hồ tĩnh tâm

 

alt

 

CHỊ HỒ LỆ DZUNG



alt

 

Chị tôi

 

Sáng mùng 3 Tết Quý Tỵ 2013, khi xe chạy vào đường Nguyễn Văn Linh, tôi gọi điện cho chị cả, nói em đã sắp đến nhà ba mẹ, nếu được thì trưa chị đưa các cháu qua cùng ăn cơm cho vui. Chị trả lời, rằng chị sẽ qua, nhưng có lẽ phải tới buổi chiều, vì chị đang có khách. Rồi khoảng mười lăm giờ thì chị qua, xách theo lủ khủ đồ ăn, nói rằng chị mua mấy thứ mà em thích. Tôi biết  là chị rất thương tôi, bởi lần nào tôi qua nhà chị ở 49 Đồng Khởi, chị cũng dẫn tôi đi Chợ Cũ, mua cho tôi một vài món đồ gì đó, như quần áo, giày dép, hoặc áo mưa, áo lót, mũ đội đầu… và đôi khi còn cả thuốc lá nữa. Sau đó chị dẫn tôi đi mua đồ ăn theo ý thích của tôi. Trong nhà, chị luôn để dành rượu ngon, rượu thuốc cho tôi; nhưng từ khi tôi bị cao huyết áp, chị luôn nhắc tôi uống vừa thôi, để còn có sức đi chơi đây đó. Và… cứ mỗi lần tôi lên, hầu như lần nào chị cũng có một vài món quà  cho tôi. Chẳng hạn Tết Quý Tỵ này, chị lì xì tôi một cái túi(tép đựng sổ tay) da cá sấu và hai trăm ngàn, vì từ mấy chục năm nay, bao giờ đến Tết chị cũng lì xì cho tôi vài trăm. Chị lì xì tiền cho tôi và hay cho tiền mỗi khi tôi lên Sài Gòn, nên cháu Hoa con chị cũng học theo mẹ, thỉnh thoảng cũng cho tôi tiền, và Tết thì bao giờ cũng lì xì cho cậu hai trăm ngàn. Chẳng những chị hay mua quà cho tôi, mà còn mua quà cho vợ tôi, các con tôi và cháu ngoại của tôi. Chị thường nói, thằng Tâm khổ nhất trong nhà nên phải thương nó. Và chị thể hiện tình thương ấy rất rõ. Chẳng hạn sáng mùng 4 Tết Quý Tỵ này, mới sáu giờ sáng chị đã qua dẫn tôi đi uống cà phê, sau đó chị đi chợ Bà Chiểu mua hơn ba ký cá lóc về nấu cháo theo kiểu mà tôi thích- nghĩa là phải có thật nhiều hành và rau thì là. Tối mùng 5, khi tôi đến nhà chị chơi, lúc ra về chị cho tôi một chai rượu ngoại, và nói tôi xách hơn hai ký lươn về nấu cháo ăn sáng, bởi chị biết tôi và chú Sơn rất thích ăn cháo lươn. Tới chiều mùng 6 Tết, khi tôi chào ba mẹ để về Vĩnh Long, lúc tôi xuống cầu thang, chị còn dúi vào tay tôi một bọc thịt xông khói của Đức, bảo đem về làm mồi đãi bạn bè, chứ nhà cửa gì mà không bao giờ tổ chức ăn Tết. Tấm lòng của chị thế, tôi biết nói sao bây giờ.

