KHU DỮ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG
Ngày 27/3/2007, tỉnh Kiên Giang được UNESCO thế giới tại Pari công nhận Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Kiên Giang. Đến nay, Việt Nam đã có 5 khu DTSQ, gồm: Cần Giờ của TP.HCM; Cát Tiên ( Của 4 tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng và Đắc Nông); Cát Bà cảu TP.Hải Phòng; Châu thổ Sông Hồng (của 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình); và khu DTSQ Kiên Giang.
Khu DTSQ Kiên Giang được đánh giá là lớn nhất Đông Nam Á, có dân số 353.893 người (năm 2004), tổng diện tích 1.188.105ha, được giới hạn ranh giới hành chính như: Phần biển đảo gồm có huyện đảo là Phú Quốc, Kiên Hải; phần đất liền giới hạn từ Quốc lộ 80 gồm có huyện: Hòn Đất, Kiên Lương kể cả đồng cỏ bàng Phú Mỹ, Hà Tiên kể cả đầm Đông Hồ, núi Tô Châu, TP.Rach Giá; đoạn từ Quốc lộ 61 trở ra biển gồm có huyện: An biên, An Minh, Vĩnh Thuận (Vườn Quốc gia U Minh).
Khu DTSQ Kiên Giang có mẫu đại diện đặc trưng của hầu hết các hệ sinh thái vùng nhiệt đới như: rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh và thứ sinh; rừng ngập mặn; cỏ biển; san hô; núi đá vôi; rừng tràm ngập nước theo mùa, đồng cỏ bàng trên đất ngập mận; với các loài động thực vật quý hiếm: bò biển, rái cá lông mũi, voọc, sếu đầu đỏ. Mô hình Khu DTSQ Kiên Giang được thiết kế theo sang kiến của UNESCO cho thế kỷ 21 về phát triển bền vững gồm có ba vùng: Vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp như:
- Vùng lỗi: gồm các vùng của Vườn quốc gia Phú Quốc, U Minh Thượng và khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Chông - Kiên Lương, nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng loài, các cảnh quan, hệ sinh thái.Vùng lõi không có tác động nhiều của con người, trừ các hoạt động nghiên cứu và giám sát, có thể duy trì một số hoạt động truyền thống của dân địa phương cho phù hợp.
- Vùng đệm: nằm bao quanh và tiếp giáp với vùng lõi, Ở vùng này có thể tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến việc bảo tồn của vùng lõi.
- Vùng chuyển tiếp: Là vùng nằm ngoài bao quanh vùng đệm và vùng lõi, vùng này gồm các hoạt động kinh tế xã hội ở đây vẫn duy trì và phát triển bình thường, trong đó cộng đồng tại địa phương: chính quyền, nhân dân, các nhà khoa học, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội thỏa thuận để cùng quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên mà Khu DTSQ đem lại.