Xu Hi

Xuân Hiệp

User Posted Imagehttp://www.haiquanbinhdinh.gov.vn/Upload/trinhcongson_11119.jpg



MẤY GIỜ RỒI?

Bạn bè
nguyenquocbao
nguyenquocbao
NguyễnNgọcTú
NguyễnNgọcTú
Dominhtan
Dominhtan
bonghonglua
bonghonglua
damyen1971
damyen1971
nữ hiệp sĩ tóc trắng
nữ hiệp sĩ tóc trắng
chienthangtinhyeu
chienthangtinhyeu
utcung1986
utcung1986
trikylaunam
trikylaunam
pccctphcm
pccctphcm
Xem tất cả

NGÀY XƯA,
------------
Ngày xưa, chung một mái trường.
ngày xưa, cùng một con đường, ta đi..

Ngây thơ, trẻ nhỏ ai bì.
Ta ngu ngơ,ước...
những gì ngu ngơ.

Nhà chòi, vách lá đơn sơ.
Nực cười,
con nít mà mơ...vợ chồng.

Ờ, anh còn phải ra đồng!
Vai vác cái Cuốc bằng lòng bàn tay.
Em làm vợ, phải vá, may.
Chỉ khâu bằng cọng chuối
... dài cả gang.

Nồi nêu, bếp, lắm tro than.
Em sắp ông táo, cà ràng.. nấu cơm.

Nhà mình nằm cạnh đống rơm.
Trước sân có một ao thơm... Sen hồng.

Nhưng rồi lớn em theo chồng.
Đánh rơi, kỷ niệm
giữa dòng sông quê.

... Biết em mấy thuở...
mới về.
Anh buồn nhớ những lời thề.. trẻ con!

Thời gian khuyết lối cỏ mòn.
Ngõ lầy còn đó, gót son lấm bùn.

Tơ hồng tệ vẫn ung dung.
Không kéo em lại, se cùng đời ta.
Thời gian thoáng chốc bay ... xa...

Nửa đêm tỉnh giấc,
nhớ...nhà ta xưa...


****Xuan-Hiep****

MY DARLING
Today is Vietnamese Independent day, while everyone go to relax somewhere but my honey must go to work! lovely wife! I write this Poem for her. Hope to forever with my love!(30/4/2006)

******
Vợ yêu ơi... suốt một đời.
Cảm ơn em đã một thời cho anh.
Những ngày tóc hãy còn xanh
Tình ơi xin hãy trên cành xanh non.

Mai già tình cũng vẫn còn
Xum vầy cùng tiếng trẻ con quanh nhà.
Mình ơi, yêu lắm thiết tha.
Dẫu trăm năm nữa cũng là mới yêu.

Dù nay cuộc sống bao điều.
Lối yêu xa vắng những chiều bên nhau.
Lời thơ anh tặng hôm nào
Quên trong nhật ký anh trao một thời.

Em ơi kiếp ngắn do trời
Gặp nhau giữa chốn mù khơi thế này
Quý nhau một chút cầm tay
Là anh nhớ mãi tháng ngày bên em.


***Xuân Hiệp***

"MÌNH VỀ ĐI ANH"
Viết cho người giống tôi:
-----------------------------
Anh ơi,
quê nghèo mẹ tôi
đong từng hạt thóc nuôi con
bao mùa bão nổi.

Anh ơi,
quê tôi nghèo xơ.
Gánh hàng rong từng ngày
mẹ đợi anh em tôi
khôn lớn.

Anh ơi,
hãy nhìn con đường làng tôi,
Dấu chân cha tôi
vỏ xe ngoằn ngoèo năm tháng
chở che anh em tôi
nên người.

Anh ơi,
quê tôi con đường xanh
từ ngày tôi bặp bỏm cất tiếng Mẹ Cha...
Vẫn xanh bạt ngàn
thơm mùi lúa mới.

Không có bạc tiền
mà sao quê tôi vẫn giàu
nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc vẫn đầy ắp
từng gian bếp
khắp xóm thôn.

Ngày tôi xa quê
bóng dáng cha vẫn loanh quanh
trên con đường ven bờ cỏ dại
bóng mẹ vẫn trĩu trên vai
cánh đồng bạt gió
tiếng hò hơ.. ai thoảng xa gần.

Anh ơi,
quê tôi yên bình
chiếc xuồng mỗi ngày vẫn trôi qua nhà tôi
con kênh trước mặt
có cô gái tay chèo khoan nhặt
gởi lòng tôi năm tháng mơ về.

Anh ơi,
hãy về đi anh.
quê anh và quê tôi
cũng là như thế...
ta giũ bớt bụi công danh
mình lại tìm về.

Anh ơi,
mẹ ta kia!
có lẽ mỗi ngày chờ mình trước ngõ
mẹ rạng rỡ cười tươi
trong hốc mắt héo gầy.

Anh ơi,
Cha mình kia!
đang chở một khoảng trời hạnh phúc cho ta
bao ngày xa vẫn còn nguyên vẹn
mang niềm vui về nhà
tiếng cười mỗi tối.


Anh ơi,
Bên khóm tre đầu làng
có tà áo quê bên con sông xưa
dõi lòng mong đợi.

Tiếng chim vẫn gọi nhau
về tổ mỗi ngày...

... Anh ơi!!!


***Xuân Hiệp***

NGOẠI ƠI VỀ LẠI VỚI CON
Quê là chân trời bao la
nơi buổi sáng bình minh tiếng chim
lảnh lót sau nhà.
Ngoại đã dậy từ khi bếp than hồng nhóm
mùi củi mục khô tí tách
ta vẫn vùi giấc say nồng
với ánh trăng đêm qua trước hiên nhà sót lại.

Quả cau già tỏ tía
rơi ngoài sân.
Ngoại đâu còn răng, để nhặt.
Đôi dép mo khô quặn thắt
mưa chiều về lớp đất bám đầy chân.

Ngoại ơi.!!!... mỗi ngày con vẫn gọi
tiếng thân thương chưa được như bây giờ.
Tiếng ngoại cười con chưa gặp trong mơ.
đời vẫn thế đến một ngày con mất....
Hoảng hốt vội tìm
trời đất ... bổng mù khơi...

Cũng từ đó Ngoại nhẹ nhàng xa khuất
về nơi xa
con tức tưởi
cay lòng.
Nuốt nụ cười sao cay đắng vào trong.
Đôi dép mo khô vẫn héo lòng nhớ ngoại.

Con tìm khắp quê nghèo không thấy ngoại.
Con tìm khắp bốn phương đời hoa trái.
Cõi nhục vinh con tranh đấu bao ngày.
mà sao dáng lưng còm quen của ngoại
chẳng thương con về xoa xoa tóc ngây thơ?!.

Con tìm ngoại ...
... Cau già rụng trái.
Vẳng tiếng già vui của ngoại hôm nào.
Vẳng tiếng chim kêu mái lá xôn xao.
Tiếng khua nhẹ dép mo khô trước cửa...
Con bừng tỉnh ngỡ ngoại về ngoại hứa
... Đừng xa con nha ngoại ... nữa ngoại ơi!!!
Đừng bỏ con về lại cuối chân trời.
Con tội nghiệp đáng thương chờ dáng ngoại.

Mong ngày tháng dừng trôi
cho con vẫn còn nhỏ dại
để ngoại hãy còn ở lại
Bên đời con có ngoại muôn đời...

Ngoại ơi!!!...............



*** Xuân Hiệp ***

Blog bạn bè
Phú Quốc ký sự

 hi!!!!xin chào mọi người ,bây giờ chúng ta bắt đầu phiêu lưu đảo Phú...



MUA & NANG

Từng hạt mưa thấm dần vào mặt đất
Đất hớn hở đón lấy những hạt...



HI...


CHÚC MỪNG NĂM MỚI - 2007
Cùng là thành viên VNVISTA với nhau, Xuân Hiệp chúc bạn và mọi người một năm...