 

alt

 

gia đình chi cả gồm con gái, con rễ và hai đứa cháu ngoại

 

alt

 

cháu Đoàn Thu Lệ Hoa là con gái duy nhất của chị cả làm việc ở Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh

 

alt

 

gia đình cháu Đoàn Thu Lệ Hoa

 

alt

 

bé Gia Mẫn

 

alt

 

chị Hồ Lệ Dzung

 

alt

 

cháu Tuấn Kiệt

 

alt

 

còn bé nhưng Gia Mẫn rất biết làm mẫu

 

alt

 

phong cách Tuấn Kiệt

 

alt

 

mẹ Hoa và con trai

 

alt

 

ba Thắng và con gái

 

alt

 

Học xong lớp 10 hệ mười năm của Miền Bắc(trước ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng), chị Hồ Lệ Dzung sang Liên Xô học đại học tại thành phố Piachigo. Khi trở về nước, chị làm ở Đài phát thanh giải phóng, chuyên đọc truyện ngắn bằng tiếng Anh trong chương trình đọc truyện đêm khuya. Rời Đài Phát thanh Giải phóng, chị chuyển về Đài Truyền hình Việt Nam, vừa làm công tác biên tập vừa làm phát thanh viên tiếng Anh cho chương trình Hoa Sen, nay là chương trình thời sự quốc tế. Do tinh chất công việc, chi rất hay đi công tác nước ngoài. Tôi nhớ sau ngày thống nhất đất nước, chị cả tôi có mấy lần may mắn được đi làm phống sự truyền hình về festival thanh niên Việt – Xô, và làm phóng sự phỏng vấn khi Grobasco và Phạm Tuân đang bay vòng quanh trái đất trong vũ trụ. Nói chung là chị được cử đi công tác ở rất nhiều nước khác nhau thuộc Châu Âu, Châu Á… nên chị thường phải gởi con gái cho mẹ tôi nuôi, ngay từ khi cháu còn rất nhỏ, bởi vậy khi cháu tôi lớn lên, cháu sống rất tình cảm và có cá tính rất mạnh, tính tự lập rất cao. Chỉ tiếc là chị cả tôi chỉ có một đứa con duy nhất, vì chị tôi liên tục đi công tác nước ngoài, nên hạnh phúc vợ chồng sớm bị đổ vỡ. Được cái này thì mất cái khác, âu đó cũng là sự đời.
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt

bà mẹ nuôi người Nga của chị tôi

Năm chị cả sang Liên xô học thì tôi mới vào lớp bảy. Lúc đó Miền Bắc đang có chiến tranh với cuộc leo thang ném bom của Mỹ, nên mọi thứ đồ dùng trong sinh hoạt đều rất khó mua, và cũng có thể nói là rất đắt so với tiền lương của cán bộ. Có lẽ vì điều này, mới qua Liên Xô được vài tháng, chị cả đã gởi về cho mẹ tôi một thùng đồ nặng hơn mười ky lô gam, với quần áo, đồ dùng học tập, cùng một cây đàn ống(loại đàn t’rưng ống inox) và một cái đồng hồ Slava. Lúc đó, mới là học sinh lớp bảy mà tôi có được một hộp các loại compa và một cây thước logatite, với mấy cuốn sổ bìa giả da dày cộp là oai lắm. Thế nhưng điều tôi thích nhất là những lá thư chị gởi từ xứ tuyết về. Nói thật, tôi là đứa bé ham đọc sách và đọc đủ thứ loại sách đông tây kim cổ ngay từ nhỏ, nhưng tôi vẫn bị hớp hồn trước những lá thư của chị, vì chị viết thư như viết truyện, khi đọc tôi có thể hình dung rất rõ về nơi chị đang sống, cùng tình cảm của những người đang sống bên chị. Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ câu chuyện chị viết về bà mẹ nuôi ở ngoại ô thành phố Piachigo. Đó là một bà già chít khăn len, mặc tấm áo dạ rộng lùng thùng, xách cái làn mây đựng mấy trái táo, đứng dầm mình trong mưa tuyết trước sân ga để bán. Lúc đó chị từ Maxcova về, thấy trời đã chiều, mưa tuyết lại rất nặng hạt, nên chị đã mua hết số táo của bà cụ, nhờ vậy mà chị quen và được bà cụ sống độc thân này nhận làm con nuôi. Sau này trong những lá thư tiếp theo, chị vẫn kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện về bà cụ tốt bụng này.
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
ảnh chụp ở Nam Lào và ở cánh Đồng Chum

