ck's Blog

Các bài viết vào Friday 10th October 2008

   Trong: Tourism
 

(đây là bài mình sưu tầm để viết về 1 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á của chúng ta,phần của Thành hõi nghiên về văn hoá giao tiếp.Mình post bài này lên các bạn có thể tham khảo và làm bài được tốt hơn .)

Myanmar - vùng đất nổi tiếng linh thiêng huyền bí với hàng ngàn những ngôi chùa tháp. Cuộc sống, con người, văn hoá ở nơi thời gian dường như ngừng trôi này rất phong phú, đa dạng. Bên cạnh những ngôi chùa tĩnh lặng là các khu phố chợ đầy màu sắc sống động. Người dân Myanmar hòa ái, vui vẻ; dù cuộc sống có vất vả đến đâu thì họ vẫn mở rộng vòng tay với khách khứa và luôn có thì giờ ngồi quanh bình trà để tán gẫu hay để kể những câu chuyện khôi hài.
Đền để khám phá về một đất nước có lịch sử gần một ngàn năm, nhưng vẫn còn ít được biết tới, nơi văn hoá, lối sống và tập quán của người dân vẫn hầu như không thay đổi mấy sau nhiều thế kỷ.

 

 

 Văn hóa của Myanma

 

Văn hóa của Myanma chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi Phật giáo và người Mon. Các quốc gia bên cạnh như Ấn Độ, Trung QuốcThái Lan đóng vai trò rất lớn góp phần hình thành nên văn hóa của Myanma. Gần đây hơn, chế độ cai trị thuộc địa của Anh và Tây phương hóa cũng đã ảnh hưởng nhiều mặt tới nền văn hóa.

  Tiếng Myanma là ngôn ngữ chính thức ở Myanma. Đây là tiếng mẹ đẻ của người Myanma, người Rakhine. Tiếng Myanma như là tiếng mẹ đẻ của 32 triệu người trên thế giới, và là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số ở Myanma. Tiếng Myanma có thể được phân thành hai loại: loại chính thống thường thấy trong viết và trong những sự kiện chính thức như phát thanh, phát biểu và loại thông thường thường thấy trong hội thoại hàng ngày. Chữ viết trong tiếng Myanma có nguồn gốc từ chữ viết của tiếng Mon.

 Văn học Myanma  chịu ảnh hưởng rất lớn bởi Phật giáo. Do Phật giáo chính thống cấm những câu truyện hư cấu, nên nền văn học Myanma có nhiều tác phẩm thuộc thể loại người thật việc thật. Tuy vậy, quá trình thực dân hóa của Anh đã đem tới nhiều thể loại truyện viễn tưởng rất phổ biến ngày nay. Thơ là một nét rất đáng chú ý và có nhiều thể loại độc nhất vô nhị trong văn học nước này.

  Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong kiến trúc Myanma. Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn của Myanma.

  Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo.

 Trong kho tàng văn hoá truyền thống Myanma, âm nhạc dân gian, múa dân gian đã và đang trở thành một tài sản vô cùng quý giá đối với người dân nước này.

Âm nhạc truyền thống Myanma rất đặc sắc với dàn nhạc truyền thống Myanmar bao gồm một bộ trống, một bộ cồng chiêng, những chuông tre, và những nhạc cụ hơi, gồm hne - cho âm thanh rất cao - và sáo cùng chũm chọe. Một bộ trống lớn có tới hai mươi mốt chiếc, còn bộ trống nhỏ thì có chín chiếc. Bộ cồng gồm mười chín chiếc. Đôi khi, thay cho bộ cồng là bộ chiêng tứ giác, nó gồm dàn chiêng treo trên một chiếc khung hình chữ nhật và thêm một vài chiếc chiêng tròn.

Trong nền âm nhạc dân gian, đàn Saung-gauk là một loại đàn đặc trưng nhất của Myanmar. Đàn Saung-gauk có hình dáng giống như chiếc thuyền và thường được đệm cho các bài hát cổ. Muốn chơi được loại nhạc cụ này điêu luyện và có hồn, các nhạc công phải luyện tập ít nhất trong vòng 10 năm. Vì lẽ đó, các nhạc công chơi thành công loại đàn này ở Myanmar không có nhiều và khoản đầu tư cho tập luyện cũng không hề ít.

