Thông tin cá nhân
Bài viết cuối
I Love D. !
![]() __for hubbie^^__ »»-(¯`v´¯)--» Love
![]() Đừng bao giờ
Đừng bao giờ che giấu cảm xúc thực của bạn. Hãy cười lên khi bạn cảm thấy hạnh phúc. Và đôi lúc bạn có thể khóc khi cảm thấy yếu lòng.
Đừng bao giờ ngừng nỗ lực. Nỗ lực sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn và đạt được những kết quả tưởng chừng không thể. Đừng bao giờ đặt tất cả ghánh nặng của thế giới trên đôi vai nhỏ bé của bạn, hãy biết chia sẽ khi cần thiết. Đừng bao giờ lo sợ trứơc tương lai. Nếu sống trọn vẹn cho ngày hôm nay thì một ngày mai tốt đẹp chắc chắn sẽ đến với bạn. Đừng bao giờ để mình bị tuột dốc vì mặc cảm lỗi lầm. Phải biết chấp nhận, đứng lên và học từ những thất bại đó! Đừng bao giờ cảm thấy đơn độc, vì đâu đó vẫn có những người sẳn sàng chia sẽ cùng bạn - đó chính là bản thân bạn. Đừng bao giờ nghĩ rằng số phận không bao giờ mĩm cười đối với bạn, hay bạn không thể thành công. Cánh cửa không bao giờ đóng mãi, mọi khó khăn đều có thể vượt qua, mọi thử thách đều có thể chinh phục. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin và từ bỏ những ước mơ, khát vọng của chính mình ![]() |
![]() Mặc dù cô gái rất yêu chàng trai, nhưng khi hai người gặp nhau cô luôn hỏi: ?Anh có yêu em nhiều không??. Cô hay bực bội do chàng trai không trả lời như ý cô mong muốn. Và áp lực của gia đình khiến hai bạn trẻ bất hoà. Cô thường trút giận lên chàng trai. Về phía mình, chàng trai luôn chịu đựng trong im lặng. Sau một năm tốt nghiệp, anh quyết định đi du học. Trước khi ra đi anh đã cầu hôn với cô gái: ?Anh biểu lộ tình cảm của mình bằng lời nói không giỏi, nhưng tất cả những gì mà anh biết là anh yêu em. Về phía gia đình, anh sẽ cố gắng hết sức thuyết phục gia đình em đồng ý. Em thuận ý làm vợ anh chứ??. Cô gái ưng thuận và với sự quyết tâm của chàng trai, cuối cùng gia đình cô gái cũng nhượng bộ và đồng ý cho họ kết hôn với nhau. Trước khi chàng trai đi học, hai người làm lễ đính hôn. Cô gái tham gia công tác xã hội trong khi anh tiếp tục học ở nước ngoài. Họ bày tỏ tình cảm của mình qua những lá thư và điện thoại. Tuy có sự khó khăn nhưng họ vẫn luôn nghĩ về nhau. Một ngày nọ cô gái bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Khi tỉnh dậy cô thấy cha mẹ mình bên cạnh giường. Cô cảm nhận được tình trạng tồi tệ của mình. Nhìn thấy mẹ khóc, cô muốn làm cho mẹ yên lòng nhưng những gì cô có thể thốt ra chỉ là tiếng thở dài. Cô đã mất đi giọng nói. Bác sĩ bảo rằng tai nạn đã gây tổn thương não của cô và khiến cô không thể nói được nữa. Cô suy sụp mặc dù cha mẹ cô động viên rất nhiều. Trong suốt thời gian ở bệnh viện cô chỉ biết khóc trong thầm lặng. Xuất viện về nhà, tình trạng của