TẠM BIỆT NGÀY YÊU


Mình ngồi tạm biệt thơ ngây.
Tình yêu nay đã trên mây mất rồi.
Người...


21 Trang « < 5 6 7 8 9 > » 

 

1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình

2. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại

3. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá

4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị

5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình

6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là lừa người, dối mình

7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti

8. Đáng khâm phục nhất của đời người là vươn lên sau khi vấp ngã

9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng

10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ

11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm

12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung

13. Khuyết điểm lớn nhất của đời người là kém hiểu biết

14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

Trích lời Kinh Phật, Hoà thượng Kim Cương Tử (1914 - 2001)

Xã hội phát triển đến mức nào đi nữa thì những giá trị truyền thống phương Đông, tức là cội nguồn văn hóa của mỗi dân tộc Châu Á vẫn cần phải được bảo tồn và trân trọng. Tuy là vốn cổ, nhưng nếu xét về nhân sinh quan đối với con người hiện đại thì dường như không cổ chút nào hay nói đúng hơn là câu chữ cũ, còn ý nghĩa thực tế vẫn hoàn toàn mới mẻ.

Đây chính là điều đáng bàn luận và suy ngẫm, vì như sách "Minh tâm bảo giám" nhận xét: "Người xưa tuy hình dáng như thú, nhưng lòng như có đại thánh ở trong. Người nay tuy hình dáng người nhưng lòng lại thú, biết đâu mà lường. Có lòng không có tướng, tướng sẽ tự lòng mà sinh ra. Có tướng mà không có lòng, tướng sẽ theo lòng mà mất đi”. Phải chăng, vì lẽ ấy mà vô số điều khuyên răn của các bậc tiền bối vô cùng hữu ích cho cách đối nhân xử thế của những người chịu ảnh hưởng giáo dục của Nho giáo, Phật giáo. Tựu trung lại, đó chính là những tâm bệnh như sau:

1

Không có kẻ thù nào to lớn và nguy hiểm bằng chính bản thân ta. Tà ý xấu xa vốn là kẻ thù tiềm ẩn lớn nhất của đời người mà tự ta khó vượt qua nổi. Thật là nghịch lý khi bao khó khăn, thử thách, gian nan do khách quan mà nhờ tinh thần, ý chí quyết tâm ta đều vượt qua. Nhưng, khi trong tâm có bệnh thì lại chịu thua, như dao sắc không gọt được chuôi vậy. Đúng như nhận định trong thế giới có bốn điều tự hủy hoại là: Cây nhiều hoa, quả nặng quá, sẽ gãy cành, rắn độc mang nọc độc nhưng lại bị giết để lấy nọc, kẻ làm việc nước không hiền tài, thì sẽ hại dân hại nước, kẻ làm điều bất thiện sẽ bị quả báo, cho nên sách Kinh dạy rằng: "Sự độc ác do tâm sinh ra, sẽ quay lại tự hại bản thân mình, cũng như sắt tạo ra chất gỉ rồi chất han gỉ ấy sẽ tiêu hủy dần thân hình của sắt". Suy nghĩ xa hơn và kỹ hơn về giáo lý ấy thì càng rõ, nếu ta không vượt qua được chính bản năng của mình thì lương tâm và trí tuệ, lương tâm và trí tuệ của ta cũng sẽ bị xói mòn mục ruỗng, chẳng mấy chốc mà thành phế nhân. Ngạn ngữ vẫn cho rằng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nội dung bên trong hoặc phần tinh thần không nhìn thấy được ấy mới quyết định bản chất của một chính nhân thực thụ, bởi đơn giản là: "Con người biểu lộ tính ưu việt của mình ở bên trong, chỉ có con vật mới lộ ra bên ngoài thôi".

2

Những thất bại lớn nhất của con người đều do tính tự cao tự đại sinh ra. Sách Cảnh hành lục cho rằng: "Sự tự mãn (tự cho mình đầy đủ) làm cho mình hư. Sự kiêu căng (tự cho mình giỏi) làm mình trở thành ngu. Chuyện kể rằng: Có đứa con nhà giàu không coi ai ra gì, thích đứng trên cây tè xuống đầu người đi đường, ai cũng ngại nhà ấy mạnh tiền của chẳng dám nói gì. Một hôm có đoàn quan binh đi qua dưới gốc cây, tay kia tè ngay vào viên quan văn đi đầu, viên quan này gật gù khen giỏi, rồi đi tiếp. Lúc sau viên quan võ đi qua, tay kia vẫn tiếp tục tái diễn trò ấy, nhưng không ngờ viên quan võ nóng tính bèn rút kiếm ra chém phăng đầu đứa xấu chơi. Người đời thường cười tên ngu dốt và thán phục mưu sâu của viên quan văn, nhưng cái chết thì vẫn dành cho kẻ cao ngạo. Chẳng thế những nước nông nghiệp vùng Đông Nam Á thường dùng biểu tượng cây lúa để đề cao tính khiêm nhường: khi cây mọc càng cao, càng trổ bông trĩu hạt chín vàng thì cây càng cúi thấp để tránh gió đồng ập đến. Lã Khôn thì rút ra bài học: "Khí kiêng nhất là hung hăng, Tâm kiêng nhất là hẹp hòi, Tài kiêng nhất là tự cao", nếu không hiểu được những điều này thì sống trên đời chẳng mấy chốc sẽ thất bại.

3

Ngu dốt lớn nhất của con người là sự dối trá. Kinh Phật cũng liệt kê điều này vào trong 7 tội lỗi lớn nhất mà người muốn đắc đạo không được mắc phải. Tục ngữ cũng nhận định rằng: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng. Trên phương diện y học thì nói dối hại tim, suy yếu phổi vì luôn ở tâm trạng đối phó bất ổn. Xét về khía cạnh tâm sinh lý, thì nói dối bao giờ cũng tạo ra những phản ứng trái ngược trong cùng một chủ thể, khiến con người luôn bí bức vì không thể sáng tạo mãi ra những điều không có thật. Đành rằng, cuộc đời là một sân khấu lớn, nhưng không phải tất cả những nhân vật biểu diễn trong vở kịch đều là nghệ sĩ vĩ đại, thế nên mới nói đổi vai diễn thì dễ còn nhập vai chính hoặc phụ đạt yêu cầu là cả một khoảng cách. Sở dĩ phải phân tích điều này vì lắm kẻ vẫn huênh hoang và tự hào về khả năng diễn vở trắng - đen mà không biết đang tự mua dây trói mình. Châm ngôn Trung Quốc nói: Nếu có lương tâm trong sáng cả đời bạn sẽ không phải sợ tiếng gõ cửa lúc nửa đêm. Còn Trình Di lại đúc kết rằng: Lấy lòng chân thật cảm động người ta, thì người ta cũng lấy chân thật mà đãi lại, Lấy cách trí thuật cài đạp người ta, thì người ta cũng lấy trí thuật mà xử lại. Nếu cứ lẩn quẩn mãi như thế, cuộc đời liệu có yên ổn và an nhàn không?

4

Nỗi bi ai lớn nhất của con người chính là lòng đố kị. Tính ganh ghét và đố kị như mốt ngọn lứa nhỏ leo lét trong tâm mỗi người. Với những ai điều chỉnh được bản thân hướng thiện thì sẽ chế ngự được ngọn lửa ấy và hóa nó thành khát vọng tốt đẹp ham muốn vươn lên, với những kẻ bản năng tầm thường thì ngọn lửa này sẽ thỏa sức cháy, thiêu rụi hết những gì gọi là nhân đức - giáo dục - văn hóa biến người ta thành một con thú hoang lồng lộn cắn xé giành giật miếng mồi và kết cục lại bị chính ngọn lửa tham này đốt cháy thành tro bụi. Đúng là: Lòng tham thì hại mình, Sướng miệng thì tổn thân! Bệnh ghen tị luôn khiến nội tâm con người bức xúc, hậm hực khó mà khuyên giải được nếu như không được thỏa mãn một tý chút gọi là. Thế mới biết, sự đời đâu phải chỉ con gà tức nhau tiếng gáy, mà con ngựa ghen nhau tiếng hí, con chó ganh nhau tiếng sủa, con chim đua nhau tiếng hót, còn con người thường ghen tị mà hãm hại lẫn nhau. Có lẽ nên tra lại Minh tâm bảo giám để ghi nhớ thêm một câu: Miếng ăn sướng miệng, sẽ sinh ra bệnh tật, việc làm thỏa chí, sẽ đưa tới tai vạ. tranh hơn chạy tắt hay thành ác, nói lỡ lời đâm ra tiếng đồn đại. Cho nên, để bệnh rồi uống thuốc sao bằng tự ngừa trước bệnh tật?

