NHẮN MÙA THU TRỞ LẠI

Thông tin cá nhân

nguyenquocbao
Sinh nhật: 6 Tháng 1
Nơi ở: Ngoại Ô
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     


Tik Tik Tak

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31



MÙA XUÂN CẢM TÁC
user posted image
XUÂN VÀ THƠ

Mưa ... nào đâu phải mưa bay
Mưa không thành hạt, mưa rây bột trời
Dặt dìu như khói sương rơi
Lựng thơm cây cỏ ngọt lời non tơ
Môi ta uống rượu thì khô
Môi em uống cả bầu thơ thì mềm
Nồng nàn mưa ngất ngây men
Thời gian khẽ rụng bên thềm mùa xuân ...

                                              CẢM XUÂN 1

Chiều lạc bước trong sắc hương ngày Tết
Mải rong chơi lỡ quên cả đường ra
Hồn lãng đãng cuốn theo ngàn lá biếc
Gọi cánh ong về dâng mật ngọt muôn hoa

Ta trăng muộn khi mùa xuân trở lại
Bước chân buồn đếm tóc ngả màu sương
Em trói hồn ta bằng tình yêu hoa trái
Trong tiết xuân sang má phấn môi hường


CẢM XUÂN  2


Mùa xuân sinh nở trở mình
Ngàn hoa thức giấc làm tình dưới mưa
Qua vùng cỏ biếc chiều xưa
Có ai nhặt được tuổi vừa đôi mươi
Sợi mưa lay thấm lòng người
Không em. Lẻ một ta thôi, thật buồn ...


User Posted Image

TRANG ALBUM CỦA BẠN ĐỌC
CHÙM ẢNH HOA XUÂN

user posted image

user posted image

user posted image

user posted image

Truyện cười

LỜI TỎ TÌNH HAY NHẤT
(A-0205)
Nudiepvien ơi... user posted image
Chẳng biết tiếng kêu tuyệt vọng của anh có đến tai em không nữa..? Từ ngày nhận được PM của em thổ lộ với anh rằng em thiếu một vài tập phim "Thần điêu đại hiệp", trái tim anh đã hoàn toàn thuộc về em. Quá lạ lùng phải không em? Anh cũng không sao hiểu nổi, có lẽ là những lời ngọt ngào trong tin nhắn của em đã làm trái tim băng giá của anh tan chảy. Đôi khi anh thắc mắc không hiểu em và hiện tượng Global Warming người ta hay nói trên đài báo có quan hệ gì với nhau không mà em lại có sức nóng làm trái tim đã bao năm lạnh lẽo của anh ấm lên nhường ấy. Và tất nhiên nỗi băn khoăn của anh nào có câu trả lời.. Thời gian trôi qua, anh vẫn dõi theo bóng hình em, vẫn run lên thổn thức mỗi khi thấy nick của em online. Cũng chỉ có vậy, anh chẳng dám thốt lên lời yêu thương. Có lẽ trái tim anh đã bị nhàu nát đến nỗi anh sợ tình yêu, sợ một lần nữa bị từ chối. Mà anh đã bị từ chối lần nào chưa í nhỉ? Em thấy không? Khi nhắc tới tình yêu là anh hoảng hốt, anh do dự, anh đắn đo. Đó chính là lý do khiến anh không dám bày tỏ lòng mình? Có đúng lý do đấy ko nhỉ? Chết rồi, lại do dự rồi. Không đuợc. Phải dứt khoát. Rồi, đấy là lý do em ạ.
Lại nói về việc có tình cảm với em quá dễ dàng, mau chóng. Anh nghĩ rằng lần đầu trong nhiều năm, cái cảm giác có thể giúp đỡ một người con gái yếu đuối (nudiepvien nghe cũng không yếu lắm nhưng không sao, kiểu gì em chả yếu hơn anh), cái cảm giác được cần đến khiến anh cảm thấy mình quan trọng biết bao. Chỉ 2 cái message của em đã có sức mạnh lớn lao, đem lại cho anh sự tự tin ghê gớm không thể nào miêu tả bằng lời. Em quả là có tài động viên người khác, làm sao anh lại không thấy yêu thương nhung nhớ cơ chứ.. Em thấy có phải không em??
Mỗi ngày trôi qua, anh lại ngồi nhìn em ba hoa với bé xí xọn, bé tí và mỉm cười mơ một lúc nào đó anh xí xọn với em...
Thôi em nhé, đã đến lúc anh tạm dừng type, đi ngủ để lấy sức ngồi nhìn em khi em đi học về. Hãy cho anh kết thúc bằng 3 câu hát trong một bài bạn anh sáng tác, hát tặng người yêu nó:
Người đừng cho anh chờ mong tình yêu trong nỗi ưu phiền
Đùng cho anh nhiều đêm thẫn thờ thả hồn phiêu lãng
Thầm mong em về đây cười vui hạnh phúc với anh...
user posted image
(A- 0106)
Vài dòng này là những gì anh muốn nói với em từ rất lâu, nhưng...chỉ biết viết lên đây ....
Tình yêu đẹp nhầt là mối tình đầu phải không em. Cuộc tình đầu tiên của chúng mình đẹp như trong những vần thơ mà em đã từng đọc anh nghe. Anh không nhớ rõ từng vần, từng chữ, nhưng vẫn còn đây cái cảm giác êm dịu khi mỗi đêm được cùng người mình yêu cùng mơ về một nơi nào đó chỉ có anh và em.
Và cuối cùng thì cũng chỉ là những giấc mơ..
Thật ra chúng ta không nên có sự bắt đầu này, nhưng trách ai được trong những chuyện yêu đương của tuổi trẻ, và khi biết đau thì đã không quá muộn màng . mối tình trên net, nói ra thì thật khó hiểu . Nhiều người cho là không thực, những người khác lạ khuyên là sẽ không có kết quả, lại còn hỏi là "Sao mà dại quá !"...
Từ ngày đầu tiên anh đã có suy nghĩ này rồi . Nhưng vì sợ em buồn nên đành chôn kín vào trong đáy lòng, mặc cho ra sao thì ra.
Khoảng thời gian mới quen biết đuợc em dù rất ngắn, nhưng cảm giác đợi chờ đêm cho tới ngày, rồi lại ngày qua ngày để được một lần thấy em online, để lại được đọc những thông điệp không dấu, những lời nói ấp ủ một tình cảm . Những dòng chữ đem lại một niềm vui khó tả, lại có một chút lo sợ , một chút phân vân . Lo rằng em lại bỏ đi , sợ rằng không thế tìm lại đuợc cái cảm giác đó .
Lần đầu tiên nói phone với em cũng thật buồn cuời . Cả hai chỉ biết ấp úng vài câu xã giao, lời nói cứ vang vang trong đầu mà không thành tiếng. Vậy mà cứ mong cho đôi bên đừng hang up.Tình yêu đầu tiên mà phải không, ai lại không vậy . Ai lại không e ngại , lo sợ , mong chờ .
Sau đó là những năm tháng hạnh phúc. Tình cảm xây đắp theo thời gian. Lúc có nhau thi mong cho thời gian ngừng trôi, lúc một mình thì uớc gì mình lại có nhau. Có đôi lúc em giận lẫy , giận yêu , làm anh bối rối, chẳng biết giải thích thế nào, năn nỉ thế nào ... Mình đã hứa hẹn thật nhiều , uớc muốn thật nhiều . Anh không biết tư` lúc nào anh trở nên yếu đuối ,anh rất cần em. Mối lo sợ ban đầu không bao giờ quên đuợc trong anh, nó như hiện ra rõ hơn mỗi khi anh không thế lo cho em đuợc lúc em bệnh . Những lúc đó, anh chỉ biết cầu xin phép lạ cho anh đuợc ở ngay ben cạnh em, cầu xin ơn trên che chở cho em .
Và điều không muốn cuối cùng cũng đên. Anh không thể thắng đuọc nỗi lo sợ đó . Anh xa em với mong muốn hai ta có một cuộc sống mới, tìm đuọc tình cảm thực sư. Thật đau khi anh không thế tìm đuợc tới em. Thật đau khi không thế nói cho em biết vì sao . Anh như một người thật xấu, thậc ác, một nguời gian dối đi tình cảm của em.
Lúc đó anh không biết là mình đã làm đúng hay sai nữa . Anh nghĨ là mình có thể quêN đuợc nhau dễ dàng . Nhưng rồi một năm , hai năm, trong nhữNg lần đuọc gọi cho em hiếm hoi đó , anh vẫn cảm nhận ra tình cảm của em. cảm nhận ra đuọc em đang cô" gắng che đậy nó .
Anh không muốn .
Em trách anh thật nhiều tuy em không nói .Anh cũng khóc thật nhiều , tuy không một giọt nuớc mắt . Anh như một kẻ vô dụng , một nguời thất hứa. Anh không đùa vui với tình cảm của em, nhưng anh không biết trân trọng nó . Anh không muốn .
" An empty street, an empty house , a hoe inside my heart..
I wonder how , i wonder why, i wonder where they are,
The days we had , the song we sang together..."
Mỗi đêm, anh nghe bản nhạc em thuờng hay mở , đọc lại những lá thư, và ôm trong lòng tấm ảnh của em.
" in my heart you were the only"...