sức làm việc của chị tôi rất đáng nể

Chị tôi năm nay 65 tuổi, nhưng sức đi và sức làm việc vẫn rất tốt. Về khoản đi “rong” như kiểu mà tôi gọi là “mùa rong” của mình, có năm chị tôi trong một năm lang thang mấy nước khác nhau, và đi liền tù tì một mạch suốt từ Nam ra Bắc, điều mà tôi không thể nào làm được trên bình diện sức khỏe. Còn sức làm việc thì tôi phải cúi đầu bái chị bằng sư phụ, bởi chị cùng một lúc có thể làm được rất nhiều việc khác nhau, và làm việc khá hiệu quả, vậy mà còn tranh thủ dịch tài liệu, dịch lời thuyết minh phim(cả tiếng Anh và tiếng Nga), rồi lại còn tranh thủ đi làm hướng dẫn viên du lịch cho người nước ngoài. Tôi không biết chị ăn nói với người ta ra sao, nhưng tôi thấy có rất nhiều người Anh, người Nga vẫn thường đến nhà chị chơi, và còn tìm đến thăm nhà của hai cụ thân tôi nữa. Mỗi lần họ đến, tôi thấy họ đều ăn nhậu rất thoải mái, và nói cười rất vui vẻ. Nhiều người còn hát hò và nhảy múa rất tự nhiên, sử dụng bia rượu ào ào, không hề e dè gì cả. Tôi nhớ có lần  chị dẫn tôi đi ăn lẩu cá hồi, thịt xông khói với một thằng Mỹ, thấy thằng này thái độ tỏ ra rất rụt rè nên tôi có hỏi về nó, chị cho tôi biết thằng Mỹ này là sinh viên thực tập, chị dạy nó học không lấy học phí, và hay dẫn nó đi ăn nhậu để hiểu hơn về văn hóa Việt Nam. Tính chị thì tôi lạ gì. Chị từng làm sếp nhiều công ty nước ngoài tại Việt Nam, có quyền trực tiếp tuyển nhân viên, nên chi có khá nhiều người Việt gọi chị là mẹ, và me Junie rất sẵn lòng tặng quà cho các con, kể cả các món quà lên tới trên mấy triệu đồng, chẳng hạn như khẩu súng hơi 9 ký mà tôi rất thích. Còn tổ chức cho các con đến ăn uống ở nhà thì thường xuyên, bởi vậy tôi cũng rất nhiều lần được ăn ké theo thoải mái(những lúc như thế này thì tôi cứ tha hồ mà uống, vì chị sẽ không nhắc nhở tôi về sức khỏe).
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt

chị mày tính hay thương người, làm kinh tế gì được

Ở trong nhà chị cả đối xử với các em rất từ tốn, ai xin gì cũng cho, ai nhờ gì cũng giúp, nhưng trong công việc cơ quan, tôi từng nhiều lần chứng kiến chi tôi rất nóng tính, vừa nói vừa hét vừa ra lệnh, khiến người đang bị khiển trách cuống cả lên. Thế nhưng khi họ hoàn thành công việc, có vẻ như chị không hề còn nhớ tới khuyết điểm của họ, mà lập tức cứ giao việc tới tới. Lần ở Fnompenh, tôi thấy chị la hét trong điện thoại với một cô nhân viên ở thành phố Hồ Chí Minh, cứ như sắp sập tiệm tới nơi. Sáng hôm sau, lúc ngồi uống cà phê tôi nhắc lại chuyện này, chị nói, làm ăn với đối tác nước ngoài không lơ mơ được, vỡ hợp đồng chẳng những phải bồi thường mà còn bị phạt tiền, chỉ vì con bé nhân viên nó chủ quan mà đêm qua chị phải thức trắng làm việc, và tốn hơn trăm ngàn đồng gọi điện cho người ta. Nghệ sĩ như em không làm kinh tế được đâu. Làm kinh tế mệt lắm. Không khéo là thua lỗ hàng chục hàng trăm triệu trong chớp mắt. Năm rồi chị mất trắng mấy trăm triệu trong hợp tác với chị N về xuất khẩu thủy sản, em không biết sao? Tôi biết chứ! Mẹ tôi có nói với tôi về chuyện này, và bà cụ còn kết luận, chị mày tính hay thương người, làm kinh tế gì được, vậy mà cứ thích làm kinh tế.
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt

chị cả tôi không bao giờ quên quê xứ và bà con nội ngoại.

Ở tuổi 65, chị tôi bị thấp khớp nặng, hai đầu gối lúc nào cũng sưng  vù, đỏ tấy, phải uống đủ các loại thuốc, chữa trị đủ các kiểu, thế nhưng trong sáu chị em, chị là người hay về thăm quê nhất. Năm Nhâm Thìn vừa qua, ba mẹ tôi bị bệnh không về quê được, chị một mình đi tàu hỏa về làng, để thay mặt cả nhà cúng viếng trong ngày giỗ ông mệ. Về quê chị cũng xông xáo công việc, và rất siêng đi nơi này nơi khác  thăm thú bà con hai bên nội ngoại. Tính tôi hay rong rêu lãng tử, đi đâu, làm gì cũng tùy hứng, còn chị thì khác hẳn, đi đâu, làm gì cũng lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng, và tuân thủ theo điều đó rất nghiêm túc. Tôi chưa lần nào cùng về quê với chị, nên chỉ biết hoạt động của chị ở quê qua hình ảnh chị gởi về. Và tôi biết chắc chắc, có một nơi ở quê mà lần nào chỉ cũng phải đến thắp nhang, đó là khu Mả Cạnh, nơi ông bà nội ngoại của tôi yên nghỉ. Đây là khu nghĩa địa lớn của làng Triệu Độ mà tôi thường nhắc đến trong rất nhiều bài viết. Rất may là đám giỗ ông bà nội ngoại của tôi cùng diễn ra trong một tuần, nên đã về quê là có thể dự được cả hai đám. Khi tôi nói nhà thờ họ Hồ làng mình quá nhỏ, chị nói biết làm sao khi dân làng mình còn nghèo. Bản thân chị mỗi lần đến nhà thờ thắp nhang, bao giờ cũng cúng tiền để góp phần tu bổ. Cách đây nhiều năm, chị đã mua một cái chiêng đồng lớn cúng cho nhà thờ họ. Sau này chị có cúng thêm gì không thì tôi không biết, chỉ biết chị cả tôi không bao giờ quên quê xứ và bà con nội ngoại.
 
alt
 
một góc nhỏ nơi tập kết vật liệu xây dựng ở khu Mả Cạnh
 
alt
 
chị cả và chú em Nguyễn Đức Nam ở Mả Cạnh(còn gọi là Mai Cạnh)
 
alt
 
ở làng tôi người ta nuôi rất nhiều trâu bò. ông ngoại tôi phất lên làm ăn được, là nhờ hồi nhỏ đi làm thuê đựoc chủ nhà trả công bằng một con trâu cái, mà dưới bốn bàn chân của nó, bàn chân nào cũng có hình ngôi sao, dấu để lại trên đường rất rõ. trong blog này tôi đã có kể về việc di dời cái mả kết của ông cố ngoại tôi.
 