Nho giáo là một đạo học về cuộc sống có nội dung giản đơn chủ yếu thuận theo lẽ sống tự nhiên của khuôn khổ xã hội nhất định. Người có học Nho bao giờ cũng có chất nền nếp, giữ phép tắc, có lòng nhân đạo bác ái. Tuy nhiên, Nho giáo nhiều khi khó hiểu, rườm rà khiến cho người học khó theo kịp và không thể lấy mức nào để làm chuẩn mực. Chỉ có những tính chất trí tuệ và triết lý của Nho học là mang tính giáo dục lưu truyền phổ thông với tác dụng thực tiễn cao nhất, đặc biệt là về bản chất và phong cách sống của con người - đây là lĩnh vực mà cổ nhân đưa ra nhiều triết lý vô cùng sâu sắc:

5

Sai lầm lớn nhất của con người là tự đánh mất mình. Ta chỉ là một cá thể nhỏ, một hạt cát trong vũ trụ bao la và trên hành tinh có 7 tỷ cá nhân khác nhưng điểm khác biệt duy nhất khiến ta làm chủ được cuộc sống riêng không phải là cái tên khai sinh mà chính là sự khẳng định khác biệt với những người khác trong cá tính nhân cách, năng lực và tư duy phát triển vươn lên đa dạng. Ai cũng muốn tự khẳng định mình và càng muốn những người khác công nhận mình trong một hoặc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống theo phương châm hiện đại: giỏi một - biết nhiều. Nhưng cũng nhiều người đã không tự chứng minh được mình mà còn đánh mất luôn cả bản thân vì những tác động khách quan bất ngờ và chủ quan không may mắn! Thường thì khách quan bị cột vào việc mất phẩm chất hoặc danh dự như vì nghèo quá hóa liều. Nhưng Lã Khôn cho rằng: Nghèo không xấu, nghèo mà không có chí mới là xấu, hèn không đáng ghét, hèn mà không có tài mới đáng ghét, già không nên than thở, già mà sống thừa mới đáng than thở, chết không nên bi ai, chết mà vô bổ mới đáng bi ai. Nhưng tội lỗi quả là sinh ra chỗ giàu sang vì sức mạnh của đồng tiền rất đáng kinh ngạc. Cho dù chưa phải là Tiên, Phật hay chân lý, nhưng đồng tiền cũng, làm hắc nhân tâm, xét từ cổ chí kim thì: Người ngồi trên đống cát ai cũng có thể là quân tử hiền nhân, nhưng ngồi trên đống vàng thật khó thay, đã có ai là hiền nhân quân tử đâu?

6

Tội lỗi lớn nhất của con người là lừa dối cả thiên hạ lẫn bản thân mình. Dối trá với cuộc đời thì chẳng hay ho gì, bởi gieo hạt nào thì gặt quả nấy. Sách Minh tâm dạy rằng: Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch càng to lớn bấy nhiêu, Mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu. Nhưng khi đã tự lừa dối cả bản thân mình, thì quá tội lỗi. Nhẹ nhất là tự huyễn hoặc khả năng, bản chất của cá nhân để yên lòng tồn tại. Nặng hơn tự cho mình là thiên tài, luôn cao giọng răn dạy cuộc đời. Nghiêm trọng nhất là tự cho mình cái quyền quyết định, hay phán xử tất cả mọi sự việc, mức độ này thường dẫn đến hành động oai hùng thái quá gây tổn hại đến tinh thần và tính mạng người khác. Thường thì người ta hay tự an ủi bằng những lý do không đúng sự thật về những điều xấu mình đã gây ra, cốt để yên tâm tạm thời còn phần lớn thời gian luôn cảm thấy bất an, nơm nớp. Nên Kinh thư mới nhắc: Làm điều thành thật thì bụng yên ổn và mỗi ngày một hay. Làm điều gian dối thì bụng băn khoăn và mỗi ngày một dở. Không tự lừa dối mình và mọi người cũng có nghĩa là phải chứng minh sự thật bằng mọi giá. Chuyện cổ kể rằng, có người thợ đào được hòn đá bên trong có ngọc đem dâng vua, vua không tin, kết tội nói dối nên chặt chân trái. Vua sau lên ngôi, người này cũng đem ngọc đến dâng và vua cũng bảo gian dối, chặt nết chân phải. Đời vua sau nữa lên ngôi, người thợ đến chân núi khóc suốt 3 ngày đêm đến chảy cả máu mắt. Vua đến hỏi thì người thợ nói, khóc vì ngọc mà nhầm là đá - thật mà cho là dối! Vua bèn sai đập hòn đá ra, thì quả có hòn ngọc bên trong.

7

Cuộc đời nhiều nỗi thương cảm xót xa nhưng có lẽ con người đáng thương nhất là tự ti. Đây là cách suy nghĩ, biểu hiện, hành động không đúng với bản chất và khả năng của mình. Biểu hiện tích cực của tự ti là thu nhỏ lại không va chạm, không bon chen, ngại đưa ý kiến, sợ phản đối trong mọi hoàn cảnh. Biểu hiện tiêu cực thì tệ hơn là luôn khúm núm, xun xoe, bợ đỡ, xu nịnh, tâng bốc ai đó để lấy chỗ dựa bởi mặc cảm: phải có bờ rào thì dây leo mới có chỗ dựa! Chuyện xưa kể. Có một tay nhà giàu nứt đố đổ vách được nhiều người trong làng tâng bốc, nịnh hót nhưng anh nông dân nghèo rớt mồng tơi bên cạnh nhà lại dửng dưng, không cần biết. Tay nhà giàu gặng hỏi, anh nông dân trả lời: ông giàu kệ ông, tôi nghèo kệ tôi cớ gì phải xu nịnh? Tay nhà giàu hào phóng: Nếu tôi cho anh 1/2 tài sản thì anh có nịnh tôi không? Anh nông dân vẫn đáp: Nếu thế hai bên ngang hàng nhau, cần gì nịnh ai? Tay nhà giàu tức khí: Nếu cho anh tất cả tài sản thì anh có nịnh tôi không? Anh nông dân thản nhiên: Lúc ấy ông phải xu nịnh tôi mới đúng! Thực tế bây giờ cũng chứng minh rằng: tiền bạc và địa vị tác động ghê gớm đến suy nghĩ tự ti, nếu ai không đủ cứng rắn để giải thoát khỏi nỗi ám ảnh này thật vô cùng đáng thương. Đường đời vốn không bao giờ bằng phẳng, chuyện vấp ngã hoặc trượt chân rất bình thường. Triết lý cho rằng: mỗi lần ngã là một lần bớt dại. Điển tích thơ, ca ngợi tài ứng khẩu của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương khi ngã cơ học vần giải thích kiểu triết học: Giơ tay với thử trời cao thấp - Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài? Trong cuộc sống không đơn giản như thế có những cú ngã vô hình tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần và làm suy sụp ý chí quyết tâm gượng dậy. Có thể nói từ vị trí ngã cho đến lúc đứng dậy được phải trải qua động tác trung gian là quỳ gối - khom lưng đây cũng chính là thời điểm quan trọng nhất nếu không đủ bản lĩnh để vươn lên thì không những chẳng đáng khâm phục mà còn vĩnh viễn tình nguyện gia nhập đội ngũ những kẻ không tiên hóa được chỉ đi bằng đầu gối. Bởi thế, Chu Hy mới dặn rằng: Đời suy, đạo vi, lòng ham muốn loài người đầy rẫy, không phải người cương nghị thì đứng vững sao được?