cô cũng chẳng thay đổi gì. Mỗi khi có tiếng chuông điện thoại reo, cô có cảm giác như từng nhát dao đâm vào tim. Cô không muốn cho anh biết và càng không muốn trở thành gánh nặng của anh. Cô viết cho anh một lá thư nói rằng cô không còn đủ kiên nhẫn đợi chờ anh nữa. Cô gửi lại anh chiếc nhẫn đính hôn. Chàng trai gửi hàng ngàn lá thư và gọi biết bao cuộc điện thoại nhưng cô không trả lời và chỉ khóc. Cha mẹ cô quyết định chuyển nhà, hy vọng rằng cô sẽ thật sự quên những gì đã xảy ra để có thể sống yên ổn. Cô gái học ngôn ngữ cử chỉ và bắt đầu một cuộc sống mới. Mỗi ngày cô tự nhủ hãy quên anh ấy đi. Nhưng một hôm, bạn của cô đến cho hay anh trở về. Cô van xin người bạn đừng cho anh biết chuyện gì đã xảy ra với cô. Từ đó cô không nhận được tin tức gì của anh. Một năm trôi qua, người bạn của cô đến thăm và trao cho cô thiệp mời dự lễ kết hôn của anh. Trái tim cô gái tan vỡ. Khi mở thiệp cưới cô thấy tên mình trong tấm thiệp. Ngước lên cô thấy anh đang đứng trước mặt. Chàng trai dùng cử chỉ nói với cô gái: ?Một năm qua anh đã dành thời gian học ngôn ngữ này. Chỉ để em hiểu rằng anh không quên lời ước hẹn của chúng ta. Hãy cho anh có cơ hội nói với em rằng anh yêu em?. Anh lồng chiếc nhẫn vào tay cô gái. Cuối cùng nụ cười đã trở lại trên môi cô. Tôi viết truyện này theo lời yêu cầu của các bạn tôi. Tôi tên Mildred Hondorf. Tôi là một cựu giáo viên dạy âm nhạc tại DeMoines, Iowa. Hơn 30 năm liền tôi thường tìm thêm nguồn lợi tức cho mình bằng cách dạy đàn dương cầm. Trong những tháng ngày đó tôi nhận thấy rằng trẻ em có năng khiếu âm nhạc khác nhau. Tôi chưa bao giờ có cái vinh dự được làm thầy của một học trò cưng thần đồng mặc dù nhiều học trò của tôi rất có thiên tài. Tuy nhiên tôi lại có nhiều kinh nghiệm về "học sinh khó dạy". Một trong những trò "khó dạy" đó là em Robby.
Mẹ của em (một người đàn bà không chồng) cho em học đàn từ năm 11 tuổi. Tôi thì muốn học trò (nhất là con trai!) bắt đầu ở tuổi nhỏ hơn, tôi có giải thích điều này cho Robby. Em nói với tôi mẹ em luôn mơ ước được nghe em đánh đàn dương cầm. Vì vậy tôi chấp nhận dạy em học. Hà! Ngay từ lúc Robby bắt đầu học tôi đã nghĩ đây là một chuyện vô vọng. Em không có khiếu âm nhạc mặc dù em gắng hết sức, em không cảm nhận được cái cơ bản về tiết tấu và giai điệu để có thể tiến xa. Nhưng em luôn cẩn trọng xem lại các nốt nhạc và vài điều cơ bản mà tôi bắt tất cả các học sinh phải học biết. Mấy tháng trường em miệt mài cố gắng trong lúc tôi cũng cố gắng chịu đựng nghe em đàn và tôi tìm cách khuyến khích tinh thần em. Mỗi tuần khi xong bài học, em luôn nói "Một ngày nào đó mẹ em sẽ được nghe em đàn". Tôi thì hoàn toàn không thấy có hy vọng gì. Em thật sự không có