêng lấy vợ non
Ra đường ai biết cháu hay con
Nhí nha nhí nhảnh đòi vàng bạc
Bán cả bàn thờ sắm phấn son

Lấy vợ xin anh lấy vợ non
Tóc thề mườn mượt xõa eo thon
Mắt sáng, môi hồng, da tươi thắm
Đỡ tiền mua sắm những phấn son.


Lấy vợ nên kiêng lấy vợ già
Ra đường ai biết chị hay bà
Sanh hai ba lượt mình teo nhếch
Má hóp, xương lòi, ốm như ma

Lấy vợ xin anh lấy vợ già
Ra đường em biết chuyện gần xa
Lỡ anh đi lạc thì em nhắc
Cũng tốt cho anh đó thôi mà.


Lấy vợ nên kiêng lấy vợ lùn
Chồng cao vợ thấp khó đi chung
Giữa đường vợ muốn bàn câu chuyện
Chồng phải quỳ bên tiếp chuyện cùng.

Lấy vợ xin anh lấy vợ lùn
Áo quần em mặc, vải hay thun
Người cao một bộ, em hai bộ
Tiết kiệm cho anh gấp bội phần.


Lấy vợ nên kiêng lấy vợ cao
Tay chân lẵng khoẵng, tướng quều quào
Rủi khi đau bụng đi cầu cá
Lớ ngớ quều quào, lọt xuống ao.

Lấy vợ xin anh lấy vợ cao
Chúng mình đùm bọc lẫn cho nhau
Cây trái anh thèm, em tay với
Đỡ mất công anh bắc thang trèo.


Lấy vợ nên kiêng lấy vợ ù
Đêm nằm ôm vợ, ngỡ ôm lu
Rủi khi bà mớ đè lên bụng
Dẹp xác ông chồng khóc hu hu.

Lấy vợ xin anh lấy vợ ù
Tay em đầy đặn, tối em ru
Kê đầu anh ngủ "êm hơn gối"
Mộng đẹp, hiên ngoài gió vi vu.


Lấy vợ nên kiêng lấy vợ ròm
Người toàn xương xẩu, làm sao ôm?
Thuốc tàu, thuốc bắc, cao hổ cốt
Uống cả trăm ly vẫn ốm nhom

Lấy vợ xin anh lấy vợ ròm
Bỡi vì vừa đủ"một người" ôm
Đỡ tiền ăn vặt, đỡ tiền cơm.
Nuôi em còn dễ hơn nuôi kiến


Lấy vợ nên kiêng lấy vợ ghen
Áo quần khi xé rách teng beng
Rủi hôm cao hứng chồng về trễ
Bể chén, bể ly, bể cái đèn.

Lấy vợ xin anh lấy vợ ghen
Vì anh, em gác cửa cài then
Vì anh, em mới làm như thế
Nên đành phải thức trắng đêm đen.


Lấy vợ nên kiêng vợ sún răng
Giận con lè lưỡi tựa bà chằng
Tiệc tùng rủi gặp bò xào giấm
Mắc nghẹn có ngày té ngã lăn.

Lấy vợ xin lấy vợ sún răng
Đỡ tiền nha sĩ, ngại sâu ăn
Sáng, trưa, chiều, tối em ăn cháo
Khỏi phải mua bàn chải đánh răng.


Lấy vợ nên kiêng lấy vợ hô
Hàm răng lởm chởm nói bô bô
Rủi khi bả giận ôm chồng cắn
Đổ máu phu quân chạy thấy mồ.

Lấy vợ xin anh lấy vợ hô
Lỡ sau mà có gặp côn đồ
Em cười, chúng tưởng Chung Vô Diệm
Hồn xiêu phách lạc cõi hư vô.



Lấy vợ nên kiêng lấy vợ giàu
Ra đường thiên hạ bảo trèo cao
Về nhà bị vợ đì giặt áo
Mất mặt trượng phu đấng anh hào.

Lấy vợ xin anh lấy vợ giàu
Mặc người thiên hạ bảo gì nhau
Chúng mình có phận nên duyên nợ
Anh đừng nghi kỵ dạ em đau.


Lấy vợ nên kiêng lấy vợ nghèo
Ông bà cha mẹ khó ăn theo
Cày sáng cày khuya mà vẫn nợ
Tội đàn con nhỏ đói leo nheo.

Bởi nghèo "chung thủy" mới đi theo
Sáng chiều em phụ lo cơm áo
Anh sẽ vì em thấy tự hào.


Lấy vợ nên kiêng vợ ngáy to
Đêm nào đi ngủ cũng khò khò
Tội đức lang quân nằm kế cạnh
Mất ngủ lâu ngày chắc phát ho.

Lấy vợ xin lấy vợ ngáy to
Lỡ bề ăn trộm nó hăm ho
Đêm khuya thanh tịnh em ngay ngáy
Trộm tưởng thiên lôi chạy cao giò.


KHI YÊU TA BẮT ĐẦU NÓI DỐI

             Thầy văn học đọc cho chúng tôi nghe câu phương ngôn
"Khi yêu người ta bắt đầu nói dối"
Có đúng thế không hỡi bạn bè cùng tuổi?

Lứa tuổi bắt đầu yêu.

Sáng nay em gửi gắm gì qua ánh mắt nhìn
Mà khiến anh đêm về khó ngủ
Ở gần thôi mà sao vẫn nhớ
Ngày ngắn vô cùng - không đủ để nhìn nhau

Ðừng ai hiểu lầm ai muốn làm cao
Dù đôi lúc ngó lơ sang chỗ khác
Thì ra, thầy bảo mà đúng thật
Khi biết yêu trước tiên mình tự dối mình

Rồi nếu lỡ bạn bè nhắc đúng một cái tên
Tự dưng em quá chừng xấu hổ
Má đỏ bừng và không cười nói nữa
Có ai hỏi: "Hắn đấy à ?"
vội đáp: "còn lâu!"

Và anh thì có khác gì đâu
Cũng bối rối rồi vội vàng phủ nhận
Ai lại dám tỏ bày niềm xúc động
Nên bất ngờ phải nói "Có" thành "Không"

Bài hát anh hát cho cả lớp nghe chung
Sao ánh mắt cứ nghiêng về một phía ?
Tự dưng em không dám lên lớp trễ
Chỉ sợ anh chê : con bé ấy lười !

Tự dưng em vui hơn và anh càng thấy yêu đời
Anh đi dạo thường xuyên hơn ngang căn phòng em ở
Em cũng chợt thích ngồi bên cửa sổ
Chỉ cần một cái nhìn là hai đứa sẽ ngủ ngon

Nhưng bạn bè ơi,
đừng tìm hiểu gì hơn
Em sẽ bảo em chỉ ngồi hóng gió
Anh sẽ giải thích rằng anh đi ngang căn phòng đó
như đi ngang bao căn phòng khác của trường

Khi biết yêu ai cũng ngỡ mình vẫn bình thường
Dù thật sự có rất nhiều thay đổi
Mà thay đổi trước tiên là bắt đầu nói dối
Nhưng là sự nói dối vụng về trẻ nít rất dễ thương
Và dĩ nhiên là đáng được khoan dung
Hãy tha thứ cho những người vì bắt đầu yêu nên bắt đầu nói dối

(ST)


Định nghĩa Chết

Chết có phải là Tử hay không ?????