8

Có một câu châm ngôn sống dạy rằng: Mất xiềng xích thì được tự do, mất tiền sẽ được kinh nghiệm, mất sức thì được sung sướng nhưng đừng bao giờ mất hy vọng, mất hy vọng là mất tất cả! Đây đúng là chân lý thực dụng kiểu phương Tây nhưng có một ý chính trùng với người phương Đông. Sự mất mát lớn nhất của con người là tuyệt vọng.

Không được tuyệt vọng tức là phải luôn luôn có hy vọng để sống và sống vì hy vọng. Khi ta có hy vọng vào mốt con người, sự việc, hoàn cảnh nào đó cũng đồng nghĩa với việc ta đặt trọn mềm tin vào đấy để có động lực sống, do đó sự phấn đấu vươn lên sẽ mạnh mẽ và đạt hiệu quả thiết thực. Tình cảm bị tuyệt vọng sẽ tạo nên trạng thái tâm lý dở khùng, hoang mang, không biết sắp xếp mọi mặt của cuộc sống ra sao. Nếu sự nghiệp bị tuyệt vọng sẽ gây ra sự phẫn uất, chây ì với bản thân, còn nếu tuyệt vọng với cả hai điều này thì dẫn đến kết cục bi thảm: một kẻ trắng tay thường tự kết thúc cuộc sống của mình rất nhanh. Vậy muốn giữ được hy vọng, không sa vào tuyệt vọng thì mỗi con người phải có ý chí, nghị lực như Vương Dương Minh nhận định: Người không có ý chí như thuyền không lái, như ngựa không cương, trối giạt lông bông, không ra thế nào cả.

9

Các cụ xưa cũng nhấn mạnh rằng: Tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe. Người bình thường không ai nghĩ đến sức khỏe của mình, chỉ khi nào bị tác động của bệnh tật hoặc tuổi già mới giật mình nghĩ lại, chủ yếu là cảm giác nuối tiếc. Bão Phác Tử nói: Ai cũng muốn sống lâu mà không biết cách dưỡng sinh. Ai cũng biết ăn uống quá độ thì ốm đau mà không biết giữ miệng. Ai cũng biết tình dục quá độ thì khô héo mà không biết phòng thân? Mạnh Tử thì cho rằng: Dường sinh không gì hay bằng ít lòng ham muốn, say mê. Thiên cũng nhận xét: Tinh thần dùng quá thời kiệt, hình thể làm quá thời mệt. Đúng là khi đã ốm đau bệnh tật rồi thì có tặng, biếu ham muốn cũng không còn cảm hứng đón nhận nữa. Tuân Sinh Tiên lại có ý sâu xa: Muốn cho thân không có bệnh, trước hết phải để tâm không có bệnh. Nên ít sắc dục để nuôi tinh, ít ngôn ngữ để nuôi khí, ít tư lự đế nuôi thần. Còn danh y Tuệ Tĩnh luôn nhắn nhủ: Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình (ý là: giữ tinh, dưỡng khí, bảo tồn thần, giữ cho lòng thanh thản, hạn chế dục vọng, giữ chân khí, luyện tập thân thể).

10

Trong cuộc sống còn nhiều mối liên quan, tác động đến nhau về cả vật chất và tinh thần, những món nợ tiền còn có thể trả được nhưng nợ tình thì khó khăn hơn nhiều, cho nên món nợ lớn nhất cuộc đời con người là tình cảm. Kinh Lễ đặt câu hỏi: Thế nào là tình cảm con người? Mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét muốn. Bảy loại tình cảm đó chẳng cần học ai cũng biết. Thế nhưng, bảy sắc tình đó chẳng phải mang đến đã cho con người ta mọi điều tốt đẹp, như sách Khuyết giới toàn thư nhận định: Bể tình dục lấp mãi không đầy thành sầu khổ phá mãi không tan, vì vậy món nợ tình cảm ở đây cần hiểu là món nợ của thương yêu, quý mến, gia ân. Nếu có điều kiện, thời gian, hoàn cảnh cũng có thể trang trải tượng trưng để lưu lại chữ tình, nhưng cũng có nhiều tình thế khó xử không thể cân, đong, đo đếm được, đành để kiếp sau. Một tích cổ kể câu chuyện vua muốn thử tài trí tân Trạng Nguyên nên đưa ra tình huống khó xử: Trên một con thuyền bị đắm có ba người là đức vua, thày dạy và cha đẻ đều gặp nguy hiểm đến tính mạng, vậy sẽ cứu ai trước? Nếu chủ định cứu một trong ba người thì Trạng Nguyên sẽ mắc một trong ba tội lớn: bất trung, bất hiếu hoặc bất nghĩa. Nhưng Trạng trả lời nhanh và dứt khoát là, cứ nhảy xuống sông, quờ được ai trước thì cứu trước. Tuy cách ứng phó ngẫu nhiên rất thông minh nhưng giả thiết có chuyện này thật thì món nợ dưới sông với hai người còn lại biết bao giờ trả xong? Chắc cũng khó khăn, trắc ẩn như chuyện của Trương Chi và Mỹ Châu: Nợ tình chưa trả cho ai? Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan!

11

Thế giới có thể đại đồng về mặt lý thuyết, nhưng thực tế trên đời người không tránh khỏi va chạm, xích mích gây ân oán to nhỏ trên dưới, xa gần nhằng nhịt như dây leo không thể giũ bỏ triệt để được, vì thế tha thứ là báu vật của mọi quan hệ và lòng khoan dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời. Đức Thích Ca dạy: Oán trả oán, oán ấy chồng chất, lấy ân trả oán, oán ấy tiêu tan Sách Luận ngữ cũng viết: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. Phương pháp luận của Lão Tử cụ thể hơn: Với kẻ lành, lấy lành mà ở, với kẻ chẳng lành, vẫn lấy lành mà ở. Với kẻ thành tín, lấy thành tín mà đãi, với kẻ không thành tín vẫn lấy thành tín mà đãi. Nghĩ kỹ thêm mới thấy, hai chữ khoan dung thốt ra nhẹ nhàng biết bao nhiêu mà thực hành lại nặng nề bấy nhiêu, bởi nếu lòng dạ hẹp hòi không chứa nổi hai chữ ấy. Cách tốt nhất là chủ động: không nên lấy cái hay của mình mà trách cái không hay của người. Không nên lấy cái sở trường của mình mà trách cái sở đoản của người. Khi trách người, thì đừng nên khoe mình. Tuy vậy, sách Minh Tâm Bảo Giám viết: ở đời chẳng việc gì khó Không xong việc là do lòng mình không chú trọng. Thà kết ơn làm nghĩa với nhiều người, chớ nên gây oán với một người. Nên nhịn những việc khó nhịn, tha thứ những người không sáng suốt. Lòng khoan dung không những cởi mọi ân oán tạo nên cách sống cao thượng, mà còn chính là nguồn phúc để lại cho đời sau vì: Chứa vàng để lại cho con cháu chưa chắc đã giữ được, chứa sách để lại cho con cháu chưa chắc đã học được, cách để lại lâu dài cho con cháu không gì bằng chứa âm đức ở trong chỗ minh minh!

