Trần thị thu Huyền

   Trong: công việc
 

            5 điều nhà quản trị cần biết

1. Thể hiện là một nhà quản trị thực sự: Là một nhà quản lý, bạn phải có năng lực, dĩ nhiên, nhưng quan trọng hơn là bạn phải biết thể hiện điều đó bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với nhân viên. Thay vì nói suông, bạn hãy giúp đỡ nhân viên của mình khi họ gặp khó khăn trong công việc, khi họ bị stress, gặp trở ngại trong việc triển khai dự án mới,v.v…

Dành thời gian để lắng nghe và đưa ra lời khuyên tốt nhất là điều mà mọi nhân viên đều mong đợi ở ông chủ của mình.


2. Giao phó công việc và trách nhiệm cho nhân viên: Bạn thuê nhân viên làm gì nếu không phải là để họ chia sẻ gánh nặng với bạn? Trước khi bắt đầu một công việc hay dự án mới, hãy tự hỏi mình câu hỏi liệu có nhân viên nào đủ khả năng đảm nhận không. Nếu câu trả lời là có thì hãy giao phó trách nhiệm cho họ thay vì tự mình thực hiện. Và quan trọng là hãy tìm đúng người!


3. Khen thưởng kịp thời: Khi nhân viên làm tốt công việc được giao, anh ta thường được khen thưởng bằng cách tăng lương hoặc tiền thưởng.


Tuy nhiên trong thực tế, một lời cảm ơn chân thành được đánh giá cao hơn tiền bạc. Chỉ đơn giản, bạn nói “Cảm ơn”, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy đó không đơn thuần là một lời nói mà còn là sự ghi nhận sâu sắc đóng góp của họ.


Thật đơn giản và hiệu quả!


4. Quan sát và nhận định: Bất cứ một công ty nào cũng có những vấn đề của riêng mình: những mâu thuẫn cá nhân, thái độ làm việc thiếu tích cực của nhân viên, sản xuất chậm chạp, không tiêu thụ được,…và nhiều những vấn đề khác nữa. Nhiệm vụ của một người quản lý là phải nắm bắt được tình hình và tìm ra cách giải quyết trước khi chúng kịp leo thang. Ngoài ra, mọi nhân viên đều rất muốn cấp trên nhận xét về hiệu quả làm việc của mình . Bạn làm thế nào cho họ biết bạn đánh giá họ ra sao nếu bạn không quan sát họ làm việc? Lời nhận xét của bạn có tác động rất lớn đối với nhân viên, họ sẽ cố gắng làm việc nhiều hơn để xứng đáng với những gì bạn mong đợi. Vì vậy, bạn nên đưa ra càng nhiều đánh giá càng tốt và biến chúng thành một hoạt động thường xuyên.


5. Hãy là một ông chủ tốt: Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ người nào cũng có thể gặp phải những vấn đề không lường trước, kể cả chính bạn. Vì vậy hãy biết thông cảm với nhân viên của mình khi họ gặp khó khăn. Hành động tối thiểu bạn có thể làm là linh động cho họ về thời gian làm việc, khối lượng công việc hoặc cho phép họ nghỉ phép nếu thấy cần thiết. Một thái độ cảm thông và những hành động thiết thực luôn được nhân viên ghi nhớ và đánh giá cao. Họ sẽ đền ơn bạn bằng cách cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty, nghĩa là cho bạn đấy.


   Trong: công việc
 

Khắc phục 7 biểu hiện tiêu cực trong công việc

Như vậy, đã đến lúc bạn nên nhìn lại, kiểm điểm và khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong tác phong làm việc của mình.

1.Ỷ lại qui trình làm việc một cách cứng ngắt thụ động

Đo đếm, đánh giá tác phong của nhân viên, kết quả công việc... không phải lúc nào có những chuẩn mực nhất định (mặc dù trên lý thuyết, người quản lý vẫn thường đưa ra những qui định cụ thể). Trong thực tế, để đạt được kết quả mong muốn, người quản lý và nhân viên phải biết linh hoạt và nhạy bén hơn trong công việc.