năng khiếu bẩm sinh chút nào. Tôi chỉ biết sơ sài về mẹ em khi bà mang em đến trường và khi bà đợi đón em về trong chiếc xe đã quá tuổi. Bà luôn vẫy tay chào và nở nụ cười nhưng không hề ghé vào. Rồi một ngày kia em không đến trường nữa. Tôi có nghĩ đến việc gọi điện thoại cho em nhưng lại cho rằng chính em đã nhận ra mình không có khả năng về âm nhạc nên tự em đã chọn con đường khác. Tôi cũng mừng khi em không đến học vì đúng ra em là một học sinh tôi không nên có! Nhiều tuần lễ trôi qua, tôi gởi về nhà các học sinh giấy báo về một buổi biểu diễn. Tôi ngạc nhiên khi Robby cũng nhận được giấy báo, em gọi tôi xin cho được tham gia. Tôi cho em biết buổi biểu diễn chỉ dành cho những học sinh đang còn theo học với tôi, em đã bỏ học nên em không đủ tiêu chuẩn tham dự. Em cho tôi hay mẹ em bị bệnh nên không thể mang em đến trường, nhưng em vẫn chuyên cần tập đánh đàn. "Thưa cô Hondorf ... Em thật sự muốn được tham gia!", em nài nỉ. Tôi không biết lý do nào đã khiến tôi chấp nhận cho em tham gia buổi biểu diễn. Có thể là vì lòng kiên trì của em hoặc vì trong thâm tâm tôi có điều gì đó cho tôi biết cứ yên tâm để em tham gia. Đêm biểu diễn vận động trường trung học đầy người, nào là cha mẹ, bạn bè và thân bằng quyến thuộc. Tôi sắp xếp để Robby trình diễn cuối cùng trước khi tôi lên khán đài nói lời cám ơn tất cả các học sinh và dạo một bài chót. Tôi nghĩ tôi sẽ giới hạn được những cảm giác xấu khi Robby trình diễn và tôi luôn có thể cứu vớt khi tôi biểu diễn bài "hạ màn" của tôi. Buổi trình diễn không gặp trở ngại nào. Các học sinh đều chuyên cần tập luyện và điều đó thể hiện qua cách chơi của mỗi em. Đến phiên Robby lên khán đài. Quần áo em nhàu nát và tóc em bù xù như tổ quạ. "Tại sao em không ăn mặc như những học sinh khác?" Tôi nghĩ thầm "Ít ra mẹ em phải bắt em chải đàu cho buổi tối đặc biệt này chớ?" Robby kéo ghế ngồi. Tôi ngạc nghiên khi em tuyên bố em chọn chơi bài Concerto số 21 của Mozart cung Đô Trưởng. Tôi thật không chuẩn bị sẵn tinh thần khi nghe em chơi. Ngón tay em nhẹ nhàng lướt trên bàn dương cầm, chúng nhảy múa trên phím đàn. Em chuyển từ pianissimo sang fortissimo...từ allegro đến virtuoso. Cung bậc em chơi chắc cũng làm chính nhạc sĩ Mozart hài lòng. Tôi chưa bao giờ thưởng thức Mozart hay như vậy từ một bé trẻ tuổi như em. Sau sáu phút rưỡi em chấm dứt bài bằng một ngón grand crescendo và mọi người đứng dậy điên cuồng vỗ tay tán thưởng. Tôi chạy lên khán đài ôm chầm lấy em mà xúc động không cầm được nước mắt. "Cô chưa bao giờ nghe con chơi hay như vậy, Robby! Em làm sao đạt được trình độ này?". Qua máy khuyếch đại âm thanh em giải thích "Thưa cô Honford ... cô có nhớ em nói với cô mẹ em bị bệnh? Thật