12

Khổng Tử là một bậc thầy của giáo dục. Ngài cho rằng: có được học vấn không phải là việc một sớm một chiểu, cần phải có nhiều năm thu lượm, tích lũy. Giành được học vấn như đắp hòn núi cao, từng sọt đất mà đắp ngày lại ngày bền bỉ mới thành núi, cho nên thành bại của học vấn trước hết là tự mình chế ngự được bản thân, phải biết cách tránh mọi diều cám đỗ trên đời vì nếu người đọc sách còn mơ tưởng an nhàn thì không thể coi là người học chân chính. Và nếu không hoặc có học không đúng đắn thì dẫn đến kém hiểu biết, đó chính là khiếm khuyết lớn nhất của con người, không gì bổ sung, thay thế được. Đại dương kiến thức thật mênh mông, vốn hiểu biết như giọt nước dưới ánh nắng mặt trời, long lanh đấy nhưng rồi sẽ bay hơi nhanh chóng, vì thế phải tranh thủ và tiếp nhận tích cực vốn tri thức, hiểu biết của cuộc sống, không nên phân biệt, cân nhắc cao thấp.

Khổng Tử dạy: Ba người cùng đi tất có một người làm thầy ta được. Khổng phu tử cũng viết: kẻ ngốc than phiền là mọi người không hiểu hắn. Kẻ thông thái than phiền là mình không hiểu mọi người. Như vậy có nghĩa chỉ cần lắng nghe cũng có thể thu nạp được kiến thức rồi và nguồn kiến thức như vậy vô cùng quan trọng như Vương Dương Minh nói: Kiến thức là sự bắt nguồn của hành động. hành động là thành tựu của kiến thức. Sự học của thánh nhân chỉ có công phu là kiến thức và hành động không tách rời nhau. Vậy nên Trần My Công cho rằng: Người ta sống trong một ngày, có được nghe một câu phải, trông thấy một điều phải, làm một việc phải, ngày ấy mới không uổng. Danh ngôn phương Đông cho rằng: Hoàng kim cũng có giá của nó, nhưng kiến thức học được thì vô giá và nếu như ruộng của bạn không được cày bừa thì kho vựa của bạn sẽ trống rỗng, nếu sách của bạn không được đọc thì con cháu bạn sẽ dốt nát. Như thế đủ thấy kiến thức còn hữu dụng đến bao đời.

13

Cuộc đời cũng còn có nhiều niềm vui và nỗi buồn, nhưng niềm vui lớn nhất của con người chính là làm phúc. Chúng ta nên chia sẻ cảnh ngộ, lòng thương cảm để giúp đỡ tinh thần hoặc vật chất cho mọi người. Làm được điều thiện cũng là một cách tích đức để lại cho con cháu, như Tử Thần ông nói: Bình sinh làm điều lành thì trời ban thêm phúc cho mình, ví bằng ngây dại mà làm điều dữ thì phải mắc tai họa. Còn ý tưởng của Thái Thượng Công là: Điều họa phúc vốn không có cửa ngõ, chỉ có ta mời nó đến thôi. Sự đền đáp việc lành dữ cũng như bóng với hình. chỉ tùy theo lòng người. Chuyện làm phúc cũng còn lấy kết quả, có thể người làm phúc không vui vẻ gì mà phải làm, cũng có khi người được làm phúc không thỏa mãn mà vẫn phải nhận, ấy là do phụ thuộc vào thái độ và cách thức thể hiện nữa. Làm phúc vì chân tâm thì cả hai bên cùng thoải mái, nhẹ lòng, hạnh phúc còn nhón tay vì điều kiện hay mưu tính thì không hề có thiện ý, tất cả những điều này phần lớn do tâm tính, hoàn cảnh sống và địa vị xã hội tạo ra. Vì thế Đông Nhạc Thánh Đế viết rằng: Phàm người có quyền thế, không nên cậy vào quyền thế của mình, người có phúc đức may mắn không nên tận hưởng hết cái phúc ấy, cũng như thấy kẻ nghèo hèn chớ có khinh miệt người ta quá mức. Một ngày mình làm điều thiện, phúc tuy chưa đến nhưng cái họa đã tự bỏ đi xa, một ngày làm điều ác, cái họa dẫu chưa đến nhưng cái phúc đã tự bỏ đi xa mình rồi. Người ở dời sau mà làm điều lành thì giống như cỏ trong vườn xuân, tuy không thấy lớn nhưng ngày một dày thêm, người làm điều ác giống như viên đá mài dao, không thấy hao mòn nhưng ngày càng khuyết dần.

14

Nỗi đau đớn và dằn vặt trên đường đời cũng rất nhiều và đa dạng do những nguyên nhân khác nhau, nhưng có lẽ đau khổ lớn nhất là sự trống rỗng. Đó là một trạng thái vô cảm, không còn cảm nhận về buồn vui sướng khổ yêu ghét hay dở. Đời sống tinh thần lúc ấy không còn gì là ham muốn nữa, thật sự giống một hòn đá lăn. đám mây trôi chứ chưa so sánh bằng thực vật động vật vì cây cỏ muông thú còn có cảm xúc riêng của mình. Người rơi vào trạng thái này thường bị hụt hẫng, thất vọng hoặc tan vỡ một dự tính quan trọng hay chịu một mất mát không gì bù đắp được. Cần phải hiểu rằng mưu tính sự việc là do con người, nhưng việc thành bại là do may rủi. Người muốn như vậy, mà trời lại không cho là như thế, do đó, đành phải chấp nhận cái đã có hay vốn có, thế mới là người hiểu cái đạo sống giữa cuộc đời: lý trí phải mạnh mẽ - hành động phải linh hoạt, như Gia Cát Khổng Minh nói cách trừ bỏ sự trống rỗng này: Nên giữ chí thật cao xa, mến chuộng bậc hiền tài, dứt hẳn tình dục, phá tan sự ngưng trệ, khiến cho lòng mong muốn có chỗ tồn tại rõ ràng, có chỗ cảm động mà sinh ra thương mến. Giận lắm thì cũng nên duỗi, bỏ qua sự nhỏ nhặt. Rộng thăm dò học hỏi, trừ bỏ tính nghi ngờ bủn xỉn. Sao lại để tổn hại về sắc đẹp? Sao lại lo buồn về việc không thành? Nếu chí không mạnh mẽ, ý không ngoan cường khảng khái sẽ bị chìm đắm vào chỗ phàm tục, suốt đời bị trói buộc vào cõi vô hình.

Dù sao đi nữa, tội lỗi đến đâu cũng cần phải giữ một chút nhân tính và lương tâm, chỉ có kẻ vô liêm sỉ nhất mới bán cả lương tâm và tâm hồn mình. Nên nhớ rằng: Trước nghĩa rồi sau lợi là vinh, trước lợi rồi sau nghĩa là nhục. Vinh ấy thường thông, nhục ấy thường cùng. Kẻ thông ấy thường trị được người.

Kẻ cùng ấy thường bị người trị. Biết được những điều khuyên răn của cổ nhân để ứng xử trên đời và sống tốt về lý thuyết thì dễ, nhưng sử dụng những lời khuyên này thế nào cho hữu ích chỉ phụ thuộc vào bản thân mỗi người như sách Minh Tâm Bảo Giám dạy: Ngàn vàng tốt chưa phải là quý. Được lời nói hay của một người còn quý hơn ngàn vàng, vì ngàn vàng dễ được lời hay khó tìm. Tìm ở người không bằng tìm ở mình, hay chịu nghe người không bằng hay suy xét. Biết việc ít thì phiền não cũng ít. Biết người nhiều thì chuyện phải trái cũng nhiều. Và như thế mới cần bàn đến những lời răn của cổ nhân...

Theo  Tạp chí Hà Nội Ngàn năm số 33, 34, 35, 36

 

Phía đằng xa, một con gà đang băng qua đường. Vấn đề đặt ra là tại sao con gà đó lại… băng qua đường? Dưới đây là câu trả lời của một số giới:

Ý kiến của 1 số vị nổi tiếng:

- Platon: Vì như vậy là tốt cho con gà ấy: bên kia đường là đúng.

- Aristote: Vì bản chất của con gà là băng qua đường.

- R. Descartes: Để đi qua phía bên kia đường.

- Galilee: Và thế là con gà đã băng qua đường!

- S. Freud: Việc bạn bận tâm đến việc con gà băng qua đường cho thấy cảm xúc tình dục bất an của bạn.

