|
|
C | H | B | T | N | S | B |
| |
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|
20
|
21
|
22
|
23
|
24
|
25
|
26
|
27
|
28
|
29
|
30
|
31
| | |
(¯`·.º-:¦:-♥ TÌNH YÊU♥-:¦:-º.·´¯)
(¯`·.º-:¦:-♥ Ý NGHĨA LOÀI HOA ♥-:¦:-º.·´¯)
(¯`·.º-:¦:-♥DANH NGÔN♥-:¦:-º.·´¯)
<a href="http://www.echip.com.vn"><img src="http://www.echip.com.vn/echip.jpg" width="130" height="60"></a>
|
Bình luận
công biên(tặng kiều oanh)
Nhóm: Members
Bài viết: 0
Nhập: 2-May 06
Thành viên: 4,212
Khoảng 4 - 5 năm trở lại đây, hiện tượng nữ sinh viên "tầm gửi" ở Hà Nội được nhắc đến ngày càng nhiều. Hầu như trường ĐH nào cũng có những SV như vậy.
T, một nữ SV, ngay từ năm 1 trường ĐH KH đã phải đi làm oshin cho một chủ hộ giàu có ở Kim Liên. Gần một năm học trôi đi, bạn bè trong lớp chỉ biết T phải làm oshin theo ca để mỗi tháng kiếm 300.000 - 400.000 đồng học phí...Ai cũng thương nhưng chẳng thể giúp được gì. Đùng một cái có tin cô bị bà chủ đánh ghen, vì bà ta phát hiện cô cặp bồ với anh chồng gần 40 tuổi của mình.
Trong khi đó, T cũng đã có người yêu là SV học cùng trường. Nhưng họ chỉ có tình yêu và cảnh nghèo thôi nên chẳng giúp được gì nhau. Anh chồng rất sợ vợ, còn khai rằng hai bên đã lén lút quan hệ được gần 1 năm, đã từng làm T có thai, phải xuống Hải Phòng nạo hút. Anh ta cũng đã chi thêm cho T khá nhiều tiền bao hàng tháng chứ không chỉ khoản tiền công giúp việc nhà.
Tại sao T cặp bồ với anh ta là một câu hỏi ngây thơ mà cũng rất khó lý gảii. T không cần tiền để theo trai đến vũ trường, cô cũng không cần nhu cầu đến quán bar, đi hát karaoke, không cần nhiều quần áo đẹp...và lại càng không cần nhu cầu "có đàn ông".
Sau vụ đó, T và chàng người yêu SV chia tay. T khôngđi làm oshin nữa, gần đây tôi dò la được biết cô lại đang cặp bồ với một gã đàn ông khác.
Nhưng kinh khủng hơn là trường hợp một nữ sinh cặp bồ với ông già đã bằng tuổi ông nội mình! Mơi bước vào năm 2 trường ĐH KT, M đã bám được một "ông nội" vào tuổi "thất thập cổ lai hi" ở phố Bà Triệu. Cô "săn" được lão nhờ một lần ngồi nghỉ chân ở hồ Thiền Quang sau cả buổi cắp hồ sơ đi xin làm thêm khắp địa chỉ quen mà không đâu nhận. Lão già hay ra hồ hóng "gió non", cứ thấy đàn bà con gái đi qua là vẫy.
Thấy cô ủ rũ, có vẻ "đói tiền", lão ngồi ghế đá bên cạnh bắt thóp, sau khi trâng trâng ngắm vuốt một hồi liền đánh tiếng sang làm quen. Ban đầu M cũng nghĩ cô chỉ là bậc con cháu, chuyện trò đối đáp cũng thường tình, nhưng rồi rủ rỉ suốt một buổi, lão tán thế nào mà cô chấp nhận nửa con nuôi, nửa vợ hờ của "bố già". Lão kể: "Tao sống có một mình, nhà cửa thênh thang mà chỉ có mấy con chim làm bạn. Vợ chồng tao ly thân đã hơn chục năm nay rồi. Mấy đứa con tao cũng toàn đồ thất đức, đứa nào cũng trốn trại nuôi tao nhưng có mảnh đất trên Phú Thượng chúng nó cứ nhăm nhe về gạ tao ký giấy bán để chia tiền. Chúng nó chưa kịp trở tay tao đã bán dúi bạn dụi, đem tiền vào ngân hàng lấy lãi, gần 2 tỉ tao ăn đến già chưa chắc đã hết. Tao thấy mày cũng ngoan lắm, nếu túng thiếu thì về mà ở với tao, chủ yếu mày chăm sóc tao, lo chôn cất nếu tao chết, cứ về ở hẳn nhà tao, đồ đạc đấy tha hồ mà dùng". M như đứa ăn mày mò được kho gạo, chuyển hẳn sách vở đến nhà lão ở. Ở với nhau rồi mới thực sự tin bố già giàu thật. Ở với lão chẳng phải làm lụng gì. Cơm nước, lau nhà, đổ rác đã có chị oshin làm theo ca. Thi thoảng "bố già" bắt đấm lưng, tẩm quất. Một đêm lòng buồn bực, chẳng hiểu nổi hứng thế nào bố già "xơi tái" cô. Bố già hỉ hê cho là cô đã bị vào tròng, nhưng M cũng hỉ hê nghĩ chính lão đã mắc bẫy mình.
