hồ tĩnh tâm

   Trong: Ký Tĩnh Tâm
 

vài mẩu chuyện về anh Lê Đình Xuất và bà con họ ngoại ở Đạo Nghĩa

 

alt

 

Dzu trên công trình thủy điện 5 Lâm Đồng thuộc khu vực Đăk Sin- Đăk R'Lâp- Đăk Nông
Entry này thay cho lời Dzu cám ơn nhà thơ Lê Đình đã chở Dzu rong rêu Tây Nguyên mười ngày, cám ơn chị Tình đã lo cơm nước cho Dzu suốt thời gian ở Đăk R'Lâp, và cám ơn hết thảy bà con bên họ ngoại của Dzu ở hai xã Nghĩa Thắng và Đạo Nghĩa, huyện Đăk R'Lâp tỉnh Đăk Nông.

 


alt

 

nhà thơ Lê Đình trên đường đi thực tế sáng tác

 

alt

 

anh Tưởng và anh Xuất đưa Dzu đi làm phóng sự
cứ chạy vài cây số lại phải dừng hỏi đường vì đường mở đi khắp nơi với tốc độ nhanh tới mức người địa phương cũng không nhớ hết

 

alt

 

bạt núi mở đường

 

alt

 

anh Nguyễn Tưởng- 67 tuổi

 

alt

 

chào hỏi nhau và cũng để hỏi đường giữa cao nguyên hùng vĩ

 

alt

 

nhà thơ Lê Đình đang tác nghiệp

 

alt

 

anh Tưởng leo núi hái măng mây

 

alt

 

phút thư giãn giữa đại ngàn chan hòa nắng gió

 

alt

 

kỉ niệm với kĩ sư xây dựng đập thủy điện 5 Lâm Đồng, trên thượng nguồn sông Đồng Nai, thuộc khu vực Đông rừng quốc gia Cát Tiên, nằm giữa hai tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng

 

alt

 

Lão Dzu Hồ trong mùa rong tháng 7 năm 2013

 

alt

 

cầu tạm vượt sông Đồng Nai để xây dựng thủy điện 5 Lâm Đồng

 

alt

 

để đến được nơi này, Dzu cùng anh Tưởng, anh Xuất phải vượt đường rừng suốt mấy tiếng đồng hồ

 

alt

 

với các cháu từ Bắc theo cha mẹ vào xây dựng thủy điện

 

alt

 

VÀI MẨU CHUYỆN VỀ BÀ CON HỌ NGOẠI Ở ĐẠO NGHĨA

Hồ Tinh Tâm

 

