I. Scamper là gì?
SCAMPER là 1 kĩ năng tư duy tổng hợp do Michael Mikalko sáng tạo nên. Đó là 1 công cụ tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực trong quá trình tìm ra các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình công việc. Kết quả mà phương pháp này mang lại có thể áp dụng trực tiếp hoặc như điểm khởi đầu theo cách tư duy bên lề vấn đề.
SCAMPER là 1 từ ghép cấu tạo từ chữ đầu của nhóm từ sau: . Substitute, Combine, Adapt, Modify, Put, Eliminate, và Reverse
II. Phân tích SCAMPER
Substitute (thay thế): Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm? Đối tượng?....
Các câu hỏi có thể đặt ra: Thay đổi cái gì để nâng cao chất lượng? Chuyện gì xảy ra nếu tôi thay cái này bằng cái khác? Làm cách nào để đổi địa điểm, thời gian, nguyên vật liệu, vấn đề nhân lực?
Ví dụ: Trước đây ta không có món xúc xích hotdog chay nhưng giờ đã có, nó làm bằng chất liệu ra củ quả.
Combine(kết hợp): Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng.
Các câu hỏi có thể đặt ra: Nguyên vật liệu cần là gì? Các tính năng? Quy trình? Nhân lực? Cái gì có thể kết hợp lại? Sẽ kết hợp khâu nào? Ở đâu?
Ví dụ: Chúng ta cho ra loại bưu thiếp có nhạc, TV với đầu máy video.
Adapt: Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không?
Các câu hỏi có thể đặt ra: chúng ta có thể bắt chước cái gì? Mô phỏng cái gì?
Ví dụ: giường cho trẻ em cấu tạo như 1 chiếc xe đua.
Modify (điều chỉnh): tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính ( ví dụ như màu sắc, âm thanh, hương vị, hình thức mẫu mã,…). Nó có thể mạnh lên, cao lên, to lên hoặc ngược lại: nhẹ hơn, nhỏ hơn,…
Put: Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác?
Các câu hỏi đặt ra: Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào? Thị trường nào có thể tiêu thụ hàng của tôi?
Ví dụ: lốp xe có thể dùng làm hàng rào.
Eliminate: loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu bạn loại đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội(probortunity ), nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình huống này?
Câu hỏi có thể đặt ra: : chuyện gì xảy ra nếu tôi loại bỏ 1 số thành phần của sản phẩm? Hướng giải quyết không theo cách thông thường?
Ví dụ: điện thoại không dây cố định ra đời điện thoại di động.
Reverse: Bạn có thể lật ngựợc vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi góc cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề. (tham khảo thêm nguyên tắc tư duy Reversal)
Câu hỏi có thể đặt ra: Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm theo theo hướng khác? Nếu tôi lật ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng?
Ví dụ: Cho ra loại vải không phân biệt mặt phải hay trái.
III. Ví dụ minh hoạ.
Hãy tưởng tượng bạn là 1 nhà sản xuất về máy tính và máy in, bạn đang cần tìm những sản phẩm mới, SCAMPER có thể cho bạn những hướng đi như sau:
Substitute – Dùng nguyên vật liệu công nghệ cao làm thành phần tạo ra sản phẩm.
Combine – tích hợp máy tính với máy in, máy in với máy quét.
Adapt – đặt mực in chất lượng cao và loại giấy thật tốt.
Modify – đa dạng hoá về hình dáng, kích thước và thiết kế của máy in cũng như máy tính.
Put nghĩ cách dùng khác cho sản phẩm: có thể tích hợp thành máy photo, máy fax
Eliminate – loại bỏ âm thanh, màn hình màu, mực màu, …
Reverse – chế tạo thêm bàn kê máy cũng như ghế ngồi….
Kết luận…Bằng cách sử dụng phương pháp SCAMPER, bạn sẽ có khả năng nhận biết ra các sản phẩm mới cũng như hướng đi mới cho vấn đề. Tất nhiên, trong các ý tưởng này còn nhiều cái không khả thi và không phù hợp với trang thiết bị bạn đang có nhưng chắc chắn bạn sẽ chọn ra được 1 vài ý kiến. Đó là những ý tưởng có thể trực tiếp giúp bạn giải quyết vấn đề hoặc là điểm khởi đầu hoàn hảo cho cuộc bàn luận để cho ra 1 sản phẩm mới tiếp theo