Ngoài ra, Myanmar còn có một số nhạc cụ dân tộc tiêu biểu khác khá ấn tượng như Sidaw (trống đại) dùng trong những dịp lễ trọng đại, ozi (trống có hình chiếc vò) và dobat (trống cơm) dùng trong hội làng, bonshay (chiếc trống dài) và bongyi (trống cái) dùng trong hội mùa và hội xuống đồng. Trống của người Myanma có thể thay đổi được âm vực bằng cách người ta đính một cục cơm nếp trộn với tro vào đáy trống làm âm thanh của nó thay đổi. Và còn rất nhiều nhạc cụ độc đáo khác như:Đàn puttalar là một loại mộc cầm làm bằng các thanh tre hay thanh gỗ. Người Chin có một loại kèn giống như kèn ôboa, gọi là bu-hne, một quả cầu có gắn một số ống tre hay sậy. Bộ cồng chiêng của người Mon được treo giá đỡ hình móng ngựa. Sáo của người Kayah là những ống tre dài ngắn khác nhau kết lại thành hình tam giác.

Không chỉ ấn tượng với nền âm nhạc dân gian, những điệu múa cổ truyền của Myanmar cũng rất độc đáo . Nghệ thuật múa của nước này đã có từ thời đại tiền - Phật giáo, khi việc thờ cúng nat (thần linh) luôn kèm theo việc nhảy múa. Các vũ điệu rất sôi nổi và đòi hỏi người biểu diễn phải thực hiện những cử động rất khó giống như làm xiếc. Ngoài ra vũ điệu Myanma cũng rất đoan trang, các vũ công nam nữ không khi nào chạm vào nhau. Những người mới học trước hết sẽ được dạy múa ka-bya-lut, một vũ điệu truyền thống căn bản. Có một vũ điệu hết sức thú vị trong đó các vũ công làm những động tác như những con rối. Chính vì thế mà người ta nói rằng vũ điệu của người Myanmar là sự bắt chước kịch rối, thể loại sân khấu đã có thời thay thế cho những vũ công thật. Nữ vũ công chính mặc trang phục cung đình, áo khoác tay dài, vạt rộng thắt eo; longyi dài phấp phới theo những bước chân. Vũ công nam chính ăn mặc như hoàng tử, longyi lụa, áo khoác và chít khăn trắng. Các vai khác gồm tiểu đồng, binh lính, zawgyi (pháp sư) và nat.
Yein, vũ điệu nổi tiếng trong Lễ hội Nước, với các vũ công, thường là nữ, ăn mặc giống nhau và thực hiện những động tác như nhau, còn hna-par-thwa là màn múa đôi. Điệu múa con voi, trong Lễ hội Múa Voi được tổ chức tại Kyaukse, gần Mandalay, với những vũ công đội những hình nộm voi bằng bìa. Điệu múa anyein là kết hợp điệu múa đơn với anh hề lupyet xen vào chọc cười giữa màn diễn, châm chọc những sự kiện đương thời và những chủ đề khác. Đôi khi hai hay nhiều vũ công lần lượt biểu diễn với gươm giáo hay những loại trống lớn nhỏ. Các điệu múa của người thiểu số thường là các màn múa thành nhóm, trong đó các nam nữ thanh niên nhảy múa với nhau.

Trang phục truyền thống của Myanmar

  Myanmar là dân tộc ăn trầu nhiều nhất thế giới. Già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ… ai cũng ăn. Đường phố nhiều chỗ đỏ nước trầu. Người Myanmar rất thích thoa một lớp vôi màu lên má. Có người bảo để làm đẹp, kẻ thì nói để giữ da và chống gió, người lại nói để cầu Phật!

  Trang phục truyền thống của Myanmar là Longchy dành cho nam (một loại xà rông may kín quấn vào chính giữa) với áo sơ mi hoặc Taipon (áo truyền thống) còn nữ thì mặc Thummy gần giống với váy Lào, Thái. Tất cả đều đi dép như dép Lào. Cả nam lẫn nữ chỉ đi giày khi mặc Âu phục.

 Ẩm thực Myanma bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác. Món chủ yếu trong ẩm thực Myanma là gạo. Mỳbánh mì cũng là các món thường thấy. Ẩm thực Myanma thường sử dụng tôm, , patê cá lên men, thịt lợnthịt cừu. Thịt bò, bị coi là món cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng. Các món cà ri, như masalaớt khô cũng được dùng. Mohinga, thường được coi là món quốc hồn Myanma, gồm nước luộc cá trê có gia vị cà ri và hoa đậu xanh, miếnnước mắm. Các loại quả nhiệt đới thường dùng làm đồ tráng miệng. Các thành phố lớn có nhiều phong cách ẩm thực gồm cả Shan, Trung Quốc và Ấn Độ.

