Levietdung

Văn bản chính sách về công tác dân tộc
* Chương trình 135
* Chương trình 134
* Chương trình 174
* Chính sách trợ giá trợ cước
* Chính sách hỗ trợ dân tộc Đặc biệt khó khăn

Tin nhanh

Truyện cười

 
Thêm 19 xã thoát khỏi đói nghèo


Những công trình hợp lòng dân. Thanh Hóa là một trong những tỉnh có nhiều xã nhất trong cả nước đang thụ hưởng các ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội từ Chương trình 135 dành cho các xã đặc biệt khó khăn của Nhà nước. Thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết, cả tỉnh Thanh Hóa cho biết, cả tỉnh có 11 huyện miền núi bên giới với 102 xã đặc biệt khó khăn, 77.394 hộ gia đình với 398.275 nhân khẩu được Chương trình 135 đầu tư vốn. Tuy nhiên, đến đầu tháng 3 này có 19 xã rút khỏi chương trình vì những kết quả tốt trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

Trao đổi với phóng viên Gia đình & xã hội, ông Tô Quốc Bảo - Trưởng ban Chính sách (Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa) cho biết, từ năm 1999 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện đầu tư 503 công trình với tổng kinh phí hơn 278 tỉ đồng từ nguồn ngân sách trung ương. Nguồn vốn này được ưu tiên đầu tư tập trung cho các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Trong đó, giao thông với 127 công trình (chiếm hơn 56 tỉ đồng), trường học 145 chương trình (chiếm hơn 49 tỉ đồng), điện nông thôn 92 công trình (chiếm 51 tỉ đồng)... cấp xã làm chủ đầu tư Đây là một chủ trương khá mạnh dạn của Thanh Hóa trong việc quản lý nguồn vốn của Chương Trình 135. Đến nay có gần 50% số xã được trực tiếp giám sát chặt chẽ từ khâu chuẩn bị kế hoạch, dự án tới thi công, nghiệm thu công trình. Theo ông Lộc Văn Phới - Chủ tịch UBND xã Hiền Chung, huyện Quan Hóa, nhận xét, thì điều này phát huy quyền chủ động và thực hiên quyết định quyền đầu tư các công trình sao cho thật hiệu quả trên địa bàn của mình. Bên cạnh đó, thực hiện dân chủ công khai cho người dân được hưởng lợi. Các công trình xây dựng trung tâm cụm xã Hiền Chung như trường học, tram xá, trạm truyền tải điện khá vững chắc, khang trang hợp với điều kiện của một biên giới. Ông Phới phấn khởi: "Nếu không có Chương trình 135 thì không biết đến khi nào bà con các dân tộc biên giới như chúng tôi có được những công trình bề thế như vậy". Vì thế chất lượng các công trình đảm bảo yêu cầu kỷ thuật, trong tổng số 503 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, có 92% công trình đạt chất lượng tốt, 3,1% công trình chất lượng trung bình, chỉ có 1,2 công trình đạt chất lượng kém. Hiệu quả sử dụng tốt đạt từ 95-98%. Lồng ghép phát triển toàn diện Thành quả nổi bật nhất là các mục tiêu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội các xã này đã thay đổi rõ rệt. Bộ mặt kinh tế, văn hóa - xã hội thay đổi căn bản. Đặc biệt cơ sở hạ tầng đã phục vụ nhu cầu của nhân dân các xã trên. Có một điều đáng kích lệ là sau 7 năm thực hiện đã có 19 xã hoàn thành mục tiêu và "xin rút" khỏi chương trình để dành ưu đải trên cho những xã còn nhiều khó khăn hơn. Ông Quốc Bảo nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của việc làm này: "Điều này có ý nghĩa to lớn về mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần giảm nhanh tỉ lệ đói nghèo, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đặc biệt là trình độ dân trí đã được nâng cao lên rất nhiều. Bên cạnh đó, cũng góp phần củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc". Các chính sách lồng ghép trong chương trình 135 qua đó củng phát huy hiệu quả lớn. Dự án đào tạo cán bộ thôn, bản được coi trọng ngay từ đầu thực hiện chương trình nằm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã đến thôn, bản. Kết qủa đào tạo tập huấn được 120 lớp cho 12.994 cán bộ. Nhiệm vụ đào tào, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở xã 135 đạt kết quả tích cực, gúp cho đội ngủ cán bộ cơ sở về năng lực quản lý, trang bị bổ sung thêm các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm chỉ đạo điều hành dự án triển khai thực hiện các mục tiêu của chương trình đạt chất lượng và hiệu quả. Song song với hoạt động của Chương trình 135, chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho các đồng bào dân tộc nghèo theo quyết định 134/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng được thực hiện nghiêm túc. Thanh Hoá có tổng số 33.340 hộ gia đình thuộc diện này, nhu cầu kinh phí hổ trợ khoảng 520 tỉ đồng. Đến nay, tỉnh đã tập trung giải quyết 639 hộ chưa có nhà ở và 4.761 hộ gia đình tạm bợ thuộc 13 huyện miền núi và có xã miền núi. Nhiều bà con trong xã, giờ đã có căn nhà khang trang trong bản làng, từ đó ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

( Theo báo Gia đình & xã hội (số 63-2006))


 

 Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

Levietdung
Sinh nhật: : 13 Tháng 12 - 1967
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn



CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com