Nói cách khác, những qui định của công ty chỉ giúp thiết lập một qui trình làm việc phù hợp. Điều này không có nghĩa là tuân thủ những qui tắc này một cách cứng ngắt là bạn đã có thể làm tốt công việc và trở thành một nhân viên giỏi.

Ví dụ như, theo qui định cơ quan, bạn phải đến văn phòng vào lúc 8 giờ và thông báo cho người quản lý mỗi khi cần ra ngoài gặp gỡ khách hàng, một trường hợp đặc biệt đến với bạn, khách hàng chỉ có thể gặp bạn cũng ngay vào lúc 8 giờ, chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn yêu cầu dời cuộc hẹn vì bận đến cơ quan trình diện?

Theo đó, nếu thiếu động lực làm việc và một khả năng nhạy bén linh hoạt, bạn sẽ tốn thời gian vô ích mà chẳng đạt được kết quả như mong muốn. Vì thế, cho dù mỗi ngày bạn có mặt ở cơ quan 8 tiếng thì những năng lực của bạn vẫn chưa chắc được đánh giá cao.

2.Để nước đến chân mới nhảy

Bạn cần phải chuẩn bị cho mình một thái độ và tư thế luôn sắn sàng trong công việc. Đây là chiếc chìa khóa giúp bạn mở một trong những cánh cửa đi đến đích thành công

Thật đáng tiếc khi mà nhiều người trong chúng ta vẫn duy trì cung cách làm việc thụ động. Mỗi khi bắt tay vào những dự án mới hoặc tham dự những cuộc họp quan trọng, họ góp mặt mà không có một ý niệm cụ thể rõ ràng trong đầu, cũng như không dành thời gian đầu tư cho kế hoạch, tìm kiếm những thông tin cần thiết.

Những người nhân viên như thế không những chẳng đạt được kết quả công việc mong muốn mà còn tạo cho đồng nghiệp và đối tác ý nghĩ họ không phải là người nghiêm túc trong công việc.

3. Bảo thủ

Mọi người trong chúng ta thường có khuynh hướng xem công việc của mình là chuyện riêng tư cá nhân và cực kỳ dị ứng với lời nhận xét của người khác, đặc biệt là những lời phê bình tiêu cực. Thậm chí, chúng ta cũng không muốn tiếp nhận những lời góp ý có tính xây dựng giúp đỡ.

Trong các cuộc thảo luận không ít người có thể là cố ý hay vô tình tự tạo một thái độ đối phó rất tiêu cực là lấp liếm hay phủ nhận những lời ý kiến không đồng tình với họ. Điều này chẳng giúp ích gì cho việc thúc đẩy và tạo không khí làm việc chung tốt hơn.

Vì thế, bạn đừng nhẫm lẫn giữa hai khái nhiệm kiên định và bảo thủ. Cũng như, bạn đừng nên nghĩ rằng tiếp nhận ý kiến của người khác là không thể giữ vững và thể hiện được lập trường cá nhân.

4. Làm việc để ghi công

Người nhân viên giỏi cần nên hiểu rõ một điều họ phải thể hiện tác phong và năng lực làm việc nghiêm túc trong suốt cả năm chứ không chỉ trong một lúc nào đó, nhất là khoảng thời gian cuối năm, thời điểm để đánh giá xếp hạng và khen thưởng nhân viên.

Thông thường, người quản lý có thể đề nghị những buổi họp thông báo kết quả đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Điều đó sẽ giúp bạn nhận ra và có những bước điều chỉnh kịp thời. Vì vậy, tại sao bạn không thể yêu cầu tổ chức những buổi họp như thế ngay cả khi cấp trên không đề xuất?

Cho dù ở thời điểm nào trong năm, bạn cần phải biết được mình có đang đi đúng hướng hay không? Cách xử lý và kết quả công việc có đúng yêu cầu hay chưa? Bạn có cần thay đổi điểm nào trong cung cách làm việc?