Già chết gọi là LÃO TỬ
Cha chết gọi là PHỤ TỬ
Mẹ chết gọi là MẪU TỬ
Chồng chết gọi là PHU TỬ
Vợ chết gọi là THÊ TỬ
Em chết gọi là ĐỆ TỬ
Con trai chết gọi là NAM TỬ
Con gái chết gọi là NỮ TỬ
Thầy giáo chết gọi là SƯ TỬ
Học trò chết gọi là SĨ TỬ
Lính chết gọi là QUÂN TỬ
Người trong hoàng tộc chết gọi là HOÀNG TỬ
Kẻ quý phái chết gọi là QUÍ TỬ
Người chết vì lạnh và thiếu mặc gọi là HÀN MẶC TỬ
Nhiều người chết cùng lúc gọi là ĐỒNG TỬ
Bị chấy rận cắn chết gọi là CHÍ TỬ
Bị điện giật chết gọi là ĐIỆN TỬ
Bị té ngựa chết gọi là MÃ TỬ
Bị đánh bầm dập mà chết gọi là NHỪ TỬ
Bị kẻ thù chặt ra nhiều khúc mà chết gọi là THÁI TỬ
Bị Thiên lôi đả chết gọi là THIÊN TỬ
Chết vì yêu thì gọi là ÁI TỬ
Chết vì bị phong hàn thì gọi là CẢM TỬ
Chết vì tò mò thì gọi là THÁM TỬ
Chết mà không tìm ra xác gọi là BẤT TỬ
Chết sau khi mọi việc đã hoàn tất gọi là CHU TỬ
Chết trong khi đang thi hành công vụ gọi là CÔNG TỬ
Chết vì đập đầu vô của gọi là CỦA TỬ
Chết đuối dưới sông gọi là GIANG TỬ
Chết một cách lãng xẹt gọi là LÃNG TỬ
Chết một cách từ từ nhẹ nhàng gọi là NƯƠNG TỬ
Chết vật vã dữ dội gọi là ĐỘNG TỬ
Chết mà thân thể còn nguyên vẹn gọi là NGUYÊN TỬ
Chết mà thân thể rữa nát gọi là PHÂN TỬ
Chết một cách chậm chạp từng phần gọi là PHẦN TỬ
Chết để bảo vệ Phật pháp gọi là PHẬT TỬ
Chết trong rừng gọi là LÂM TỬ
Chết trong nhà thờ gọi là THÁNH TỬ
Chết trong trang viên, nông trại gọi là TRANG TỬ
Chết trong chùa gọi là TỰ TỬ
Ngồi đọc báo mà chết gọi là BÁO TỬ
Do cứu người khác mà chết gọi là CỨU TỬ
Ăn ỏ hiền lành mà chết gọi là HẢO HÀI TỬ
Hiếu thảo mà chết gọi là HIẾU TỬ
Người to lớn mà chết gọi là KHỔNG TỬ
Không ốm đau mà chết gọi là MẠNH TỬ
Nô đùa nghịch ngợm mà chết gọi là NGHỊCH TỬ
Khó đẻ mà chết gọi là SANH TỬ
Hy sinh chịu chết thay cho người khác gọi là THẾ TỬ
Ra trận mà chết đầu tiên gọi là TIỀN TỬ
Uống nước Yến mà đau Bung chêt gọi là TIỂU YẾN TỬ


Đàn ông
Đàn Ông Giống Như ...



*Đàn ông giống như :

trẻ sơ sinh- ban đầu thì rất đáng yêu, nhưng để yêu thì rất mệt

*Đàn ông giống như :

cafê- loại ngon nhất thường rất đặc và có thể khiến bạn mất ngũ cả đêm


*Đàn ông giống như :

máy tính- tính toán rất nhanh nhủnh bộ nhớ bao giờ cũng thiếu


*Đàn ông giống như :

tủ đá- cho đầy bia vào và bạn có thể tha hoặc lôi đi bất cứ lúc nào


*Đàn ông giống như :

thanh chocolate- ngọt mềm nhưng có thể là nguyên nhân khiến bạn to bụng


*Đàn ông giống như :

điều khiển tv - đơn giản, dể xữ dụng và thường nằm ở đâu đó wanh TV



*Đàn ông giống như :

film truyền hình dài tập - xem cũng thú vị, nhưng đừng dại ma tin


*Đàn ông giống như :

những chiếc gối- loại tốt nhất cũng có lúc mềm và bẹp đi


*Đàn ông giống như :

lốp xe cũ- khi lốp này mòn thì cần phải dự trữ 1 cái lốp mới để sẳn sàng thay thế


*Đàn ông giống như :

giấy gói nilon- rẻ có thể nhìn thấy wwa và luôn dính sát vào


*Đàn ông giống như :

lời thầy bói- hầu như chẳng bao giờ đúng


*Đàn ông giống như :

khăn trải bàng ăn- chỉ xuất hiện khi có đồ ăn trên bàn


*Đàn ông giống như :

mâscara- thấy có đàn bà là chảy (chạy)


*Đàn ông giống như :

mũ bảo hiểm - chỉ có ích khi xảy ra tai nạn, còn bt thì trông sao thô kệch


*Đàn ông giống như :

bãi đậu xe- chỗ tốt bao giờ cũng đã bị người khác đạu trước


*Đàn ông giống như :

tài khoản ngân hàng- ko có tiền bên trong thì cũng không co lãi suốt



*Đàn ông giống như :

cái váy ngắn- ko để ý là no co hớt lên phía trên


*Đàn ông giống như :

wả chuối- càng già thì càng nẫu


*Đàn ông giống như :

ngày nghỉ- chăng bao giờ đũ dzài


*Đàn ông giống như :

xi măng- cần 1 thời gian mới cưng lại


*Đàn ông giống như :

bão tuyết- bạn ko biết bao giờ nó đến và nó sê ở lại bao lâu

Đàn Ông Thích Gì ?
 
Dưới đây là 10 điều người đàn ông mong đợi khi tìm kiếm hạnh phúc. Bạn có thể nhận ra những điều kể ra dưới đây không chỉ đơn thuần là có một khuôn mặt đẹp và thân hình tuyệt mỹ.

1/Sức hấp dẫn: Sức hấp dẫn là yếu tố thu hút sự chú ý và chinh phục được trái tim của ta, đôi khi nó còn vượt hơn cả yếu tố khuôn mặt và thân hình đẹp. Và nếu người phụ nữ biết cách phát huy lợi thế này của mình, người đàn ông dễ dàng bị khuất phục.

2/Một thân hình đẹp: Chúng ta ngại nói về đều này, thế nhưng khi ta đi dạo trên phố cùng bạn gái, nhiều người trong chúng ta đều muốn cho những người xung quanh thấy cả. Ðây là điều cần biết về nòi giống, mà chất lượng của nó luôn được nhắc đến trước tiên là hình vóc con người. Ðây chính là yếu tố thứ hai.

3/ Một khuôn mặt khả ái: Bạn nhận ra rằng bạn mong mỏi được nhìn ngắm khuôn mặt của một người con gái bất kể ngày đêm trong suốt quãng đời còn lại của mình, điều này có nghĩa là bạn đã thật sự yêu rồi đấy. Hãy nhớ rằng, cái đẹp nằm trong mắt người ngắm nó, và chỉ thật sự đẹp khi có cả vẻ đẹp tâm hồn nữa.

4/Tính chân thật và lòng tin cậy: Sau một ngày căng thẳng, chúng ta cần một người nào đó để giãi bày tâm sự. Một mối quan hệ tình cảm bền vững nhất khi nó được xây dựng trên lòng tin cậy, sự ngay thẳng và chân thật. Nếu làm khác đi cũng giống như ta xây nhà trên cát vậy.

5/Sự tôn trọng: Ít nhất điều mà người đàn ông không trông đợi là người phụ nữ không tin tưởng, đối xử và xem ta như một tên ngốc. Ðối với đàn ông, không có gì sai khi cho rằng chúng ta tự đắc và dễ bị tổn thương khi bị phê phán. Thế nhưng cũng phải thừa nhận rằng, lời phê phán có tính xây dựng của người hiểu ta nhất có thể giúp ta trở thành người đàn ông, người cha, người yêu hoàn hảo hơn. Lần sau, khi người bạn yêu nói chuyện gì đó với bạn, hãy lắng nghe và tiếp nhận vì bạn là đàn ông mà.