TRANG BẠN ĐỌC BỐN PHƯƠNG

Có những điều... của cuộc sống

user posted image

Triết lý của số 1

Bạn có nghĩ rằng số 1 là nhỏ bé? Hãy khám phá những điều bất ngờ của con số đầy ý nghĩa này !

• Ai cũng chỉ có một mẹ, mẹ là người cho con tình yêu mãi mãi. Mẹ cho con tất cả, vô điều kiện. Mẹ là tài sản quý giá nhất mà con có được ngay từ khi mới sinh ra.

• Mỗi người chỉ có một trái tim để giữ nó trong sạch. Trái tim hoàn hảo nhất là trái tim đã chia sẻ tình yêu thương nhiều nhất.


• Mỗi cuộc đời có thể trải qua nhiều mối tình, mối tình đầu khó quên nhất, nhưng mối tình cuối mới là mối tình đẹp nhất.


• Một người yêu đúng nghĩa là người mà trái tim họ có thể sưởi ấm khi giá lạnh nhất.


• Một người bạn chân thành đủ khiến ta bình tĩnh, tự tin và an tâm dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã hay nguy hiểm nhất. Đó là món quà quý báu đặc biệt của cuộc sống.


• Một ánh nhìn ấm áp, nói được nhiều hơn những điều vô vị.

• Một nụ cười có thể làm nên những điều kì diệu.

• Ai cũng có ít nhất một khả năng hơn người, chẳng qua là họ chưa thấy được để nhìn nhận khả năng mới của họ mà thôi.

• Mỗi người chỉ có một cái miệng để cẩn thận khi dùng lời nói, để không còn làm nó dơ bẩn và không làm tổn hại đến người khác.

• Một cuốn sách có thể làm thay đổi con người. Cuốn sách với nội dung xấu xa đủ làm hư hỏng người đọc, nhưng không ai thành công với chỉ một cuốn sách hay.

• Một người không có gì ngoài gia tài kếch xù thì không bằng một người nghèo khổ mà có tri thức, sáng tạo, kinh nghiệm và lý tưởng.

• Một đồng tự lao động được quý giá hơn nhiều so với hàng ngàn đồng nhặt được hay làm việc bất chính mà có.

• Ai cũng chỉ có một cuộc sống để làm việc và yêu thương hết mình.

• Chuỗi ngày quá khứ đã qua, tương lai rộng mở nhiều bất ngờ. Ta chỉ có một hiện tại để sống và để tận hưởng từng phút từng giây.

• Có nhiều cơ hội chỉ đến một lần trong đời.

• Với thế giới, bạn chỉ là một ai đó, nhưng có thể với một ai đó, bạn là cả một thế giới.


GÓC THƯ GIÃN

*Công thức nấu món ăn đêm 30 Tết :

1. Lấy 12 tháng trong năm đem rửa sạch mùi cay đắng, ghen tị, thù oán ...rồi để ráo nước
2. Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 30 hay 31 phần.
3. Trộn đều với : - Một chút tin yêu - Một chút kiên nhẫn - Một chút can đảm - Một chút cố gắng - Một chút hy vọng - Một chút chung thủy
4. Ướp thêm gia vị : lạc quan, tự tin và hài hước
5. Ðem ngâm một lát trong dung dịch “Những điều tâm niệm của mình”
6. Vớt ra, xay nhỏ, đổ tất cả vào “Nồi yêu thương” và nấu với lửa “Vui mừng”
7. Ðem ra ăn với “Nụ cười” trong chén “Bao dung”và sẽ có MỘT NĂM MỚI ÐẦY YÊU THƯƠNG VÀ HẠNH PHÚC

* Có tin khẩn cấp báo cho bn nè...

Có 4 nguời đòi tìm bạn cho bằng được, tìm được bạn họ còn nói sẽ không bao giờ bỏ qua cho bạn, người đó tên là thần tài, may mắn, hạnh phúc sức khoẻ. Họ nói sẽ không bao giờ bỏ qua cho bạn trong năm mới này. Còn nữa, bà Phiền muộn còn dặn tui bảo bạn là, bạn đừng tơ tưởng gì đến bả nữa bả sẽ không quan tâm đến bạn đâu... riêng ông sức khoẻ còn có thư riêng cho bạn là sức khoẻ bạn phải thiệt là ngon mà đón ổng đó.

* Chúc Mừng Năm Mới !