5. Sếp nói sao nghe vậy

Mọi việc sẽ thật đơn giản và dễ chịu, nếu bạn có một sếp giỏi trên mọi phương diện, nhưng rất tiếc nhân tài thì luôn không nhiều. Vì thế thỉnh thoảng, các mối quan hệ giao tiếp vì công việc giữa bạn và họ có những điều bất ổn.

Có những lúc, bạn cảm thấy bất đồng với những yêu cầu, nhận xét hoặc những lời đề nghị của cấp trên. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì có thể ông ấy /bà ấy cũng chưa nắm chắc về kế hoạch đó hoặc kỹ năng giải thích trình bày của họ không tốt.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cứ "sếp nói sao nghe vậy" thì rất dễ có khả năng bạn sẽ trở nên rối tính rối mù và không biết làm gì hoặc làm thế nào để cải thiện tình thế trong quá trình làm việc sắp tới.

Thật đơn giản, bạn có thể đề nghị những buổi họp lên phương án thực hiện công việc giúp hai bên nắm rõ vấn đề. Thảo luận trực tiếp như thế nhiều ý tuởng và giải pháp hay sẽ xuất hiện.

6. Thừa nhận những điều bất hợp lý

Một tác phong, môi trường làm việc lý tưởng là khi những cá nhân tham gia phải hiểu rõ vị trí và quyền hạn của họ. Người quản lý sẽ cố gắng tạo ra môi trường làm việc để nhân viên phát huy hiệu quả của mình, tuy nhiên có một vài người không thể thực hiện được.

Những buổi họp đánh giá công việc là những khoảng thời gian tuyệt vời để nhân viên đề nghị những giải pháp giúp họ làm việc tốt hơn, cũng như vứt bỏ những rào cản bất tiện ảnh hưởng đến công việc của mình. Bạn nên nhớ rằng sếp không thể đọc được ý nghĩ của bạn, mà bạn cần phải nói điều đó ra. Người quản lý giỏi luôn cần những nhân viên giỏi, đó là những người biết đóng góp ý kiến phát huy hiệu quả công việc.

7. Sợ thủng túi tiền

Thật đáng buồn, nhiều công ty đã hạn chế khả năng của nhân viên theo thành tích lao động, vô tình đã đặt người quản lý và nhân viên ở hai mặt đối lập nhau. Chính vì thế, bất cứ người nhân viên nào cũng nghĩ đến chuyện thu nhập và ngại ngùng đóng góp ý kiến về những cải tiến hoặc những lỗi lầm.

Bạn thử hình dung một viễn cảnh trong tương lai sẽ như thế nào nếu để những vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến quá trình làm việc, cản trở bước tiến công ty tồn tại. Bạn sẽ cùng công ty đi đến bên bờ vực thẳm hoặc bị sa thải nếu người quản lý nhận ra tác phong làm việc thiếu thiện ý của bạn.

Có thể bạn không phải là người giỏi nhất, tuy nhiên với một thái độ và tác phong làm việc tích cực sẽ giúp bạn luôn có một vị trí vững vàng trong bất cứ môi trường làm việc nào.


   Trong: công việc
 

Kinh nghiệm cuộc sống - Giá bao nhiêu?

06:40 AM - Wed, 23/08/06


Kinh nghiệm cuộc sống, công việc Theo ông Dick Griffith - giám đốc công ty Lifeworks, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ việc làm ở Illinois: "Bạn càng tích lũy nhiều kinh nghiệm cuộc sống, bạn sẽ càng được nhà tuyển dụng đánh giá cao".

