hồ tĩnh tâm

   Trong: Ký Tĩnh Tâm
 
 

chút bùi ngùi trong chuyến đi thực tế sáng tác ở Tam Bình

alt


Tôi không biết là Vĩnh Long đã có phê duyệt dựng tượng đài tri ân Trần Đại Nghĩa hay chưa, nhưng nhìn thấy phần mộ cụ ông Phan Văn Mùi(1869-1926), phần mộ cụ bà Lý Thị Diệu(1881-1941), quá sơ sài giữa vuông vườn lùm bụi rậm rạp, đường vào ngoằn ngoèo khúc khủy, vừa hẹp vừa trơn trợt lầy lội, tôi cứ thấy thế hệ chúng ta đang đắc tội thế nào. Đành rằng, chúng ta nên giữ lại tất cả những gì của người xưa, để hậu thế biết được đức độ của các bậc tiền nhân; nhưng có lẽ nào, có lẽ nào, chúng ta lại để cho hai đấng sinh thành người bác học anh hùng được chính Bác Hồ đặt tên, lai có dáng dấp hoang vắng lạnh lùng đến thế.

alt

một phiên họp của CLB sáng tác trẻ Vĩnh Long

 

CHÚT BÙI NGÙI TRONG CHUYẾN ĐI THỰC TẾ SÁNG TÁC Ở TAM BÌNH- VĨNH LONG

Hồ Tĩnh Tâm

Đêm chẳng bình yên khi thức với Tam Bình

Lòng ngổn ngang biết bao điều cuộn sóng

Câu hát lý phập phồng chao cánh võng

Tiếng súng dồn réo gọi tháng năm xưa

htt

Theo đúng lịch trình đã định, sáng 14.10.2011, đoàn sáng tác Hội Nhà Văn thành phố Hồ Chí Minh đến Tam Bình. Sau khi nghe đồng chí trưởng Ban Tuyên Giáo, báo cáo sơ bộ về đặc điểm tình hình của huyện, cả đoàn lập tức về thăm quê hương cố giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa, tại xã Hòa Hiệp, một xã vùng sâu nghèo của huyện, nằm cặp bên bờ sông Măng thơ mộng, nơi có phần mộ của song thân vị thiếu tướng hai lần anh hùng lao động Việt Nam.

Chiều cùng ngày, đoàn sáng tác tiếp tục đi thăm đài tưởng niệm Nam Kì khởi nghĩa tại xã anh hùng Hậu Lộc, sau đó về thăm khu căn cứ kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược tại Cái Ngang, rồi tổ chức sinh hoạt giao lưu Thơ – Nhạc với địa phương tại đó. Phía huyện chuẩn bị rất kĩ về nghệ sĩ biểu diễn và dàn nhạc tài tử, còn phía đoàn sáng tác, anh em hoàn toàn trình diễn các tác phẩm thơ nhạc theo ngẫu hứng. Cảm động hơn cả, là từ thành phố Vĩnh Long, cách xa hơn ba chục cây số, anh Nguyễn Tuấn Kiệt(thường vụ tỉnh ủy, trưởng Ban Tuyên Giáo tỉnh), anh An Phương(phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh), anh Vũ Linh Tâm(phân hội trưởng Phân hội Sân khấu), cùng với Hải Phong và Thu Loan cũng lặn lội xuống thăm, tham dự đêm giao lưu Thơ – Nhạc của đoàn. Không hề có bất cứ một sự chuẩn bị nào từ trước, nhưng tất cả các tác phẩm trình diễn, lại diễn ra rất nhịp nhàng, ăn ý, có sức âm vang và cuốn hút đến kì lạ. Tấm lòng của huyện ủy Tam Bình với đoàn sáng tác, chính là sự đón tiếp nồng hậu, sự chuẩn bị nhanh một chương trình văn nghệ bỏ túi đầy ý nghĩa. Tình cảm của anh chị em trong đoàn với miền đất Tam Bình thương khó, chính là những tác phẩm được viết rất nhanh, được trình diễn đầy xúc động.