- De Gaule: Con gà có thể đã băng qua đường, nhưng nó còn chưa băng qua quốc lộ.

- M. Luther King: Tôi mơ về một thế giới mà ở đó tất cả gà đều có thể được băng qua đường mà không cần biết lý do tại sao.

- R. Nixon: Con gà không có băng qua đường. Tôi lặp lại: con gà không bao giờ băng qua đường.

- G. W. Bush:

- Việc con gà đã băng qua đường bất kể nghị quyết của LHQ chứng tỏ một sự đối đầu với dân chủ, tự do, công lý. Điều này cho thấy lẽ ra chúng ta phải dội bom con đuờng này từ lâu rồi. Để đảm bảo cho hòa bình trong vùng này, tránh việc các giá trị mà chúng ta bảo vệ bị xâm hại, chúng ta quyết định gửi 17 hàng không mẫu hạm, 146 máy bay tiêm kích, 250,000 quân, 154 tên lửa hành trình đến để xóa bỏ mọi dấu vết của con gà tại vùng này trong vòng bán kính 5,000 km. Sau đó, chúng ta quyết định sẽ thay mặt thế giới cai trị vùng này, thiết lập hệ thống các chuồng gà theo những chuẩn mực an ninh phù hợp nhất. Con gà trống lãnh đạo các chuồng gà sẽ được bầu chọn một cách dân chủ. Để cân đối chi phí chỉ cần kiểm soát các loại thực phẩm chế biến từ trứng gà trong vòng 30 năm mà thôi. Trong vùng đất mới của công lý, tự do và dân chủ này, chúng ta có thể đảm bảo rằng không bao giờ còn có chuyện gà băng qua đường nữa, và cũng chẳng còn con... đường nào trong vùng nữa.

- Chúng tôi không cần biết con gà có qua đường hay không, điều chúng tôi quan tâm là nó đứng ở phía nào của đường, một là phía chúng tôi, hai là phía bên kia, không có 1 vị trí trung lập nào cả !


- V.Putin: Gà đã chiếm một vị trí quan trọng từ sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh. Vấn đề bây giờ là chúng ta phải đưa gà vào đúng quỹ đạo mong muốn của nó.

- Alex Ferguson: Phong độ của con gà khi đi qua đường có thể là nhất thời, chỉ có đẳng cấp của nó là vĩnh cửu.

- David Beckham: Con gà đi qua đường nhờ sử dụng dầu nhớt Catrol Power 1- Uy lực của Beckham

- Shinichi Kudo: Dựa vào dấu chân để lại kết luận con gà đã qua đường.

- Mourinho: Không cần ghi nhiều bàn, chỉ cần con gà qua đường.

- Moggi: Con gà đang trên đường xuống Seri B

- Marcello Lippi: Chúng ta cần nhường quyền kiểm soát đường phố cho con gà. Việc của chúng ta là chăng bẫy.

- Federer: Con gà mang bước chạy của Nadal .

- Đội đua Relnault: Đã tìm thấy thành viên mới cho mùa giải sau.

- Jose Mourinho: Tôi đi đường của tôi, tại sao tôi phải né con gà

- Hugo: con gà, cẩn thận đấy nhééé, bấm phím số 4 để qua trái và số 5 để qua phải, trên đường đi phải cẩn thận cạm bấy đấy nhééé, ồ không, con gà đã thua rồi, số điểmcủa con gà là 0 điểm.

- Ramon Calderon: Tôi sẽ đưa bằng được con gà về phố Phạm Ngọc Thạch!

- Vương Ngọc Yến (trong Thiên Long Bát Bộ): Nếu xét về vị trí của các dấu chân trên đường thì đây là chiêu ” OK quá quan ” ( gà đen qua đường ) trong bộ pháp ” Lăng Ba vi bộ“

- Tiểu Long Nữ (TĐHL): Con gà qua đường ư? Thế liệu nó có được lấy học trò của nó không?

- Tào Tháo: Con gà chăm qua đường làm gân to, ăn ko được, bỏ thì tiếc.

- Mỹ Tâm: Gà que gà que bướcccccccccc wa đường kia . Gà que gà que tóc nâu là em đó

- KFC: Cài con gà này … dám xổng chuồng … thế thì bữa nay mình lấy con nào làm FireChicken bây giờ …

- Dương Qua: Gà có biết cô cô của ta ở đâu không?

- Hậu Nghệ: (rút cung tên ra)

- Hồng Thất Công: Tỉnh ơi hôm nay ta sẽ dạy cho con chiêu…

- Gunbuond played: đi lang thang trên đường có con gà có con gà.Gà ko biết bắn là con gà quay.

- Mỹ Linh: Chị thấy gà hôm nay qua đường rất xuất sắc, nhưng thật tiếc là gà đã chọn sai đường. Gà cần phải cố gắng ở lần sang đường tới, nhưng chị vẫn bỏ phiếu bầu cho gà.

- Long Vũ:
-(BL thể thao) Con gà đang băng quá đường… băng qua đi! … Băng.!!!! … không qua đường! Thật đáng tiếc thưa các bạn…
- (MC Chiếc nón kỳ diệu) Vâng, con gà đã lọt vào ổ voi số 4, như vậy con gà có nên chơi tiếp hay ngưng cuộc chơi ạ ?

- Lại Văn Sâm : Ô kìa ! con gà sắp qua đường !!! ô ô , Qua đường rồi !!! vậy là con gà đã qua đường… vâng xin cám ơn, xin cảm ơn !

- Lại là Lại Văn Sâm: xe nhiều quá, con gà có muốn xài quyền trợ giúp nào ko? 50:50 nhé, hay gọi điện thoại?

- BLV Quang Huy :ko được rồi thưa các bạn,con gà đã việt vị rồi !

- Thảo Vân: Chương trình hôm nay có sự tham gia của anh Đức Hiệp

- Bùi Tiến Dũng: cá 2 triệu USD là con gà không thể sang đường, chắc chắn nó sẽ sụp ổ voi vì đây là đường do PMU18 làm chủ đầu tư.

- Đỗ Tư Đông (Nguyên phó chủ nhiệm Khoa báo chí, Trường CĐ PT-TH TW1): Gà muốn qua đường à, thì đôi bên phải cùng có lợi, hay là để thầy đèo gà qua đường nhé, tiện đường mình ghé qua nhà nghỉ.

Ý kiến của cộng đồng quốc tế

- WHO: 1 vấn đề được đặt ra, liệu con gà có bị nhiễm H5N1 ko

- OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu ... cám gà): Nhiều khả năng, giá cám gà sẽ còn tăng cao nữa và có thể đạt đến ngưỡng 100USD/thùng vì hiện nay, nguồn cung đang thấp hơn lượng cầu và sản lượng của OPEC đã tới giới hạn.

- CHDCND Triều Tiên: Chúng tôi sẽ cho gà đào đường, nhiều khả năng, gà có thể đào được đường tới tận Nhật Bản và có thể là cả Mỹ.

- Iran: Chúng tôi sẽ ủ phân gà qua đường nhưng để phục vụ mục đích hoà bình.

- Iraq: Chúng tôi cấm toàn bộ gà qua đường vì nhiều khả năng chúng sẽ mang bom cảm tử.

Ý kiến của 1 số Bộ ngành:

- Bộ ngoại giao:
- Chúng tôi cực lực lên án việc con gà qua đường….điều này hoàn toàn là một sự vi phạm nghiêm trọng về….luật an toàn giao thông……

Chúng tôi đã cố hết sức xin sự giúp đỡ của LHQ, đề nghị con gà ở nguyên tại chỗ, chui vào hầm trú ẩn chờ LHQ sắp xếp phương án đưa qua đường an toàn, tránh bom và tên lửa của Israel.

- Bộ Thuỷ sản: Chúng tôi không hề biết có con gà qua đường, bão Chanchu không qua đường đó.