6/ Óc hài hước: Ðây chính là điểm mà bất kỳ người đàn ông nào cũng ưu tiên cả. Chúng ta làm việc nặng nhọc, chịu nhiều áp lực và ta cần một người phụ nữ sẵn sàng mỉm cười khi cuộc sống gặp khó khăn và làm ta cười khi công việc thất bại. Nào các bạn trẻ, bây giờ tôi muốn biết khi người phụ nữ khiến ta mỉm cười và ta làm họ cười thì điểm nào thú vị hơn. Có được khả năng làm phụ nữ cười thì xoa dịu cái tôi của ta, nhưng nở được nụ cười trên môi lại là một liều thuốc bổ nhất mà ta có thể tìm được đấy.

Phụ nữ luôn xếp óc hài hước là nét tiêu biểu mà họ thích nhất ở phái nam. Một người phụ nữ mà phải khó khăn mới có thể mỉm cười và vui vẻ sẽ là cái gai trong mắt bạn cho đến ngày bạn lìa đời, và tôi nói thật, ngày bạn bị phán quyết sẽ đến sớm hơn ngày của cô ấy đấy.

7/ Trí thông minh và tính quyết đoán: Hầu hết cánh đàn ông không thích một người phụ nữ quá thông minh, bởi vì họ khó mà chinh phục và thuần hóa được người như thế. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ biết xử sự tinh tế, khéo léo thì đây là một "lực hấp dẫn" đáng kể đối với quý ông.

8/ Hoài bão và nghị lực: Với người phụ nữ có hai phẩm chất trên, người đàn ông có thể an tâm về con thuyền gia đình luôn đủ sức vượt qua sóng gió cuộc đời, để cập bến hạnh phúc.

9/ Một trái tim vàng: Nếu bạn sẽ phải đương đầu với những rắc rối với áp lực mạnh, tuýp phụ nữ với trái tim vàng sẽ giúp đỡ bạn, cho bạn tình thương, lòng tin, sự ấm áp và bạn cần tác động để có được tối đa. Phải chắc chắn rằng bạn có thể đền đáp được lòng tốt này, bởi vì mọi việc rồi có thể sẽ kết thúc và rồi cô ấy sẽ ra đi.

10/Tình yêu: Vượt lên tất cả, điều mà người đàn ông thật sự cần hơn cả vẫn là tình yêu. Ðiều này trở thành nguồn năng lượng vô biên để người đàn ông trở nên mạnh mẽ, yêu đời, cống hiến và chăm lo hạnh phúc gia đình. ...
   Trong: Tổng hợp
 

