hồ tĩnh tâm

   Trong: Ký Tĩnh Tâm
 

Hồ Gươm trong ký ức tuổi thơ của tôi

hotinhtam

alt

 

Dzu trong chiều Hồ Gươm- 6.8.2012- ảnh do con gái Chiêu Chiêu chụp



alt

 

HỒ GƯƠM TRONG KÝ ỨC CỦA TÔI

 

 

Khi tôi lên năm tuổi, ba vào Vĩnh Linh đón tôi ra làng Chuông- Hà Đông- sống với mẹ và chú em trai tên Sơn. Sau đó vài tháng, cả nhà chuyển về sống tại một làng nào đó tại Gò Đống Đa- Hà Nội. Chị cả lúc này đang là học sinh nội trú, trường học sinh Miền Nam số 6. Chị em tiếng là gần nhau trong làng, nhưng rất ít gặp. Còn chú em lúc đó qua nhỏ. Vốn là đứa bé hiếu động, nên hàng ngày, tôi thường mò ra Gò Đống Đa, vui chơi, đùa nghịch với trẻ con trong làng, và hầu như ngày nào cũng lén xuống ao làng, bẻ trộm gương sen để ăn. Dưới chân Gò Đống Đa lúc ấy, có bến xe điện đi xuôi về Hồ Gươm, và đi ngược lên Hà Đông. Đó là điều hấp dẫn tôi vô cùng.  Còn nhỏ, nhưng cứ vài ngày, tôi lại nhảy xe điện đi lên Hà Đông chơi, đi xuống Hồ Hoàn Kiếm, ga Hàng Cỏ, chợ Đồng Xuân chơi. Tất nhiên là đi bằng cách trốn vé, bởi tôi làm gì có tiền. Hôm nào bị người soát vé đuổi, thì tôi, hoặc là đeo cửa lên xuống, hoặc là đánh đu sau đít xe điện. Cứ trốn nhà đi chơi mãi như thế, lâu ngày tôi quen được rất nhiều bạn đồng trang lứa, và cả những đứa lớn hơn tôi hơn chục tuổi. Hầu hết chúng là trẻ lang thang đường phố, là Ga Vơ Rốt của Hà Nội. Hay nói đúng hơn, là đám trẻ móc túi, du thủ du thực, đứa nào cũng khôn thành thần, như chồn, như cáo vậy. Vốn là đứa bé linh lợi, chưa học xong vỡ lòng, nhưng đã biết đọc sách(vì thời gian sống với mệ ở Vinh Linh, mệ đã bắt tôi đi học vỡ lòng được hơn hai tháng, lại thêm có một chị sống trên con dốc gần nhà hai bà cháu tôi, vẫn hay đọc sách cho tôi nghe, nên tự nhiên tôi biết đọc hồi nào không biết), bởi vậy tôi hội nhập với chúng rất nhanh, và trở thành một đứa bé móc túi thực thụ, giỏi hơn cả đại ca của mình- có lẽ do tôi quá nhỏ, nên ít bị người lớn để ý. Tôi nhớ hồi ấy, chúng tôi có băng đảng hẳn hòi, và có cả luật rừng của từng băng nhóm; nhưng vì tôi chỉ xuất hiện trên xe điện, chứ không ngủ lê la góc phố, vỉa hè, nên tôi chẳng thuộc băng nhóm nào, thích chơi với ai thì chơi, thích chia sẻ tiền móc túi được với ai thì chia. Chẳng ai ràng buộc và bắt nạt được tôi cả.

 

Bấy giờ tôi đã ý thức được rằng, tôi không nên gia nhập với đám trẻ ở bến xe điện Hồ Gươm, vì đám này hoạt động quá táo tợn, rất hay bị hành khách đi xe điện nện cho no đòn, đến toé cả máu mồm, máu mũi, lại hay bị các chú công an tóm cổ vào đồn. Tôi chỉ một mình đánh quả trên xe điện, và trong bách hoá Tràng Tiền, sau đó rút ra góc Hồ Gươm gần nhà Thuỷ Tạ, lân la làm quen với những đứa tha thẩn đi chơi một mình như tôi.