 

 Myanma- xứ sở của những di sản tâm linh

 

Trong các làng Myanma truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hoá. Văn hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa.

Hơn 80% dân số Myanmar theo Phật giáo tiểu thừa, trong chùa chỉ thờ mỗi Phật Thích Ca. Sư sãi ăn uống như người thường nhưng không được sát sinh và không ăn sau 12g trưa. Sáng sớm, từng đoàn tăng lữ, áo nâu hay áo vàng tùy mùa, rồng rắn khắp các đường phố khất thực. Buổi chiều thì gặp các ni cô, cà sa màu hồng, cũng từng đoàn nhộn nhịp.

Myanmar được xem là đất Phật nên dân chúng hiền hòa, hiếu khách, đi đâu cũng về với Phật, dù cuộc sống còn trăm bề khó khăn. Ở Myanmar chùa nào cũng lớn, cũng bề thế thênh thang, lúc nào cũng tấp nập tín đồ thành tâm khấn nguyện. Chùa ở Myanmar,  gắn liền với tháp, chùa chính là tháp, vì vậy mọi loại hình kiến trúc tôn giáo này đã trở thành một đặc trưng “rất Myanmar”. Chùa nào ở Myanmar cũng có tháp vàng sừng sững, nhiều tháp cao trên 100m. Nền vàng rực rỡ trong nắng mai, lộng lẫy lúc xế chiều và hư ảo, lung linh vào buổi tối, đặc biệt vào các dịp trăng rằm.

Việc xây chùa tháp là trách nhiệm tinh thần và ước nguyện của mọi tầng lớp, từ vua chúa, quan lại, nhà giàu cho tới các làng xóm dân cư. Việc xây chùa tháp cũng diễn ra liên tục, bền bỉ bằng tất cả niềm say mê và lòng tôn kính, là biểu hiện lý tưởng sống của con người, và cũng là cơ hội để thể hiện tài năng nghệ thuật của họ.

Có lẽ vì thế mà số lượng tháp chùa ở xứ sở này vượt xa tất cả mọi quốc gia Phật giáo khác. Chúng nhiều đến nỗi rất khó có thể thống kê nổi. Chỉ riêng một ngôi chùa dưới chân đồi Mandalay ở cố đô đã có tới 730 toà tháp, hay một vườn tháp cổ ở ngoại thành phố này đã có tới trên 2.000 ngôi tháp. Chùa tháp và tượng Phật là những vật thể nhân tạo nhiều vô kể ở đất nước này, nó cuốn hút sức lực và niềm đam mê của toàn xã hội.

Có thể nói biểu tượng của Myanmar chính là kiến trúc tôn giáo, và Đức Phật là vị lãnh tụ tinh thần tối cao của họ.

 Chùa vàng vĩ đại Shwe Dagon

Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới, một di sản văn hoá khổng lồ của nhân loại. Trước khi tới Yangon, những người nước ngoài đều đã có khái niệm sơ bộ về kỳ quan này qua sách báo, phim ảnh hoặc lời kể. Điều đáng nói là khoảng cách giữa khái niệm và thực tế là rất lớn, điều này tạo ra niềm hứng thú và cảm phục cho mọi người như khi chính ta đang đứng trước Angkor vĩ đại.

Shwe Dagon nằm trong khu phố quý tộc rộng lớn của thủ đô Yangon, như khu Ba Đình của Hà Nội.

Shwe Dagon - một quần thể kiến trúc vĩ đại, lung linh huyền ảo và vô cùng tráng lệ, Toàn bộ khuôn viên chùa vàng có kích thước hình chữ nhật, 214 275, cao hơn mặt bằng thành phố 20m. Từ 4 hướng chính có 4 dãy cầu thang có mái ngói che phủ. Dãy cầu thang dài nhất có 175 bậc, dãy ngắn nhất 104 bậc. Hai bên các dãy bậc thềm là hàng loạt các nhà nghỉ cho khách hành hương.

Cổng phía Nam có một đôi tượng sư tử khổng lồ, cao 9m, hướng về trung tâm thành phố. Tháp chính cao 99m, thuộc trường phái kiến trúc tháp “Hạ Miến”, có hình thù vươn cao và tinh tế hơn kiến trúc tháp “Thượng Miến”. Tháp Hạ Miến thường được bao quanh bằng 2 hoặc 3 hàng tháp nhỏ. Tháp Thượng Miến được bao quanh bằng 4 toà tháp khá lớn ở 4 góc.