Vân ơi, Vân là ai?
Không hiểu sao tôi luôn có cảm giác tuổi thơ của tôi thực là ngắn ngủi. Nghe có vẻ như vô lý, bởi đời người ai cũng được trời dành cho tuổi ấu thơ ngần ấy thời gian rồi mới bước vào tuổi hoa niên! Hay có lẽ bởi tuổi thơ tôi không được sống những phút giây êm đềm hạnh phúc trong một mái ấm gia đình, mà chỉ là nỗi khắc khoải, khát khao được yêu thương chiều chuộng, được nựng nịu vỗ về.
Bố mẹ sinh tôi khi họ chưa kịp thành người lớn. Mới mười tám đôi mươi, họ chẳng có chút kinh nghiệm nào trong việc làm bố, làm mẹ. Sau tôi, bố mẹ tiếp tục có thêm hai cô con gái nữa là Lê Khanh và Lê Vy. Đó là những năm tháng khó khăn của thời kỳ cỉliến tranh chống Mỹ. Cả miền Bắc thắt lưng buộc bụng. Mọi cố gắng chỉ để xoay cho đủ hai bữa ăn. Bố mẹ không có thời gian dành cho việc gần gũi dạy dỗ con cái. Như cây hoang cỏ dại, tôi cứ thế lớn lên, tự học mọi thứ ở đời…
Khi tôi mới được vài tuổi, không biết vì bố mẹ khó khăn hay vì sớm lục đục mà tôi được gửi về Hải Phòng cho bà ngoại trông nom. Mẹ có hai em trai mà tôi rất hay nhầm tên là cậu Chúc và cậu Chức. Để khỏi gọi sai, tôi bèn nghĩ cách đặt biệt dành cho các cậu là cậu To và cậu Bé. Tôi không bao giờ quên khoảng thời gian vui vẻ ngắn ngủi được sống gần bà ngoại. Chỉ có chừng ấy thời gian thế thôi, vậy mà cũng đủ để bà xót xa cho tôi, dõi theo từng bước cuộc đời tôi. Bằng bản năng ruột thịt, bà có linh cảm đời tôi đang gặp bất hạnh (ấy là thời gian tôi rơi vào cuộc tình éo le thứ nhất).
Mỗi khi có dịp về Hải Phòng biểu diễn, tôi thường chạy về số nhà 64 B phố Cầu Đất thăm bà. Tôi biết bà muốn hỏi tôi nhiều thứ nhưng rồi lại im lặng, chỉ dịu dàng nắm lấy hai bàn tay gầy guộc của tôi vuốt ve, chia sẻ.
Từ nhà hộ sinh A, Hà Nội, tôi được đưa về ngôi nhà đầu tiên, nhà của ông bà nội ở số 136 phố Quán Thánh, một con phố cổ bắt đầu từ vườn hoa Hàng Đậu, nơi có tàu điện chạy qua. Cửa nhà tôi nhìn ra là bến tránh tàu. Tôi thường đứng đó chờ mẹ đi làm về. Nhiều hôm đã quá muộn vẫn chẳng thấy mẹ đâu, các chị họ con bác tôi, những người họ hàng sống cùng số nhà, gọi tôi vào ăn cơm nhưng tôi bướng bỉnh từ chối, gan lì chờ bằng được chuyến tàu sẽ đưa mẹ về với tôi. Bác dâu tôi bực mình bảo: "Kệ nó, con này bé mà đỏng đảnh". Thậm chí, mẹ kể lại, có lúc tôi bị vấp, ngã kềnh ra giữa sân, có chị chạy đến định đỡ tôí dậy nhưng bị bác quát lại thôi. Có lẽ vì mẹ và bác là hai chị em dâu, họ sớm có mâu thuẫn khi cùng sống chung trong ngôi nhà ông nội để lại. Vì tôi cứ bướng bỉnh và "đỏng đảnh" nên đành chịu đói meo.
Trong lúc chờ mẹ về, tôi không biết làm gì để giết thời gian bèn… cậy dỉ mũi tự chơi với mình. Thậm chí, tôi còn "nếm thử" cái "món đặc biệt" ấy, nó hơi mằn mặn thì phải…
Rồi đến một ngày, không biết vì lý do gì, mẹ bế tôi ra khỏi căn nhà của ông bà nội. xa bố, xa tất cả họ hàng bên nội.
Mẹ mang tôi đến rạp Kim Môn, nơi mẹ làm việc. Khi mọi người đã ra về, hai mẹ con ngủ trên mặt bàn, giữa phòng tập.
Cái khoảnh khắc nằm trên mặt bàn trơ trọi mênh mông ấy cứ tự nhiên găm vào trí nhớ non nớt. Không biết mẹ và tôi đã qua bao nhiêu đêm trên cái mặt bàn ấy… Bên ngoại đã thật là xa, bên nội cũng xa nốt, tôi chỉ có duy nhất một nơi bấu víu là mẹ. Tận trong sâu thẳm, tôi yêu mẹ, cần có mẹ và chỉ muốn mẹ là của riêng tôi. Những dịp được mẹ cho lên Bờ Hồ chơi, tôi đã rất khó chịu khi thấy bất kỳ ai ngồi cạnh mẹ trên tàu điện. Tôi không muốn họ chạm vào mẹ của mình, nên cố đẩy họ ra bằng được. Ích kỷ và bất lịch sự một cách hồn nhiên, cô bé con 3 tuổi cứ loay hoay bên nọ bên kia để giữ mẹ cho riêng mình. Ấy vậy mà có lần, chỉ vì thích một mẩu sắn luộc trắng bóc của một bà hàng rong, tôi đã cởi ngay cái áo choàng bằng dạ trắng mẹ mới mua cho ra để… đổi. Ngày bé, tôi tự nghĩ ra nhiều trò nghịch ngợm, ví dụ như tôi có thể nhắm một bên con mắt mà không bị nheo con mắt kia. Khi hai mẹ con ngồi trên xích lô giữa phố Hà Nội đông đúc, tôi giở mẹo vặt đó, và hồi hộp hỏi mẹ với một con mắt nhắm: "Mẹ ơi, mọi người có nhìn con không? Chắc họ nghĩ con bị chột một bên mắt đấy nhỉ?". Và tôi có vẻ thích chí vì "đánh lừa" được người lớn.
Không thể cử cắp tôi vạ vật theo đoàn mãi được, mẹ gửi tôi vào một nhà trẻ ở ngoại thành Hà Nội. Đó là những ngày dài tăm tối tuyệt vọng trong nỗi nhớ mẹ vô cùng, là thời gian mà trái tim non nót của tôi cảm nhận được sự cô đơn trống vắng không bao giờ quên. Có một hình ảnh của chính mình, mỗi lần nghĩ lại, tôi vẫn muốn ứa nước mắt bởi thương cảm cho cái tâm hồn yếu ớt của đứa trẻ là tôi lúc đó.
Cứ chiều thứ bảy, chúng tôi lại được bố mẹ đón về. Ai mà chả háo hức những chiều thứ bảy. Sau một tuần dài dằng dặc, tôi thèm được ở bên mẹ biết bao. Vườn trẻ có một ô cửa sổ nhìn ra con ngõ nhỏ, nơi mẹ đi đến đón tôi. Tôi thường bấu chặt vào song cửa sổ hóng mẹ. Lần ấy, loáng cái, các bạn đều được đón về hết. Trời tối đen lúc nào không biết.
Chỉ còn mình tôi. Thời gian sao mà dài như vô tận. Tôi bám cửa sổ đến mỏi chân. Mãi không thấy mẹ đâu. Các cô giáo an ủi: "Con ơi, xuống đi, muộn lắm rồi. Chắc mẹ Mai còn bận đi diễn, không vào đón con được đâu. Đêm nay ở lại đây vậy". Lời cô giáo khoét sâu vào nỗi tuyệt vọng của đứa bé mới ba tuổi. Cổ họng nó tắc nghẹn. Trái tim đau đớn chỉ chực bật thành tiếng khóc, nhưng nó gan lì không khóc. Nó từ chối cả cánh tay cô giáo đưa ra đỡ xuống. Hai cánh tay bé bỏng nắm chặt song sắt gỉ lạnh, đôi mắt thơ dại khô khốc hi vọng nhìn vào đêm đen. Nó không thể tin rằng mẹ lại không vào đón nó. Nó cũng không chịu tin lời các cô giáo. Nó đã đợi mẹ cả tuần rồi. Nó tin chắc, mẹ không thể bỏ nó một mình ở lại trong khi tất cả các bố mẹ khác đều đến đón con cái họ về.
Thế rồi, sự kiên nhẫn của nó đã được đền đáp, trong đêm khuya thanh vắng, bỗng vọng vào tiếng người đi xe đạp lọc cọc trên con đường đầy đá sỏi. Âm thanh ấy càng lúc càng rõ rệt hơn. Tôi chồm tới gào lên: "Mẹ Mai ơi, đón con?". Thì ra, đêm đó mẹ phải diễn đột xuất, nhưng biết là tôi sẽ chờ bằng được nên mẹ vẫn một mình đường xa vắng vẻ vào đón tôi về.
Tại sao tôi lại nhớ lâu, nhớ mãi khoảnh khắc này bởi tôi yêu mẹ và cần có mẹ biết bao. Đã 45 năm trôi qua rồi, mà tôi vẫn nhớ như in cái đêm đó. Bây giờ, trái tim tôi mềm yếu hơn nhiều. Tôi dễ xúc động, dễ rơi nước mắt hơn. Tôi không can đảm bằng tôi lúc mới lên ba.
Chính ở trại trẻ đó, tôi có những giấc mơ rất khủng khiếp. Sau này lớn lên, đọc sách, thấy có nhiều đứa trẻ cũng có giấc mơ giống mình. Nhiều đêm liền, tôi nằm ngủ trên cái giường hai tầng trong nhà trẻ, cứ thiếp ngủ là lại thấy những qụả bóng hình bầu dục mầu nhờ nhờ, bay qua bay lại trên trần nhà. Những quả bóng di chuyển khắp phòng, đuổi theo tôi như doạ dẫm sẽ nổ tung bất cứ lúc nào. Nỗi sợ làm cả người tôi đông cứng. Không dám ngủ. Mở mắt ra chỉ thấy đêm đen kịt, đặc quánh, hãi hùng. Hình như, từ những đêm không dám ngủ đó, tôi biết thế nào là cô đơn buồn bã như một người lớn.