Năm hết Tết đến - Đón Chuột tiễn Lợn - Chúc ông chúc bà - Chúc cha chúc mẹ - Chúc cô chúc cậu - Chúc chú chúc dì - Chúc anh chúc chị - Chúc luôn các em - Chúc cả các cháu - Dồi dào sức khoẻ - Có nhiều niềm vui - Tiền xu nặng túi - Tiền giấy đầy bao - Đi ăn được khao - Về nhà người rước - Tiền vô như nước - Tình vào đầy tim - Chăn ấm nệm êm - Sung sướng ban đêm - Hạnh phúc ban ngày - Luôn luôn gặp may - Suốt năm con Chuột.


XẢ STRESS Ở ĐÂY !
user posted image

Những sự khác biệt giữa Tây và Ta

Tây : Đái bậy thì giấu giấu diếm diếm, còn hôn nhau thì trước bàn dân thiên hạ
Ta: Hôn nhau thì giấu giấu diếm diếm, còn *** bậy thì giữa bàn dân thiên hạ
Tây : Ăn đến miếng cuối cùng và uống đến giọt cuối cùng
Ta : Ăn và uống đều phải để lại một ít lịch sự nếu không sợ bị mang tiếng là : " uống nước cả cặn"
Tây : Xoa đầu là biểu lộ sự khen ngợi
Ta: Xoa đầu là biểu lộ của sự hạ cấp, xoa vớ xoa vẩn còn bị tẩn cho 1 trận chứ chẳng chơi
Tây : Khi ăn thì nhai ngậm mồm
Ta : Khi ăn thì nhai tóp tép, nhồm nhoàm, rau ráu, húp sì sụp
Tây : Mặc đồ Pijama ra đường thì người ta sẽ tưởng là người tâm thần
Ta : Mặc đồ Pijama ra đường là chuyện bình thường
Tây : Không hỏi thu nhập cá nhân, tuổi của phụ nữ
Ta : Những chủ đề trên là tài chính trong rất nhiều câu chuyện
Tây : Ngồi trên ghế và bắt chéo chân
Ta : Ngồi co chân lên ghế
Tây : Khi ăn, thức ăn dính vào tay thì thường mút
Ta : Khi ăn, thức ăn dính vào tay thì không mút mà thường chùi vào quần áo
Tây : Khi làm phiền người khác thì xin lỗi, thấy người khác phạm lỗi thì nhìn
Ta : Thấy người khác phạm lỗi thì làm ngơ ( thậm chí còn tiếp tay ), khi làm phiền người khác thì nhìn
Tây :Vào quán thì tự gọi riêng và ai trả tiền người nấy
Ta : vào quán thì gọi chung và tranh nhau trả tiền ( hoặc nhờ người khác trả tiền )
Tây : Complet thường mặc vào những dịp sang trọng
Ta : Đi buôn chuối cũng mặc complet như thường
Tây : Nhường đường cho xe cứu hỏa, cứu thương và cảnh sát
Ta : Sợ mỗi công an, còn thì kệ mịa chúng nó
Tây : Đi đường không bao giờ vô cớ bấm còi
Ta : Thích bấm còi thì bấm, kệ mẹ những thằng khác.
Tây : Rác bỏ vào thùng hoặc mang theo nếu không có thùng rác
Ta : Vứt ngay xuống đường hoặc sàn nhà kể cả có thùng rác


32 Trang « < 28 29 30 31 32 >

   Trong: CÂU LẠC BỘ TRẺ
 
BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ Ở TRƯỜNG ?

TÌNH CA VẬT LÝ

Chương I

Anh hiểu rồi bước sóng cuộc đời ta
Những bước sóng tự muôn trùng xa cách
Không dữ dội như lò xo con lắc
Mà điều hòa dao động nhịp tim em
Một chút lệch pha vẫn kỳ diệu êm đềm
Qua thấu kính cánh buồm xa hội tụ
Biển vẫn thế -
Chẳng cam chịu phút giây nào yên ngủ
Tán sắc yêu thương, khúc xạ giọt chiều buồn
ánh sáng cuộc đời dẫu thay đổi luôn luôn
Vẫn tùy biến theo chu kỳ buồn - vui, thương - nhớ
Vẫn phóng xạ đầy vơi qua từng hơi thở
Tải tình yêu đi suốt tháng năm dài
Với máy biến thế này cường độ chẳng hề sai
Em đã hiểu
Chín mươi phút làm bài môn vật lý !

Chương II

Cái quầng sáng trong giao thoa ánh sáng
Có bao nhiêu vân mà lấp lánh cuộc đời ?
Được chiếu bằng nguồn đơn sắc trong tôi
Giải bước sóng giữa hai khe khoảng cách
Lúc tự cảm rung lên trong đoạn mạch
Thì điện trở này có ý nghĩa gì đâu
Khi xoay chiều hiệu điện thế cho nhau
Cường độ tình yêu tăng nhiều lần hiệu dụng
Như ánh mắt buổi đầu tiên lúng túng
Muôn thuở vẫn là chuyện con lắc lò xo
Dao động, chu kỳ, biên độ vòng vo
Chẳng thành chuyện, không đầu và không cuối
Càng tâm sự lòng anh càng bối rối
Ngỡ nhìn qua kính lúp cuộc đời ta
Khi ngắm chừng từ quan sát suy ra
Độ bội giác chắng có gì thay đổi
Đem phản ứng hạt nhân so với thời thanh niên sôi nổi
Có đúng là hai loại phải không em ?
Điều kiện xảy ra em hãy nói thử xem
Đừng lệch pha như sóng dừng em nhé !
Ôi cuộc sống với ngàn điều có thể
Xin hãy làm đoạn mạch RLC
Không phân nhánh mà nóng bỏng chất thơ
Là giản đồ véc-tơ
Mộng mơ môn vật lý
!

   Trong: CÂU LẠC BỘ TRẺ
 
BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ Ở TRƯỜNG ?


VĂN ...CHƯƠNG !


Con lại gặp cụ Chế, ôi, như CON TÀU gặp bão !
Có đón hanh khô đàn đứt dây đàn
Và Kim Lân cả một đời tần tảo
VỢ NHẶT về trong tiếng khóc kêu oan !

Con nhớ Hêminhguê, người tận đâu Bắc Mỹ
BIỂN CẢ mênh mông trần trụi một ÔNG GIÀ
Con lại đọc BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Cho cuộc đời khao khát tự do ca !

Con nhớ mãi sáng mai này tháng Sáu
Ve râm ran vòm phượng đỏ sân trường
Khẽ khàng gió cười ai ngoài cửa lớp
Xin tự mình hãy nở cháy văn chương
...

   Trong: CÂU LẠC BỘ TRẺ
 
BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ Ở TRƯỜNG ?

ĐỐ VUI ĐỊA LÝ


Nước nào ???