Trong tất cả 1.000 đơn thể bao quanh tháp vàng trung tâm, có 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Xen giữa các ngôi chùa là vô số bức tượng và hình khắc sư tử, voi, thần Nát và quỷ dữ. Tầng nền dưới cùng là hàng loạt tượng quái vật mình người đầu thú, canh giữ 64 toà tháp cao 4m và các lối lên tầng trên.

Tháp trung tâm là một tuyệt tác nghệ thuật, không chỉ to lớn mà còn rất cân đối về mặt tỷ lệ, chuẩn xác trong chi tiết, uy nghi, hài hoà trong hình dáng. Trong chiều cao 99m, có phần đỉnh cao 10m là bộ phận có cấu trúc rất công phu, gồm 7 vòng đai được dát vàng.

Toàn thân 10m đó, ngoài phần dát vàng, toàn khối tháp còn được phủ kín bằng 9.300 lá vàng có kích cỡ 30cm x 30cm với tổng khối lượng 500kg, và được trang điểm bằng hàng ngàn viên đá quý, hàng trăm viên kim cương, hồng ngọc (ruby) với hàng trăm chiếc chuông vàng.

Trên cùng là lá cờ đuôi nheo, có búp tròn là một quả cầu vàng, đường kính 25cm. Riêng cờ đuôi nheo được làm hoàn toàn bằng vàng, khảm kín 5.448 viên kim cương, 2.317 viên đá quý. Đỉnh tháp treo tất cả 1.065 chiếc chuông vàng và 421 chiếc chuông bạc.

Khách hành hương nhiều vô kể. Tất cả đều quần áo chỉnh tề. Công việc của họ là dâng hương hoa, lễ vật tại 1.000 đơn thể chùa, tháp quần tụ chung quanh ngôi tháp chính, trong đó có việc múc nước tắm cho các tượng Phật, rồi khoác lên trên cổ tượng Phật những vòng dây hoa lài tinh khiết, thơm phức với lòng tôn kính và mãn nguyện.

Sau các nghi lễ cầu nguyện, họ tìm cho mình một chỗ trên nền sân rộng mênh mông, cạnh một toà tháp, một bức tượng hoặc một ngôi chùa nào đó để ngồi tụng kinh và lần tràng hạt. Không ai được đi giày dép trên sân chùa bóng sạch, luôn có người lau chùi liên tục này.

Chùa Vàng Shwe Dagon là niềm kiêu hãnh của đất nước Myanmar, là thành tựu vĩ đại của con người trong công cuộc lao động và sáng tạo, là niềm vinh quang của thành phố Yangon. Đó là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ nhất trên thế giới, có thể sánh với Angkor ở Campuchia và cung điện Pôtala kỳ bí trên đất Tây Tạng. 

 

CINET TỔNG HỢP


Những điều cần biết khi đến Myanmar.

 


 
Khá gần gũi với Việt Nam, Myanmar đang là tour được nhiều du khách trong nước lựa chọn bởi không quá xa và giá tour cũng không quá cao. Song cũng như nhiều đất nước châu Á có nền văn hóa phong phú khác, phong tục tập quán Myanmar cũng có nhiều điều thú vị mà bạn cần tìm hiểu trước khi lên đường.

 



Chùa White Queen Elephent ở TP Mandalay - Myanmar - Ảnh: vnphoto.net

Myanmar nằm ở phía tây bán đảo Trung Nam, với diện tích 676.581km2, thủ đô là Rangoon (Yangon), dân số gần 50 triệu người với 135 dân tộc, trong đó dân tộc Myanmar chiếm 65% dân số. 80% dân số Myanmar theo đạo Phật. Ngôn ngữ chính thức của Myanmar là tiếng Myanmar. Trong các công sở tiếng Anh cũng được dùng tương đối phổ biến. Đơn vị tiền tệ: đồng kyat.

Myanmar là một quốc gia Phật giáo, các công trình kiến trúc và văn hóa của Myanmar mang đậm màu sắc tôn giáo. Tháp Phật có ở khắp mọi nơi, nổi tiếng nhất là tháp vàng Shewedagon ở thủ đô Yangon và một quần thể chùa thờ Phật gồm hơn 200 ngôi chùa ở Bangan. Khí hậu ở Myanmar đều có sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

Các địa danh du lịch chủ yếu là thủ đô Yangon, thành phố Bagas và Mandalay. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và lòng hiếu khách của con người Myanmar luôn để lại cho du khách ấn tượng khó quên.