Đời sống ở trại trẻ và những năm tháng nội trú trường múa sau này đã dạy cho tôi biết suy nghĩ độc lập và tự mình lo toan tất cả.
***
Chiến tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến" giăng ở khắp nơi. Không ai nghĩ cho riêng mình. Càng không ai nghĩ đến lợi riêng khi mà "Tổ quốc lâm nguy". Miền Bắc bị máy bay Mỹ bắn phá ngày đêm. Người già và trẻ em phải đi sơ tản, người còn sức lực phải ở lại Hà Nội bám trụ sản xuất. Một lần nữa, tôi lại phải xa mẹ, xa gia đình. Lần này tôi không đi một mình mà đi cùng cô em gái mới 2 tuổi. Hai chị em tôi đi theo một trại trẻ do đoàn kịch lập ra cùng rất nhiều trẻ con cũng xa bố mẹ như chúng tôi.
Trại trẻ cách Hà Nội vài chục cây số. Tất cả các ông bố bà mẹ đều gửi gắm con cái mình cho các cô nuôi trẻ. Tôi bước vào lớp vỡ lòng, tập nguệch ngoạc vẽ những nét chữ A, B, C, đầu tiên cùng trọng trách của một người chị thay mẹ trông em. Nhìn bọn trẻ con ở quê cầm củ khoai lang nóng hôi hổi hay bọn bạn xung quanh ăn bánh bít-cốt bố mẹ chúng tiếp tế, tôi thèm rỏ rãi. Hòm gỗ của chị em tôi thường trống rỗng.
Một lần, tôi đã cả gan cậy nắp hòm của một đứa, nhưng rồi cũng chỉ dám nhìn cái gói bánh bít-cốt vàng óng bên trong giống như ngắm nhìn cả một trời mơ ước, khát khao… Có lúc bắt gặp em gái đứng ngẩn mặt đầy thèm muốn nhìn bọn trẻ khác ăn quà, tôi uất ức tủi thân lôi em ra góc khuất đầu hồi, củng vào đầu em một cái rõ đau, rồi cả hai chị em cùng oà lên nức nở.
Trại trẻ nơi sơ tán là một dãy dài những gian nhà lá đơn sơ với giường chiếu được ghép lại từ những miếng ván gỗ. Những miếng gỗ được kê lên hai đâu làm bằng tre ngâm bốc mùi thối hoắc. Đó là chiếc giường khổng lồ nối từ đầu này tới tận cùng của đầu kia lán trại. Những mảnh ván to nhỏ cong vênh dập dềnh dưới bàn chân chạy nhảy của lũ trẻ con.
Không phân biệt con trai con gái, chúng tôi cứ sống chung với nhau như vậy. Chỉ đến khi đi ngủ, ranh giới mới được phân định bằng những chiếc chiếu xộc xệch, những chiếc màn xô vàng khè nom như những cái vó tôm của các bác nhà quê. Và khi đêm xuống, ánh trăng khuya hắt vào qua khe cửa hở, soi bóng những chiếc lá tre lay động trên góc màn như những bàn tay gầy đang múa…
Lũ trẻ con chúng tôi ngủ rất say như không hề có bom đạn chiến tranh. Xa gia đình, chúng tôi tự tìm ra được một vài thú vui để khoả lấp nỗi nhớ cha mẹ. Bọn con trai, dùng vỏ chăn căng thành phông màn dựng nên một sân khấu nhỏ là giường phản; những mảnh vỏ chăn bạc màu được vặt lên dây làm thành màn kéo. Bọn con gái đi thu thập đầu mẩu bút chì đỏ, nghiền ra, cho tí nước lã vào tạo thành một thứ bột sền sệt. Chúng tôi dùng thứ bột dó bôi quét cho nhau như khi bố mẹ hoá trang ra sân khấu. Nhìn nhau, đứa nào cũng nhoe nhoét nhòe nhoẹt chì đỏ trông thật ngộ nghĩnh, tức cười.
Chúng tôi thường diễn "vở kịch" phỏng theo câu chuyện cổ tích Thạch Sanh cứu công chúa Quỳnh Nga mà đứa nào cũng biết. Chẳng cần kịch bản, đạo diễn, với năng khiếu bẩm sinh của con cái các nghệ sĩ kịch, chúng tôi diễn theo kiểu tự phát, nghĩ tới đâu diễn tới đó, tự bịa ra những lời thoại cực kỳ thú vị. Tôi được vào vai công chúa. Tới doạn cứu được công chúa, chàng Thạch Sanh để nàng ngồi lên lưng ngựa vượt rừng lội suối. Đương nhiên, một cậu trai nhỏ phải đóng vai ngựa cho tôi cưỡi. "Chú ngựa" bò bằng hai tay và đầu gối, gặp phải phản gỗ mấp mô, đau quá, chú ngựa đổ sụm xuống khiến công chủa ngã nhào theo. Cả bọn được một phen cười thoả thích… Có lẽ đó là một cách dàn dựng kịch theo trường phái hiện đại của Brếch sau này cũng nên, bởi lũ trẻ con chúng tôi vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên, lại vừa là khán giả nữa…
Cuối tuần, cả bọn lại ngong ngóng bố mẹ vào thăm. Vì phải đi diễn phục vụ khắp nơi nên không phải ai cũng đến được. Không phải tuần nào cũng có người đến. Nhưng tuần nào tôi cũng cứ hi vọng Tuần này mẹ không vào được thì gắng đợi đến tuần sau, tuần sau nữa…
Có một thời kỳ chờ đợi như thế… Trời đã về chiều, nắng đã sắp tắt, bỗng nghe tiếng cô giáo gọi: "Vân, Khanh ơi, ra có người nhà đến thăm này". Bàn chân líu ríu chạy chực ngã. Trái tim hồi hộp đập dồn. Tôi chạy ào ra đầu khu lán trại. Cảm động đến sững sờ. Tôi nhìn thấy bảc tôi, bác Đoàn, chị ruột bố. Bác và người bạn gái, bác Lân, đèo nhau bằng chiếc xe đạp cà tàng vượt mấy chục cây số để vào thăm hai chị em tôi ư! Nét mặt hai bác nom phờ phạc vì đường xa bạt gió. Tôi đứng khựng lại, chẳng thốt được lời nào vì xót thương hai bác. Nếu tôi hé miệng, tiếng oà khóc sẽ buột ra, mà tôi không muốn để hai bác thấy mình khóc. Quà của bác là một nải chuối tây chín vàng và một cái bánh mỳ đổi bằng tem phiếu. Chẳng kịp nói gì nhiều, bác lại phải về ngay vì lo trời tối lạc đường. Tôi cứ đứng như trời trồng, không còn kịp hé răng nói lời cảm ơn. Nhìn hai bác vội vã quay xe, hai hàng nước mắt tôi lặng lẽ chảy dài trên má…
Tôi đâu biết rằng sau này, cuộc đời tôi còn rất nhiều lần âm thầm lặng lẽ khóc một mình như thế. Chỉ mới bắt đầu thôi, hỡi Vân bé bỏng. Cuộc đời này còn nhiều điều tủi phận hơn thế nữa đang chờ…
***
Dường như không chịu nổi cảnh xa con, mẹ lại đón chúng tôi về Hà Nội. Đoàn kịch diễn ở đâu, mẹ tha lôi chúng tôi theo đó. Hai chị em vạ vật bên cánh gà sân khấu lưu động. Không biết bao nhiêu vở kịch đã găm vào đầu tôi từ thủa ấy. Tôi thích nhất hình ảnh mẹ trong vai cô Diễm trong vở "Cái máy chém". Bởi trong vai đó, mẹ luôn mặc tấm áo dài trắng, mái tóc phi dê thả dài, trông mẹ thật đẹp, một nét đẹp mảnh mai trẻ trung. Sau đó, đời diễn kịch của mẹ chỉ toàn đóng vai các bà già. Mẹ đóng vai già khi mẹ còn rất trẻ, chưa đầy ba mươi…
Khi cuộc chiến bị đẩy lên tới đỉnh điểm ác liệt, chính phủ huy động toàn quân toàn dân đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến. Tất cả lao vào chiến trường, trong đó có các đoàn nghệ thuật. Bố cũng ở trong số những nghệ sĩ đi B thời kỳ đó. Ngày bố lên đường, mấy mẹ con tôi đến tiễn bố tại trụ sở đoàn kịch nói Trung ương. Các nghệ sĩ được trang bị như những chiến sĩ. Cũng ba lô con cóc mũ tai bèo, tăng nhựa, võng bạt, đèn pin, lương khô nén và dù nguỵ trang.
Bao trùm lên là không khí ngậm ngùi tiễn đưa người ra trận giữa cha mẹ với con cái, giữa vợ với chồng, giữa những người đang yêu… Không ai nói nhưng đều hiểu một điều: có thể họ sẽ chia tay nhau mãi mãi. Cùng với vòng tay ôm ghì xiết chặt là những đôi môi mím lại để khỏi bật thành tiếng khóc. Và rồi chiếc xe tải chở họ đi mất. Mẹ và chúng tôi đứng nhìn theo bóng chiếc xe xa dần. Tôi thấy bố cố nhoài người ra vẫy. Cánh tay bố lẫn vào mấy chục cánh tay khác huơ huơ lên tiễn biệt. Những bàn tay như những chiếc lá trắng lay động, run rẩy.