Đêm ấy, thao thức với bao điều dư âm sau một ngày khoác ba lô lội bộ thăm thú nơi này nơi khác, sức khỏe sau ca mổ cột sống không cho phép tôi ngồi viết, nhưng lòng tôi cứ rối bời lên, ngổn ngang biết mấy suy tư về tình đất tình người, về quá khứ lịch sử, và về cả những gì đang đợi chờ phía trước. Với vùng đất Tam Bình, tôi đã từng nặng lòng bao nhiêu năm, với bao nhiêu vui buồn. Tôi nhớ chị Út, nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hậu Lộc, người từng nấu cơm cho tôi ăn, suốt mấy tháng trời tôi lang thang viết sử ở đây. Bấy giờ, từ Mỹ Lộc qua Hậu Lộc còn phải đi đò ngang. Từ Hậu Lộc về thị xã Vĩnh Long, đường sá làm chưa xong, cầu cống bắc chưa xong, đò giang cách trở, đường đi khó hơn cả đường vào đất Thục. Có lần tôi với Thành Khởi, Thanh Hồng tìm vào nhà Hồng Nhung, khi băng qua khu vườn tạp bỏ hoang, chúng tôi bị ong vò vẽ rượt chạy trối chết. Khi ngồi vào bàn nhậu, mặt Thành Khởi bị một vết ong đánh, sưng chù dù tới méo xệch. Có lần tôi với Diệp Ngọc Hữu Ái đi sưu tầm hát ru từ Ngãi Tứ trở về, đường đêm bùn sình hê hủng, lại vườn tược tối thui tối mò, Hữu Ái không uống rượu nên phải cầm lái, vậy mà một lần xuýt ném cả tôi, cả chiếc cup70 xuống sông, một lần lao cả xe cả người xuống mương nước ngập tới bụng. Cả hai lần đều may có người nhìn thấy, ra tay kéo được chúng tôi lên bờ. Tôi nhớ những lần theo anh Đạt, cán bộ Nhà Văn hóa xã Hậu Lộc, lặn lội xuống các ấp tìm kiếm tư liệu. Tôi ở phố quen ăn ngày ba bữa, về nông thôn, dân tình ăn hai bữa vào sáng sớm và xế chiều, thành ra ngày nào tôi cũng đói vêu vao tới phờ phạc. Bởi cứ gặp dân là gặp nhậu. Nhậu rượu đế với cóc ổi, với cá khô khoai. Không say thì không moi được tư liệu. Say rồi thì chiều về nuốt miếng cơm không trôi. Khổ chị Út cứ phải nấu cháo trắng hột gà, đổ cho tôi như vợ chăm sóc bệnh cho chồng. Ấy vậy mà nhờ tình đất tình người nơi đây, tôi chẳng những có tư liệu viết xong cuốn lịch sử xã Hậu Lộc anh hùng, mà còn hoàn thành được cuốn tiểu thuyết “Ông Bảy Ngật”.