 
Chùa vàng Shewedagon nổi tiếng của Myanmar - Ảnh: vnphoto.net

Đến thăm Myanmar cũng nên tìm hiểu đôi điều về lịch sử đất nước này. Năm 1044, vua Arolong thành lập bá quyền ở Myanmar. Năm 1287, dân tộc Bangladesh nắm quyền đến thế kỷ 16. Năm 1826-1885, thực dân Anh chiếm đóng toàn bộ Myanmar. Năm 1948 Myanmar tách khỏi Anh, trở thành nước cộng hòa độc lập. Năm 1990, sau bầu cử đa đảng quân đội vẫn nắm quyền. Đến năm 1995, các cuộc phản loạn của các dân tộc thiểu số kết thúc theo phương thức đình chiến.

Khí hậu Myanmar có ba mùa. Mùa thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa thu thích hợp cho du lịch ở Myanmar hơn cả. Mùa mưa, ở Yangon mưa cả ngày lẫn đêm, còn ở Bangan và Mandalay trời lại rất ít mưa. Từ tháng 11 đến tháng 2, khách du lịch đến Myanmar rất đông vì thời gian này ít mưa, khí hậu ôn hòa. Vào các tháng 5, 7, 9 rất ít khách du lịch đến Myanmar.

 
Hồ Kandawyi ở trung tâm Yangon - Ảnh: vnphoto.net

Bạn cũng cần biết những qui định tối thiểu về hải quan khi nhập cảnh vào Myanmar: chỉ được phép mang 200 điếu thuốc lá, một chai rượu và một lọ nước hoa, nếu có ngoại tệ mang theo phải khai báo vào đơn. Khi xuất cảnh, hải quan Myanmar kiểm tra rất kỹ các hành lý mang theo, nếu mang theo ngoại tệ thì lượng ngoại tệ này không được vượt quá lượng ngoại tệ  đã mang vào khi nhập cảnh. Nếu mang hành lý vượt khỏi qui định hải quan Myanmar thì bạn sẽ bị tịch thu và phạt tiền.

 
Một ngôi chùa ở khu bảo tồn Mingun - Myanmar - Ảnh: vnphoto.net

Phương tiện giao thông chủ yếu ở các thành phố lớn của Myanmar là taxi với giá cả hợp lý. Để tránh không bị hớ giá xe taxi, bạn cần liên hệ với công ty du lịch. Nếu có thời gian rỗi, một loại phương tiện giao thông thú vị khác để bạn ung dung thưởng ngoạn cảnh đẹp Myanmar chính là xe ba bánh.

 
Hoàng hôn trên hồ Taungthama ở TP Mandalay - Myanmar - Ảnh: vnphoto.net

Phong tục tập quán của người Myanmar có nhiều nét văn hóa khá thú vị. Người Myanmar không có họ, chỉ có tên. Khi chào nhau, họ thường chắp hai tay trước ngực hoặc cúi đầu chào.

Về tập tục ẩm thực, người Myanmar chỉ ăn hai bữa trong ngày vào lúc 9g sáng và 17g, bữa trưa ăn nhẹ. Trên mâm cơm của người Myanmar thường có rau, tôm, cá. Họ cho rằng nếu thiếu tôm cá thì họ ăn không ngon miệng. Người Myanmar không ăn cơm bằng đũa, trước mặt mỗi người là một chậu nước, trước khi ăn họ phải rửa sạch tay, rồi dùng tay không bốc cơm ăn.

 
Tượng Phật lớn nhất Myanmar tại chùa Chauk Htat Gyi - Ảnh: vnphoto.net

Người dân Myanmar rất yêu chim chóc. Con trâu cũng được trọng vọng. Gặp phải một chú trâu trên đường, bất kể già trẻ trai gái đều phải nhường đường cho chú trâu ấy qua trước. Khi vào thăm đình, chùa, bất kể ai cũng phải cởi giày dép.

Người Myanmar cũng có một phong tục kỳ lạ: để trở thành người đẹp, ngay từ lúc lên 5 tuổi, người con gái phải có một dây đai thắt lưng, sau đó là thêu 30 cái thắt lưng nữa. Khi chọn người con gái để thành gia thất, độ to nhỏ của vòng bụng người con gái cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với người con trai Myanmar.