ra mẹ con bị ung thư và mẹ qua đời sáng nay. Cô ơi ... mẹ bẩm sinh bị điếc, cho nên hôm nay là lần đầu tiên mẹ nghe em chơi đàn. Em muốn bài nhạc em chơi phải thật đặc biệt để tặng mẹ". Không ai mà không ngẹn ngào rơi lệ đêm hôm đó. Khi người của phòng Xã Hội dẫn em từ khán đài xuống để chuẩn bị cho em vào nhà cha mẹ nuôi, tôi thấy chính họ cũng đỏ ngầu cặp mắt. Tôi nói với chính mình: lòng tôi đã giàu có thêm biết bao nhiêu khi nhận em Robby làm học trò. Không, tôi chưa bao giờ có một học trò cưng thần đồng nhưng đêm đó tôi trở thành học trò cưng ... của Robby. Em là thầy giáo và tôi là người học trò, chính em đã dạy tôi ý nghĩa của lòng kiên trì, của tình yêu thương, của sự tự tin và ngay cả việc đặt niềm tin vào một người khác mặc dù mình không rõ tại sao. Sau khi tham gia trận chiến Bảo Sa Mạc (Desert Storm), chuyện của em Robby còn có ý nghĩa đặc biệt hơn nữa đối với tôi, Robby bị giết trong cuộc nổ bom toà nhà Liên Bang Công Sự Alfred P. Murrah tại thành phố Oklahoma vào tháng Tư năm 1995, người ta nói lúc đó em đang ... trình diễn dương cầm. Đừng nhớ anh trong những đêm chưa ngủ
Kẻo hôm sau lại nũng nịu bắt đền Anh có trả cách nào cũng không đủ Bé sẽ hờn, anh sẽ thấy không yên. Đừng nhớ anh giữa đám đông bè bạn Đứng ngẩn ngơ bọn chúng sẽ trêu cười Mà anh biết: bé anh chúa lãng mạn Đỏ mặt rồi giận đến phát khóc thôi. Đừng nhớ anh trong chiều mưa đầy gió Kẻo hạt mưa ướt thẫm đôi mi buồn Tay sẽ lạnh và thèm bên anh đó Ngắm đôi người khúc khích, tủi thân hơn. Đừng nhớ anh... à mà... bé cứ nhớ Để cho anh không "bắt chước" dỗi hờn Chỉ đôi lúc chân một mình qua phố Xin bé đừng cúi mặt :"Ta cô đơn Chẳng hiểu sao nó lại có cái tên Diệu Hiền? Thật là khó tin. Cứ một trăm lần tới lớp thì y như rằng một trăm lẻ một lần tôi bị nó ăn hiếp. Ngay từ buổi học đầu tiên là đã dự báo cho tôi chuyện chẳng lành.
___ - Ê! ___ Tôi cảm thấy nhột nhột ở sau gáy. ___ - Ê! ___ Rụt rè, tôi quay thật chậm cái cổ dài của mình 180 độ. Trước mặt tôi là con bé đen thui . Mái tóc xù cứng đơ mà nó đội trên đầu trong thật ngộ. ___ - Bạn gọi tui? ___ - Chứ còn ai nữa? ___ Nghe cái giọng đầy vẻ gây sự, tôi đâm ra cảnh giác. ___ - Bạn gọi tui chắc có chuyện gì? ___ Nó phán ngay : - Đúng rồi! Ông thông minh lắm! Tui đề nghị thế này. Hoặc, ông ngắt dùm cái đầu để lên bàn. Hoặc là ông chịu khó ra phía sau ngồi dùm. Tui không có thấy cái chi chi trên bảng hết. ___ - Ơ... ơ.... - Tôi đâm ra lúng túng - Tui bị "cận" mà! ___ - Thì tui đâu có ý định tước đoạt hai mảnh ve chai dễ thương của ông đâu!? ___ Vưà mắc cỡ vừa tức giận, tôi chẳng biết làm sao hơn là thu xếp tập vở để chuyển "hộ khẩu" đi nơi khác. Thật là khó khăn khi phải từ bỏ cái thói quen ngồi bàn