Nếu không phải là một con mọt sách, thì thời gian rảnh của bạn chính là cơ hội tốt để lĩnh hội những kinh nghiệm cuộc sống. Các nhà tuyển dụng hiện nay không còn quan tâm nhiều đến bằng cấp, thay vào đó họ cần những con người biết làm, chín chắn, có bản lĩnh. Những tố chất đó không thể tìm kiếm được trên ghế nhà trường mà bạn phaỉ xông pha vào cuộc sống, trầy trật để có được. Bà Claudia Hammond, phát ngôn viên của tập đòan IBM tại White Plains, Mỹ nói: "Chúng tôi quyết định tuyển dụng bạn để sau này bạn sẽ cống hiến lại cho công ty, chúng tôi trả hàng ngàn đôla cho một tháng lương của bạn để mua kinh nghiệm cuộc sống của chính bạn". Vậy thì ngay bây giờ, hãy trang bị cho mình những công cụ để đạt được kinh nghiệm cuộc sống. Bạn càng tích lũy nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ càng được đánh giá cao. 1. CV phải thiết thực CV là một công cụ để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Dựa vào CV, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có năng lực thực sự hay không, bạn có kinh nghiệm cuộc sống hay không. Do đó, trong CV, bạn phải liệt kê những điểm mạnh của bản thân và làm chúng trông thật nổi bật, nêu rõ bạn mong muốn điều gì, bạn làm tốt những việc gì. Không viết câu quá dài mà phải rõ ràng, súc tích, hướng đến vấn đề. 2. Những câu chuyện về cuộc sống Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng rất thích hỏi về những kỷ niệm trong cuộc sống và công việc của bạn. Hãy chuẩn bị trước ở nhà để bạn có thể bình tĩnh trả lời. Tuy nhiên, nếu không kịp chuẩn bị, bạn cần phải trả lời thành thật và mang tính xây dựng. Đừng ngại nói ra nếu những kinh nghiệm cuộc sống của bạn quá tầm thường. Bởi quan trọng hơn hết là từ những kinh nghiệm đơn giản ấy, bạn đã ứng dụng vào thực tế làm việc như thế nào để hiệu quả cao. 3. Xây dựng mối quan hệ Những con mọt sách thường chỉ làm bạn với sách vở và chiếc máy vi tính mà thôi. Họ không có thời gian xây dựng các mối quan hệ xung quanh mình vì tòan bộ thời gian đã dành cho việc học. Bạn cần nhớ 80% kinh nghiệm mà bản thân học được là từ người khác, còn lại là nỗ lực của bản thân. Do đó, phát triển nhiều mối quan hệ, đặc biệt là những người thuộc cùng lĩnh vực với bạn là cách tốt nhất để có kinh nghiệm cuộc sống. 4. Tham gia các dự án và tổ chức NGO (phi chính phủ) Tham gia các dự án tình nguyện, bạn có thể được đào tạo kỹ năng làm việc chuyện nghiệp, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, lãnh đạo... Các dự án NGO thường có ngân sách lớn, cơ cấu tổ chức nhân sự rõ ràng và là môi trường tốt để bạn học hỏi nhiều kinh nghiệm. 5. Hãy tự tin Đừng bận tâm khi thấy bạn của mình đang cày ngày đêm trong thư viện. Hãy nghĩ rằng, thời gian rãnh của bạn được sử dụng tối ưu để có được kinh nghiệm cuộc sống. Kiến thức có thể thu nạp trong thời gian ngắn nhưng kinh nghiệm thì cần cả một quá trình.

   Trong: công việc
 

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, Alain Cany cho biết quan điểm sống của ông là càng làm cho mình bận rộn, càng làm được nhiều việc. Ông là mẫu người không bao giờ chấp nhận cách trả lời “tôi bận quá” để biện minh cho sự trễ nải trong công việc hay từ chối nhận thêm việc mới.

“Nếu mỗi buổi sáng thức dậy bạn nghĩ chỉ có một việc để làm thì suốt cả ngày bạn chỉ làm việc đó. Nhưng nếu làm cho mình bận rộn và nghĩ rằng mình có thể làm được, chắc chắn bạn sẽ phải tổ chức lại cách làm việc, lập thứ tự ưu tiên cho từng việc để tìm ra thời gian cho chính mình”, ông nói.

Kinh nghiệm của Alain Cany là đều đặn suốt mấy chục năm nay, mỗi buổi tối ông đều có thói quen lên chương trình làm việc chi tiết cho ngày hôm sau. Buổi sáng, trong khoảng 20 phút từ nhà đến chỗ làm là thời gian ông làm việc qua điện thoại. Và ông là người luôn giữ nguyên tắc chỉ trả lời những cuộc điện thoại nhỡ trong ngày vào khoảng thời gian ngồi trên xe.