- Bộ Tài chính: Chúng tôi sẽ cho phép nhập khẩu loại cầu vượt đã qua sử dụng, như vậy gà qua đường sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn khi muốn băng qua đường. Có điều, gà muốn sử dụng cầu vượt đã qua sử dụng thì phải chịu Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế VAT và một số loại thuế khác để bảo hộ cho cầu vượt sản xuất trong nước.

- Bộ Thương mại: Quá trình đàm phán để gà có thể sang đường đã gần như hoàn tất. Nhưng rất tiếc chúng tôi chưa thể công bố các nội dung đàm phán, các nhượng bộ của mình được vì chúng tôi... chưa có thời gian.

- Bộ GDĐT: Tỷ lệ gà qua đường đạt 100%, trong đó số gà qua đường khá và giỏi chiếm 99%, không có gà qua đường xếp hạng yếu.

- Cục Đường bộ (Bộ GTVT): Tất cả gà qua đường đều phải khâu các loại túi lại, không được đem theo số tiền vượt quá 20.000 VNĐ để tránh làm "hư hỏng" các cán bộ soát vé tại các Trạm thu phí đường bộ.

- VN Airlines: Chúng ta cần phải thuê con gà khác, con gà này không sang được đường vì chân nó chỉ phù hợp cho nhảy qua rãnh nước hoặc cùng lắm vượt qua ngõ.

- VNPT: Chúng tôi không thể mở cầu vượt qua đường cho gà vì E-phone chưa chuẩn bị kỹ các phương án kỹ thuật đảm bảo cho gà qua đường an toàn.

- VFF (Liên đoàn bóng đá VN): Trong vòng 10 năm tới, chúng tôi sẽ đưa gà VN vào top 10 gà qua đường nhanh nhất Châu Á và có thể dự World Cup gà qua đường 2018.

- E-phone: con gà của chúng tôi không thể qua đường vì VNPT đã không chịu mở đường cầu vượt.

Ý kiến của 1 số đại diện ngành nghề:

Nhà Sinh học: Con gà băng qua đường là một động thái cân bằng hệ sinh thái môi trường.
Nhà Vật lý:
ta không thể nói con gà băng qua đường nếu không có một hệ quy chiếu đúng, trong đó lề đường sẽ làm gốc tọa độ, chiều dương là hướng bên kia đường.

Nhà Toán học: căn cứ vào vận tốc của con gà vào thời điểm hiện tại thì nó sẽ gặp chiếc xe tải đang tiến tới tại giữa đường

Nhà Hóa học: việc con gà băng qua đường có thể sẽ mang đến một nguyên tố mới trong bảng tuần hoàn.

Nhà Logic học: nếu không có gì hấp dẫn con gà ở bên kia đường thì nó sẽ không băng qua đường, vậy có thể kết luận rằng bên kia con đường có điều gì đó hấp dẫn con gà băng qua đường.

Nhà thần học: phải chăng con gà muốn thay đổi tôn giáo của nó?

Nhà tư tưởng học: Rõ ràng ta không thể nói "con đường đang băng qua con gà" được vì vậy "con gà băng qua đường" là một tinh thần đúng đắn.

Nhà văn: "Con đường nhỏ nhỏ, gió hây hây. Gà muốn băng qua để tìm bầy"

Cảnh sát giao thông:

Con gà sẽ không phạm luật nếu nó có đội nón bảo hiểm

- Thứ nhất: Gà là loài lông vũ, không được phép đi qua đường mà phải bay qua đường. Thứ hai: Gà qua đường không đúng vạch sơn. Thôi "làm luật" đi.

Cảnh sát hình sự: Hãy theo dõi con gà cho đến khi nó băng qua bên kia con đường. Đừng để một án mạng đáng tiếc xảy ra.

Cảnh sát dân sự: có lẽ không nên phạt con gà này vì xét ra nó cũng có quyền...gà sự.

Công an Hộ khẩu: Gà muốn qua đường để vào chuông bên kia đường hả. Vậy phải xin giấy phép của chuồng bên kia đồng ý cho vào nhé. Làm sao để xin giấy phép ấy à. Đơn giản lắm, chú phải sang bên kia đường đã!!!

Luật sư tố tụng: Căn cứ vào điều 24 c bộ luật dân sự, tôi tố cáo con gà đang xâm nhập gia cư bất hợp pháp.

Luật sư bào chữa: Phản đối, thưa quý tòa. Vì thân chủ của tôi có thể quay lại khi ông ta vừa tới mép đường.

Đám sinh viên: trố mắt nhìn theo ” gà kìa , gà kìa tụi mày “.

Gà trống: chà đây có phải gà mái ko nhỉ???

Cáo: nó đi qua đường thế này thì mình phải đi theo nó à, xe tông chít!!!!

Sói: Này gà, hãy liệu hồn đấy !

(sưu tầm)


 

Cuộc sống chúng ta có những quy luật hoạt động, chẳng hạn một nhân viên hành chính sự nghiệp theo quy luật hoạt động bình thường là khoảng 7 giờ đến sở, trưa nghỉ độ 90 phút để ăn và nghỉ trưa, chiều khoảng 4 giờ 30 phút trở về nhà. Các quy luật thông thường này chi phối khá mạnh mẽ cuộc sống con người...

Nhưng bên cạnh các quy luật thông thường ấy người ta thấy có những “quy luật" rất kỳ lạ. Chẳng hạn cứ hễ ta vừa ngồi và bàn ăn là y như rằng có chuông điện thoại reo! Bạn có để ý như vậy không? Hoặc một quy luật kỳ lạ khác: Hễ chúng ta vừa bước vào phòng tắm trút bỏ áo quần định tắm cho thoải mái thì y như rằng có ai đó bấm chuông gọi cửa! Kỳ quặc hết sức!

Một tác giả người Úc, ông Richard Glover đã thử nêu ra đây 10 "quy luật” kỳ lạ, nếu chúng ta có gặp thì đừng đổ quạu! Bởi vì chúng là "quy luật” thì ta phải chịu nó thôi.

Quy luật 1: Đối với radio, tivi... cứ hễ bạn định bước ra uống miếng nước thì y như rằng nó vừa phát một tin quan trọng, bạn trở vào là hết! Hoặc bạn đang đi tàu hỏa, lắng nghe tin trên chiếc radio cầm tay, đến đoạn tin quan trọng thì y như rằng tàu chui vào hầm, ồn kinh khủng, bạn không nghe gì được. Tàu ra khỏi hầm thì tin ấy vừa hết! Có tức không?

Quy luật 2: Ghế đệm hễ càng cũ thì thấy nó lại càng êm, càng mềm, ngồi nằm đều cảm thấy rất dễ chịu. Còn hễ thay mới là cứng đờ do vậy cứ tiếc hùi hụi chiếc ghế cũ! Thật oái ăm!

Quy luật 3: Ban ngày, nhắc trẻ con học bài, nó cứ ngủ gà ngủ gật. Thế mà đêm đến, ru mãi nó không ngủ! Dọa đủ thứ, thì nó vờ nhắm mắt, cứ không chịu ngủ trước khi ta buồn ngủ!

Quy luật 4: Một đôi giày mình thích, ưng ý, thì nó cứ hay mất, hoặc biến đi đâu một chiếc. Còn đôi giày xấu, cũ thì cứ nằm mãi ở tủ giày! Có những đôi mình vứt vào góc vì không ưa. Thế rồi một buổi lễ hội nào đó, mình diện đồ vào kéo hộc giày tìm đôi giày đẹp, thì nó mất đâu một chiếc! Trước mắt mình lại thấy đôi giày cũ lù lù ra đó! Quái!

Quy luật 5: Vợ chồng sợ cãi cọ chuyện tiền nong, nên tránh đề cập đến nó. Thế rồi chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt như tranh ngồi trên ghế đệm, hoặc tranh phần nằm bên phải hay bên trái của giường nệm, lại đâm ra ầm ĩ! Chuyện bé con lại là chuyện gây ầm ĩ nhất!