nhất từ lớp sáu đến giờ. ___ Nhưng tới lúc nó đứng dậy đi ra ngoài để đổi chổ, tôi mới vở lẽ. Một con nhỏ lùn xủn. Đầu đuôi chừng một tấc nếu dùng nghệ thuật "thậm xưng". Còn nếu mà tả thực bằng thước dây của má tôi thì chắc nó chưa được một thước rưỡi. ___ Khi đã yên vị ở chổ ngồi mới, cái đầu xù của nó quay ngoắt xuống phía bàn dưới - chỗ cũ của nó - bây giờ là của tôi, và nháy mắt ra vẻ anh chị : ___ - Cảm ơn ông nghe. Nhưng mà đừng có ám hại sau lưng để trả thù à! Vưà nói nó vừa cười. Chưa hết, nó còn trợn mắt với tôi một cách tinh nghịch. Lúc này, tôi mới phát hiện ra. Ngoài cái nước da bánh ít đường mía, nó còn có một đôi mắt đen như hai hột nhãn. ___ Một lần, sau tiết học cuối, đang luýnh quýnh thu dọn "chiến trường" để chuẩn bị ra về, bỗng từ phía trước bốn năm quyển tập bay đánh phịch xuống bàn làm tôi giật mình nhảy nhổm. Chưa kịp hoàn hồn, tôi đã nghe nó "ra lệnh": ___ - Ông làm việc từ thiện nghe! Chép bài dùm cho tui về quê, mai mốt xin hậu tạ. ___ Hóa ra nhà của nó không phải ở đây. Thi tuyển vào lớp mười, điểm cao, nó lặn lội ra thị xã học ở trường "chọn" của tỉnh, để rồi ngang nhiên vô lớp 10A1 trù ám cái thằng tội cận thị khờ dại này. ___ Và, như một cơn mưa đầu muà thất thường, sau ba ngày biến mất, nó lại xuất hiện đột ngột không báo trước. Đặt biệt là nó có quà "hậu tạ" cho tôi thật. ___ - Của ông nè! ___ Vừa nói, nó vưà giúi vào tay tôi một gói nhỏ bọc bằng giấy nhật trình. Không biết sao, tôi đâm ra cảm động. Một chút hối hận khi mấy ngày qua chép bài cho nó, tôi vừa "rủa" nó không tiếc lời... ___ - Chữ của ông xấu òm. ___ Trời ạ! Công tôi "gò" viết muốn rụng cả tay. Đúng là... ráng nuốt cục tự ái to đùng vào bụng, tôi tò mò : ___ - Tui mở quà ra xem nghe! - Cứ tự nhiên - Giọng của nó thật là tinh quái. ___ Tôi chột dạ : ___ - Bạn làm tui hồi hộp quá! ___ Sau đúng ba lớp giấy là cái bọc ni lông đầy những trái màu đen. Nó nhỏ và dài bằng que tăm bẻ đôi, hai đầu lại nhọn hoắc. ___ - Ông biết trái đó không? ___ - Tui chưa thấy nó lần nào - tôi ngây ngô thú thật. Trái gì vậy? ___ - Thì trái cây chứ gì! Tui hái đó. Bông của nó màu tím rịm, đẹp khỏi chê. ___ - Ăn được không? - Tôi nhìn vào trong đôi mắt đen của nó. ___ - Ông thử coi! ___ Tôi nhón một trái cho vào miệng. Bỗng nhiên, nó vừa cười vừa la lên : ___ - Nhả ra lẹ lên, tui hổng có chịu trách nhiệm à nghe! Đang loay hoay chưa kịp tống cái trái gì mà lạt nhách trong miệng ra thì "tách" một tiếng, cái trái quái quỷ ấy vỡ ra, họng của tôi đầy những hạt li ti. ___ Phun phì phèo một hồi, tôi vẫn còn nỗi da gà với cái vị sam sảm nhạt nhẽo kỳ cục ban nãy. Vậy mà nó tỉnh rụi : ___ - Đã nói rồi! Ông đúng là ham ăn thứ thiệt. ___ Lần này, không có cái