Sep 16 2007, 06:09 PM
Bởi: juliet phuong dong
Vào đầu năm 2000, Warner Brothers ký bản hợp đồng bản quyền với Mattel, Inc, nhà marketing kiêm nhà sản xuất hàng đầu ở Mỹ trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng. Mattel sẽ chủ yếu sản xuất đồ chơi. Theo bản hợp đồng, Mattel có thể tung ra các sản phẩm đồ chơi dựa vào hai tập đầu của series truyện cũng như 2 tập đầu của loạt phim. Ký hợp đồng chuyển nhượng bản quyền với Mattel mang lại nhiều lợi ích cho Warner Brothers vì hãng này đã có mặt ở 36 quốc gia và tiêu thụ sản phẩm của mình trên 150 nước. Mattel trả tổng cộng 35 triệu USD cho Warner Brothers và đồng ý trả 15% như 1 đặc quyền về sau. Sau bản hợp đồng này, Warner Brother ký thêm bản hợp đồng bản quyền khác vào tháng 7/2000 với Enesco, Inc. Đây là công ty hàng đầu trong lĩnh vực quà tặng và đồ sưu tập. Mục đích của sự hợp tác này là khai thác đồ chơi và đồ sưu tập dựa vào các nhân vật trong 3 tập đầu của cuốn truyện. Bản hợp đồng khiến cả hai phía hài lòng. John F Cauley, Chủ tịch kiêm CEO của Enesco Group, Inc phát biểu: "Chúng tôi vô cùng sung sướng và vinh dự khi ký được hợp đồng bản quyền này với Warner Brother. Harry Potter là tài sản vô giá cho bất cứ công ty nào có liên quan đến và có công đưa nó ra toàn thế giới. Viễn cảnh của Enesco là sản xuất ra nhiều dòng đồ chơi, đồ sưu tập thú vị để phù hợp với phạm vi của kênh phân phối. Những sản phẩm "buộc phải có" sẽ khiến những tín đồ Harry Potter đỏ mắt tìm kiếm". Những người đòi mua bản quyền ban đầu khác gồm có Hasbro, công ty hàng đầu trong sẩn phẩm giải trí gia đình, Oddzon, nhà sản xuất đồ chơi số 1 có trụ sở ở Mỹ và Spring Industries, nhà sản xuất giường. Warner Brothers phải loại bỏ một số ứng cử viên tiềm năng như Burger King, Kraft Foods và Baskin Robbins. Warner không muốn thương hiệu này bị "rẻ rúng" khi gắn liền với các sản phẩm như burgers, kẹo hay kem. Chiến dịch bán lẻ rộng khắp thế giới cho Harry Potter phải được chú tâm thận trọng và không được đi quá giới hạn. Thời kỳ đầu của công cuộc thương mại hoá Harry Potter gắn liền với tập truyện đầu tiên. Các sản phẩm bao gồm games cầm tay hiệu Tiger của Hasbrow, Wizards, game và ô chữ của Mattel, nhiều mặt hàng mới và đồ trang sức của OddzOn, những mẫu giường của Springs Industries, quà tặng và đồ sưu tập của Enesco Group, Every Flavor Bean của Bertie Bott của Cap Candy. Để có thể tung ra sản phẩm, những nhà đăng ký bản quyền phải thực hiện từng bước theo cuốn truyện. Ví dụ Every Flavor Bean của Bertie Bott phải được sản xuất theo nhiều hương vị khác nhau đã được đề cập đến trong cuốn sách (cá mòi và hạt tiêu đen). Một số hương vị khác như dâu, đậu nướng và măng tây cũng được đưa vào danh mục. Cap Candy còn cung cấp thêm bản hướng dẫn hương vị cho mỗi túi Bertie Beans. Các sản phẩm như vậy được đón chào nhiệt liệt. Mặc dù khoản lợi nhuận thu về từ cuốn truyện khiến các hãng khác điên đảo vì ghen tị nhưng hoạt động thương mại dựa vào cuốn sách chẳng thấm vào đâu so với phim ảnh. Trong khi đó vào tháng 7/2000, tập 4, "Harry Potter và Chiếc cốc lửa" được xuất bản tại hai thị trường Anh và Mỹ. Thời gian này, series đã phá vỡ kỷ lục của chính nó trước đó khi tiêu thụ 5.3 triệu bản, chỉ tính riêng tại Anh. Scholastic thông báo rằng mặc dù giá khá cao, khoảng 25.95 USD 1 cuốn nhưng tất cả đều nhanh chóng "bốc hơi khỏi kệ sách". Trong cùng tháng đó, Warner Brothers đã ký bản hợp đồng bản quyền đắt giá khác với Lego, ông trùm trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi xếp hình có trụ sở ở Mỹ. Từ đây, đồ chơi xếp hình Harry Potter đươc sản xuất và tung ra rộng khắp thế giới. Theo bảo hợp đồng, Lego sẽ sản xuất đồ chơi xếp hình dựa vào hai tập phim