alt
 
lễ cúng họ ở làng
 
alt
 
người mặc áo sọc tím là chú Hồ Xuân Hòa- ảnh do chị cả Hồ Lệ Dzung cung cấp

chị mày nhiều tài quá, sau này sẽ khổ chuyện chồng con

Chị cả tôi là người từng sống ở nước ngoài nhiều năm liền, đến khi nghỉ hưu, chị vẫn không chịu ngồi yên một chỗ, mà luôn hợp tác làm ăn với các công ty nước ngoài đầu tư làm ăn tại Việt Nam, bởi vậy chị đi nước này nước khác như cơm bữa, ngoài các nước ở Châu Âu, chị còn đi cả Singapoer, Indonesia, Campuchia, Lào, Myanma, Ấn Độ, Nhật Bản…Còn trong nước thì hầu như các thắng cảnh nổi tiếng, nơi nào ít nhất chị cũng đặt chân đến một lần. Tính chị hay đi, thích uống rượu Tây, hút thuốc lá thơm loại dành riêng cho phụ nữ. Bởi vậy, khi từ Liên Xô sang Bắc Kinh, chỉ trong vòng hai tuần, chị đã kịp xài sạch số tiền chú em tôi tiết kiệm trong suốt bốn năm trời học tập; bởi lẽ ở Bắc Kinh mà chị đòi đi thăm Vạn Lý Trường Thành, Thượng Hải, Thẩm Quyến… và ăn toàn những món độc đáo của nền văn hóa ẩm thực Trung Hoa. Ngay cả khi xuống thăm vợ chồng tôi, chị cũng rất rành các điểm du lịch của Vĩnh Long, và nắm bắt rất rõ các món ngon của xứ Nam Bộ. Có lẽ vì cả nhà có sáu chị em thì chị là người con gái duy nhất, nên được ba mẹ tôi cưng chiều từ nhỏ. Bởi vậy khi còn học tại trường học sinh Miền Nam số 6 dưới Hải Phòng, chỉ đã biết chơi đàn mandoline, đàn ghitare, đàn arcoocdeon, biết chơi các môn thể dục dụng cụ, và tham gia đội tuyển uốn dẻo của thành phố hoa phượng đỏ, từng nhiều lần biểu diễn trên mô tô ba ở sân vận động lạch chay. Mẹ từng nói với tôi, chị mày nhiều tài quá, sau này sẽ khổ chuyện chồng con. Con cháu thì tôi thấy chị lo cho các cháu rất chu tất, vì các cháu mới xấp xỉ bốn mươi đã có công việc làm, có công ty riêng, có hai ba cái nhà ở thành phố lớn nhất nước. Hai cháu ngoại thì có hẳn một cái piano để học nhạc. Chỉ có chồng là từ khi chia tay đến nay đã mấy chục năm, tôi chưa thấy chị kiếm được ông nào để hủ hỉ khi tuổi già.
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
ảnh chị cả Hồ Lệ Dzung chụp trong chuyến thăm khu du lịch Tràng An- Hoa Lư- Ninh Bình

bà ngoại Dzung rất thích đi du lịch cùng các cháu

Chị tôi hay đi du lịch, và khi nghỉ hưu đã có thời gian dài làm Giám đốc Thương mại cho công ty Mailinh Group, rồi làm đại diện cho Mai Linh tại Nha Trang, tại Fnompenh, nhờ vậy các em các cháu tôi cũng hay được đi du lịch cùng với chị, nhất là hai đứa cháu ngoại của chị. Mặc dù tuổi cao, chân bị thấp khớp nặng, nhưng năm nào cũng vậy, khi hai cháu ngoại được nghỉ hè, thế nào chị cũng đưa các cháu đi đây đi đó, gần thì Vũng Tàu, xa thì Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt, xa nữa thì Fnompenh, siemriep. Nhiều lần do con gái, con rễ bận công việc, dù phải một mình chăm lo cho hai đứa cháu hiếu động, chị vẫn đưa các cháu đi chơi dài ngày, dạy cho các cháu biết cách tự bảo vệ mình ở nơi núi cao, biển rộng. Tôi thích nhất là cách chị dạy cho các cháu biết yêu thích và tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, biết quý các danh lam thắng cảnh Việt Nam, biết vâng lời cha mẹ, biết kính trọng các ông các bà và các cố. Tôi cũng thích cách mà chị truyền cho các cháu máu đam mê văn học nghệ thuật, bởi tôi thấy hai đứa cháu của chị từ nhỏ đã thích đọc sách, thích nghe nhạc, và biết đọc nhạc để học piano, rồi lại còn biết vẽ, vì cả hai đều học vẽ ở Nhà văn hoa Thiếu nhi thành phố. Đã vậy, cháu trai và cháu gái đều học bơi. Riêng cháu Tuấn Kiệt còn học võ, cháu Gia Mẫn thì học khiêu vũ. Phải học nhiều bộ môn như vậy, nhưng cả hai cháu năm nào cũng là học sinh giỏi. Tôi nghĩ, đời làm ông làm bà, không gì hạnh phúc hơn khi được nhìn thấy con cái thành đạt, các cháu ngoan và khỏe manh…
 