gì trong miệng mà tôi cứ y như là đang ngậm hột thị. Tôi chỉ biết giương mắt nhìn nó, tức anh ách mà không nói được một lời. Đầy vẻ cầu hòa thân thiện đáng ngờ, nó chộp lấy một trái trong tay tôi : ___ - Đây là trái nổ. Ông coi nè... ___ Tuột xuống ghế gọn hơn, nó đi như cáo giả nai về phía cuối lớp. Điệu nghệ và thuần thục, nó liếm nhanh cái trái kỳ quái đó rồi kín đáo đặt lên cổ áo của thằng Thái ròm lúc này, nó đang mở hết "đài" oang oang với lũ con gái. Nháy mắt ra hiệu với tôi xong thì "tách" một tiếng, thằng Thái giật mình cái tưng, quay qua tìm tìm kiếm kiếm. Điệu bộ của nó làm tụi con gái cười ré lên. ___ Trở lại bàn, nó nói với tôi giọng ban ơn : - Tui đã đền đáp công lao khó nhọc của ông một cách xứng đáng bằng vũ khí "độc nhất vô nhị" đó. ___ Nhìn nó, cục giận trào lên hộng tôi khi nãy bỗng tan đâu mất tiêu. ___ Vậy mà, sau khi thi học kỳ hai, lúc hoa phượng đỏ chót nhảy múa trên cành, thì như một con ve bị hư giọng, nó buồn bã nói với tôi : ___ - Tựu trường tới, tui trả lại chổ ngồi cho ông đó. ___ Tôi lắc lắc đầu cho bớt lùng bùng lỗ tai, nhìn xem nó lại bày trò gì nữa. Không đợi tôi thắc mắc, vừa hướng đôi mắt đen ra sân - chỗ mấy cây phượng già, rễ bò lổm ngổm đã trở thành quen thuộc - nó vừa nói : ___ - Sang năm, tui phải chuyển trở lại trường ở quê tui rồi. ___ Có một cái gì đè ngang ngực tôi, nặng nề. Dù đáng lẽ tin này làm tôi thở ra một cái phào nhẹ nhõm mới phải. Giọng nó vẫn đều đều nhưng không hề là cái giọng lí lắc quen thuộc mà tôi vẫn thường xuyên được nghe. ___ - Ba tui biểu tui học gần nhà, vừa đở tốn tiền, vừa kèm cặp thằng em tui năm nay thi lớp chín. ___ Trời bỗng dưng mưa cái ào. Tự nhiên tôi chẳng nói được gì. Bụi mưa bám đầy hai mắt kính. Tôi thấy mắt mình nhèo đi. Dẫu sao, tiếng nói từ chiếc bàn trước mắt cũng trên thành thân quen với tôi tự lúc nào. Tôi nó mà không kịp suy nghĩ : - Hiền về quê rồi, ai... ở đây chọc ghẹo tui? ___ Đôi mắt đen của nó quay nhìn tôi thật là sâu. Bụi mưa vướng đầy mái tóc xù của nó trong lạ lắm. Không biết có phải vì mưa hay không mà mắt kính của tôi càng nhòe hơn. ___ - Mai mốt, ông nhớ sắm cái gạt nước gắn vào mắt kính nghe. ___ Lần đầu tiên tôi ao ước nó cứ chọc ghẹo tôi như vậy hoài mà tôi sẽ không hề thấy giận. Và kỳ lạ lắm, trước hay sau mắt kính của tôi, hình như... chỗ nào cũng có mưa... Khi tôi còn nhỏ, ba tôi lắp một máy điện thoại để thuận tiện cho việc làm ăn của ông. Ðó là cái điện thoại đầu tiên trong xóm tôi. Ðến bây giờ tôi vẫn nhớ như in cái ống nghe bóng loáng gác lên hộp điện thoại màu đen treo trên tường. Hồi đó tôi còn thấp lắm nên không với tới. Tuy nhiên, tôi vẫn bị mê hoặc khi nghe ba tôi dùng nó để nói chuyện với bạn bè của ông.