Nước gì thường đứng trên em ?
Nước gì tên giống dịu hiền , nết na ?
Nước gì nghĩa giống nõn nà ?
Nước gì chẳng để thịt da ra ngoài ?
Nước gì đưa võng à ơi ?
Nước gì nhờ đó văn bài mới hay ?
Nước gì lướt gió như bay ?
Nước gì có nghĩa là ngày biết chăng ?
Nước gì dữ tợn ai bằng ?
Nước gì hồng nở ngát hương ai bì ?
Nước nào đã có biển hồ ?
Lômê (lome)danh hiệu thủ đô nước nào ?
Ở đâu dân số thật cao ?
Nước nào mật độ đứng vào khôi nguyên ?
Xứ nào nổi tiếng giàu tiền ?
Kim cương sẵn nhất ở miền nào đây ?
Vùng nào dầu lửa một cây ?
Giống người nào thấp chưa đầy bảy gang ?
Nước nào rộng đất thưa dân,
Giáp ranh Bắc xuống trung phần Việt Nam ?


Biển nào ???

1/. Biển nào rộng nhất địa cầu ?
2/. Biển nào xanh mãi cái màu trẻ trung ?
3/. Biển nào đen đủi hình dung ?
4/. Biển nào màu đỏ ở vùng Á Châu ?
5/. Ngày nay trên mặt địa cầu ,
Kể khắp các biển ở đâu màu vàng ?

   Trong: CÂU LẠC BỘ TRẺ
 
BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ Ở TRƯỜNG ?


TÌNH CA TOÁN HỌC


Những điều bí ẩn của em
Anh khảo sát bằng biến thiên, đồ thị
Khoảng lồi lõm trên đường cong tuyệt mỹ
Thầm kín bờ môi uốn lượn trong đêm
Cung bậc nào đồng biến nhịp trái tim
Em nghịch biến miền ngọt ngào hương sắc
Tiếp tuyến đó trải dài bao xa cách
Chỉ một điểm chung, liệu có gặp bao giờ ?
Hình phẳng thì thầm diện tích của mộng mơ
Phân chia cuộc đời thành ba đường cô-níc
Anh đừng nói với ai
Bởi tâm sai là một điều có thực
Trong hành trang bí ẩn cuộc đời em
Dẫu gặp đạo hàm hay lấy tích phân lên
Anh đứng đó cả hai đầu cận trên và cận dưới
Anh tổ hợp tình em, biết chập chờ, biết đợi
Dù số phần tử kia hơn đôi chút ngại gì !
Chỉ mong người đừng quá sầu nhớ ưu tư
Mặt phẳng lòng anh chung đường tròn với mặt cầu em, em nhé !
Véc-tơ chỉ phương có duyên thầm đến thế

Điều bí ẩn về em...
Biết chỉ có mình tôi !




NHƯ TÌNH YÊU TAY BA


THƯỜNG rồi mới nắn thành CÂN
CÂN cho vừa ý mà lân sang ĐỀU
Trớ trêu tam giác tình yêu
VUÔNG thành sắc cạnh ba chiều khó sao !!!

   Trong: CÂU LẠC BỘ TRẺ
 
BẠN HỌC ĐƯỢC GÌ Ở TRƯỜNG ?

TÌNH CA SINH HỌC


Tình yêu - bản chất di truyền
Khi trội khi lặn - cái duyên của đời
Gien tình thường biến ai ơi,
Gặp phen đột biến phản hồi tác nhân !
Lai xa lại thích lai gần
Ưu thế lai tạo đa phân mà thành
Vài trò ngoại cảnh đã đành
Học thuyết La-mác ngọn ngành tự nhiên
Đác-uyn chọn lọc vững bền
Đồng quy tính trạng nhân nguyên sự tình
Cơ chế tiến hoá trời sinh
Dẫu cùng phả hệ chúng mình vẫn yêu !
Mù màu, máu khó đông tiêu
Mức phản ứng có ít nhiều khác nhau

Tiền sinh học anh ở đâu ?
Thôi thì anh hãy bắc cầu gien em
!

   Trong: CÂU LẠC BỘ TRẺ
 
(A?nh hien gio ko hien thi duoc)

MÔN HÓA : COI CHỪNG DỄ MẤT ĐIỂM

Học đi đôi với hành
Chương trình Hoá học là chương trình đồng tâm, kiến thức nọ lồng trong kiến thức kia. Cũng như học ngoại ngữ muốn dịch bài khoá ở bài học thứ 100 thì phải hiểu từ mới từ bài thứ 1. Hoá học cũng thế. Các kiến thức đan kết, móc nối với nhau. Nếu học a-ma-tơ thì khi làm bài học sinh sẽ bị vấp và khó làm được trọn vẹn. Học Hoá là không cần học thuộc lòng. Nhưng học thì phải hiểu mới làm được bài tập. Vì thế, học phải đi đôi với hành. Để dễ nhớ kiến thức môn Hoá, học sinh học lý thuyết đến đâu tự viết luôn các phản ứng hoá học ra giấy đến đấy. Hiện nay, ở Hà Nội cũng như nhiều nơi khác, HS đi học thêm khá nhiều. Có tình trạng nhiều HS đến các lớp học thêm cảm thấy thầy giảng rất hay và cứ thế ngồi cắm cúi chép. Nhưng rốt cục là chẳng có gì đọng lại trong đầu. Sở dĩ như vậy vì các em đã học một cách thụ động. Học nhưng không hiểu bản chất, thầy giảng thế nào thì chép nguyên như thế. Đến khi đi thi, các em có thể nhớ láng máng là đã từng học đến kiến thức được ra trong đề nhưng vẫn không viết ra được – dĩ nhiên là chẳng được điểm nào. Hoá học là như thế, không hiểu được bản chất thì không làm được bài. Cách tốt nhất HS nên thực hiện là sau khi học ở trường rồi thì nên sắp xếp thời gian tự học ở nhà, biến kiến thức được dạy thành kiến thức của mình. Tự mình nghiền ngẫm, tự mình cầm bút viết ra các công thức, các phương trình phản ứng rồi làm bài tập... thì kiến thức đã học mới khắc sâu vào trí nhớ được. Khi ôn tập, HS nên bám sát chương trình sách giáo khoa Hoá học lớp 12. Đề thi những năm gần đây rất cơ bản nhưng cũng rất trí tuệ (đủ để đánh giá HS ở nhiều tầng, nấc). Tất nhiên, nếu các em học theo kiểu giở 2 cuốn SGK ra để học thuộc lần lượt từng bài thì chẳng ích lợi gì, hơn nữa làm gì có đủ thời gian để học! Do đó, các em phải có phương pháp. Để ôn tập, các em phải học trên tổng thể. Ví dụ khi học về phần kim loại. Trước hết, các em phải nắm được đại cương. Động đến kim loại cụ thể nào thì áp dụng tính chất chung như đại cương, đồng thời lưu ý tính chất đặc thù. Học cái tổng quát, áp dụng từng cái cụ thể. Ngoài những nét chung phải nhớ nét đặc thù. Học như thế sẽ rất nhanh.
Làm bài thi không cẩn thận dễ bị mất điểm
Trong quá trình học, nhiều HS cho rằng Hoá là môn khó học so với các môn trong khối tự nhiên. Tuy nhiên, qua các kỳ thi ĐH, CĐ cũng như kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm thì môn Hoá là môn có tỉ lệ điểm cao hơn hẳn các môn Toán, Lý. Để được điểm 10, HS không chỉ cần có năng lực tư duy tốt mà kiến thức phải vững vàng. Nhưng để được điểm 7 - 8 với môn Hoá cũng không phải là điều khó. Đây là môn rất dễ kiếm điểm. Chỉ cần viết phương trình, chỉ cần hiểu là làm được bài chứ không nhất thiết phải học thuộc lý thuyết như môn Lý. Trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, thông thường đề ra chỉ có một phần rất nhỏ lý thuyết (như nêu định nghĩa). Còn trong kỳ thi ĐH, CĐ thì hoàn toàn không có phần nào dành cho việc học thuộc. Song không phải cứ có kiến thức vững vàng là có thể đạt điểm cao môn Hoá trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Muốn được điểm cao thì phải làm bài cẩn thận. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, với môn Hoá trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, những em học giỏi (đủ để thi đỗ khối A ) chưa chắc đã đạt điểm cao bằng những học sinh học khá nhưng làm bài cẩn thận. Cẩn thận trong tính toán cũng như trong trình bày. Năm nay, môn Hoá vẫn tiếp tục thi bằng hình thức tự luận. Đã làm bài tự luận thì trình bày phải rõ ràng. Làm đến câu nào đạt điểm tối đa câu ấy. Dễ làm trước, khó làm sau. Không nhất thiết phải cầu toàn là làm hết tất cả các câu hỏi có trong đề thi. Nếu lơ là, có những bài làm xong nhìn qua tưởng đã đầy đủ rồi nhưng thực ra vẫn có thiếu sót, bài làm không được điểm tối đa. Đừng để mất điểm thành phần một cách đáng tiếc như vì quên cân bằng phương trình, quên điều kiện phản ứng, quên sản phẩm, quên chất xúc tác... Hoá học là một môn tương đối dễ học. HS cứ học môn Hoá một cách bình thường như những môn học khác, đến tiết học trên lớp thì chăm chú nghe giảng là đã có thể làm bài đạt điểm khá trong kỳ thi tốt nghiệp rồi. Trong thời gian ôn tập, nếu HS cố gắng thì với đề thi tốt nghiệp HS giỏi và khá có thể cảm thấy rất thoải mái khi làm bài, HS trung bình có thể vươn lên thành khá, HS kém có thể vươn lên trung bình. Tất nhiên, nếu HS không biết gì, không chịu học bài thì môn Hoá có dễ học đến mấy các em vẫn bị điểm kém.