Một hôm cô nghĩ ra kế giục lão ra phường làm giấy đăng ký kết hôn, không cần phải cưới cheo, để chính thức được kế thừa tài sản khi lão chết hoặc cần ly dị ngay cũng chiếm được nửa tài sản. Nhưng lão cũng cáo, bảo "tao ngần này tuổi, râu bạc như lông mà còn ra đấy làm giấy cưới vợ, người ta bảo điên hả". Cô đành chuyển cách yêu chiều lão để moi được nhiều hơn các khoản: đóng học phí, sắm áo quần, uốn tóc, sơn sửa móng tay, tắm trắng, gửi một chút về cho mẹ và còn nuôi giai nữa...Thế nên cuộc đời bi kịch lại càng nảy sinh bi kịch. Có chút nhan sắc, M lại cặp bồ với một gã đàn ông hơn cô 12 tuổi, chuyên buôn lậu hàng điện tử từ Lạng Sơn về Hà Nội. Cứ đến tối lão lại thấy cô son phấn rồi tha thướt ra khỏi nhà. M dối rằng "em đi học ngoại ngữ". Mấy lần lão ra cửa sổ ngó xuống đều thấy một gã trai ngoài 30 tuổi đứng đợi M. Đêm nào cũng bị lão đay nghiến, xỉ vả, M cũng tính chuồn. Nhưng nghĩ so với bố già này, gã bạn trai mới quen chỉ là tép riu lại ki bo nên cô cứ bám.
Cũng thân "tầm gửi" nhưng nhiều nữ sinh còn chịu nhục hơn cả nô hầu thời xưa. Một nữ sinh tên L, học năm 2 trường ĐH NT, cặp với một gã trung niên ngoài 30, làm chủ ba cửa hiệu kinh doanh điện thoại di động cũ, mặc dù chưa có vợ nhưng anh ta nói thẳng rằng không có ý nghĩ lấy cô làm vợ. Cứ mỗi lần L ỏn ẻn xin tiền, gã lại lôi tổ sư, cha mẹ cô ra chửi. Lần nào vào ký túc xá đón cô, thấy một số SV trai trẻ thập thò đến phòng tặng hoa gửi quà, hắn cũng lôi L đến một quán bar tra nã như điều tra viên hỏi cung tội phạm, nhưng L vẫn không trốn chạy được vì cô còn nợ tiền gã, phải trả thì mới được "phóng sinh".
Nữ sinh viên T.Tr thì "ký sinh" vào một gã trung niên đã có vợ và hai con sống tận Hải Phòng, hiện đang làm kiến trúc sư tại Hà Nội. Khi tán tỉnh cô, gã sắm cho cô rất nhiều đồ quí, đắt tiền: nhẫn vàng, bóp, váy, kem, son, túi xắc, vòng cổ, hoa tai, áo choàng lông...nhưng chỉ yêu nhau được vài tháng, sau khi đã xơi tái "một toà thiên nhiên" thì gã tỉnh queo lột lại tất cả vật dụng đã tặng rồi "chuyển nhượng" cho tay bạn, đương khi T.Tr đang nóng tiền đóng học phí vì không đóng thì nhà trường cho nghỉ thi. Đến lượt gã bạn "bẻ hoa vặt nhuỵ" chán lại "chuyển nhượng" tiếp cho một gã bạn buôn xe máy ở Bà Triệu mà T.Tr cũng buông xuôi.
"Nữ sinh viên bây giờ thực dụng lắm. Muốn quen thì phải có cái gì cho mấy em. Muốn yêu thì phải có quà đặc biệt. Yêu suông chẳng được đâu" - H, 29 tuổi, nhân viên của một công ty thuê trụ sở trên tòa nhà xanh HITC nói. H đã có vợ, thế nhưng vẫn săn được cô sinh viên năm 3 ĐH Sư phạm Hà Nội. Cô biết H đã có vợ nhưng vẫn yêu vì H thoáng tay cung cấp cho cô nhiều thứ đúng lúc. Cô công khai vơ cả phòng ký túc xá: "Anh H chỉ là bồ tao thôi, anh đã có vợ".