Cho đến một hôm, tôi khám phá ra rằng đâu đó trong cái máy tuyệt vời kia có một nhân vật kỳ diệu. Tôi gọi nhân vật ấy là "cô". Cô biết tất cả mọi thứ trên đời, từ việc cung cấp số điện thoại của mọi người đến việc kể những câu chuyện cổ tích đầy sức cám dỗ. Hôm đó mẹ tôi đi vắng. Tôi lấy đinh và búa để chơi trò thợ mộc. Thay vì đóng búa vào đinh tôi lại đập một phát đau điếng vào ngón tay của mình. Nhưng tôi vẫn cố không khóc vì nhìn quanh thấy chẳng có ai để chia sẻ nỗi đau "trời giáng" ấy. Tôi chạy quanh nhà, cũng không biết để làm gì. Và kia rồi! Cái điện thoại. Nhanh như cắt, tôi bắc ghế trèo lên và quay số. - Xin vui lòng cho cháu biết... - tôi nói lí nhí trong miệng. Một giọng nói rõ ràng và nhỏ nhẹ vang lên: - Cháu cần gì? - Ngón tay cháu bị đau - tôi bắt đầu rên rỉ. Những giọt nước mắt bị dồn nén khi nãy bây giờ có dịp trào tuôn. - Có mẹ cháu ở nhà không? - vẫn giọng nói êm đềm ấy. - Không có ai ở nhà cả, chỉ một mình cháu thôi - tôi thổn ổn thức. - Cháu có bị chảy máu không? - Dạ không - tôi trả lời - cháu bị cây búa đập vào ngón tay, đau quá. - Cháu có thể tự lấy nước đá trong tủ lạnh được chứ? - cô hỏi và tôi nói dược. - Cháu đắp vài cục lên chỗ ngón tay đau -cô nói tiếp - một lúc sau sẽ khỏi ngay thôi. Kể từ đó, tôi luôn gọi cho cô để nhờ cô giúp đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Nào là nhờ cô giúp tôi học địa lý, nào là hỏi cô cách giải bài tập toán, nào là... Một hôm, con chim hoàng yến của tôi bị chết, tôi buồn đến mất ăn mất ngủ. Tôi bèn gọi tới cô để chia sẻ nỗi buồn. Cô lắng nghe và an ủi tôi. Nhưng tôi vẫn còn buồn lung lắm. Tôi hỏi cô: - Tại sao những con chim hót hay và mang lại niềm vui cho mọi gia đình lại phải chết cô đơn trong chiếc lồng chật hẹp vậy hở cô? - Không, nó không chết đâu cháu. Nó chỉ bay sang một thế giới khác để ca hát làm vui lòng những gia đình bên đó. Chẳng biết sao khi nghe thế, nỗi buồn trong tôi chợt vơi đi rất nhiễu. Một bữa khác, tôi gọi cho cô chỉ để hỏi 24 + 15 bằng mấy. Sau đó tôi nghĩ chắc cô bực mình tôi lắm vì cứ hỏi cô những chuyện không đâu. Tuổi thơ tôi cứ êm đềm trôi đi. Cho đến khi lên chín tuổi, gia đình tôi chuyển về sống ở thành phố. Tôi nhớ cô lắm. Mỗi lần nhớ về ngôi nhà thuở nhỏ là hình ảnh cái máy điện thoại treo trên tường cứ hiện lên trong tâm trí tôi. Với tôi, đó là hình ảnh cô tiên hiền lành thường đến trò chuyện buổi ấu thơ. Sau này khi lớn lên, kỷ niệm về những cuộc chuyện trò ấy chưa một lần phai mờ trong ký ức. Tôi biết ơn sự nhẫn nại, niềm thông cảm và lòng tử tế mà cô đã dành cho một đứa trẻ như tôi thuở đó. Một hôm chợt nhớ đến cô, trên đường về nhà tôi ghé vào bưu điện và gọi cho cô. Tôi nhấc ống nghe lên và quay số. Lòng tôi bỗng rộn ràng khó tả. Và kỳ diệu thay, vẫn giọng nói ấy, nhỏ nhẹ và rõ ràng vang lên trong tai tôi. - Cô vui lòng chỉ cho cháu 24 + 15 bằng mấy - tôi hỏi. Một thoáng im lặng phía đầu dây bên kia. Và rồi hơi ấm quen thuộc lại về với tôi: - Bây giờ chắc