Trưa 26 tháng 6 năm 2013, Dzu cùng con gái từ Vĩnh Long lên tới Sài Gòn. Ông nội gặp cháu thì lặng lẽ qua siêu thị mua một con gà và một số đồ ăn sẵn, tổ chức bữa tiệc tiễn cháu ra Hà Nội. Đến ngày 30 tháng 6, Dzu sang nhà chú Hải, để chuẩn bị lên đường vào mùa rong Tây Nguyên. Cả đêm 30 Dzu ngồi xử lý số ảnh chụp tại Sài Gòn và làm slideshow đưa lên mạng. Đúng 5 giờ sáng thì up thành công slideshow chân dung chị Hai, thím Bích Thạch, cháu Lệ Hoa lên YouTbe, cũng là lúc chú Hải thức dậy chở Dzu qua nhà chị Hai, rồi cùng lên đường ra bến xe Miền Đông. Tài nhất chạy Sài Gòn – Đạo Nghĩa đã xuất bến lúc 6 giờ sáng, hai chị em đành đi tài nhì, xuất bến lúc 8h30. Qua thị xã Phước Long vài chục cây số, xe bị đá chém làm hỏng bánh phía sau bên phải, nhờ vậy Dzu làm quen được với cô sinh viên năm thứ ba ngành tài chính kinh tế, nhà ở ĐăkSin. 4 giờ chiều Dzu đến Đạo Nghĩa, đóng đô tại nhà chị Tình và anh Xuất suốt mười ngày. Chị Tình là bà con bên họ ngoại của Dzu, sống bằng nghề bán bánh ướt, bán xôi, bán bún tại chợ xã, nên sáng nào Dzu cũng ăn sáng bằng các món chị đang bán. Khi hết vòng bún, bánh ướt, xôi, chị nấu cháo lươn cho hai an hem ăn đổi món. Xong bữa trà sớm hai anh em lên đường, với mỗi người một máy ảnh. Đi tới đâu chụp ảnh tới đó. Dọc đường thì anh Xuất chạy xe, Dzu ngồi sau bấm máy. Hôm nào đi gần thì buổi trưa về nhà. Hôm nào đi xa thì tối mới về. Mọi chuyện cơm nước suốt mười ngày, đều một tay chị Tình lo cho hai anh em. Tối Dzu lên gác gió của anh Xuất, độc chiếm một mình để xử lý ảnh, làm slideshow. Lớn tuổi lại vừa mổ thoát vị năm đĩa đệm cột sống, nên Dzu không còn sức ngồi sáng tác đến sáng như xưa, mà chỉ có thể làm slideshow, đến khi máy chạy loading thì Dzu nằm ngủ- thường là phải qua hai giờ sáng mới ngủ được. Thấy Dzu hay thức khuya làm việc, tối nào anh Xuất cũng pha sẵn cho Dzu bình trà, thỉnh thoảng nấu cho Dzu tô cháo ăn khuya. Điều kiện làm việc trên gác gió của anh Xuất rất tốt, chỉ không thể vào mạng internet được thôi. Điều này cũng hợp với tính cách nghệ sĩ, từng xuất thân là ca sĩ của anh Xuất. Anh Xuất trước đây học thanh nhạc ở Nhạc viện Sài Gòn, cứ cầm  bản nhạc lên, dùng ghi ta dạo qua một hai lượt là hát được. Vì vậy, anh Xuất rất ghét phụ thuộc vào máy móc, làm thơ viết nhac là vào những lúc ngẫu hứng bất chợt, chỉ khi viết bài tham luận các hội thảo khoa học,  mới phải khép mình vào việc tìm kiếm tư liệu trên sách báo, bởi vậy cháu Khánh con trai anh, mua cho anh cái máy vi tính để bàn, anh đem cho cháu nội, còn thì chỉ sắm tủ sách để tra cứu.

 