 
Cảnh ven sông Ayearwaddy, TP Mandalay, Myanmar - Ảnh: vnphoto.net

Trung tuần tháng tư là ngày hội té nước. Lễ hội này bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và các nước theo đạo Phật ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan. Vào ngày hội té nước, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, theo truyền thuyết té nước vào nhau để rửa bệnh tật, xua đuổi tà ma.

Ngày hội đốt đèn vào tháng mười, tương đương với Tết Trung thu ở Việt Nam, đốt đèn để chào đón Phật tổ trở về từ niết bàn. Ngày hội này kéo dài ba ngày, nhà nhà đều đốt đèn, đốt pháo.

Còn có ngày hội lớn khác là ngày hội độc lập của Myanmar vào ngày 4-1 hằng năm.

Về nghệ thuật, vũ điệu cổ điển của Myanmar rất nổi tiếng, chủ yếu dùng tay, đầu và eo múa trên nền nhạc truyền thống.

--------------------------------Myanmar-vùng đất chùa tháp

Những ai thích khám phá những vùng đất mới lạ, thích ngồi hàng giờ để tận hưởng vẻ tĩnh lặng của những ngôi chùa cũng như muốn tìm hiểu về nền văn hóa Phật giáo, Myanmar thực sự là địa điểm lý tưởng.

 

Đặt chân tới Yagon, thủ đô của Myanmar, các bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự hiện diện của những ngôi chùa ở khắp mọi nơi. Những mái chùa dạng tháp thếp vàng rực rỡ cao sừng sững, nổi bật trên nền trời xanh ngắt. Có lẽ chính vì vậy mà Myanmar được mệnh danh là “vùng đất chùa tháp”. Chùa ở Myanmar thường có cấu trúc hình vuông hoặc ngũ giác, với đỉnh chóp cao hình vuông. Phần chóp này làm bằng kim loại, chạm khắc và trang hoàng lộng lẫy.

Vô số chiếc chuông nhỏ được treo trên mái chùa. Bản nhạc êm ái của dàn chuông này sẽ vang lên cùng bước chân bạn dạo quanh chùa. Đây cũng là nơi tập trung nhều ngôi chùa nổi tiếng.

Shwedagon Paya là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng thế giới, một di sản văn hoá khổng lồ của nhân loại. Hàng năm, nơi đây thu hút rất đông du khách tới để thăm viếng.

 
Shwedagon nằm trong khu phố quý tộc rộng lớn của thủ đô Yangon.

Shwedagon - một quần thể kiến trúc vĩ đại, lung linh huyền ảo và vô cùng tráng lệ, Toàn bộ khuôn viên chùa vàng có kích thước hình chữ nhật, 214 275, cao hơn mặt bằng thành phố 20m. Từ 4 hướng chính có 4 dãy cầu thang có mái ngói che phủ. Dãy cầu thang dài nhất có 175 bậc, dãy ngắn nhất 104 bậc. Hai bên các dãy bậc thềm là hàng loạt các nhà nghỉ cho khách hành hương.
 

Nét nổi bật của Shwedagon Paya là có đến hàng nghìn bức tượng Phật lớn nhỏ. Chúng được làm bằng vàng hoặc cẩm thạch vô cùng tinh xảo.

Trên đỉnh chóp của ngôi chùa này có gắn một viên kim cương. Vào ban đêm bạn sẽ thấy ánh sáng lấp lánh từ viên đá, tựa như một đốm sáng nhỏ.

Chùa Vàng Shwedagon là niềm kiêu hãnh của đất nước Myanmar, là thành tựu vĩ đại của con người trong công cuộc lao động và sáng tạo, là niềm vinh quang của thành phố Yangon. Đó là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo kỳ vĩ nhất trên thế giới, có thể sánh với Angkor ở Campuchia và cung điện Pôtala kỳ bí trên đất Tây Tạng.
 
 

Rời Yangon đến thành phố lớn thứ 2 của Myanmar. Đây cũng là nơi tập trung nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Đầu tiên phải kể tới Mahamuni Paya, ngôi chùa có bức tượng Phật được phủ kín vàng lá. Vàng lá dày tới mức khó có thể  nhìn thấy hình dáng ban đầu của pho tượng. Hàng năm khách tới vãn cảnh chùa lại đắp thêm vàng lá lên tượng.

 
Kuthodaw gọi là “cuốn sách lớn nhất thế giới”

ở Madalay còn có chùa Kuthodaw, hay còn gọi là “cuốn sách lớn nhất thế giới”. Trong chùa có 729 phiến đá cẩm thạch  khắc toàn bộ kinh phật.

 

 

> Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com