do Warner Brother sản xuất. Bộ sản phẩm gồm 9 đồ chơi đầu tiên được tung ra thị trường ngay trước khi phát hành bộ phim "Harry Potter và hòn đá phù thuỷ" năm 2001. Thời kỳ đầu của công cuộc thương mại hoá Harry Potter gắn liền với tập truyện đầu tiên. Các sản phẩm bao gồm games cầm tay hiệu Tiger của Hasbrow, Wizards, game và ô chữ của Mattel, nhiều mặt hàng mới và đồ trang sức của OddzOn, những mẫu giường của Springs Industries, quà tặng và đồ sưu tập của Enesco Group, Every Flavor Bean của Bertie Bott của Cap Candy. Để có thể tung ra sản phẩm, những nhà đăng ký bản quyền phải thực hiện từng bước theo cuốn truyện. Ví dụ Every Flavor Bean của Bertie Bott phải được sản xuất theo nhiều hương vị khác nhau đã được đề cập đến trong cuốn sách (cá mòi và hạt tiêu đen). Một số hương vị khác như dâu, đậu nướng và măng tây cũng được đưa vào danh mục. Cap Candy còn cung cấp thêm bản hướng dẫn hương vị cho mỗi túi Bertie Beans. Các sản phẩm như vậy được đón chào nhiệt liệt. Mặc dù khoản lợi nhuận thu về từ cuốn truyện khiến các hãng khác điên đảo vì ghen tị nhưng hoạt động thương mại dựa vào cuốn sách chẳng thấm vào đâu so với phim ảnh. Trong khi đó vào tháng 7/2000, tập 4, "Harry Potter và Chiếc cốc lửa" được xuất bản tại hai thị trường Anh và Mỹ. Thời gian này, series đã phá vỡ kỷ lục của chính nó trước đó khi tiêu thụ 5.3 triệu bản, chỉ tính riêng tại Anh. Scholastic thông báo rằng mặc dù giá khá cao, khoảng 25.95 USD 1 cuốn nhưng tất cả đều nhanh chóng "bốc hơi khỏi kệ sách". Trong cùng tháng đó, Warner Brothers đã ký bản hợp đồng bản quyền đắt giá khác với Lego, ông trùm trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi xếp hình có trụ sở ở Mỹ. Từ đây, đồ chơi xếp hình Harry Potter đươc sản xuất và tung ra rộng khắp thế giới. Theo bảo hợp đồng, Lego sẽ sản xuất đồ chơi xếp hình dựa vào hai tập phim do Warner Brother sản xuất. Bộ sản phẩm gồm 9 đồ chơi đầu tiên được tung ra thị trường ngay trước khi phát hành bộ phim "Harry Potter và hòn đá phù thuỷ" năm 2001.
Video game HP Đến cuối năm 2000, Warner Brothers đã cấp phép cho hơn 50 công ty. Một trong số đó (không bao gồm những công ty kể trên) có các gương mặt nổi tiếng như Bachmann Industries, All Night Media, Rubie’s Costumes, P.J Kids, Department 56, Kurt S Adler, Terrisol, Gund, Franco Mfg và Crown Crafts. Thậm chí Scholastic cũng vào cuộc bằng việc tung ra các đồ sưu tập. Đến ¼ năm 2001, ngày càng nhiều các dòng sản phẩm được tung ra trên thị trường rộng lớn. Vào đầu năm 2001, để chiếm lĩnh thị trường online và game, Warner Brothers đã ký hợp đồng bản quyền với Electronic Arts. Người dẫn đầu trên thị trường game có quyền sản xuất, phát hành và phân phối máy tính Harry Potter và các game video. Đến bây giờ Harry Potter đã trở thành nhãn hiệu dễ nhận ra nhất trên thế giới trong thị trường dành cho trẻ em. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà hiện tượng hàng giả, hàng nhái ngày càng tràn ngập. Warner Brothers sớm nhận ra rằng thương hiệu của mình đã bị nhiều cá nhân, công ty cũng như website trên toàn thế giới sử dụng trái pháp luật. Đến giữa năm 2001, để ngăn chặn tình trạng đục nước béo cò, Warner Brothers tung ra chiến dịch mạnh tay tóm gọn nhiều website fan bất hợp pháp và nhiều trang khác có sử dụng trái phép thương hiệu Harry Potter. Một trong những công ty bị Warner Brothers sờ gáy chính là Disguise Inc, nhà sản xuất trong phục Halloween có trụ sở tại California. Disguise Inc bị buộc tội dùng hình ảnh Harry Potter quảng cáo cho các sản phẩm của mình. Một bộ trang phục đặc thù được xem là rất giống với hình minh họa trên trang bìa của “Harry Potter và hòn đá phù thủy” đã được đấu giá trên website của Disguise Inc.