Vào thời điểm bố đi chiến trường, em út chưa tròn tuổi tôi Nhớ lần thấy mẹ nước mắt ngắn dài về nhà, túi xách nhỏ khoác vai, tay cầm một bơ gạo. Vì sao mẹ khóc? Tôi nghe lỏm bố gắt mẹ: "Có thế thôi mà cũng khóc. Quay lại bệnh viện đi". Thì ra, bố bẳt mẹ phải tự đi phá bỏ cái mầm thai đã 3 tháng tuổi. Mẹ bảo, đã ba lần mẹ đi bộ đến bệnh viện rồi nhưng cả ba lần đều không đủ can đảm. Cứ lên bàn nằm lại rên rỉ với bác sĩ… "hay là chị cho em về". Bơ gạo cầm theo là để đóng cho bệnh viện nếu sau đó phải nằm lại.
Bà bác sĩ thương tình khuyên: "Chắc chồng em sợ sinh con gái nữa phải không? âu đó cũng là cái điềm. Số nó được làm người. Về đi em, về đi. Nếu sau này sinh được con trai, nhớ quay lại đây cho chị ăn mừng".
Thế rồi lại con gái. Mẹ ngao ngán, nhưng tôi với em gái thì vui lắm, tranh nhau bế em. Em bé hay ăn chóng lớn, cực kỳ dễ nuôi và cả dễ tính. Thế nào cũng xong. Sáng ra, mẹ đặt em giữa sân với một chén sữa bột trộn đường. Ăn hết rồi mà em vẫn mút mát cái thìa thòm thèm, mặc cho ruồi bâu quanh mép. Như bù lại, em bụ bẫm dễ thương, ngay từ nhỏ đến khi lớn lên đều hợp mẹ nhất nhà.
Từ khi có thêm em bé, tôi lại càng bị đẩy lùi xa mẹ thêm chút nữa. Chỗ của tôi bên cạnh mẹ nay phải nhường em. Tôi ấm ức tranh giành vú mẹ với em gái thứ hai. Đêm nào cũng diễn ra cuộc ẩu đả trên ngực mẹ. Mà mẹ thì quá mệt vì những áp lực có tên và không tên của cuộc sống rồi. Mẹ chỉ muốn được nghỉ ngơi, vậy mà cũng không được yên. Thế là mẹ rít lên: "Giời ơi, tao chỉ muốn giết bớt chúng mày đi. Thế này thì làm sao tao sống nổi".
Cuộc chiến ngưng lặng. Lời mẹ làm tôi sợ hãi vô cùng. Tôi đinh ninh mẹ nói thật. Nghĩ rằng, một lúc nào đó, mẹ sẽ giết chết hết chúng tôi đi cho khỏi bị quấy rầy, tôi mếu máo van nài mẹ: "Mẹ ơi, nếu có giết thì mẹ giết em Khanh. Con lớn rồi, con còn trông em cho mẹ đi làm". Ôi, sao tôi có thể ngố tầu đến thế? Sao tôi có thể tin rằng mẹ muốn giết chúng tôi thật? Gần mười tuổi mà tôi vẫn thật ngây thơ khi tin vào tất cả những điều người lớn nói, kể cả những điều phi lý…
Sau khi bố đi B một thời gian, đến lượt mẹ cũng đi vào tuyến lửa Vĩnh Linh. Thời đó, lên đường phục vụ chiến trường là điều đương nhiên phải thế. Không do dự đắn đo.
Không viện lý do khó khăn để ở lại Hà Nội. Mọi người đều cố gắng thu xếp cuộc sống riêng tư để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Tôi và Khanh được mẹ mang đến phố Sinh Từ gửi bác Đoàn trông nom. Vy bị gửi vào vườn trẻ, tuần bác Đoàn đón về một lần.
Tôi lúc đó đang học lớp bốn, trường cấp một Nghĩa Đô, ngôi trường rợp bóng mát của ba cây vú sữa. Sáng sáng, tôi đi bộ ra bến tàu điện Cửa Nam, lên tàu nhiều hôm trốn vé năm xu. Đến Bưởi, bến đỗ cuối cùng, tôi chẳng cần chờ cho tàu đỗ hẳn đã nhảy xuống rất thành thạo. Trước giờ vào lớp, tôi còn kịp ghé vào cửa hàng ăn uống mậu dịch làm một ly sữa đậu nành nóng hổi loãng toẹt và cái quẩy làm bằng bột mỳ viện trợ. Bữa sáng của tôi chỉ một hào rưỡi mà ngon thật là ngon. Hôm nào không trốn được vé tàu, tôi làm một bát mỳ không người lái giá một hào. Cái món "không người lái" rất phổ biến thời chiến tranh vì nó không có thịt không có nhân. Nhưng chẳng sao cả, miễn là nọ được cái bụng để có sức mà học…
Thời điểm nhận trông nom ba chị em tôi, bác Đoàn vẫn chưa có chồng, và tất nhiên là chưa có con. Bác là một hình ảnh điển hình cho mẫu người con gái gia giáo, khép nép của Hà Nội cổ. Tôi không bao giờ quên ngày bác đạp xe vào thăm tôi nơi sơ tán, và những săn sóc ân tình của bác Đoàn khi sẵn lòng nhận nuôi nấng ba chị em chúng tôi. Bác hiền hậu thế, nề nếp thế mà tại sao đời bác sau này cũng chẳng sung sướng gì!
***
Nhà cỏ thêm Khanh, tôi hết được là trẻ con, có thêm Vy, tôi thực sự khoác lên mình trọng trách của một người chị cả. Tôi vẫn nhớ như in ngày Khanh ra đời. Không biết vì vất vả hay vì những cuộc cãi lộn triền miên với bố mà mẹ sinh Khanh khi em mới được có bảy tháng tuổi. Khanh ra đời chỉ nặng có một cân bảy, người vừa bằng cái chai nhỏ xíu. Tôi và bố vào thăm mẹ ở nhà hộ sinh phố Hàng Bún, vì không đúng giờ thăm nên hai bố con phải đứng ngoài gọi vọng vào. Mẹ ngó qua cửa sổ, bằng chỉ một cánh tay, mẹ nâng cao em bé lên cho tôi nhìn. Có em bé, mẹ không còn là mẹ của riêng tôi nữa. Rồi thì cái gì cũng phải nhường em. Nếu chẳng may hai chị em lỡ tranh giành nhau thì tất cả đều do lỗi ở tôi vì tôi là chị lớn rồi, dù tôi chỉ mới lên năm tuổi. Từ đó, như con mèo gầy gò tha con chuột, tôi phải thay mẹ trông em mỗi khi bố mẹ đi diễn đêm. Chúng tôi tha lôi nhau khắp các nhà trong xóm…
Là một đứa trẻ hiếu động ham chơi, tôi tham gia tất cả các trò chơi của bọn con trai thời ấy như đánh khăng, chơi bi, nhảy ngựa… Để em ngồi một chỗ, tôi say sưa chơi trò ú tim trốn tìm. Trong ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn đường, tôi úp mặt vào gốc cây sấu, miệng đếm năm, mười, mười lăm, hai mươi… nhưng mắt thì ti hí nhìn. Đếm đến một trăm, cuộc kiếm tìm bắt đầu. Tôi thường tóm gọn lũ bạn vì con mắt không cưỡng được cứ hấp háy nhìn trộm qua kẽ ngón tay.
Thú vị nhất là trò chơi nhảy ngựa. Cả lũ con trai con gái nhảy chồm lên lưng nhau cho đến khi "bọn ngựa" nặng quá ngã lăn ra đất. Cứ thế say sưa cho đến lúc gà lên chuồng… Các ông bố bà mẹ í ới gọi con về đi ngủ, chỉ còn trơ trọi lại hai chị em tôi. Chìa khoả cửa cầm tay, nhưng tôi không dám lên căn gác nhỏ vì nó mới tối tăm làm sao? Tôi sợ ma. Bố mẹ diễn đêm mãi chưa về. Ngoài đường đã vắng tanh. Lang thang mãi, tôi tha em vào bất cứ nhà nào trong xóm ngủ nhờ. Mãi đêm khuya, bỗng nghe giọng mẹ thì thào như trong mơ: "Bà ơi, ông ơi, có các cháu ngủ đây không?". Sáng ra, tôi thấy mình tỉnh dậy trên chiếc giường nhà mình. Hai chị em ngủ như chết, mẹ tha về nhà lúc nào không biết.
Phố tôi ở có vỉa hè rất rộng, hai bên đường trồng cả thảy ba hàng cây sấu. Hai hàng bên này và một hàng bên kia. Những gốc sấu sù sì, rễ trồi lên quằn quèo như lưng cá sấu. Mùa hè, lá sấu mơn mởn xanh mướt. Hoa sấu nhỏ li ti, gặp cơn gió, hoa rụng trắng xoá vỉa hè. Mùa thu, lá sấu vàng rơi phủ kín đường đi khiến cho con phố Phan Đình Phùng biến thành một tấm thảm vàng trải dài… Nhưng trưa hè trôn ngủ, tôi lang thang dọc vỉa hè nhặt sấu chín rụng. Vị sấu chín vừa ngọt vừa chua vừa thơm mùi sấu… Ngày ấy, hình như mưa bão nhiều hơn bây giờ. Những hàng sấu nghiêng ngả vặn mình chống đỡ cơn gió quật. Gió hun hút thổi và mưa như trút nước khiến những cành khô gãy răng rắc. Chờ cho mưa ngớt, lũ trẻ con chúng tôi ùa ra phố hò reo nhặt sấu rụng. Lắm hôm, chúng tôi nhặt được hàng rổ, hàng chậu sấu. Sấu xanh mang về để mẹ nấu canh chua hoặc dầm vào bát nước rau muống luộc. Trái sấu dầm biển màu xanh của bát nước luộc rau thành một màu vàng trong vắt. Vài trái dầm vào bát nước mắm chấm rau. Thêm bát cà pháo giòn mặn, rất dễ trôi cơm vào mùa hè oi bức, thế là cả nhà có một bữa cơm giản dị đặc trưng của người Hà Nội. Có vậy thôi mà không thể nào quên…
