Sep 5 2024, 10:20 AM
Bởi: Leoaslan
Theo Điểm b, Khoản 5 của Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP về nội dung của chứng từ, quy định như sau:
“Nội dung của hóa đơn … Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua … b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài. …” >> Tham khảo: Hướng dẫn lập mẫu biên bản thu hồi hóa đơn. Do đó, khi người mua là cá nhân không có mã số thuế, hóa đơn không cần phải thể hiện mã số thuế, áp dụng cho cả hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử. Ngoài mã số thuế, trong một số trường hợp cụ thể thì hóa đơn điện tử cũng có thể loại bỏ bớt các nội dung khác. – Cụ thể theo Điều 14, Nghị định 123/2020/NĐ-CP: + Không cần chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử, kể cả khi lập Hóa đơn Điện tử khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài. + Hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không cần phải có chữ ký số của người bán hoặc người mua. + Trong trường hợp bán hàng tại siêu thị hoặc trung tâm thương mại cho khách hàng cá nhân không kinh doanh, hóa đơn phải bao gồm tên, địa chỉ và mã số thuế của người mua. >> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử. – Riêng đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng cá nhân không kinh doanh, không cần phải có các thông tin như: + Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn. + Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua, chữ ký số và chữ ký điện tử của người bán. + Thuế suất thuế GTGT. – Trong trường hợp chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được xác định là hóa đơn điện tử cho khách hàng cá nhân không kinh doanh theo thông lệ quốc tế, không cần phải bao gồm các thông tin như: + Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn. >> Tham khảo: Tổng hợp quy định mới về chứng từ khấu trừ thuế TNCN. + Thuế suất thuế giá trị gia tăng. + Mã số thuế và địa chỉ của người mua. + Chữ ký số của người bán. – Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ: không nhất thiết phải có các nội dung: + Chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã); + Tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế); + Tiền thuế, thuế suất thuế GTGT. >> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử. Như vậy với khách hàng cá nhân không có mã số thuế, doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng mà không có thông tin mã số thuế. Ngoài ra trong một vài trường hợp cụ thể nêu trên, hóa đơn điện tử có thể không cần ghi đầy đủ thông tin. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hóa đơn điện tử và khách hàng đang sử dụng E-invoice theo Thông tư 78, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn tiến hành cập nhật kịp thời các tính năng mới của Einvoice chuẩn hóa theo Thông tư 78. Theo đó, các tính năng mới được cập nhật như: 02 loại hóa đơn mới được cập nhật tại phần mềm E-invoice là: + Hóa đơn điện tử bán tài sản công. + Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia. Hai loại hóa đơn trên nói riêng và các loại hóa đơn của E-invoice nói chung đều được thiết lập dựa trên tiêu chuẩn của Thông tư 78 và áp dụng theo ký hiệu mẫu số, số hóa hóa đơn. >> Tham khảo: Thuế TNCN khấu trừ tại nguồn là gì? Bên cạnh các chức năng đối với hóa đơn điện tử, tính năng mới của Einvoice giúp xử lý hóa đơn giấy dễ dàng. Ngoài ra, phần mềm còn xử lý dữ liệu hóa đơn điện tử dưới định dạng XML, đáp ứng chuẩn cấu trúc dữ liệu theo quy định của Tổng cục thuế, Bộ Tài chính. Với việc cập nhật các tính năng mới của E-invoice, ThaisonSoft không chỉ hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn áp dụng hóa đơn điện tử mà còn tuân thủ các quy định về hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế. Theo đó, E-invoice là phần mềm cung cấp hóa đơn điện tử hợp pháp hóa, giúp cho khách hàng an tâm khi sử dụng. Trước đây, theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 86/2020/TT-BTC, các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020. Điều này đồng nghĩa rằng thời hạn sử dụng hóa đơn giấy phải chấm dứt muộn nhất vào ngày 31/10/2020. Tuy nhiên, ngày 19/20/2020, khi Chính Phủ cho ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử và chấm dứt sử dụng hóa đơn giấy cũng có sự thay đổi. Căn cứ vào Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử đã được chuyển từ ngày 01/11/2020 sang ngày 01/7/2022. Theo đó, các doanh nghiệp cũng phải chấm dứt sử dụng hóa đơn giấy muộn nhất từ ngày 30/6/2022. >> Tham khảo: Phần mềm khai báo Hải quan điện tử ECUS5VNACCS. Hiện nay, không ít người dùng thắc mắc: Doanh nghiệp có được phép sử dụng song song cả hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy hay không? Thời hạn sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy đến bao giờ? Để giải đáp những thắc mắc trên, bạn và doanh nghiệp có thể tham khảo Công văn số 48825/CT-TTHT, được Tổng cục Thuế ban hành ngày 24/06/2019, quy định về việc dùng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Trong nội dung Công văn 48825/CT-TTHT, Tổng Cục Thuế khẳng định: Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 – 31/10/2020 thì Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực nên trong khoảng thời gian này, các đơn vị kinh doanh có thể được cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau: Hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in. Trong đó, Nhà nước khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử. Như vậy, với quy định như trên thì việc doanh nghiệp sử dụng song song cả hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy là hợp pháp. >> Tham khảo: Thông báo phát hành hóa đơn điện tử, Mẫu hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 59, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, mới ban hành gần đây nhất, Chính Phủ đã quy định sẽ tiếp tục duy trì hiệu lực thi hành của Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP đến ngày 30/06/2022. Thay đổi này đồng nghĩa rằng: Các doanh nghiệp được phép sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy đến hết ngày 30/06/2022. Kết luận Ngoài ra, mọi thắc mắc liên quan tới vấn đề mua hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
|
Thực đơn người xem
Bài viết cuối
Nguyên tắc cần tuân thủ khi xuất hóa đơn
Trường hợp hóa đơn không cần đủ nội dung Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài Hướng dẫn nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần Thủ tục hủy hóa đơn hợp lệ Tổng hợp các mức thuế suất TNCN Mục đích khi kiểm toán báo cáo tài chính Quy định về mức thuế môn bài Thuế suất GTGT hóa đơn dịch vụ ăn uống Đối tượng được cấp hóa đơn lẻ Bình luận mới
Jessica Edison trong
Thuế giá trị gia tăng là gì?
nuochoa95 trong Hóa đơn có mã đăng ký thế nào? nuochoa95 trong Tạo và sử dụng chữ ký điện tử an toàn nuochoa95 trong Hóa đơn điện tử với dịch vụ xe khách nuochoa95 trong Phần mềm Einvoice quản lý hóa đơn hiệu quả wqdefrt45red trong Chuẩn bị hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn bacho trong Kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm Bành Thị Xu trong Chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế Bành Thị Xu trong Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp Bành Thị Xu trong Lưu ý khi lập hóa đơn theo hợp đồng (♥ Góc Thơ ♥)
Tik Tik Tak
Truyện cười
Tin nhanh
Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Tìm kiếm: |