 

Trong ký ức của tôi, Hồ Gươm vào những năm 1955 – 1959 ấy rất thơ mộng, với hàng liễu rũ xanh mướt vào mùa thu, với những cây lộc vừng thả buông những chùm hoa đỏ xẫm vào cuối hạ.  Cả hoa phượng nữa. Hoa phượng đỏ rực lên vào mùa hè, khoe hết màu chói chang của mình, trong tiếng ve râm ran, cùng óng ả nắng vàng từ trời cao rưới xuống. Măt hồ dường như quanh năm phẳng lặng, xanh ngắt một màu xanh ngọc bích- có lẽ vì tôi chỉ đánh đu xe điện đi chơi Hồ Gươm vào những ngày nắng đẹp. Mùa đông, măt hồ cũng mơ mờ sương phủ. Hàng liễu thay màu, không còn xanh mơn như trước, mà hơi ngã sang màu vàng chanh. Những cây lộc vừng trở nên trầm tư như thi sĩ, với những cành nhánh cong que, khô khẳng, vươn ra mặt hồ, thi thoảng bật lên một vài đốm lộc non, đỏ son như búp lửa. Tôi thích nhất là những cây xà cừ trên trăm tuổi. Gốc cây sần sụi, nổi u nổi cục, rễ trồi lên mặt đất, uốn lượn dáng rồng, nâu xẫm đến mức ngã sang màu tối xẫm của sự thâm nghiêm, của ngàn năm Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội. Trẻ con chúng tôi thường cưỡi lên những rễ cây to khoẻ ấy, ngồi mút kem que, và tưởng tượng ra mình đang là kị sĩ. Tất nhiên, điểm thu hút nhất vẫn là Tháp Rùa, thâm nghiêm, cổ kính, mốc thếch màu rêu phong, gợi nhớ về cổ tích rùa thần dâng kiễm báu cho Lê Lợi, rồi nhận kiếm đem về miền u tịch, khi vua Lê ca khúc khải hoàn. Cầu Thê Húc uốn cong, vồng lên như mãnh trăng hạ tuần, úp xuống mặt hồ nỗi niềm thiên cổ. Đền Ngọc Sơn chìm khuất dưới bóng si già xum xuê rợp mát. Tháp Bút vút lên trời xanh lộng gió. Lúc bấy giờ, tôi rất lấy làm ngạc nhiên, vì không hiểu tại sao, giữa mùa đông heo hút gió heo may, trên những ghế đá ven hồ, vẫn có những cụ già tùm hụp áo bông, mũ ni che tai, khăn len quấn cổ, ngồi khoanh tay, dõi ra mặt hồ, ngắm Tháp Rùa mê mãi. Và ngay cả trong những tháng mưa phùn gió bấc dài lê thê ấy, vẫn có những đứa bé đi chân đất, lắc lục lạc leng keng, rao bán kem que bên hồ. Người Hà Nội, mà nhất là trẻ con Hà Nội, vẫn thích ăn kem que vào mùa đông; chỉ những cặp tình nhân, mới đưa nhau vào quán Bốn Mùa ăn kem cốc. Bấy giờ xung quanh Hồ Gươm, nhà cửa rất thấp, và không cao, không đồ sộ như bây giờ, cho nên nhà bách hoá Tràng Tiền, nhà bưu điện, nổi bật lên như là những dấu nhấn khó quên. Người đi dạo bờ hồ cũng không nhiều như bây giờ, không ăn nói ồn ào như bây giờ. Có lẽ Hồ Gươm lúc ấy, chỉ dành cho thơ ca và nhạc hoạ. Và cũng chỉ duy nhất, ở góc hồ, phía đối diện với bách hoá Tràng Tiền, là nơi duy nhất có một quầy bán hoa tươi.