   Trong: CÂU LẠC BỘ TRẺ
 
(A?nh hien gio ko hien thi duoc)

HỌC MÔN VĂN : KHÔNG HỌC LAN MAN

Trong các môn thi tốt nghiệp, môn Văn là môn khó đạt điểm cao nhất. Tuy nhiên, đây lại là môn mà thí sinh có thể đạt kết quả cao hơn mong muốn nhờ tâm lý thoải mái khi ngồi trong phòng thi. Tất nhiên, nền tảng là phải được ôn tập tốt.

Học như thế nào để dễ nhớ?

Những năm gần đây, đề thi trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT rất sát kiến thức cơ bản mà học sinh được học trong nhà trường. Chương trình Văn học lớp 12 gồm Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài.
Về hình thức có hai thể loại: Văn xuôi và thơ. HS khi ôn tập nên tập trung vào chương trình cơ bản. Không học rộng. Nhiều HS học miên man, khi làm bài cứ liên tưởng tràn lan khiến cho bài viết bị loãng, khó có điểm cao. Các em nên chia kiến thức ra thành những đơn vị nhỏ để dễ nhớ: Tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học, phong cách. Chia “ngang” rồi lại chia “dọc”: Thơ, văn xuôi. Ngoài những điểm chung phải nhớ cho một tác phẩm văn học, kiến thức phải nhớ của thơ và văn xuôi có những cái riêng. Những kiến thức HS phải nhớ với văn xuôi gồm: Tư tưởng chủ đề, đề tài. Nó là giá trị nhân đạo hay nó nói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nói về con người đánh Mỹ, hay là luận đề. Đã là văn xuôi thì phải có tóm tắt tác phẩm, tìm những dẫn chứng và phải nhớ dẫn chứng. HS hãy gạch chân những đoạn văn làm sáng tỏ những nội dung hoặc đề tài mà tác phẩm đề cập tới rồi ghi nhớ. Ví dụ: Nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả con sông Đà vừa dữ dội, vừa trữ tình. Vậy chi tiết nào thể hiện sự dữ dội? Chi tiết nào thể hiện nét đẹp trữ tình?
Với thơ, thì HS phải nhớ được cảm hứng chủ đạo (văn học hiện đại không nặng về đánh giá tư tưởng chủ đề trong tác phẩm thơ). Sau đó các em tách ra từng đoạn, nhớ rõ cảm hứng chủ đạo của từng đoạn. Tiếp theo là chọn câu nào hay hoặc độc đáo để học thuộc. Không cần thuộc cả đoạn hay cả bài. Cách ra đề bây giờ không đòi hỏi HS phải thuộc cả bài thơ mà chỉ cần thuộc dẫn chứng. Văn xuôi cũng như thơ, HS nên hệ thống lại và chọn vừa đủ kiến thức để học phục vụ việc ôn thi. Học quá nhiều sẽ mệt, đuối sức. Các em phải thi 6 môn chứ không chỉ môn Văn. Trong khi đó với môn Văn, nếu các em học không tập trung vào kiến thức cơ bản thì đủ cảm thấy việc học quá mênh mông.