Hà Nội tuổi thơ tôi không chỉ có mùi thơm của sấu chín mà còn phảng phất mùi xà phòng giặt hôi xì dùng thay kem đánh răng. Thời thiếu đói, sau nhiều ngày hết kem đánh răng, tôi tặc lưỡi, quẹt cái bàn chải nhỏ vào bánh xà phòng giặt 702 do Liên Xô viện trợ - thứ xà phòng chuyên dùng cho công nhân giặt rửa dầu mỡ trong xưởng máy. Đưa lên miệng, tôi cảm thấy rõ mùi xà phòng nhưng kệ, cứ chải răng, miễn là nó cũng tạo ra một thứ bọt giống như bọt kem đánh răng. Nó khiến tôi phiều phen nôn ọe muốn ói mửa.
Thiếu lương thực, thiếu chất đốt, thành phố toàn một màu xám xịt. Không ai dám mặc quần áo màu sáng vì lấy xạ phòng đâu mà giặt! Nhiều lần hết dầu, không thể sang hàng xóm xin vài que củi đun dở về giúp mẹ thổi trước nồi cơm, tôi lẳng lặng vác bao tải rách và cái chổi xể ra đường.
Không còn thú vui nhênh nhang nhặt sấu chín rụng nữa, tôi đi bộ đến đường Hoàng Diệu, con đường có hai hàng cây xà cừ cổ thụ. Lá xà cừ dầy và đanh. Cơn gió mùa hè bứt lá vàng khô ném dạt sang hai bên lề đường. Tôi nhỏ nhoi men theo gờ cống quét lá cho vào bao tải. Cứ lom khom, lụi cụi, mải mê quét, ngẩng lên mới biết đã đi hết con đường từ khi nào.
Đương Hoàng Diệu từ bấy đến nay vẫn không hề thay đổi Mỗi lần phóng xe máy qua đó, kỷ niệm đi quét lá khô lại ùa về cùng tiếng lá xà cừ lạo xạo đâu đây…
Thật là vui khi có thể đỡ đần mẹ đôi chút trong những trưa hè Hà Nội, còn mùa giông bão? Tôi chờ đợi mùa giông bão đến để kéo mẹ ra đường. Hai bóng người một lớn một bé đội nón khoác mảnh vải nhựa lao đi. Mặc mưa to gió lớn quất vào mặt đau rát, mặc các cành cây ngả nghiêng vặn vẹo chực gẫy, tôi rủ mẹ ra đường kiếm củi về đun. Chẳng hiểu sao, cả mẹ và tôi đều không nghĩ đến nguy hiểm. Cành cây to đổ xuống có thể đè chết cả hai mẹ con. Chính cái nghèo đói thiếu thốn đã đẩy chúng tôi đi… Một vai mẹ gánh một đầu cành cây to, đầu kia ngả xuống vai tôi gầy gò, xương xẩu. Mẹ cao hơn nên hầu như sức nặng của cành cây trút cả vào tôi, một con bé mới bảy tuổi đầu. Nhưng tôi cảm thấy tôi còn hăng hái hơn cả mẹ. Tôi đi băng băng kéo mẹ lướt theo. Lá xà cừ dễ bén đun mau hết, cành cây ướt, chặt ra phơi khô cũng nấu được vài bữa cơm…
***
Tôi đã khát khao biết bao nhiêu những lời nói thương yêu nâng niu, những cử chỉ bảo ban dạy dỗ ân tình… Với thói quen một mình chịu đựng từ nhỏ, nên dù có ốm đau, bệnh tật thế nào, tôi cũng gắng gượng dậy. Tôi chỉ chịu nằm xuống khi không thể nào nhúc nhích được nữa. Vào những lúc ấy, nếu ai đó cho tôi một câu hỏi thăm, một chút ân tình, cũng đủ làm tôi oà vỡ. Như chạm vào nỗi đau. Như chạm vào niềm khao khát mong mỏi… Bất cứ ai, chỉ cần quan tâm đến tôi một chút thôi, cũng đủ để làm tôi trào nước mắt vì cảm động.
Tôi không quen được chăm sóc như vậy. Không thể chịu đựng nổi cái sự dịu dàng đến thế. Hoá ra tôi là kẻ yểu đuối vô cùng. Càng yếu đuối, tôi càng cố cất dấu cái sự yêu đuối của mình, cố tạo ra một cái vỏ bọc, rằng mình được yêu thương chiều chuộng, mình đầy đủ mạnh mẽ. Nhưng từ sâu thẳm trái tim, chỉ một câu nói trìu mến, chỉ một cái nhìn thương yêu của người đời cho nhau, cũng có thể làm tôi bị tổn thương. Không mấy ai hiểu được tôi là một kẻ yếu đuối như thế nào.
Người đời thường nghĩ tôi may mắn sinh ra trong một gia đình có bố mẹ là nghệ sĩ, chắc hẳn tôi sẽ được truyền dạy về tình yêu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật diễn xuất. Nói ra có thể không ai hiểu tại sao, suốt cuộc đời mình, tôi lại chỉ ao ước có được một lời gọi "con ơi" trìu mến hay sự chăm sóc bảo ban của những người ruột thịt, mà không có. Và cũng bởi tôi không bao giờ bộc lộ ra với bất kỳ ai cái điều mình ao ước thèm khát nhất ấy, nên trong thâm tâm những người gần gũi tôi, họ không bao giờ hiểu được tại sao tôi cứ sống thu mình lại như thế. Dần dần trong tôi hình thành nên tính cách không thể chia sẻ. Cứ tự mình lo, tự mình nghĩ, tự mình sống theo một cách sống, cách nghĩ mà tôi biết là đôi khi rẩt trẻ con, rất lạ lùng… Đến bây giờ, nhìn lại một số những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời mình từ lúc ấu thơ, tôi đã hiểu vì sao, tôi lại có tính cách khép kín, bướng bỉnh như thế…
Năm tôi 12 tuổi, một chiều thứ bảy như bao chiều thứ bảy khác, tôi sung sướng được thoát khỏi cái trại tập trung được gọi là trường múa để về nhà. Vì phải tìm một thứ gì đó, tôi đã lục tung các ngăn kéo trong nhà. Tình cờ, tôi thấy một tờ giấy được giấu kín dưới đáy ngăn kéo. Tôi choáng váng khi đọc hàng chữ: giấy ly hôn. Bố mẹ đã li hôn rồi ư? Từ bao giờ vậy? Tại sao họ không nói gì với tôi nhỉ? Tại sao họ dám tự động làm cái việc tày trời như vậy mà không hề cho tôi biết. Dù sao tôi cũng là đứa con lớn nhất trong nhà. Họ nên cho tôi biết mới phải!
Trong tờ giấy ly hôn, phần làm tôi đau đớn nhất là mục chia con. Bố nhận nuôi Vi, mẹ nhận nuôi Khanh. Không có tên tôi ở đó. Không ai nhận nuôi tôi cả. Vậy tôi là ai? Tôi không thuộc về ai cả. Bàng hoàng, ớn lạnh. Tôi muốn gào lên, nhưng không thể. Tôi còn có thể nói gì, khi mà tôi bỗng dưng bị hất ra ngoài. Tôi không là ai cả. Bố mẹ ơi, con là ai? Chỉ là một người dưng? Con muốn gào lên, thét lên đòi quyền làm con của mình, đòi quyền được thương yêu và chăm sóc, cũng sẽ vô nghĩa thôi! Mọi sự đã được định đoạt cả rồi.
Và cánh cửa lòng tôi khép lại.Vĩnh viễn. Sau một nỗi đau.
Cất tờ giấy về chỗ cũ, tôi không nói với ai một lời. Cho đến tận bây giờ, bố mẹ không hề biết rằng tôi đã biết chuyện chia con của họ. Vâng. Bố mẹ không thể nào biết rằng, họ đã làm trái tim tôi tan nát ra sao, với vết thương luôn rớm máu, tôi trở nên người yếu đuối thế nào. Bố mẹ không thể nào biết rằng, tôi đã cô tỏ ra mạnh mẽ để che dấu vết thương của mình, để bố mẹ yên tâm về tôi, một đứa con gái nghị lực, mạnh mẽ. Bố mẹ không thể nào biết rằng, họ đã vô tình đẩy tôi xa họ thêm, xa họ mãi… Tôi không thể nào bộc lộ cảm xúc của mình vì biết rằng, cái điều mình mong muốn sẽ không được đáp ứng. Vì sao? Vì cuộc sống quá ư là nghiệt ngã? Và còn vì, có lẽ, bố mẹ cũng đã hết lòng với tôi rồi nhưng chỉ được đến thế thôi.
                                          ***
Ôi những kỷ niệm khó phai của một thời nghèo khổ. Tôi không sợ nghèo. Nghèo mà yêu thương nhau chia sẻ cùng nhau. Tôi chỉ sợ lòng người độc ác, dẫm lên nhau mà sống.
Mỗi khi nhớ lại thời thơ ấu, tôi băn khoăn, phải chăng tôi đã quá nhậy cảm, để rồi tự mình làm mình đau đớn một cách không cần thiết? Phải chăng tôi đã quá ngốc nghếch khi cứ tự kỷ ám thị rằng, trong gia đình này, tôi chẳng là ai cả! Vậy thì tại sao tôi lại phải có mặt trên cõi đời này? Tại sao tôi phải hứng chịu những đau đớn này?
Đêm đêm, để dỗ giấc ngủ của mình, tôi thì thầm tự hỏi: Vân ơi, Vân là ai?