 

Sau này lớn lên, tôi lại sống ở Hà Nội một thời gian. Và nơi mà tôi hay đến, vẫn là ở góc Hồ Gươm gần nhà Thuỷ Tạ. Tôi thường tìm ngồi trên những chiếc ghế đá gần mặt hồ, ngó lung ra mặt nước, lăn tăn những vảy sóng, ánh vàng ánh bạc, hồi tưởng lại năm tháng tuổi thơ của mình; rồi thốt nhiên bật cười, mừng cho thằng nhóc có tên là Cu Đen, may sao lại thoát được nghề móc túi.

 

Dzu

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

alt

 

CHIỀU THU HỒ GƯƠM HÀ NỘI

 

 

hotinhtam

Nhớ xưa hái sen ở Đống Đa
Nỗi niềm canh cánh trong lòng ta;
Đường về Kinh Bắc xa xôi quá
Chẳng biết bao giờ mới lại ra.
Dzu

alt

ghế đá bên Hồ Gươm

alt

Hồ Gươm chiều ngày 6 tháng 8 năm 2012

alt

Chiêu Chiêu với túi quà mua cho bạn cùng lớp

alt

ven hồ

alt

nhà nghỉ chân xưa bên Hồ Gươm

catbien

catbien

Những kỷ niệm với Hà Nội và Hồ Gươm luôn sâu lắng trong tâm hồn mỗi chúng mình.

gởi Cát Bển

hotinhtam

hotinhtam

Chào Cát Biển.

Sáng 6 tháng 8, khi con gái đã học xong chương trình bồi dưỡng toán ở Viện Toán TƯ, Dzu đưa con gái đến thăm ông ngoại của cháu là giáo sư văn học Nguyễn Thạch Giang, ở phố Đào Tấn, quận Đống Đa- Hà Nội. Sau đó hai cha con đến Uỷ ban Liên hiệp các Hội VHNT toàn quốc ở 51 Trần Hưng Đạo, thăm nhà thơ Mai Liễu, và một số bạn bè văn nghệ. Buổi trưa nhà thơ Mai Liễu mời dùng cơm ở nhà hàng. Lúc này trời mưa rất to, nên tất cả lại kéo về phòng làm việc của Mai Liễu uống trà. Đến lúc trời chỉ còn mưa lâm thâm, Dzu quyết định cùng con gái đi bộ ra Bờ Hồ, rồi đi dạo lang thang khu phố cổ. Trời vừa mưa xong, lại nhiều mây, nên khí trời rất mát. Bởi vậy ảnh chụp ở Hồ Gươm hầu như tất cả đều có tông màu lạnh. Theo Dzu, tông màu này cũng có cái đẹp và cái hay của nó.

alt

con gái Dzu ở nhà gọi là bé Chiêu(Chiêu Chiêu), năm nay cháu học lớp 12- đã  hai lần được huy chương bạc môn toán Olympic Khu vực Nam Bộ

alt

alt

alt

Chúc Cát Biển một ngày thậ vui.