Cần chú trọng kỹ năng trình bày

Khi tiếp cận một đề bài, bao giờ HS cũng phải đọc kỹ để nhận diện đúng yêu cầu của đề. HS phải xác định đề bài yêu cầu dạng nghị luận nào: Chứng minh, phân tích, giải thích...? Theo đó để chọn đúng hình thức diễn đạt cho phù hợp. Nếu chứng minh thì phải diễn dịch, quy nạp cho sinh động. Nếu phân tích thì phải sử dụng thao tác tổng – phân – hợp nhiều hơn...Sau khi xác định được đề và viết ra nháp các ý chính là đến lúc HS bắt tay vào viết bài. Đến đây, HS phải thể hiện một kỹ năng rất quan trọng: Trình bày. Bố cục một bài văn góp phần rất lớn để người đọc (giám khảo) định hình được đây có phải là người có học văn hay không. Một bài văn có 3 phần: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. Mỗi phần ta chia thành từng ý. Mỗi ý là một đoạn. Giữa các ý phải có chuyển đoạn. Phải có xuống dòng. Lùi vào đầu câu. Viết mà liền tù tì làm cho người đọc thấy rối mắt, không thấy có sự mạch lạc trong tư duy của người viết. Viết như thế sẽ không tạo được thiện cảm với người đọc. Có một điều HS nên lưu ý, học văn là phải có cảm xúc. Cảm xúc càng trung thực, càng chân thành càng dễ làm người đọc đồng cảm. Các em đừng nghĩ rằng cảm xúc là những từ cảm thán, là những ngôn từ sáo rỗng, bóng bẩy. Cảm xúc nó thể hiện ở cách diễn đạt, ở các loại câu khác nhau (tương ứng với các góc tiếp cận vấn đề). Nhiều HS tưởng rằng, trong đáp án môn Văn có biểu điểm cho từng ý là giám thị cứ vậy đếm ý mà cho điểm. Bài làm nào có thể hiện được ý thông qua cảm xúc thì bài đó được điểm cao. Còn những bài tuy đủ ý nhưng không trình bày được cảm xúc, hoặc có cảm xúc mà chưa rõ ý... thì điểm sẽ thấp hơn là điều chắc chắn.
Dung lượng của một bài làm nên tương ứng với thời gian làm bài cho phép. Nếu viết quá ngắn thì giám khảo sẽ cảm nhận rằng, đó là bài làm của một người không có gì để viết, không biết triển khai một bài văn như thế nào.
Một bài văn không bao giờ chỉ có một đoạn cũng như chỉ có một luận điểm. Ngược lại, nếu quá dài thì lan man, thì không đủ thời gian để đáp ứng những yêu cầu khác trong một đề thi.
Lan man là một bệnh khá phổ biến ở những em học khá môn Văn. Các em phải sắp xếp thời gian hợp lý để tập trung vào yêu cầu chính, không viết lan man, dẫn đến bỏ lửng. Bỏ lửng ý nào là các em mất điểm ý đó.
Môn Văn là môn thi đầu tiên trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do đó, tâm lý khi làm bài thi rất quan trọng. Hơn nữa, môn Văn là môn mà nếu nhờ có tâm lý làm bài tốt, thí sinh có thể đạt được kết quả cao hơn mong muốn. Đây là nét đặc thù của môn Văn so với các môn thi khác.


(A?nh hien gio ko hien thi duoc)

   Trong: CÂU LẠC BỘ TRẺ
 
(A?nh hien gio ko hien thi duoc)
Môn tiếng Anh : muốn điểm cao phải làm nhiều bài tập

Rèn kỹ năng làm các dạng bài cụ thể

Đây là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với môn Tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, nhiều HS cho tới thời điểm này vẫn còn lo lắng. Các em băn khoăn không biết cần phải làm thế nào để phát huy được hết năng lực của mình, đạt kết quả như ý muốn trong kỳ thi sắp tới. Trong môn Tiếng Anh, một đề thi trắc nghiệm có 5 dạng bài: Dạng bài ngữ âm (phonetics), dạng bài xác định lỗi sai trong 4 phần gạch chân, dạng bài lựa chọn đáp án đúng (muti choice) phần từ vựng, dạng bài lựa chọn đáp án đúng phần ngữ pháp, dạng bài đọc hiểu. Phân bố điểm cho 5 dạng bài này tương đối đều nhau, câu khó cũng như câu dễ. Vì vậy, khi làm bài các em nên bố trí thời gian hợp lý. Không nên quá tập trung thời gian cho một dạng bài nào đó, bởi như thế sẽ không thể đạt kết quả tối đa (vì không còn thời gian để làm những dạng bài khác). Trong 5 dạng trên, dạng bài ngữ âm năm nay mới xuất hiện lần đầu trong đề thi. Ngay cả trong chương trình học trên lớp, phần ngữ âm cũng được đưa vào rất ít. Với dạng bài này, sai lầm các em hay gặp phải là không xác định được trọng âm cũng như nguyên tắc phát âm cơ bản. Tuy cùng một chữ cái nhưng cách phát âm có thể khác nhau (phụ thuộc vào sự kết hợp với các yếu tố còn lại của từ). Cách khắc phục là HS phải ôn luyện để nắm lại được nguyên tắc phát âm, cách đánh trọng âm. Bên cạnh đó, HS phải luyện tập nhiều. Dạng bài này cũng được đưa ra khá nhiều trong các sách bài tập trắc nghiệm. Có một dạng bài HS tương đối “sợ”, đó là dạng bài xác định lỗi sai trong số 4 phần gạch chân. Người ta đưa ra một câu tiếng Anh có gạch chân 4 chỗ, trong đó có một chỗ sai. Câu hỏi sẽ là yêu cầu HS xác định chỗ sai. Đây là phần kiến thức tổng hợp. Lỗi sai ở đây có thể thuộc về kiến thức từ vựng, có thể thuộc về kiến thức ngữ pháp hoặc cấu trúc câu. HS phải có kiến thức ngữ pháp thật chắc chắn mới dễ vượt qua dạng bài này. Có hai dạng bài tương đối quen thuộc với HS, đó là lựa chọn đáp án đúng phần ngữ pháp và phần từ vựng (chúng tôi vẫn gộp chung vào một dạng). Trước đây, khi chưa áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm, các em cũng đã được làm dạng bài này trong các bài kiểm tra trên lớp hoặc ở các kỳ thi. Nhưng vì thế mà sẽ dễ nảy sinh tâm lý chủ quan nên đôi khi bất cẩn làm mất điểm một cách đáng tiếc. Hơn nữa, trước đây HS làm quen với dạng bài này ở những câu đơn lẻ. Khi đề bài cho dưới dạng ngôn bản (nhiều hơn một câu) thì các em thường gặp khó khăn. Dạng này HS thích và cho là dễ nhất. Tuy nhiên các em cần hết sức cẩn thận tránh sai lầm do vội vàng, bất cẩn.Một dạng bài khác - dạng bài mà HS ít được điểm tối đa – đó là đọc hiểu. Người ra đề đưa ra một bài đọc, rồi đặt câu hỏi với bài đọc này. Kèm theo câu hỏi là 4 câu trả lời. HS sẽ phải dựa vào nội dung bài đọc để chọn câu trả lời đúng. Trong bài đọc, ngôn ngữ phong phú và cũng thường xuất hiện nhiều từ mới. Trong khi đó, HS thường chưa quen với kỹ năng đọc. Các em có thói quen dịch nghĩa của từng từ (word by word), gặp từ mới là HS lại muốn làm rõ ngọn ngành nghĩa của từng từ, từng câu. Rất mất thời gian và không cần thiết. Các em nên làm cách là nắm bắt ý chính của cả đoạn và bài, không nên đi sâu vào nghĩa đơn lẻ của từ, cụm từ.Một khó khăn khác của dạng bài này là có những câu hỏi mang tính khái quát. Các câu trả lời đưa ra cho HS lựa chọn đúng đôi khi 3/4 câu trả lời đều có các yếu tố xuất hiện trong bài. Nếu HS không cẩn thận, cứ nhìn thấy có một cụm từ hoặc một ý gì đó trùng nhau (xuất hiện trong bài) thì lập tức các em khoanh vào đáp án ấy (chọn nhầm đáp án). Ở dạng này, HS cần đọc để nắm ý của câu, của đoạn và của cả bài khóa. Ví dụ, có những câu hỏi về ý chính của bài mà 4 câu trả lời đưa ra thì có tới 3 câu liên quan tới ý của bài. Vì vậy, cần rất thận trọng chọn câu trả lời chính xác mang ý chính bao trùm và xuyên suốt cả đoạn hoặc cả bài. Đây là những dạng bài quen thuộc. Đề thi có thể thay đổi dạng đi một chút nhưng cơ bản nó vẫn là hình thức này. Nếu có thay đổi thì biến tướng một chút thôi. Chắc chắn không có gì là lạ, đánh đố, hoặc cho quá khó đối với kiến thức HS đã được học.