Dzu từ năm1985, khi lần đầu lên Đạo Nghĩa, đã biết anh Xuất là người tài hoa, và phải nói là cả đào hoa nữa. Chị Tình là con gái thứ ông Bồng, bà con bên họ ngoại của Dzu, lúc trẻ đẹp có tiếng cả một vùng, không thiếu gì người đeo đuổi, việc chị chọn anh Xuất, chắc chắn là vì bởi sự tài hoa của anh. Lần này sống suốt mười ngày trong nhà anh chị, Dzu mới vỡ lẽ ra chuyện này. Hồi ấy anh chị cùng đi dự đám cưới. Anh Xuất gặp người bạn gái cũ thời còn đi học, nên nổi hứng hát liền mấy bài, với ý định dùng giọng hát chinh phục cô bạn gái của mình, ai dè đối phương không chết, mà chị gái họ ngoại của Dzu lại trúng đạn, trở thành vợ của chàng ca sĩ lãng tử. Qua những năm 90 của thế kỷ 20, cà phê và hồ tiêu Tây Nguyên rớt giá thảm hại, các con lại còn nhỏ, từ một người đàn ông chỉ biết ôm đàn ca hát, anh Xuất vì cuộc mưu sinh vất vả cùng vợ nuôi con, đã phải xuôi ngược đi buôn hàng họ từ Đăk R’Lâp về Sài Gòn. Đi buôn hồ tiêu lúc ấy một lời mười, nhưng xác xuất xui xẻo bị bắt, bị tịch thu, bị phạt dọc đường rất cao. Đã có lúc anh Xuất phải cùng bạn thuê xe ben, đổ hồ tiêu vào ống thủy lực đấy thùng xe. Qua truông trót lọt vài lần, nhưng đi đêm mãi thì nhất định có ngày gặp ma, cả trăm ký hồ tiêu chứa trong ống thủy lực bị phát hiện. May mấy anh thuế vụ thấy tướng mạo nghệ sĩ của anh Xuất, lại khâm phục cách giấu hàng có một không hai của anh, nên đã làm ngơ cho qua trạm. Bể mánh nên anh Xuất xoay qua khai phá hàng mấy mẩu đất duới thung lũng làm ruộng, phá núi trồng hàng mấy mẩu bắp, khoai mì, nuôi hàng chục con heo. Ai có ngờ, anh chàng nghệ sĩ lãng tử, từng đi hát phòng trà hàng đêm ở Sài Gòn, lại trở thành nông dân sản xuất giỏi, được báo ĐăkLăk ca ngợi là tấm gương sáng trong lao động sản xuất, được tỉnh mời lên báo cáo điển hình. Thời đó Dzu có lên thăm, và rất thích cuộc đất mà anh Xuất và chị Tình chọn lập nghiệp, bởi nó là cuộc đất thoai thoải chạy lên cao dần theo thế thoai thoải của sườn núi, lại gần một con suối, sơn thủy hữu tình. Đất đai đắc địa làm vậy, nghiệp nhà nông lại đang phất, nhưng đùng một cái, anh Xuất bàn với chị Tình bán như không, ra Kiến Đức mua liền mấy héc ta đất mặt tiền. Đất ấy đến nay mà con, vợ chồng anh Xuất, chắc chắn không phải mười lần tỉ phú, mà phải tới ba chục lần tỉ phú. Vì sao ư? Vì anh Xuất dù có được báo chí ca ngợi lên mây là nông dân sản xuất giỏi, thì bản chất con người tài hoa của anh, vẫn là con người nghệ sĩ, làm sao mà gắn bó cả đời với chăn nuôi trồng trọt. Lại vì kiến Đức, tuy đã là phố núi từ lâu, nhưng mãi sau năm 2000 Nhà nước mới tách ra thành hai tỉnh Đăk Nông Đăk Lăk, đâu đã sầm uất như bây giờ, anh Xuất mà ra đó lập nghiệp, thì xa hẳn bà con bên vợ, lấy ai giúp đỡ cho đàn con còn nhỏ. Vậy là thêm một lần lại bán xới tất cả, kéo cả nhà về chợ Đạo Nghĩa, dựng căn nhà rộng cả trăm mét vuông buôn bán. Chị Tình lúc này bán tạp hóa. Anh Xuất thì hùn hạp với anh Tín, một người bà