ảnh tư liệu của Dzu chụp vào buổi chiều ngày 6.8.2012 tại Hà Nội

alt

ven hồ

alt

dấu ấn lịch sử

alt

một góc Hồ Gươm

alt

Tháp Rùa

alt

một góc nhìn Hồ Gươm

ảnh tư liệu của Dzu chụp vào buổi chiều ngày 6.8.2012 tại Hà Nội

alt

tranh thủ làm đẹp với Hồ Gươm

alt

dưới bóng mát cổ thụ Hồ Gươm

alt

Hồ Gươm rợp bóng cây xanh

alt

ghi lại nét Thu Hà Nội

alt

tóc liễu Hồ Gươm

ảnh tư liệu của Dzu chụp vào buổi chiều ngày 6.8.2012 tại Hà Nội

alt

năm tháng không ngừng trôi

alt

Hồ Gươm qua thời gian

alt

đường nét ven hồ

alt

Âm - Dương trong ngũ hành Hồ Gươm

alt

màu thời gian

alt

gần  lắm Tháp Rùa xưa

Tôi chia tay Hà Nội để chuẩn bị vào chiến trường B2 vào một đêm mùa Đông. Lâu rồi, tôi không còn nhớ rõ ngày nào. Tôi chỉ nhớ, buổi chiều trước đêm chia tay, với biết bao cảm xúc rối bời, tôi một mình đạp xe lên Hồ Tây, vào thắp hương ở đền Quán Thánh, sau đó vòng về chợ Đồng Xuân, mua cho mệ tôi một chai rượu tắc kè, rồi trở về lượn một vòng quanh Hồ Gươm. Buổi liên hoan chiều chỉ có ba tôi, chị cả Hồ Lệ Dzung, và cô bạn gái của chị. Lúc đó chị tôi và người bạn mới từ Liên Xô về nước được hơn một tháng, cả hai còn chưa ai nhận việc làm, nhưng chị tôi nói, Ban Tuyên huấn TW đã có công văn gọi chị làm việc, còn chị lại làm đơn xin về Đài tiếng nói Việt Nam. Mẹ và bốn chú em nhỏ của tôi vẫn còn ở nơi sơ tán. Buổi cơm chiều hôm ấy trôi qua rất chậm.
Sau bữa cơm, cả nhà đều thức, vừa trò chuyện, vừa nghe nhạc, từ những chiếc dĩa than 72 vòng phút, phát ra từ cái đài Rigonda chị tôi đem bên Liên Xô về. Đến 1g30 gì đấy, chị cả và bạn chị đi bộ tiễn tôi ra ga Hàng Cỏ. Đêm đen nhánh, sâu thăm thẳm, và lạnh đến cóng cả người. Ba chị em dàn hàng ngang đi trên đường Trần Hưng Đạo. Khi đến ngang cơ quan Tổng Công đoàn Việt Nam, chi tôi và người bạn đi chậm lại phía sau tôi một chút. Tôi nghe chị tôi hỏi mượn người bạn năm đồng bạc để cho tôi. Người bạn của chị trả lời, để em cho nó, chị mượn làm gì. Không hiểu sao, đã bao nhiêu năm tháng trôi qua từ đêm hôm ấy, nhưng chuyện này cứ hằn mãi dấu ấn trong đầu tôi. Mỗi khi nhớ lại, cứ rưng rưng thế nào.


alt

alt

alt

hoà bình cho con người được sống trong yêu thương

alt

alt

Chuyến tàu đêm khởi hành từ ga Hàng Cỏ vào khoảng gần bốn giờ đêm. Sân ga bấy giờ rất tối, vì chỉ có vài ngọn đèn tròn 75w đỏ quành quạch, sáng thành một quầng sáng tù mù. Chị tôi và người bạn đứng nép vào nhau, đưa cao tay vẫy theo con tàu. Lúc ấy, tôi thấy chị tôi và người bạn sao mà nhỏ nhoi, cứ khuất dần khuất dần, trong đêm mùa đông Hà Nội. Nếu Mĩ lại đánh bom bằng B52? Nếu chị tôi xin được về làm ở Đài tiếng nói Việt Nam? Lòng tôi thắt lại, khi nhớ tới cô bé từng hát rất hay, bài "Bé Bé bằng bông", đã chết vì bom B52, khi đang thu bài hát mới trong đài. Cả Miề̀n Bắc cũng là chiến trường, chứ có riêng gì Miền Nam mới là chiến trường đâu.
Tàu qua cầu Long Biên. Bánh sắt nghiến rầm rầm trên đường ray như giông bão. Nhìn qua cửa sổ, chỉ thấy một màu đen nhức mắt, nhưng tôi vẫn hình dung ra dòng nước sông Hồng. Bấy giờ tôi chỉ muốn khóc, vì từ đây, tôi sẽ rời xa Hà Nội biền biệt, biết đến bao giờ mới trở lại. Dư âm bài hát "Tôi xa Hà Nội" vẳng lên nghèn nghẹn. Mới hôm nào, tôi với Phụng còn ngồi bên nhau, hát với nhau bài hát ấy, và cả bài "Ca Li Na nơ hoa". Nhưng từ đây... tất cả sẽ vĩnh viễn trở thành kỉ niệm. Chậm nhất là ngày mai tôi đã có mặt ở Mai Sưu. Chậm nhất là một tháng nữa tôi sẽ lên đường vào Nam. Trong ba lô của tôi lúc đó có ba cuốn sổ. Một cuốn là kỉ niệm của Phụng, cùng cây bút máy Trường Sơn.  Một cuốn là phần thưởng Hội diễn văn nghệ của đoàn của đoàn 568, dành cho vở kịch ngắn "Bên vọng gác" và ca khúc viết về Yên Tử của tôi. Cuốn thứ ba là của chị tôi vừa tặng chiều qua. Tôi tự dặn lòng, bắt đầu tư hôm nay, sẽ biến chúng thành nhật ký chiến trường.