Một số điều cần lưu ý

Qua kỳ thi thử trắc nghiệm ở đầu học kỳ II và một số bài kiểm tra trắc nghiệm ở nhiều trường cho thấy HS lớp 12 vẫn chưa có được kỹ năng làm bài trắc nghiệm theo đúng hướng. HS khi đã chọn được đáp án mà mình cho là đúng cần tô đậm bằng bút chì. Tránh tô quá mờ nhạt không đủ độ để máy quét nhận ra hoặc khi thay đổi đáp án mà bất cẩn không tẩy sạch đáp án đã lựa chọn ban đầu dẫn đến vi phạm nội quy (1 câu chọn 2 đáp án). Đến thời điểm sắp hết giờ làm bài cần kiểm tra toàn bộ phần trả lời và còn câu nào chưa làm hãy áp dụng phương pháp tình cờ (chọn tô 1 trong 4 vòng tròn) để tránh bỏ sót một số câu. Phân phối thời gian hợp lý cho tổng số câu, tránh mất quá nhiều thời gian vào bài đọc hiểu.Khi học ôn thi tốt nghiệp, các em HS cần bám sát SGK, nắm chắc các kiến thức cơ bản trong SGK và luyện tập cho các dạng bài được thầy cô hướng dẫn trên lớp. Chúng tôi tin rằng, đề bài sẽ ra sát với chương trình đã được học và ôn luyện ở các trường. Sẽ không quá khó tuy nhiên sẽ có tỉ lệ câu hợp lý để phân biệt HS khá, giỏi.Ngoài SGK và các bài luyện tập của các thầy cô trên lớp, các em nên luyện tập thêm bài ở các sách bài tập trắc nghiệm hoặc kiểm tra trắc nghiệm tiếng Anh. Các cuốn sách mà theo chúng tôi, nó hợp lý và phù hợp với HS chuẩn bị thi tốt nghiệp lớp 12 là của các tác giả Đỗ Tuấn Minh (dành cho HS hệ 3 năm, 7 năm), tác giả Mai Lan Hương, tác giả Võ Thúy Anh (hệ 7 năm)..


(A?nh hien gio ko hien thi duoc)

   Trong: CÂU LẠC BỘ TRẺ
 
(A?nh hien gio ko hien thi duoc)
Địa lý - môn dễ đạt điểm cao

Cấu trúc của đề thi môn Địa lý đã từ nhiều năm nay không có gì thay đổi. Đề thi bao giờ cũng gồm có 2 phần.
Phần thứ nhất là phần bắt buộc và thường có 2 câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất thường là bài tập thực hành, vẽ hoặc xây dựng biểu đồ, sau đó kết hợp nhận xét và phân tích một biểu đồ địa lý kinh tế. Câu thứ hai, đề bài cho một bản số liệu. Từ bản số liệu ấy HS phân tích để rút ra nhận định. Phần này được 5 điểm. Trong đó câu bài tập thực hành thường có cơ cấu từ 3 – 3,5 điểm. Còn câu phân tích số liệu thống kê thường có cơ cấu từ 1,5 - 2 điểm.
Phần thứ hai là phần tự chọn (HS chọn 1 trong 2 đề để làm bài). Trong đó, có một đề sẽ có một câu lý thuyết (yêu cầu HS sử dụng nội dung của kiến thức sách giáo khoa để làm bài).
Một đề khác sẽ có một câu hỏi dựa vào atlat địa lý Việt Nam (đây là tài liệu được phép mang vào phòng thi, HS có thể sử dụng nó để làm bài). Giữa 2 câu này tôi khuyên là HS nên sử dụng quyển atlat. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm, HS không cần phải nhớ hết số liệu (vì trong atlat đã có đầy đủ các biểu đồ, các số liệu). Việc tiếp thu quyển atlat của HS là khá dễ dàng. Từ nội dung atlat có thể làm thành một bài lý thuyết cho yêu cầu câu hỏi đã đặt ra. Tuy nhiên HS cũng phải lưu ý. Các đề thi thường yêu cầu HS vừa dựa vào kiến thức trong quyển atlat, vừa dựa vào kiến thức trong SGK. Nếu chỉ học ôn quyển atlat thì không đủ.
Những năm có thi môn Địa lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thầy đều trực tiếp tham gia công tác chấm thi. Thầy nhận thấy các em hay gặp những sai lầm nào trong làm bài? Nói là sai lầm thì không đúng mà là những điểm khó khiến các em lúng túng. Đó là phân tích số liệu thống kê và giải thích, nhận xét các biểu đồ. Khi làm phần bài tập, bài tập vẽ biểu đồ hình tròn, hình cột, vẽ các đường biểu diễn... thì các em hay mắc lỗi là chưa biết nhận xét, giải thích cũng chưa thật hoàn toàn đúng (dù vẽ được, vẽ đúng).Giáo viên nên lưu ý để hướng dẫn HS biết cách làm một bài thi Địa lý, đặc biệt là hướng dẫn HS cách khai thác triệt để nội dung có trong quyển atlat để làm bài.
Địa lý là môn học nằm trong khối thi C (khoa học xã hội). Như vậy có phải đây là một môn học thuộc lòng? Địa lý là môn nằm giữa ranh giới các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Sẽ không đúng nếu nói nó là môn học thuộc lòng. Để học tốt môn Địa lý, yêu cầu các em phải hiểu. Khi làm bài thi môn Địa lý, yêu cầu các em phải có tư duy địa lý. Trong địa lý có những mối quan hệ giữa tự nhiên, giữa xã hội và giữa kinh tế. Các mối quan hệ ấy ràng buộc với nhau. Ví dụ, để phân tích sự phát triển kinh tế một ngành một vùng thì nó liên quan đến những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như yếu tố dân cư, nguồn lao động, thị trường, cơ sở vật chất hoặc đường lối chính sách... Đề ra yêu cầu giải thích tại sao nước ta về nông nghiệp (đặc biệt là sản xuất lúa) phát triển rất nhanh. Các yếu tố như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng diện tích, đưa giống lúa mới có năng suất cao... tuy cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn là đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Từ đó mới có những chính sách thích hợp như khuyến nông, khoán 10 hoặc Luật Đất đai mới. Vì thế người nông dân làm chủ được tư liệu sản xuất và người ta sẵn sàng bỏ vốn, bỏ sức lao động và đầu tư khoa học kỹ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm.
Chính đường lối chính sách ấy mới là nhân tố quyết định thành tựu của mình, từ một nước phải nhập khẩu lương thực thành nước xuất khẩu lương thực. Khi phân tích, HS phải phân tích tổng hòa của các yếu tố. Khi học, các em tránh học thuộc lòng mà học trong mối liên hệ tổng thể giữa các hiện tượng địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế xã hội thì làm bài mới có kết quả cao. Trong hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nói rõ, HS không cần thiết phải ghi nhớ tất cả số liệu. Điều quan trọng, HS phải biết phân tích số liệu. Số liệu ấy nói lên điều gì? Những biến động của các dãy số liệu phản ánh điều gì? Tại sao lại có diễn biến như thế? Trong đề thi từ trước đến nay ít khi yêu cầu HS nhớ số liệu... Hơn nữa, HS được mang quyển atlat vào phòng thi, trong quyển atlat đó có hệ thống số liệu của rất nhiều ngành kinh tế, HS không nhất thiết phải học thuộc lòng.
Nhưng vẫn có những nội dung buộc HS phải nhớ, dù có thể không phải là nhớ từng câu, từng từ?
Đúng thế. Vậy thì để dễ nhớ, các em phải nắm được cấu trúc bài học. Một dạng bài nào đó thường có cấu trúc giống nhau. Ví dụ về sự phát triển của một ngành kinh tế. Đầu tiên là về những điều kiện những nguồn lực để phát triển vùng đó. Khi đã gọi là nguồn lực thì nó phải đầy đủ vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, về các nguồn lực kinh tế xã hội. Sau đó là hiện trạng phát triển của ngành ấy. Trong hiện trạng thì có thành tựu, có khó khăn, có hướng để khắc phục.