con bên họ ngoại của Dzu, mở chung quán cầy tơ bảy món. Anh Xuất lúc này còn vụng đường chế biến món ăn,  nhưng lại giỏi chèo kéo khách hàng, mọi việc nấu nướng đều phải dựa vào anh Tín. Cả hai đều giao thiệp rộng, lại mới mở quán, vốn liếng còn eo hẹp, nên khi khách là người quen anh Tín, thì anh Tín phải biến lên gác ngồi trốn, còn khách quen với anh Xuất, thì anh Xuất phải lặn. Có hôm anh Tín đang phải ém trên gác lánh mặt, thì khách đòi ăn nhựa mận, anh Xuất phải giả đò đi toa lét, leo lên gác hỏi cách nấu. Khách gọi xong nhựa mận lại goi thêm món khác, trúng món anh anh Xuất mù tịt cách chế biến, lại  phải mò lên gác hỏi sư phụ. Cái sự ngặt nghèo thời hàn vi ấy đâu chỉ có vậy, bởi lắm lúc khách hàng là bạn thân quen của cả hai, thì có mà trốn đi đằng trời. Bởi vậy rốt cùng, chưa được một năm cả hai đã sạt nghiệp. Anh tín xoay qua mua bán vật liệu xây dựng, phát lên thành tỉ phú. Còn anh Xuất thì… máu mê ca hát, phải nương vào việc bán đồ ăn hàng ngày của vợ. Mùa rong Tây Nguyên năm nay, Dzu sống với anh Xuất mười ngày, chứng kiến hàng ngày bà chị họ phải cấp lương cà phê thuốc lá cho ông anh, đổ xăng cho ông anh chở chú em rong rêu lên rừng lên núi. Có lẽ cánh nghệ sĩ, dù ở đâu thì cũng giông giống thi sĩ Tú Xương, nhất nhất đều phải cậy vào váy vợ, phải bắt chước cụ Tú Hà Nam, tụng vợ là “nuôi đủ năm con với một chồng”. Cái sự “nuôi đủ” đấng lang quân của bà Tú bán hàng xáo gạo ở Hà Nam thế nào, thiên hạ đã rõ, vì cụ Tú hay đi ả đào lắm, nhưng còn may là thời đó đã làm gì có nhà hàng năm sao mười sao, các em chân dài uống bia cao cấp như uống nước, gặp các thi sĩ là cứ đòi phải vi vu vi vu, đâu có biết, các thi sĩ “ra đường võng giá xênh xang, về nhà hỏi vợ cám rang đâu mày”. Dzu kể cho vui, và cũng để bạn bè hiểu cho ông anh rễ bên họ ngoại của Dzu. Có lần đi Nhân Cơ, Dzu tình cờ nghe ông anh ăn  lương vợ gọi điện cho con gái ở Ban Mê, nói rằng mày nạp gấp vào máy cho ba ít tiền, chứ không thì ra Kiến Đức ba không gọi cho ai được, bỏ đói chú Tâm mày bây giờ. Ấy đấy, cũng như chuyện có lần anh Xuất xuống Sài Gòn, gặp Lê Cung Bắc, anh em mừng húm, kéo nhau vào quán sang, gọi hết món này món khác, chừng gần tàn cuộc mới té ngửa, anh Xuất tưởng Lê Cung Bắc là nghệ sĩ lớn có tiền, Lê Cung Bắc thì tưởng anh Xuất đi buôn cà phê có tiền, giờ lâm cảnh ngặt, Lê Cung phải cầm ca sĩ ngồi bàn, chạy đi kiếm tiền. Thời bao cấp, nhậu hơn một triệu đâu phải là chuyện nhỏ, cô chủ quán xinh đẹp thấy nhà thơ ngồi cò cưa một mình, bộ dạng như gà cồ mắc nước, thì hiểu ra chuyện gì, lền mở lời, em thấy hai anh quen quen, hình như là gặp ở trong phim, nếu kẹt tiền thì cứ thiếu, bao giờ có trả em cũng được. Nước cùng, ca sĩ đành phải tình thiệt mà khai, rồi đọc thơ, rồi hát cho cô chủ quán xinh đẹp nghe. Chừng diễn viên Lê Cung kiếm được tiền chạy đến, thì ca sĩ nhà thơ đã say khướt đứ đừ cô chủ quán, đến mức không còn đứng dậy được mà về.