alt

alt

alt

alt

alt

Chuyến tàu đêm từ ga Hàng Cỏ đưa tôi đến thị xã Bắc Giang vào khoảng gần 11 giờ trưa. Hồi đó đường sắt và hệ thống cầu đường Miền Bắc bị máy bay Mĩ đánh phá hư hỏng rất nặng, tốc độ chạy tàu không thể nhanh được. Trời nắng chang chang như dội lửa, nhưng tôi vẫn quyét định cõng ba lô cuốc bộ, với hy vọng sẽ gặp và xin đi nhờ xe quân đội, hoặc xe "bò ma"(xe chở gỗ) của lâm trường, vì từ thị xã Bắc Giang lên Mai Sưu, chắc cũng chỉ bảy mươ cây số. Tôi đi được hơn tiếng đồng hồ, thấy dưới gốc cây gạo bên đường có cái quán nước, nên định ghé vào uống cho đỡ khát, nhưng khi gần đến nơi, thấy có cô gái rất đẹp, mặc áo sơ mi màu tím hoa cà và quần Tây ka ki ngồi trong đó, nên tôi ngại không dám vào. Khi đi ngang qua quán, tôi nghe tiếng cô gái gọi, "anh bộ đội ơi, vào đây uống bát nước đã nào, rồi em cho đi nhờ xe đạp". Vốn sợ phải đi bộ tiếp quãng đường dài, nên tôi đánh bạo bước vào. Cô gái mời tôi hai bát nước và hai cái kẹo dồi. Đang đói và khát nên tôi ăn uống rất ngon lành. Bà cụ bán nước có dáng người hiền lành, phúc hậu, nói với tôi, "anh vừa về phép, giờ lên Mai Sưu để chuẩn bị vào Nam phải không, chiến tranh thế này, biết đi rồi có về được không, khổ". Khi thấy cô gái quạt mồ hôi cho tôi, bà cụ lại chép miệng nói, "anh chị đẹp đôi thật đấy, chỉ tiếc là đất nước chiến tranh, biết ngày nào mới hết.
Chia tay bà cụ, tôi chở cô gái bằng chiếc xe đạp Phượng Hoàng màu cánh trả. Cô gái đeo ba lô ngồi phía sau, vòng tay ôm ngang lưng tôi rất tự nhiên, kể cho tôi biết cô quê ở thị xã Bắc Ninh, đã học xong trung cấp y tá, giờ đang làm việc cho trạm xá một xã của Bắc Giang, hai anh trai cô đang chiến đấu trong Nam. Khi chúng tôi đến phà Lục Nam thì trời đã sập hoàng hôn, cô gái mời tôi về trạm xá của cô nghỉ lại qua đêm, vì qua phà vài cây số đã là đường rừng, đi đêm nguy hiểm lắm. Đêm đó đã là hạn cuói phải trả phép, nên tôi đành phải từ chối. Tuy nhiên khi tới nơi tôi mới hối tiếc, vì cả trung đội chỉ mới có tôi và năm anh nữa lên tới nơi, số còn lại, phải lai rai gần mười ngày sau mới lên đủ. Khi tôi kể chuyện này với tay Hoành cùng tiểu đội, anh ta cười chê tôi là người từng sống ở Hà Nội mà nhát, phải anh ta, chắc chắn đêm đó anh ta đã a lê hấp được cô gái rồi. Hoành còn nói thêm với tôi, ông quê gốc Quảng Trị sống ở Hà Nội, chứ người thủ đô, có ai lại dại và nhát gái như ông bao giờ.
Kỉ niệm nhỏ mà tôi vừa kể, sau này tôi đã viết thành truyện ngắn, và vẫn thường đưa vào trong rất nhiều tuỳ bút của tôi.