User Posted Image

   Trong: CÂU LẠC BỘ TRẺ
 
(A?nh hien gio ko hien thi duoc)

ĐIÊM CAO MÔN LỊCH SỬ : KHÔNG KHÓ

Học lần lượt từng vấn đề và không học tủ

Chương trình ôn thi tốt nghiệp lớp 12 bó gọn trong gần 300 trang của 2 cuốn sách giáo khoa (SGK) Lịch sử lớp 12. Trong tài liệu hướng dẫn ôn tập của Bộ GD&ĐT, phần lịch sử Việt Nam chỉ yêu cầu ôn tập những nội dung cơ bản nhất. HS chỉ phải ôn tập từ năm 1919 đến năm 1975. Cả một chương từ 1975 đến 2000 các em không phải ôn. Không chỉ bớt hẳn một giai đoạn mà ngay trong từng giai đoạn (mà các em phải ôn), nội dung ôn tập cũng được lược đi nhiều so với sách giáo khoa. Như vậy, các em chỉ phải ôn tập những nét chính, những nét rất cơ bản trong lịch sử Việt Nam. So với năm ngoái, khối lượng kiến thức năm nay HS phải ôn tập chỉ bằng 7/10.Cần nhớ không học tủ và học lần lượt theo từng vấn đề.

Học để hiểu và nắm bản chất

Để ôn tập có hiệu quả, các em nên lưu ý phương pháp học. Khi học ôn, cần phải đi từ quy nạp đến diễn giải. Cụ thể, phải xem nội dung từng chương gồm những bài nào, trong bài đề cập đến vấn đề gì, những vấn đề đó bao gồm những sự kiện nào. Cách học này khác hẳn với khi học một bài mới ở trên lớp (học từng phần trong một bài, từng bài trong một chương, rồi mới đến thứ tự các chương).Lịch sử có những vấn đề cần phải học thuộc. Nhưng nếu học thuộc lòng từng câu từng chữ thì không bao giờ có thể nhớ hết được. Những vấn đề cần học thuộc lòng là chủ trương của Đảng, ý nghĩa lịch sử của từng sự kiện... Để dễ thuộc, các em chia ra thành từng vấn đề nhỏ, thành từ câu, từng ý. Ví dụ, khi học ý nghĩa của một sự kiện, các em chia ra từng ý như: Sự kiện này đối với thế giới có ý nghĩa gì, đối với VN trong giai đoạn đó có ý nghĩa gì, đối với tổng thể một chặng đường dài có ý nghĩa gì. Như vậy, các em sẽ nắm được bản chất của vấn đề mà nếu chỉ ngồi học thuộc lòng từng câu, từng chữ thì sẽ chẳng bao giờ thuộc hết được.

Chia ra các dạng bài cho dễ học

Trong quá trình ôn tập, các em nên học theo các dạng bài sẽ dễ nhớ, dễ hiểu. Thường thường Lịch sử có các dạng bài sau:
Dạng bài các cuộc cách mạng, các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch.v.v... Chú ý đến lôgic của dạng bài này, gồm: Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến cách mạng; Diễn biến của cách mạng; Kết quả ý nghĩa của cách mạng.
Dạng bài các Hội nghị, các đại hội.v.v... cần trình bày: Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến hội nghị (đại hội); Nội dung hội nghị/ đại hội; Kết quả, ý nghĩa hội nghị/ đại hội.
Dạng bài Lịch sử một nước (ví dụ nước Mỹ, nước Nhật.v.v...) học theo dàn bài sau: Tình hình kinh tế; Tình hình chính trị; Tình hình xã hội.
Về phương pháp làm bài thi, đầu tiên chúng ta đọc kỹ đầu bài để xem đầu bài hỏi ta những vấn đề gì? Mức độ trả lời từng vấn đề đó như thế nào. Sau đó chúng ta sẽ lập dàn bài chi tiết. Ở khâu này thường các em hay làm đại khái, qua loa. Như vậy thật là thiếu sót vì chính dàn bài sẽ giúp ta trả lời rõ ràng, mạch lạc, đủ ý. Cuối cùng bắt tay vào viết bài. Cần viết rõ ràng, mạch lạc, chữ viết đủ nét dễ đọc. Cách hành văn sáng sủa dễ hiểu, câu văn đúng ngữ pháp, viết đúng chính tả. Khi làm xong thì rà soát lại toàn bài. Nếu thấy cần bổ sung những vấn đề còn thiếu thì các em viết xuống dưới bài và ghi rõ “Bổ sung câu 1” hoặc “Bổ sung câu 2”.v.v...

32 Trang « < 28 29 30 31 32 > 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025 VnVista.com