Quy luật 6: Những số điện thoại cần gặp, khẩn cấp, khi mình cần lại biến đâu mất! Hoặc khi khẩn cấp thật sự, gọi đến thì... im re!

Quy luật 7: Những món hàng ở chợ, ở siêu thị mình để ý, thích nhưng đến khi cần lại không thấy đâu. Đến khi không cần, lại thấy sờ sờ. Thấy có loại mỳ gói kiểu ý, quảng cáo: "Chỉ cần thêm một ít nước sôi, bạn sẽ có món spaghetti tuyệt vời!” định bụng lần sau cùng người nhà đến mua. Lần sau nữa, đi chơi bỗng thấy đầy trên quầy!

Quy luật 8: Nam giới ít ai đọc các bài dạy nấu ăn đến nơi đến chốn. Vì vậy một người đàn ông độc thân mời khách đến ăn nhậu. Mọi người ngồi vào bàn xong, sắp sửa ăn, bỗng chủ nhân từ dưới bếp kêu to: “Chết cha! Té ra nó bảo hầm nhừ tới sáu tiếng đồng hồ lận"'. Ông chủ độc thân này thường ngày rất sành ăn, mới lạ chứ!

Quy luật 9: Những người soạn thảo các sách dạy nấu ăn thường là những người... "thực bất tri kỳ vị” ăn không biết ngon. Nếu bài dạy của họ nói rằng thực đơn này cho 10 người ăn, thì đúng là chỉ đủ cho 2 vị tu sĩ ăn lưng lửng vào mùa chay!

Quy luật 10: Cửa sổ nhà bạn có những song dọc bằng sắt đường kính độ 1,5 cm. Khoảng cách giữa chúng rộng độ 7 hoặc 8 cm. Thế mà hễ bạn ném một hột ômai ra cửa sổ, thì y như rằng trúng ngay vào một trong những song sắt. Lần sau, ăn kẹo, vò miếng gấy gói kẹo lại thành một cục bé tí, ném ra cửa sổ, nó lại trúng vào một trong các song cửa, văng trở vào nhà! Tức mình không chứ!

Bạn thấy sao? Bạn có thể bổ sung vào một vài “quy luật kỳ lạ" nào nữa không? Chắc chắn là có phải không! (st).


 

(Tôi vô cùng xúc động khi nhìn thấy những mẹ già ốm yếu phải ngồi ở các góc đường trên tay cầm ảnh Bác Hồ cầu cứu những lãnh đạo cấp cao nhờ xem xét việc oan ức trong đất đai tại quê nhà)

Tội nghiệp mẹ
thời son trẻ anh hùng, nuôi con đánh giặc
nuốt từng hạt muối, củ khoai
nhường manh áo cho con
mong tháng ngày hạnh phúc
đất nước xum vầy mẹ cười rạng rỡ, nét mặt chân quê

Quê hương thanh bình
mẹ vẫn chưa yên, vì miếng cơm manh áo
Mẹ không còn đất để cày,
cơm không còn đủ ăn...

Theo bước chân xa
mẹ lặn lội tìm nơi chân lý
Mẹ khóc vì thương con sông,
mãnh đất quanh làng
giờ không còn nơi gieo cấy
Nhìn ảnh Bác Hồ mà yêu mãnh đất quê hương

Giữa phố không quen
bước chân trần chai sạn
Từng bước dài thăm thẳm mong sự sớt chia
Ngồi giữa dòng xe, rợp người qua lại
mẹ nhớ căn chòi rách bươm
trống như sự chào mời của tấm lòng chất phát
thèm một chút xót thương!

Mẹ giận thằng con
quên thời gian khốn khó
ngày mẹ giấu, mẹ nuôi... rau cháo tháng ngày!
Giờ mẹ vẫn nghèo, căn chòi vẫn vậy.
ruộng mẹ cày vẫn mùa lũ, mùa khô,
con cá con cua theo nước ròng nước lớn...

Mẹ tiếc sao,
con không hểu tình thương của mẹ
ngày tháng nên người, giờ biến chất tham ô.
Đường con đi, xe, áo xênh xang
lũng đoạn tham lam, làm xấu đi hình đất nước.
bè bạn chê cười con vẫn ngoái cổ làm ngơ
nghĩ có chút quyền con tranh giành, tiền bạc,
mà quên nhân nghĩa ngàn xưa.

Mấy ngày xa quê,
mẹ mới hiểu ra cuộc đời chân chất
của mẹ và những người lao khổ... mong manh
thiếu trước hụt sau,
thiếu những người che chở...
giờ lặng từng bước tìm con

Con ơi,

----

Xuân Hiệp


 
Vui gì trong lúc chiều mưa
Dấu yêu đã khuất ngày xưa đâu còn!
Phận nghèo dám sánh gót son?!
Phố khuya hết khách em còn ngày yêu?
Smilie
Anh xin một chút sương chiều.
Ngan qua lối củ tình yêu cuối ngày.
Tình mình rong ruỗi hôm nay
Đến mai vẫn kiếp trắng tay bên đời.
Smilie
Cao xanh vui chút ghé chơi!
Nhà tôi sẳn chổ muốn mời tình yêu.
Quán xa đợi khách bên lều,
Vấn vương chút khói tình yêu kiếp này.
Smilie
Chỉ mong gió thoảng mưa bay
Chỉ mong tham vội mấy ngày mộng mơ!
Tôi yêu tôi chỉ dại khờ!
Tôi làm thi sĩ nằm mơ một mình!
Smilie
****
Xuân Hiệp



21 Trang « < 5 6 7 8 9 > »  
Thông tin cá nhân

xuanhiep
Sinh nhật: 15 Tháng 10
Nơi ở: Tp. Hồ Chí Minh
Yahoo: xuanhiep76  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Cuộc đời là những gì mình tạo ra nó! Chúng ta nên tạo một cuộc đời đẹp!

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31




CHAT CHIT - TALKATIVE

TUỔI TRẺ
Tuổi trẻ không phải là thời gian của cuộc đời, nó là một trạng thái của tâm trí, nó không phải là chuyện má hồng môi đỏ và đầu gối uyển chuyển mà là chuyện của ý chí, là cách của trí tưởng tượng, là sinh lực của cảm xúc, nó là sự tươi thắm của mùa xuân đậm đà trong cuộc sống.

Tuổi trẻ có nghĩa là một sự thắng thế của lòng can đảm, chế ngự tính nhút nhát trong ước muốn sự thắng thế của tính mạo hiểm chế ngự tính ưa dễ dãi.

Không ai già chỉ vì số tháng năm, mà chúng ta già vì từ bỏ những lý tưởng của chúng ta. Tháng năm có thể làm da nhăn, còn từ bỏ sự hăng hái thì làm cho tâm hồn ta nhăn lại. Sự âu sầu, sợ hãi, mất tự tin làm cho lòng ta chùng xuống và biến tinh thần ta thành cát bụi.

Dù 60 hay 16 tuổi, trong mỗi trái tim người đều có niềm say mê cái lạ, đều có ước muốn kỳ lạ trẻ thơ đối với cái sắp tới, và đều có niềm vui với trò chơi của cuộc sống. Giữa tim bạn và tôi đều có một trạm vô tuyến, bao lâu thì nó còn nhận được tín hiệu của cái đẹp, của hy vọng, của vui tươi can đảm và sức mạnh từ tha nhân và từ vô cùng, thì bây lâu ta còn trẻ.

Khi những chiếc cầu bắt tín hiệu ấy bị đổ, tâm trí bạn bị bao phủ bởi lớp tuyết của sự cay độc và lớp băng của sự bi quan, thì khi ấy bạn đã già, dù là mới 20 tuổi, còn nếu những chiếc cầu bắt tín hiệu ấy vẫn giương cao để bắt những làn sóng lạc quan, thì vẫn có hy vọng và bạn rất trẻ, dù chết ở tuổi 80!(st)

Truyện cười

(♥ Góc Thơ ♥)

Tỷ giá

Giá Vàng

Thời tiết

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025 VnVista.com