Một nhà quản lý không biết sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng công việc, hậu quả thường gặp nhất là những việc lặt vặt không cần thiết lại chiếm quá nhiều thời gian, trong khi những việc quan trọng, cần thiết thì lại không đủ thời gian để làm. SmilieSmilie


   Trong: công việc
 


Đàn ông được mệnh danh là phái mạnh còn phụ nữ là phái yếu hay phái đẹp. Điều đó đúng cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Song không phải trong người đàn ông điểm nào họ cũng mạnh mà bên cạnh cái mạnh mẽ đầy nam tính kia, họ cũng có những "điểm yếu" và sau đây mách nhỏ cho bạn gái những "điểm yếu" cơ bản của phái mạnh.

1. Tất cả đàn ông đều lo lắng về mái tóc của họ như bạc tóc, rụng tóc...

2. Đàn ông không bao giờ thay đổi cái gọi là bản tính, nếu bạn có tác động thì sự thay đổi đó chỉ là trước mắt bạn mà thôi. Còn sau lưng thì...

3. Dù anh ấy rất yêu bạn nhưng khi gặp nhau anh ấy thường tỏ ra "phớt" để giữ thế chủ động không muốn phụ thuộc vào bạn. Bạn hãy yên tâm anh ta không thể "phớt" được bạn lâu.

4. Trong tình yêu, đàn ông rất thích chinh phục phái yếu vì muốn được thể hiện mình.

5. Thấy một người phụ nữ đẹp là đàn ông sẽ nhìn theo ngay, bất kể khi đó đi với người yêu hay là vợ của mình. Trai ham sắc mà.

6. Đàn ông thường làm ra vẻ công việc của họ là rất quan trọng nhưng thật ra không đến mức ấy đâu. Chẳng qua là muốn đề cao vai trò của họ mà thôi.

7. Trong một cuộc gặp mặt nào đó, đàn ông rất thích được nói chuyện với những nhân vật quan trọng hoặc những người phụ nữ đẹp của buổi gặp mặt ấy vì họ muốn những người xung quanh nhìn họ với cặp mắt kính nể.

8. Nếu như anh ấy nói rằng không yêu được bạn thì anh ấy sẽ chết thì bạn đừng tin vì đó là lời nói dối 100%.

9. Trước nước mắt của người phụ nữ người đàn ông rất dễ mềm lòng.

10. Tất cả đàn ông đều không thích bạn gái hoặc vợ của mình sống quá tuềnh toàng hay quá cầu kỳ.

11. Trong đời sống vợ chồng, người đàn ông không phân biệt được người phụ nữ khoái cảm thật hay giả mà họ chỉ nghĩ là mình đã mang lại khoái cảm cho vợ hoặc người yêu.

12. Nếu anh ta nói rằng rất thích mua tặng bạn một cái gì như nhẫn hay chiếc áo chẳng hạn thì đừng tin đấy là "sở thích" của anh ấy, chẳng qua chỉ là để ngoại giao mà thôi.

13. Anh ấy thường nói là rất hiểu bạn thì thực chất lại hiểu rất ít, thậm chí chẳng hiểu gì cả.

14. Nếu bạn thương mẹ chồng thì chẳng có lẽ gì chồng bạn lại không thương yêu bạn.

15. Điều quan trọng nhất là không muốn ai chê bai, nhất là bị phàn nàn về yếu điểm trong tính khí đàn ông của họ và luôn muốn được đề cao.

Tất nhiên, không phải người đàn ông nào cũng mang những tính cách này, nhưng đây sẽ là những biểu hiện cơ bản trong giới mày râu. Các bạn gái cũng nên biết để đối xử với bạn trai hoặc chồng mình sao cho hợp lý, tế nhị góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình.

 
Thông tin cá nhân

5,000$
Họ tên: tran thi thu huyen
Nghề nghiệp: giao vien
Sinh nhật: 15 Tháng 12 - 1982
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31



(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025   VnVista.com