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

anhke8074
Họ tên: Nguyen Anh
Nghề nghiệp: Đâm thuê, chém thuê, đưa khách ra sông
Sinh nhật: : 4 Tháng 6 - 2004
Nơi ở: Địa Ngục
Yahoo: anhke8074  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Tôi yêu thích tất cả các màu sắc và yêu tất cả các thiếu nữ đẹp

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




Ơ clock kìa

Tâm sự riêng
Có khi nào trên đường đời tấp nập
Ta vô tình đi lướt qua nhau
Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất
Một tâm hồn ta đã đợi từ lâu...

Kiếm việc

Vào một đêm trăng thanh gió mát. Hiếm hơn nữa là đêm ấy có trăng khi toàn thành phố... mất điện, mất điện thì mới thấy ánh trăng, thấy ánh trăng lung linh lại sinh ra sự... lãng mạn.

Vợ chồng trẻ nọ nằm trên giường nhìn trăng và cùng thủ thỉ về... chuyện ấy.

Anh chồng trêu vợ:

- Em chưa biết đó, ở Mỹ mỗi lần nam nữ quan hệ, chàng trai bao giờ cũng được cô gái boa 1 trăm đô.

- Liên quan gì đến anh?

- Có thể anh sẽ bay ngay sang Mỹ... “kiếm việc”!

Cô vợ cười rũ:

- Nếu anh sang thì em cũng phải sang theo.

Anh chồng lấy làm ngạc nhiên:

- Thế em sang bên đó làm gì?

- Không làm gì cả.

- ?

- Em sang đó chỉ để xem: Anh sống thế nào với 2 trăm đô trong một tháng!


20 điều tôi thích bạn!

01. Bạn đã chỉ cho tôi biết ý nghĩa thật sự của tình bạn .
02. Bạn luôn luôn nói những điều mà tôi muốn nghe
03. Bạn không bao giờ bỏ rơi tôi .
04. Sự chân thật tuyệt đối của bạn đã giúp cho ngọn lửa tình bạn cháy mãi .
05. Tình cảm của bạn làm tôi xúc động và cảm xúc tuyệt vời ấy sẽ có mãi .
06. Khi ở bên bạn ,tôi mới thật sự là tôi .
07. Tôi có thể nói với bạn bất cứ điều gì và bạn sẽ không chê cười .
08. Mỗi khi nghĩ đến bạn ,trong tôi lại đầy ắp những cảm xúc thật tuyệt với.
09. Bạn đã làm cho tôi cảm nhận được những điều mà tôi chưa bao giờ cảm nhận trước đó .
10. Mỗi khi tôi nhìn bạn ,tôi lại thấy mình hồi hộp lạ thường .
11. Bạn luôn là chủ đề trong những giấc mơ của tôi .
12. Bạn có khả năng hài hước tuyệt vời .
13. Bạn luôn có những ý tưởng lãng mạn thật thú vị .
14. Bạn làm những điều tốt đẹp cho tôi hơn là tôi đáng được nhận.
15. Khi bạn và tôi cùng nhau ,chúng ta có thể làm được điều kì diệu .
16. Bạn và tôi thật "hợp rơ"
17. Bạn luôn có ý nghĩa trong cuộc sống của tôi.
18. Bạn đơn giản và bình dị .
19. Bạn là người đã mở cửa trái tim tôi .
20. Và dĩ nhiên tôi mến bạn vì bạn là người hiểu biết và thông minh .


Download Story

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 1

http://www.box.net/shared/csfdmy3ezc

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 2

http://www.box.net/shared/nzjdljz6xj

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 3

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 4

http://www.box.net/shared/lgeygvoj5f

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 5

http://www.box.net/shared/k93pjkie7a

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 6

http://www.box.net/shared/ld6td3llzg

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 7

http://www.box.net/shared/2rbhbrcy46

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 8

http://www.box.net/shared/gp4n5f2526

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 9

http://www.box.net/shared/qpspzj8fy8

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 10

http://www.box.net/shared/nt77u995ob

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 11

http://www.box.net/shared/1mmgqqtpcy

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 12

http://www.box.net/shared/ta7ou9eirz

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 13

http://www.box.net/shared/lu360ez9yr

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 14

http://www.box.net/shared/ohk7gaiqpz

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 15

http://www.box.net/shared/jjtjds1igb

 

Tuyển tập Truyện ngắn Hội Nhà Văn VN 16

http://www.box.net/shared/y3ryzo9n61


Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com