 

Những ngày Dzu lên Đăk R’Lâp, là những ngày cao nguyên mưa mù mịt, đất đỏ ba gian cứ nhảo ra như bột dẻo, đi giày da là một sai lầm đến mức ngu ngốc. Ngày thứ hai ở Đạo Nghĩa, khi Dzu đến thăm vợ chồng anh Tới chị Lý, đôi giày của Dzu đã lấm lem đất đỏ, đôi tất thì ướt sũng. Anh Tín nhìn thấy, kêu cháu Hồng Ánh cầm tiền chạy đi mua cho Dzu đôi dép mủ. Cháu mua về, thấy không vừa chân, anh Tín lại nói cháu Ánh chạy đi đổi đôi khác. Nếu không nhờ có đôi dép nhựa, chắc chắn đôi giày da của Dzu đã thành tổ cóc chết, làm sao mà đi nơi này  nơi khác. Và anh Tín, hình như hôm nào không đi đâu, sáng sớm cũng đến nhà anh Xuất uống cà phê với Dzu, mua cho Dzu gói thuốc, đúng với gu Dzu hút hàng ngày. Hôm anh có việc phải đi Vũng Tàu, anh gọi điện cho anh Xuất, bảo nhất định phải giữ Dzu lại, đợi anh về chén thù chén tạc một bữa. Nhà anh Tín ở gần nhà o Hiếu, vai em bên họ ngoại của Dzu, nên lần nào lên Tây Nguyên, hễ ghé chơi nhà anh Tín, Dzu cũng phải ghé thăm cô em họ. Bữa gặp bữa không, nhưng hễ gặp thì vợ chồng cô em cứ nhất thiết mời Dzu ở lại dùng cơm, mà lần nào cũng như lần nào, anh Tín đã dọn cỗ sẵn, chẳng lẽ Dzu lại từ chối. Cũng là bà con bên họ ngoại cả, mong o Hiếu hiểu và thông cảm cho Dzu. Như hôm vợ chồng Phương Loan đưa các con đi du lịch Nha Trang về, dì Thỉ đến tận nơi, dặn đi dặn lại buổi chiều nhớ đến chơi, vì các em mới về, mua không biết bao nhiêu là đồ biển. Nhưng khổ nỗi, Dzu với anh Xuất rong rêu cả ngày, về tới nơi thì gặp khách đến thăm, Dzu bỏ đi sao được.

 

Bà con bên họ ngoại của Dzu lên Đạo Nghĩa làm ăn từ thời ông Ngô Đình Diệm còn làm tổng thống, tức từ những năm 1960, tính đến nay đã hơn nữa thế kỉ. Ông bà Bồng đều đã mất, con cái đã lên ông lên bà, các cháu đều đã thành đạt. Chẳng hạn cháu Liễu con anh Tới, năm 1985 khi Dzu lần đầu tiên lên Tây Nguyên, cháu vẫn còn nhỏ. Ba ngày cuối trong chuyến đi mười ngày ấy, khi Dzu trốn xuống cái lều dưới chân núi suốt ba ngày để viết nhạc, trưa nào cháu cũng lủn củn đem cơm xuống cho Dzu, chống cằm ngồi nghe các ca khúc mới của Dzu.  Cháu Cường cháu Phong lúc đó vẫn còn là con nít xong xỏng, thích cởi trần hơn thích mặc áo. Một hôm trời tuôn mưa rào xối xả vào lúc xế trưa, Dzu ngồi trong nhà nhìn ra vườn hồ tiêu, thấy cóc ở đâu nhảy ra nhiều vô thiên lủng, Dzu nói hai cháu xách thùng theo Dzu đi bắt cóc. Chớp chá không đầy nửa tiếng đồng hồ, Dzu bắt được cả nửa thùng cóc, đem về làm thịt, nhờ chị Lý xào lên nấu cháo. Đến chiều, khi dọn cơm, Dzu thấy mâm cơm đầy tú hụ một dĩa thịt heo rừng, lại thêm một nồi măng hầm giò heo, thêm một thùng bia Sài Gòn, tịnh cháo cóc là không thấy đâu cả. Hỏi thì anh Tới nói, cháo cóc nấu xong rồi, nhưng không ai dám ăn vì sợ trúng độc. Thấy Dzu ăn cháo cóc ngon lành, các cháu mới đòi ăn cho biết, nhưng anh Tới nói, để anh ăn trước, nếu không có gì thì các cháu mới được ăn. Gần ba chục năm từ bữa ăn cháo cóc ấy, nay ở xã rừng Đạo Nghĩa, cóc đã trở thành của quý, bói cũng không kiếm ra để bắt. Thế sự đổi thay. Thế gian biến cải. Đời sống bà con tấn tới mỗi ngày. Người khôn đâm ra của khó. Sau mồi ngày băng rừng lội suối, nay muốn có nồi cháo cóc ăn bồi dưỡng cho lại sức, đâu còn là chuyện dễ dàng như thời xa xưa ấy nữa.