alt
 
bà cháu trên từng cây số
 
alt
 
một mình cũng dẫn cháu đi chơi
 
alt
 
lên rừng
 
alt
 
xuống biển
 
alt
 
được ngoại chăm sóc chu đáo
 
alt
 
và cưng như hoa nâng như trứng khi đi chơi xa nhà

tương lai là do mình tự quyết định con ạ

Hiện nay hai vợ chồng tôi đang sống với đứa con gái học năm cuối hệ trung học phổ thông ở Vĩnh Long. Mỗi lần đưa cháu lên thăm ông bà nội, dù thế nào tôi cũng phải dẫn cháu sang thăm cô Dzung, cho dù cô Dzung có sang nhà ông bà hay không, bởi lẽ cô rất thương cháu, rất tự hào về thành tích học tập của cháu. Tết năm nay cháu phải đứng trước một thách thức rất lớn là lựa chọn ngành nghề cho cuộc thi tuyển sinh sắp tới. Đã có quỹ học bổng cho cháu một trăm phần trăm một năm học tiếng và một trăm phần trăm năm năm học đại học ở nước ngoài, thế nhưng cháu vẫn không nhận(cho dù phía cấp học bỗng nói rằng tới giờ này- Tết Quý Tỵ- cháu nhận lời vẫn chưa trễ, họ vẫn dành ưu tiên cho cháu), vì cháu không muốn đi học xa nhà. Còn ở trong nước thì cháu đang đứng trước sức ép về lựa chọn ngành nghề. Riêng cô Dzung thì nói, con thích ngành nào thì cứ học ngành đó, tương lai là do mình tự quyết định con ạ.
 
alt
 
con gái nhỏ của Dzu tại nhà cô Dzung
 
alt
 
Nguyệt Cầm với cô Dzung- chị Hoa- em Mi- và cháu Gia Mẫn
 
alt
 
Nguyệt Cầm và Tuấn Kiệt
 
alt
 
Hồ Xuân Nguyệt Cầm và Hồ Hải Vân Anh
 
alt
 
Vân Anh- Gia Mẫn- Nguyệt Cầm
 
alt
 
Nguyệt Cầm và cháu Tuấn Kiệt
 
alt
 
Nguyệt Cầm và bà nội


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

tinhtam
Họ tên: Hồ Xuân Tâm
Nghề nghiệp: nhà văn
Sinh nhật: : 11 Tháng 11 - 1952
Nơi ở: thị xã Vĩnh Long
Yahoo: hotinhtam52  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
xin gởi con Người tình yêu bỏng cháy của tôi

Bạn bè
thanhquoc
thanhquoc
baomuahe
baomuahe
Nguyễn Ý Lan-SKHCN
Nguyễn Ý Lan-SKHCN
le_phi47
le_phi47
[email protected]
hoang_lan_20042002@hopthu.com
Hoa Bách Hợp
Hoa Bách Hợp
anh dại khờ
anh dại khờ
_.MTk_
_.MTk_
Link17493
Link17493
meocon_1990
meocon_1990
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

thời tiết, tin nhanh, vàng, tỉ giá
thời tiết, tin nhanh, vàng, tỉ giá

Thời tiết

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com