alt

sức sống Xưa & Nay của Hà Nội

alt

alt

alt

alt

alt

alt

TRƯỜNG SA NHẬN THƯ HÀ NỘI

Nhận thư em từ Thủ đô Hà Nội
Nét chữ dịu dàng mang dấu ấn ngàn năm
Anh tưởng thấy bóng rồng bay thời Lý
Những nét hoa văn trên mặt trống đồng

Giữa trang thư em ép vào cánh bướm
Chia với anh một nỗi nhớ quê nhà
Năm cửa ô xòe trên đôi cánh điệp
Phải thương người nên bướm cũng bay xa?

Mùa hè đến đường Thanh Niên rực đỏ
Những lứa đôi tình tự đã bao đời
Em đi dạo sau những ngày học tập
Bóng in lên xanh thắm một phương trời

Nhận thư em từ trái tim Tổ quốc
Đêm Tháp Rùa thao thức viết cho anh
Anh bỗng nghe âm vang trong ngực
Trái tim rung theo nhịp đập Ba Đình!...

Hà Nội ơi! Ta yêu mình biết mấy
Em chính là Hà Nội của lòng anh!

 

gởi Rô

Rô ơi, buồn lắm Rô ơi! Cái thời Dzu hăm hở chào tạm biệt Miền Bắc vào Nam chiến đấu, Dzu đâu biết cái giá mà hôm nay cuộc sống bắt Dzu phải trả. Một lần ra Cầu Tàu Vĩnh Long chụp ảnh, chợt anh bạn CCB đến vỗ vai mời Dzu điếu ba số 5, Dzu nói đùa, "cha, xài sang dữ nha!". Anh ta cười, "mới lãnh được tiền tham gia kháng chiến, mua gói ba số hút cho biết với người ta". Dzu hỏi tiếp, "tiền tham gia kháng chiến là tiền gì". Anh ta nói, "đang không ở phường kêu lên phát cho mấy triệu, tôi ngạc nhiên hỏi tiền gì, cháu gái phát tiền nó nói, tiền chú đi bộ đội chống Mỹ, Nhà nước có chính sách đền ơn đáp nghĩa". Rồi anh ta nói tiếp, "ông về trường hỏi xem sao, chứ lính tráng như ông, đứa nào nó cũng lãnh cả rồi, tự cơ quan người ta làm cho theo chủ trương của Nhà nước đấy". Mấy ngày sau Dzu vào trường hỏi tổ chức chuyện này, thì nhận được câu trả lời, Dzu ra Bắc mà xin tiền kháng chiến, ở trên họ nói vậy đó. Miền Bắc ở đâu? Bắc Ai Len? Hay Bắc Hoa Kì? Còn Bắc- Trung- Nam của tổ quốc mình, chỉ là phân chia địa lý của tổ quốc, tại sao lại có sự phân biệt như vậy? Mà tại sao Dzu lại phải xin!? Chính sách của Đảng, của Nhà nước, tại sao Dzu phải xin?! Bao nhiêu tiền vậy? Dzu chỉ muốn đòi hỏi sự công bằng. Mà sự công bằng có thật không? Khi mà Dzu, CCB E207, nhập ngũ ngày 31 tháng 5 năm 1972, lại không được hưởng tiền tham gia kháng chiến? Di chứng chiến tranh để lại trên người Dzu, Dzu có khai đâu. Khi chuyển ngành ra quân đi học, Dzu chỉ cầm tấm giấy quyết định, chứ có làm thủ tục xin giải quyết chế độ, xin làm quân hàm gì đâu. Dù đã từng là B trưởng, C trưởng, Dzu cũng chỉ là H3. Dzu nghĩ đơn giản, được chuyển ngành đi học, khi đồng đội còn phải chốt giữ biên giới, như vậ là tốt rồi, xin quyền lợi làm gì. Thế nhưng chuyện được trợ cấp tiền tham gia kháng chiến chống Mỹ thì lại khác. Một đồng cũng là danh dự CCB. Không cho Dzu hưởng chế độ Nhà nước ban hành, là coi khinh Dzu, hay coi khinh chính sách?!
Buồn lắm Rô ơi!