Nằm trong phòng khách sạn, nghe máy  lạnh chạy vo vo, tôi cứ nhớ những ngày thương khó, dầm mưa dầm nắng ấy. Bấy giờ anh Tuấn Kiệt, anh Sáu Trắng còn là cán bộ huyện Tam Bình. Cả hai đều đã vài lần xuống Hậu Lộc với tôi, để thông qua tư liệu với các nhân chứng lịch sử. Các anh động viên tôi ráng viết cho xong cuốn sách. Còn tôi, tôi động viên các anh hãy quan tâm đến các chứng nhân lịch sử của địa phương, vì hết thảy họ đều đã già cả bệnh tật, bởi năm tháng chiến tranh khốc liệt, bởi cuộc sống bươn chải khó khăn sau hòa bình. Nhiều người trong số họ, bị thương từ thời kháng chiến chống Pháp, hoặc bị thương ngay từ trước Miền Nam đứng lên đồng khởi, lui trở về làm dân, sau hòa bình, họ làm gì có sổ thương binh để hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Tại ấp 5 hay ấp 6 gì đó, tôi đã gặp hai vợ chồng cựu chiến binh từ thời chống pháp, mà cả hai ông bà cọng lại, chỉ có vỏn vẹn hai chân với hai cây chống tó. Năm 1946, bà là nữ quân y, ông là lính vệ quốc đoàn. Bà bị đạn moọc chê tiện đứt ống chân phải nên phải về quê. Ông tham gia đánh chìm tàu sắt của Pháp tại cầu Thiềng Đức thị xã Vĩnh Long, bị cụt chân trái nên cũng phải về quê. Bây giờ sống trong căn nhà lợp lá dừa nước, cả hai chỉ có một ước nguyện duy nhất, là làm sao kiếm đủ tiền hành hương ra thủ đô Hà Nội viếng lăng Bác. Nhưng ở Hậu Lộc, đâu phải chỉ có hai ông bà cựu chiến binh bị “lãng quên” này, mà còn có rất nhiều người dân từng tham gia kháng chiến, từng là cơ sở nuôi chứa cán bộ, có chung ước nguyện ấy. Làm sao? Làm sao để họ có được một lần về thủ đô viếng Bác? Câu hỏi ấy cứ khoan xoáy tim óc tôi, khiến tôi không thể nào ngủ được. Hôm gặp tôi ở Ủy ban nhân dân tỉnh, Sáu Trắng ôm chặt lấy tôi và nói, làm sao tôi có thể quên được thầy. Lúc đó tôi chỉ muốn nói, rằng anh vì lu bu việc nước, có quên tôi cũng không sao, chỉ mong anh đừng quên những chứng nhân lịch sử ở Hậu Lộc, nơi mà anh và anh Tuấn Kiệt, đã cùng tôi với họ thông qua để đi đến thống nhất các cứ liệu lịch sử, các anh đã hứa với họ những gì những gì, lúc các anh còn giữ những trọng trách to lớn của huyện Tam Bình.

Khi thăm căn cứ kháng chiến của tỉnh ủy ở Cái Ngang, tôi biết chúng ta đã không quên Ngô Tùng Châu, người bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên của Pháp thời kháng chiến chín năm, nhưng có vẻ chúng ta đã quên Hai  Tây(Trần Văn Tây), người bắn cháy HU1A của Mĩ trên cánh đồng Hậu Lộc. Và theo thời gian, biết ai còn nhớ tới em Tam mười lăm tuổi, con ông Hai Vàng, bị lính sư đoàn 9 trói cột tre mổ bụng moi gan, hòng thị uy dân làng phải vào sống ở vùng kềm. Rồi mai sau này, làm sao con cháu chúng ta còn nhớ tới Tam Bình, nhớ tới Hậu Lộc thời bình định 1969, triền miên bị bom B52 rải thảm?  Ai sẽ làm sống lại trận đánh kéo dài 152 ngày, quân dân Hậu Lộc bám trụ kiên cường chống địch hành quân “nhổ cỏ”, loại khỏi vòng chiến của chúng 300 tên vừa Mĩ vừa Ngụy?...

Đã mấy ngày cùng đoàn sáng tác thành phố Hồ Chí Minh, đi thăm khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, khu tưởng niệm cố  Thủ tướng Võ Văn Kiệt, niềm vui trong tôi nhiều lắm, nhưng nỗi buồn, nỗi ngậm ngùi ở trong tôi cũng không biết bao nhiêu mà kể. Tôi đã thấy nỗi u buồn trong ánh mắt giáo sư tiến sĩ Vũ Đình Huy, khi ông hỏi anh cán bộ xã Quới Thiện, rằng vì sao phần mộ song thân tướng quân Thoại Ngọc Hầu, vị công thần khai khẩn đất Phương Nam lại gần như hoang phế, giữa thời đại đất nước không ngừng tăng trưởng kinh tế, tích cực hội nhập cùng thế giới. Bởi vậy, trong đêm thao thức ở Tam Bình, tôi cứ bâng khuâng ngậm ngùi, nghĩ mãi về phần mộ hai cụ song thân của cố giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa, người mà ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã tôn thờ như một thần tượng khổng lồ về trí tuệ khoa học, về công lao đóng góp cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tôi không biết là Vĩnh Long đã có phê duyệt dựng tượng đài tri ân Trần Đại Nghĩa hay chưa, nhưng nhìn thấy phần mộ cụ ông Phan Văn Mùi(1869-1926), phần mộ cụ bà Lý Thị Diệu(1881-1941), quá sơ sài giữa vuông vườn lùm bụi rậm rạp, đường vào ngoằn ngoèo khúc khủy, vừa hẹp vừa trơn trợt lầy lội, tôi cứ thấy thế hệ chúng ta đang đắc tội thế nào. Đành rằng, chúng ta nên giữ lại tất cả những gì của người xưa, để hậu thế biết được đức độ của các bậc tiền nhân; nhưng có lẽ nào, có lẽ nào, chúng ta lại để cho hai đấng sinh thành người bác học anh hùng được chính Bác Hồ đặt tên, lai có dáng dấp hoang vắng lạnh lùng đến thế. Phải chăng chúng ta nên đền bù giải tỏa xứng đáng, để có được một cuộc đất vừa đủ, để suy tôn Trần Đại Nghĩa ngay tại quê hương ông, để bảo vệ di tích của hai đấng sinh thành ra ông. Đồng bào Tam Bình, đồng bào Vĩnh Long, trong thời điểm khó khăn ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược, đã tích cực quyên góp cho tuần lễ vàng, tuần lễ đồng, lẽ nào lại không sẵn sàng quyên góp để lưu lại dấu ấn người anh hùng Đại Nghĩa.