ngón tay của cháu đã lành hẳn rồi phải không? Tôi cười sung sướng vì cô vẫn nhận ra tôi sau ngần ấy năm. - Cô có biết rằng hồi đó cô có ý nghĩa với cháu biết bao không? Ngập ngừng một lúc, cô thổ lộ: - Thuở đó, tôi chờ điện thoại của cháu hằng ngày. Tôi không có con, vì thế cháu là cả nguồn vui. Bỗng nhiên tôi bật khóc. Tôi thương cô quá. Tôi đâu có biết đó là lần cuối cùng tôi còn được nghe giọng nói của cô. Ba tháng sau tôi quay số và chờ đợi. Một giọng nói thật lạ trả lời tôi. Hốt nhiên, tôi linh cảm có điều chẳng lành. Tôi hỏi thăm tin tức về cô và được biết cô đã mất năm tuần trước đó. Người điện thoại viên nói trước khi ra đi cô có để lại cho tôi vài dòng tin nhắn. Rồi cô điện thoại viên đọc cho tôi nghe: "Cháu yêu, có lần tôi nói chim hoàng yến không chết. Nó chỉ bay sang một thế giới khác để ca hát làm vui lòng những gia đình bên đó. Bây giờ tôi cũng vậy". Tôi bàng hoàng gác máy điện thoại xuống. Và như thuở nào, những giọt nước mắt cứ trào tuôn. Chỉ khác là lần này tôi không có cô bên cạnh để sẻ chia. |
Danh Ngôn Tình Yêu
![]() *Khi bắt đầu yêu tức là bắt đầu bước vào cuộc sống. *Muốn biết thế nào là tình yêu thì phải biết sống cho kẻ khác. Sống cho kẻ khác tức là yêu. *Ðời người như một cành hoa mà Ái-Tình là một giọt mật. *Một người đàn ông càng giàu càng khó cho đàn bà chung tình với mình.Họ đã hành động đúng vì không phải có tiền là muốn gì cũng được. *Cái khổ của đàn ông là vợ ghen, cái khổ của đàn bà là chồng vui tính. *Ðàn ông không vợ không tranh đấu.Ðàn bà không chồng không đau khổ. *Tuổi trẻ là tuổi không ngại ngùng gì cả và không ghi ngờ gì cả. *Muốn giữ chồng một cách hay tuyệt là làm sao cho chồng ghen một chút chút. Muốn mất chồng một cách hay tuyệt là làm sao cho chồng ghen một chút chút thêm một chút chút. *Tình yêu thường làm cho con người mù quáng. Khi hai kẻ yêu nhau bao giờ cũng cho người mình yêu và những chuyện của mình hoàn toàn hợp lý. Chỉ có những người ngoài mới nhận được đâu là phải đâu là sai. *Khi hai kẻ yêu nhau lúc xa nhau còn nói đến chuyện xa nhau là họ còn nhớ tới nhau. *Khó mà thương yêu được một lần thứ hai người mà mình đã hết thương yêu. *Ái tình là cái khôn của người dại, là cái dại của người khôn.
Yêu Đơn Phương
![]() Yêu đơn phương là yêu thầm lặng lẽ Yêu 1 mình và cũng thật mê say Nhớ người ta quằn quại suốt đêm dài Nhưng ko dám ngỏ lời khi đối diện.. Yêu đơn phương là yêu kô hò hẹn Kô 1 lần giấu mẹ bước bên nhau Trót gặp nhau thì chỉ khẽ cúi đầu Rồi ngơ ngẩn nhìn người ta khuất bóng.. Yêu đơn phương là âm thầm hi vọng Dựng lâu đài xây gác mộng tình yêu Nhưng nói nhiều mà chẳng được bao nhiêu Đành tạm xếp tôn thờ trong giấc mộng Yêu đơn phương là yêu từ một hướng Lỡ yêu rồi đau đớn trách được ai Càng đau đớn càng da diết thêm lên Càng nhung nhớ đêm đêm ôm gối chiếc.. Yêu đơn phương là yêu kô dám ngỏ Biết bao giờ người ấy biết mình yêu Mình câm lặng chịu cảnh cô hiu Hay họ biết mà chẳng cần tranh cãi.. ![]() Bạn bè
|