Hiện tượng SV "tầm gửi" khiến tôi giật thót hơn khi được biệt hiện ở HN còn xuất hiện cả những "đường dây môi giới cặp bồ SV", "đường dây tầm gửi", hay nói đúng hơn SV "tầm gửi" đang ngày càng chuyên nghiệp hơn. Nói môi giơis cho tiện gọi, thực tê thì không phải bỏ ra khoảng phí nào, được thực hiện giữa các nhóm bạn, mối quen, huynh đệ với nhau. Theo cách đó, cùng một lúc tôi nhận được lời giúp đỡ từ hai người bạn khi họ tiết lộ trong danh bạ điện thoại của mình có cả SV trường Múa, Sân khấu Điện ảnh, CĐ Nghệ thuật Quân đội, ĐH Ngoại thương, ĐH Luật HN...có nhu cầu "ký gửi", miễn là ông tỏ ra chịu chơi, quần áo, xe cộ, ví tiền, điện thoại...trông mốt, phong lưu một tí, nhưng quan trọng hơn là phải chịu chi một tí". Một người bạn khác hứa hẹn sẽ dẫn đường mở lối nếu tôi có nhu cầu nuôi "tầm gửi" vì hiện anh ta đang nai lưng ra nuôi tới 4 - 5 "con" (tức nữ sinh tầm gửi, cách gọi của anh ta).
Thật éo le khi xã hội ngày càng xuất hiện những biến động tâm lý mới. Những năm đầu thập niên 1990, ám ảnh nhất của sinh viên chúng tôi khi bước chân vào giảng đường ĐH là cảnh những nữ SV tự tử vì tình - hình ảnh dễ bắt gặp và day dứt là nữ sinh treo cổ lên móc trần, uống thuốc độc, nhảy hồ...khi bị người yêu ngoại tình, ruồng bỏ, "chạy bụng"...Những nữ sinh đó đã sống si tình, coi tình yêu là tặng phẩm thiêng liêng, không chấp nhận giả dối và phản bội. Nay thì có nhiều nữ sinh sẵn sàng bán rẻ phẩm tiết, tình yêu non tơ của mình để nuôi thân, bất cần "đối tác" trao tình gửi phận là ai, chỉ cần anh ta, ông ta chi trả nhiều tiền.
Trong con mắt nhiều người, giảng đường ĐH là nơi thật lý tưởng. Nhưng phía sau các giảng đường lại tồn tại một tiểu xã hộ vô cũng đa dạng không ai cũng biết được. Hầu như trong mùa khai giảng năm nào, trường ĐH KHXH và NV (ĐHQG Hà Nội) cũng mời một số cán bộ quản lý an ninh trật tự vào nói chuyện chuyên đề cho tân SV, như một cách để giáo dục và nhắc nhở chuẩn bị hành trang tinh thần cần thiết đặng có thể đi suốt 4 - 5năm ĐH. Mỗi lần nói chuyện, họ lại không thể không dẫn ra những trường hợp SV cặp bồ với người già, SV "tầm gửi" và những kết cục đau thương để giáo huấn lứa SV mới...
CHUYỆN THỨ HAI!!!
Nữ sinh viên "làm vợ part-time"
(VietNamNet) - Mới nghe qua, có thể ai đó sẽ giật mình. Nhưng những lời đồn thổi từ sinh viên thì đã có từ lâu. Một số sinh viên nữ đang sống, học hành cùng với cái nghề "làm vợ bán thời gian". Công việc chỉ có họ, đối tác và thi thoảng là những người bạn rất thân mới biết.
"Ăn bánh - trả tiền" hay còn gì ràng buộc nữa?
Giữa trưa, tôi nhận được tin nhắn: "Chào chị! Em tên G. Em biết chị, nhưng chắc chị không biết em. Em có quen với anh P. Em đang ngồi ở cafe Tưởng Niệm, cần 1 người để nói chuyện, chị rảnh không?" Đi thì sợ mình bị lừa, không đi thì...biết đâu người nhắn tin là bạn mình hoặc đang cần được an ủi.
Chưa gặp mặt một lần, nhưng với giọng nói chầm chậm, G kể, đang là sinh viên năm IV của một trường ĐH. G quen với anh P từ hồi năm I, trong một lần đi giao lưu. Nhắn tin qua lại, rủ nhau đi ăn, cafe. Và một lần đi bar về khuya, nhà trọ đã đóng cửa. G trở thành người tình của anh P từ đó. Chính xác là một cuộc trao đổi, mua bán.