Hồ Gươm trong ký ức tuổi thơ của tôi

Dzu ơi những người đi chiến đấu ở ngoài Bắc vào khi hết chiến tranh đều bị đối xử như vậy cả. Rô cũng vậy thôi, không có một chút tiêu chuẩn ưu tiên nào (Không được cấp đất ở, lương thấp, ngoi ngóp cho có cái bằng thì đã già, lấy vợ muộn lai bệnh tật đầy trong người v.v...). Tuy nhiên, vẫn có cái may lớn là được sống sót, cũng có gia đình con cái trưởng thành, vậy là có phước lắm rồi! Vậy nên cứ đổi buồn lấy vui Dzu ạ. Chúc Dzu mạnh khỏe, gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống và an hưởng tuổi già ("Không bệnh là tiên sướng tuyệt trần"-Hồ Chí Minh)

gởi Rô

hotinhtam

hotinhtam

Chào Rô!

Có lần, tôi đọc được bài viết của một nhà thơ, trong đó có câu, "trong mọi cuộc chiến tranh, người chiến bại chính là nhân dân". Tất nhiên tôi biết, cần phải hiểu câu đó theo nghĩa sự hy sinh xương máu, của cải của nhân dân để dành chiến thắng là quá lớn. Và chính chúng ta, khi giã từ vũ khí, chúng ta cũng chính là nhân dân, với người thì thương tật, ngườii thì bệnh tật, người thì học hành không được bao nhiêu. Rất nhiều người trong số chúng ta rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, do ngơ ngác giữa cơ chế thị trường đầy cạnh tranh quyết liệt, do ngơ ngấcgiữ lòng xã hội đã xuất hiện quá nhiều mưu toan dẫm đạp lên nhau trong cuộc hành trình hãnh tiến. Bản thân Dzu, may mắn đã mua được căn hộ 31 mét vuông trong hẻm phố. Thế nhưng hàng năm vẫn phải đối đầu với mưa lụt, hàng ngày vẫn phải chịu cảnh cứt mọt rơi xuống đầy đầu. Bởi vậy, Dzu nói buồn là buồn vậy thôi, chứ Dzu vẫn sống và làm việc bình thường, vẫn hàng ngày viết ra nỗi buồn của mình để giải khuây chính nỗi buồn của mình, để tìm kiếm niềm vui trên từng trang viết. Và cuối cùng, nói như nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, "cuộc đời vẫn đẹp sao"!

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

tinhtam
Họ tên: Hồ Xuân Tâm
Nghề nghiệp: nhà văn
Sinh nhật: : 11 Tháng 11 - 1952
Nơi ở: thị xã Vĩnh Long
Yahoo: hotinhtam52  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
xin gởi con Người tình yêu bỏng cháy của tôi

Bạn bè
thanhquoc
thanhquoc
baomuahe
baomuahe
Nguyễn Ý Lan-SKHCN
Nguyễn Ý Lan-SKHCN
le_phi47
le_phi47
[email protected]
hoang_lan_20042002@hopthu.com
Hoa Bách Hợp
Hoa Bách Hợp
anh dại khờ
anh dại khờ
_.MTk_
_.MTk_
Link17493
Link17493
meocon_1990
meocon_1990
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

thời tiết, tin nhanh, vàng, tỉ giá
thời tiết, tin nhanh, vàng, tỉ giá

Thời tiết

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com