Giấy giới thiệu là một văn bản do một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát hành để giới thiệu các thông tin cơ bản về nhân viên, cán bộ, công nhân viên hoặc sinh viên đại diện cho đơn vị đi liên hệ công tác, làm việc hoặc thực tập tại một nơi khác. Giấy giới thiệu có vai trò quan trọng trong việc xác nhận danh tính và quyền hạn của người được giới thiệu, giúp họ được tiếp nhận và hỗ trợ trong việc giải quyết các công việc cụ thể. Mục đích viết giấy giới thiệu là gì?Trong công việc, sử dụng giấy giới thiệu (thư giới thiệu) sẽ giúp ích rất nhiều cho cá nhân dễ dàng đi xin việc, chuyển công tác, nhận chức hoặc muốn tham gia các tổ chức, hội nhóm nào đó với yêu cầu điều kiện và tiêu chuẩn nhất định. Dưới đây là những mục đích viết giấy giới thiệu: - Giới thiệu cá nhân làm việc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mới giúp người được dễ dàng được tiếp nhận ở chỗ làm việc mới. - Giới thiệu cá nhân đến công tác tại cơ quan, tổ chức mới tránh nhầm lẫn mạo danh. - Giúp đơn vị mới nắm rõ thông tin cơ bản của cá nhân, tổ chức được giới thiệu và sự phù hợp với công việc mới.
- Giấy giới thiệu là tài liệu pháp lý quan trọng trong một số trường hợp xảy ra vấn đề giữa các bên. Cách viết giấy giới thiệuTùy thuộc vào mục đích của người giới thiệu và người được giới thiệu, giấy giới thiệu sẽ bao gồm các nội dung khác nhau. Tuy nhiên sẽ cần có các nội dung chính như sau: 1) Nội dung tên đơn vị/người giới thiệu. Ví dụ: khi giới thiệu học sinh, sinh viên thực tập phải ghi rõ trường, ban ngành, khoa… giới thiệu. Nếu giới thiệu nhân viên làm nhiệm vụ phải ghi rõ cơ quan, đơn vị nào. 2) Nội dung thông tin của người được giới thiệu. Đơn vị/người giới thiệu ghi rõ thông tin của người được giới thiệu gồm: tên, tuổi, chức danh. Nếu là đơn giới thiệu nhằm xin việc thì ghi rõ ưu điểm, những thành tựu cá nhân đã đạt được… 3) Nội dung thông tin đơn vị/cá nhân nhận giới thiệu Ví dụ: Gửi đến cơ quan nào, phòng ban nào (nếu xác định được chính xác người tiếp nhận ghi rõ họ tên chức vụ người tiếp nhận giới thiệu). 4) Mục đích giới thiệu Người giới thiệu ghi rõ mục đích giới thiệu để làm nhiệm vụ gì hoặc tạo điều kiện tiếp nhận vào làm việc tại đơn vị mới. 5) Thời gian giấy giới thiệu có hiệu lực Đơn vị/người giới thiệu ghi rõ thời gian giấy giới thiệu có hiệu lực. 6) Người giới thiệu ký tên đóng dấu
Để đảm bảo giấy giới thiệu là đúng bên giới thiệu cần ký tên xác nhận và đóng dấu (nếu có). |
Bảo hiểm xã hội
Khối chia sẻ thông tin - kiến thức - kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Tìm kiếm: Bài viết cuối
Thực đơn người xem
Bình luận mới
nuochoa95 trong
10 lý do xin nghỉ việc phổ biến hiện nay
nuochoa95 trong Ký kết hợp đồng điện tử là gì? nuochoa95 trong Lương tháng 13 là gì? xumy1311 trong Ứng dụng PC-Covid Quốc gia xumy1311 trong Thuế TNCN đối với lao động thử việc xumy1311 trong Phân loại Vùng dịch Covid theo 4 cấp độ xumy1311 trong Tham gia bh tự nguyện có được hưởng hỗ trợ nq116 xumy1311 trong Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116 xumy1311 trong Chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp mùa Covid xumy1311 trong Mốc thời gian nhận hỗ trợ Covid-19 |