Đêm đang dần chuyển sang ngày.
        Tôi biết hôm nay trời sẽ nắng.

HTT

alt

Dzu và hai thành viên CLB sáng tác trẻ Vĩnh Long

alt

kỉ niệm với CLB sáng tác trẻ Vĩnh Long

altalt

Dzu và Hồ Thúy An(An Thi)

alt

alt

alt

Nguyễn Thị Phương Thảo

Nguyễn Thị Phương Thảo

Nguyễn Thị Phương Thảo

Nguyễn Thị Phương Thảo

Nguyễn Thị Phương Thảo

Nguyễn Thị Phương Thảo

Nguyễn Thị Phương Thảo

Nguyễn Thị Phương Thảo

alt

alt

alt

Nguyễn Thị Phương Thảo

Nguyễn Thị Phương Thảo

 

alt
 
Dzu và Võ Thị Diệu Liên
 
alt
 
Phương Thảo & Hồng Nhung
 
alt
 
Minh Chuyên- thuyết minh viên Khu di tích Cái Ngang- Tam Bình
 
alt
 
Phương Thảo- giảng viên Đại học Cửu Long
 
alt
 
ở căn cứ Cái Ngang- Tam Bình- Vĩnh Long

 
alt
 
Hồng Nhung- giảng viên Đại học Cửu Long
 
alt
 
Dzu và các thành viên CLB sáng tác trẻ Vĩnh Long
 
alt
 
Dzu và Phương Thảo
 
alt
 
tình thầy trò
 
alt
 
Võ Thị Diệu Liên

alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
Trần Nguyễn Thanh Thủy
 
alt
 
Lão Dzu Hồ

 
alt
 
Phương Thảo
 
alt
 
ở căn cứ Cái Ngang
 
alt
 
Ngọc Thúy
 
alt
 
mùa hoa tím
 
alt

 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt

alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt

 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt

 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt


 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt

 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

tinhtam
Họ tên: Hồ Xuân Tâm
Nghề nghiệp: nhà văn
Sinh nhật: : 11 Tháng 11 - 1952
Nơi ở: thị xã Vĩnh Long
Yahoo: hotinhtam52  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
xin gởi con Người tình yêu bỏng cháy của tôi

Bạn bè
thanhquoc
thanhquoc
baomuahe
baomuahe
Nguyễn Ý Lan-SKHCN
Nguyễn Ý Lan-SKHCN
le_phi47
le_phi47
[email protected]
hoang_lan_20042002@hopthu.com
Hoa Bách Hợp
Hoa Bách Hợp
anh dại khờ
anh dại khờ
_.MTk_
_.MTk_
Link17493
Link17493
meocon_1990
meocon_1990
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

thời tiết, tin nhanh, vàng, tỉ giá
thời tiết, tin nhanh, vàng, tỉ giá

Thời tiết

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com