Mar 2 2022, 11:02 PM
Bởi: viett
Đối tượng chủ thể của quan hệ sở hữu
Quan hệ sở hữu là một trong những quan hệ hình thành trong mảng pháp luật dân sự rất phổ biến. Quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác sẽ bao gồm những yếu tố cấu thành quan hệ đó: Chủ thể, khách thể và nội dung quyền mà cụ thể ở đây là quyền sở hữu. Dưới bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về một yếu tố trong quan hệ sở hữu là chủ thể của quan hệ sở hữu. Chủ thể là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là gì?Chủ thể trong pháp luật dân sự là một cá nhân hoặc tổ chức tồn tại hữu hình và tham gia vào một quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội để phối hợp thực hiện một giao dịch, một quan hệ nào đó. Để tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể ở đây là quan hệ sở hữu, các chủ thể phải có đủ tư cách chủ thể. Cho nên, có loại quan hệ chủ thể là công dân như công dân có quyền để lại di sản thừa kế còn các tổ chức chỉ được hưởng thừa kế theo di chúc; có loại chủ thể chỉ được tham gia vào loại quan hệ nhất định như hộ gia đình được tham gia trong các quan hệ sử dụng đất, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hay Nhà nước là chủ sở hữu (thực hiện quyền của chủ sở hữu) đối với các tài nguyên thiên nhiên và đất đai... Trong phần lớn các quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể tham gia là công dân, pháp nhân như các quan hệ về quyền sở hữu, nghĩa vụ hợp đồng, bồi thường thiệt hại... Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật dân sự. Chủ thể của quan hệ sở hữu là ai?Chủ thể của quyền sở hữu được hiểu là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Có thể chia thành 2 trường hợp như sau: Đối với những tài sản hữu hình thì chủ thể của quyền sở hữu là những người sở hữu trong tay các tài sản theo quy định của pháp luật thuộc quyền sở hữu của mình ( chủ sở hữu) được xác lập theo những căn cứ do Bộ luật dân sự 2015 quy định. Chủ sở hữu trong Bộ luật dân sự là cá nhân, pháp nhân theo như quy định tại Điều 158 BLDS có đủ ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Đối với những tài sản vô hình ( ví dụ quyền sở hữu trí tuệ), thì chủ thể quyền sở hữu là những người được pháp luật dân sự công nhận. Đó là chủ sở hữu tác phẩm bao gồm: tác giả, các đồng tác giả, cơ quan tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả, cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả, người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo pháp luật của tác giả.. Trong quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu có thể được xác nhận theo văn bằng bảo hộ. Người có tên trong văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là chủ sở hữu và có quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích. kiểu dáng công nghiệp, nhăn hiệu hàng hóa,.. được xác lập theo văn bằng bảo hộ. Tìm hiểu thêm: https://everest.org.vn Điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữuĐể trở thành chủ sở hữu, trong một số trường hợp pháp luật dân sự quy định phải có những điều kiện nhất định. Đối với cá nhân, để trở thành chủ sở hữu phải có năng lực pháp luật dân sự và trong một số trường hợp phải có năng lực hành vi dân sự. Mặt khác, có những tài sản BLDS quy định chỉ thuộc quyền sở hữu của những chủ thể riêng biệt như: Điều 197 BLDS quy định: Tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác,.. Do tính chất và đặc trưng của quan hệ pháp luật về sở hữu nên một bên chủ thể luôn được xác định và có các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, còn chủ thể phía bên kia là tất cả những thành viên trong xã hội. Những thành viên này chưa được xác định cụ thể nhưng họ có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền năng của chủ sở hữu. Nghĩa vụ này được thể hiện ở việc không được xâm phạm đến các quyền của chủ sở hữu dưới dạng hành động hoặc không hành động. Nội dung khác: luật sư về đất đai Chủ thể của sở hữu toàn dân là ai?Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản là những tư liệu sản xuất chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đến an ninh, quốc phòng như quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 và Điều 197 BLDS Nhà nước tham gia quan hệ quyền sở hữu với cách là chủ thể đặc biệt và là chủ thể duy nhất đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu, Nhà nước là một tổ chức đại diện cho nhân dân nắm và quản lý toàn bộ những tài sản thuộc sở hữu toàn dân, đồng thời nắm toàn bộ quyền lực chính trị. Nhà nước, thông qua Quốc hội đề xuất và tự quy định cho mình những biện pháp, hình thức, trình tự thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của đất nước (các Nghị định, Thông tư…) quy định về quyền hạn của mình trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của toàn dân. Xem thêm: giải quyết tranh chấp lao động |
Bạn bè
Thực đơn người xem
Bài viết cuối
Bị mất bằng lái xe thì phải làm thế nào?
Quản lý nhà nước bằng hình thức khác Quyền và nghĩa vụ về tài sản Khái niệm Đăng ký kinh doanh là gì Cầm cố tài sản được hiểu như thế nào? Quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn Chính sách phân tích tài chính Xử lý tài sản thế chấp Nguyên tắc vượt xe an toàn khi tham gia giao thông Pháp luật quy định về tố cáo nặc danh (♥ Góc Thơ ♥)
Tik Tik Tak
Truyện cười
Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Blog chưa có danh mục nào. Tìm kiếm: |