Trong mắt phần lớn khán giả, Daniel Radcliffe vẫn luôn là một chàng trai thánh thiện, trong sáng đúng như Harry Potter trong loạt phim về cậu bé phù thuỷ tài năng này. Nhưng trong bộ phim được sản xuất với kinh phí khiêm tốn của điện ảnh Úc - December Boys, Daniel hứa hẹn một hình ảnh trưởng thành và nóng bỏng hơn.
Daniel Radcliffe muốn sớm thoát khỏi cái bóng của cậu bé phù thuỷ Harry Porter để đón nhận những vai diễn khác đa dạng hơn. Giới báo chí cho rằng, việc để một diễn viên vừa tròn 18 tuổi thể hiện những cảnh quay “người lớn” như thế này là không thích hợp. Còn những người hâm mộ “chàng phù thuỷ Harry Porter” thì thất vọng vì chẳng thể tìm thấy bóng dáng thần tượng của mình trong những cảnh quay “nhạy cảm” của December Boys.
Một cảnh giữa Daniel Radcliffe và bạn diễn Teresa Palmer trong "December Boys". Nói về cảnh quay “nóng bỏng” đầu tiên trong sự nghiệp, chàng diễn viên 18 tuổi này tâm sự: “Rất khó khăn. Tôi đã phải cố gắng hết sức để không cười khúc khích và gượng gạo. Ơn Chúa, tôi đã làm được”.
Daniel Radcliffe đã từng bị chỉ trích vì những hình ảnh gợi cảm như thế này trong vở kịch
Sinh ngày 15/4/1990 tại Pháp, Emma sớm được biết đến trên toàn cầu với vai phù thủy Hermione Granger lúc nào cũng cặp kè bên Harry Potter. Chính Emma cũng không thể tưởng tượng được sự nổi tiếng lại đến với mình nhanh như vậy chỉ trong 6 năm. Tham gia tập phim Harry Potter đầu tiên năm 2001,Harry Potter and the Sorcerer’s Stone (Harry Potter và viên đá phù thủy), Emma tiếp tục chinh phục hàng triệu khán giả trên toàn thế giới với các tập tiếp theo trong series phim về cậu bé phù thủy của J.K. Rowling.
Với Emma, điện ảnh là định mệnh. Đóng phim từ năm 7 tuổi, Emma không xa lạ với ống kính máy quay. Năm 2003, Emma được chọn vào top Những ngôi sao nữ "hot" nhất thế giới. Emma cũng là người trẻ nhất lên bìa tạp chí Teen Vogue, khi mới 15 tuổi. Năm 2005, Emma và hai bạn diễn Daniel Radcliffe, Rupert Grint được xếp hạng 9 trong danh sách Những nghệ sĩ xuất sắc nhất năm của tạp chí Entertainment Weekly. Emma Watson gây ấn tượng cho các thành viên trong đoàn phim với khả năng nói thông thạo 2 thứ tiếng Anh và Đức ngoài tiếng mẹ đẻ, mặc dù cô và gia đình chuyển tới Anh từ năm 5 tuổi. Emma đang quay bộ phim The Tale of Despereaux dự kiến sẽ phát hành năm 2008. Cô cũng đã được mời tiếp vào hai tập tiếp theo và cũng là cuối cùng của series phim Harry Potter, Harry Potter and the Half-Blood Prince (Harry Potter và Hoàng tử lai - 2008) và Harry Potter and the Deathly Hallows (Harry Potter
47 tỉ USD là tổng doanh thu của 5 tập phim về cậu bé phù thủy Harry Potter đã thu được trên toàn thế giới. Còn 2 tập phimHarry Potter mới sẽ ra mắt vào năm 2008 và 2010, dựa theo tập 6 và 7 trong series truyện Harry Potter của JK Rowling. Do vậy, 4,47 tỉ USD sẽ không phải là con số cuối cùng. "Với hai bộ phim sắp tới, sẽ thật tuyệt khi thấy series phim Harry Potter đạt doanh thu cao như thế nào vào cuối thập kỷ này", Dan Fellman, chủ tịch phụ trách phân phối phim tại thị trường Mỹ của hãng Warner Bros tự tin nói. Tập phim mới nhất, The Order of the Phoenix (Harry Potter và mệnh lệnh Phượng Hoàng), đang công chiếu tại VN, đã đạt doanh thu 920 triệu USD trên toàn cầu. Cả 5 tập phim Harry Potter đều có tên trong danh sách 20 phim phát hành lớn nhất mọi thời. Trong khi đó, doanh thu của cả 22 tập phim về điệp viên huyền thoại mang bí số 007 kể từ Doctor No. (1962) chỉ có 4,44 tỉ USD. Với 4,23 tỉ USD cho cả 6 tập phim (kể từ lần đầu ra mắt năm 1977), Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) đành phải đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng tổng sắp.
|
Bạn bè
Thực đơn người xem
Bài viết cuối
Bình luận mới
(♥ Góc Thơ ♥)
Tik Tik Tak
Truyện cười
Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Tìm kiếm: |
Bình luận
Unregistered