"Không có cảm tình thì không đúng, nhưng nghĩ đến một cuộc hôn nhân với một người như thế thì không thể", G bộc bạch. Giữa G và người đàn ông ấy thường diễn ra những lần gặp gỡ chớp nhoáng. Có khi buổi sáng cũng có khi buổi trưa. Có khi thứ 2 cũng có khi thứ 7,CN. Cũng có khi ở lại nhà để cùng dùng cơm. Nhưng cũng có hôm chỉ làm xong...chuyện ấy. Nếu G rảnh thì nhận lời, không thì thôi. Số tiền G nhận được đủ để sống trên mức sinh viên. Điện thoại, tiền nạp thẻ đều được chu cấp đầy đủ. Chỉ có thế, G không đưa ra giá cố định.
Cô bạn buồn buồn: "Có nhiều tiền, nhưng...em muốn dừng lại, vì em đã có người yêu rồi, sợ anh ấy phát hiện. Nhưng không biết nói thế nào để từ chối. Không có tình yêu, nhưng cứ có điều gì đó giữ chân. Mỗi lần đến với người kia, em cứ phải tìm cách để nói dối: lên thư viên, tới nhà bạn, đi nhà sách...".
Thật không ngờ khi biết, không chỉ một mình G vướng vào vòng luẩn quẩn. Hiện tại, có 2 người bạn của G cũng đang làm công việc như cô. Và những người đàn ông kia cũng có quen biết nhau. Mỗi năm, họ có những chuyến đi chơi xa. Cả ba cô gái đều đẹp duyên dáng, học vấn cao.
Không như G, cô bạn tên Tâm chưa một lần sánh vai cùng "người tình" ở nơi công cộng, bởi người ấy có vợ con, còn Tâm cũng đang có người yêu. Lịch hẹn của Tâm có sẵn như lịch đi học, hôm nào có sự cố thì chỉ cần một tin nhắn báo động của từ hai phía. Đều đặn, một tuần hai lần, vào giữa trưa, Tâm lại bấm chuông. Đón Tâm là một người đàn ông đáng tuổi chú với khuôn mặt rạng rỡ.
Công việc hiện tại của Tâm bây giờ cũng nhờ người đó tìm giúp. Đến với anh ta như một sự trả ơn. Nhưng vẫn là "ăn bánh, trả tiền".
G bảo: "Tâm còn khổ hơn em. Lúc nào cũng lo ngay ngáy vì sợ bị vợ người ấy phát hiện. Bù lại, nó khấm khẳn hơn".
Nhưng đối với hai cô bạn, vấn đề không còn là chuyện kiếm tiền nữa. Cũng đã nhiều lần, G không nhận đồng nào từ ông ấy. Nói như G: "Ra trường, kiếm một công việc với mức lương 2 triệu không là vấn đề với em. Nhưng làm cách nào để thoát ra thì không biết. Nhiều lần tự hứa với lòng mình sẽ không trả lời điện thoại, không đến căn nhà đó. Nhưng nhận được tin nhắn, em lại đến. Em cứ sợ anh ta buồn, giận hờn thế nào ấy".
Nhóm sinh viên cùng đi thực tập chung với Thuận, ai cũng biết rằng, Thuận được ở lại công ty là nhờ thân với sếp lớn. Từ ngày là thành viên của công ty, bình thường, cứ đến buổi trưa là Thuận ghé lại phòng sếp. Thỉnh thoảng Thuận cũng có những lần ghen tuông nho nhỏ với những đồng nghiệp nữ khi thấy họ được sếp ưu ái. Và rồi, mọi chuyện đâu lại vào đấy. Cả công ty ai cũng biết chuyện, nhưng chẳng ai thọc mạch để làm gì. Nghe đâu, cũng đã có lần Thuận tính tổ chức đám cưới với người yêu. Nhưng không hiểu sao lại từ hôn. Cuộc sống của Thuận và cậu em được đảm bảo, mà với mức lương của một nhân viên văn phòng thì không thể có.
Qua điện thoại, G khẳng định: "Hầu hết sinh viên nữ đang sống bằng nghề này đều chọn cho mình những người đàn ông trí thức, có thu nhập ổn định. Có ông chưa lập gia đình, cũng có người không hạnh phúc trong hôn nhân của mình. Và cả 2 phía, đều không nghĩ đến chuyện kết hôn với nhau".
Nói rằng những sinh viên này cần tiền, có thể đúng khi họ gặp khó khăn. Nhưng như G, Tâm...lúc này, kiếm tiền không còn là mục đích. Vậy mà họ vẫn làm những điều trong thâm tâm không hề muốn
--------------------