 

Nhớ hôm nào, mới hừng đông, dì Thỉ đã tới nhà chị Tình, dặn Dzu hôm nay đi đâu thì đi, tới trưa nhất thiết phải đến nhà vợ chồng Đức Thúy ăn cơm trưa. Vậy là sẵn dịp, Dzu nhờ anh Xuất chở đi thăm nhà o Dung, nhà vợ chồng Hoạt, là các con của ông Thạc, bà con rất gần bên họ ngoại của Dzu. Các em bây giờ đều đã khá lên, tuy nhiên so với người ta thì cũng không phải là giàu có gì. Như cháu Liễu, nhà rộng tới bốn trăm mét vuông, đồ nội thất toàn bằng gỗ quý nhóm một, nội cao su đã mỗi ngày thu cả chục triệu. Cháu Cường có vài chục héc ta cao su, cà phê, hồ tiêu, nhà có hai cửa hàng, có ba xe tải 3,5 tấn, có cả xe hơi hai cầu giá bạc tỉ. Cháu Phong thì nuôi hàng trăm con heo, mỗi lần xuất chuồng vài tấn thịt.  Vợ chồng cháu Nguyệt con anh Xuất, sắm cả xe For của Hoa Kỳ để thỉnh thoảng cả nhà đi chơi. Cháu Đào con gái anh Tưởng, nhà xây bên Quảng Lộc Nghĩa Thắng, Dzu mới nhìn đã hết cả hồn, bởi chí ít cũng phải gần hai tỉ đồng mới xây nổi, nội bộ xa lông gỗ quý trong nhà, ít gì cũng phải trên ba trăm triệu đồng. Cháu Anh, hàng năm phải nuôi vài ba công nhân cạo mũ cao su, trả lương mỗi ngày mỗi người gần năm trăm ngàn đồng. Cháu Hải, mở cả trang trại chăn nuôi trâu bò, cao su, cà phê, hồ tiêu bạt ngàn.

 

Như vợ chồng Đức Thúy, sống thuần bằng nghề nông, nhà cũng thường trực phải thuê hai người làm công nhân cạo mũ cao su. Đức là vai em bên họ ngoại của Dzu, có ba đứa con trai. Đứa lớn học chưa xong trung học phổ thông thì nghỉ. Đức nói, thằng lớn như vậy là xong, ở nhà trồng tiêu cà với tía nó, thằng giữa thì phải lấy cho được bằng cử nhân, còn thằng út thông minh, em đầu tư ăn học tới bến, không có bằng tiến sĩ thì không được với vợ chồng em. Tôi nhìn cơ ngơi của chú em họ mà mừng. Mới hồi nào, còn nghèo xơ nghèo xác, nay nhà rộng gần tám trăm mét vuông, thu nhập từ cao su mỗi ngày không dưới triệu đồng. Anh cả của Đức là thầy Văn, hiệu trưởng trường dân tộc nội trú ở thị trấn Kiến Đức, sánh thế nào được, ngoài cái sự cả hai vợ chồng đều là giáo viên ăn lương nhà nước.

 

Kể hoài cũng không hết, bởi Tây Nguyên núi vút cao, sông suối chảy ào ào, khan ĐamSan, khan Xinh Nhã dài như tháng như năm, tình người thắm tươi như đất đỏ, mọc lên bạt ngàn cao su, cà phê và hồ tiêu. Thôi thì đành hẹn viết dần dần vậy. Của ăn không hết thì còn đó. Có mất đi đằng nào.

 

HTT

 

alt

 

Dzu cùng anh Nguyễn Tưởng và cháu Trần Văn Vĩnh- kiểm lâm viên vườn quốc gia Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng

 

alt

 

một con đường đang mở, nối liền Đăk Sin Đăk R'Lâp với Đà Lạt

 

alt

 

phút dừng chân bên đường

 

alt

 

alt


mời các bạn đi thăm công trình thủy điện 5 Lâm Đồng

hotinhtam


Ảnh lấy trong loạt phóng sự ảnh của Dzu và nhà thơ Lê Đình(Lê Đình Xuất) thực hiện để chào mừng kỉ niệm 10 năm thành lập tỉnh Đăk Nông, tháng 7 năm 2013, tại huyện Đăk R'Lâp tỉnh Đăk Nông.
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt

 

alt
 
lán trại bên đường của công nhân xây dựng
 
alt
 
mặt đường rất phẳng nhưng nhuộm đầy bụi đỏ
 
alt
 
trạm kiểm soát bên đường thoi loi giữa trống vắng giữa rừng đại ngàn
 
alt
 
đất đỏ và trùng điệp rừng núi ngút ngàn
 
alt
 
đường mở tới đâu chắc chắn phá rừng tới đó bởi lực lượng kiểm lâm rất mỏng
 
alt
 
thỉnh thoảng mới thấy một khu vực có lán trại của công nhân mở đường
 
alt
 
công nhân đi làm hết nên nhà cửa rất trống vắng

 

alt
 
mặt đường rất dễ làm xe hon đa trượt ngã vì có nhiều đá dăm do xe tải làm rơi xuống khi vận chuyển đến công trường
 
alt
 
sức người bạt núi mở đường

alt
 
vài năm nữa các tuyến đường rừng sẽ nối nhau như mắc cửi
 
alt
 
chiếc xe ben đang đổ đá mở đường
 
alt
 
một bãi tập kết xe giữa đại ngàn


alt
 
đưa điện lên rừng để làm thủy điện dẫn điện về xuôi
 
alt
 
trời nắng thì sợ bụi, trời mưa thì sợ đá băng đất đổ
 
alt
 
hai bên đường là rừng già đại ngàn
 
alt
 
bóc núi để lấy đá làm vật liệu
 
alt
 
rừng vẫn bạt ngàn Trường Sơn hùng vĩ
 
alt
 
đường mở về tương lai

 

alt
 
con người thật nhỏ bé nhưng lại vĩ đại biết bao khi mở đường vượt núi cao rừng thẳm
 
alt
 
Tây Nguyên của trời xanh và rừng già
 
alt
 
một người công nhân mở đường
 
alt
 
hai bên là vách núi đá sừng sững
 
alt
 
anh Lê Đình Xuất chạy xe, Dzu ngồi phía sau chụp ảnh
 
alt
 
đường ngoằn ngoèo lên dốc xuống đèo
 
alt
 
không cẩn thận bị đá băng bất ngờ rất nguy hiểm
 
alt
 
nhất là ở những chỗ cua có vực thẳm hun hút
 
alt
 
bên phải là vực sâu, bên trái đá núi rơi xuống liên tục, vì đường đang mở chưa ổn định
 
alt
 
đỉnh đập cách 2 km, leo lên nhìn xuống chóng cả mặt

 

alt
 
xe xúc đất vẫn liên tục phải làm việc
 
alt
 
dòng nước ngọt ứa ra từ vách núi
 
alt
 
đổ đất để mở rộng các khúc cua nguy hiểm
 
alt
 
vực sâu hun hút
 
alt
 
không đến tận nơi bạn rất khó hình dung ra độ nguy hiểm của vực núi
 
alt
 
bạn thử hình dung... nếu các cây đại thụ này bất ngờ bị đổ xuống đường


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

tinhtam
Họ tên: Hồ Xuân Tâm
Nghề nghiệp: nhà văn
Sinh nhật: : 11 Tháng 11 - 1952
Nơi ở: thị xã Vĩnh Long
Yahoo: hotinhtam52  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
xin gởi con Người tình yêu bỏng cháy của tôi

Bạn bè
thanhquoc
thanhquoc
baomuahe
baomuahe
Nguyễn Ý Lan-SKHCN
Nguyễn Ý Lan-SKHCN
le_phi47
le_phi47
[email protected]
hoang_lan_20042002@hopthu.com
Hoa Bách Hợp
Hoa Bách Hợp
anh dại khờ
anh dại khờ
_.MTk_
_.MTk_
Link17493
Link17493
meocon_1990
meocon_1990
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

thời tiết, tin nhanh, vàng, tỉ giá
thời tiết, tin nhanh, vàng, tỉ giá

Thời tiết

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com