Trưa hôm đó, ông Vương giám đốc Sở Xây dựng đánh xe ôtô đi đón con, đến cổng trường còn sớm những 10 phút, ông giám đốc thấy gần đó có một quán đánh giày, ông rẽ vào, đánh giày chờ con.
Người đánh giày là một phụ nữ vào khoảng 35, 36 tuổi, khi thấy ông vào quán, bà hớn hở mời ông ngồi, rồi bắt tay ngay vào việc đánh giày cho ông Vương.
Một chiếc giày được đánh xong, tiếng chuông tan học của nhà trường đã vang lên. Chỉ một lát sau, con ông đã ra khỏi cổng trường. Cậu ta chạy tới, nói với ông:
- Ba ơi, hôm nay con thi xong rồi!
Ông giám đốc cười hỏi:
- Kết quả ra sao?
Cậu con trai lắc đầu nói, kết quả cũng không được tốt lắm. Ông giám đốc nghiêm mặt, hơi quắc mắt lên nhìn con, nói:
- Con phải học hành cho tử tế, học kém, không thi vào đại học được, thì chỉ có đi đánh giày như nhà cô này.
Nói xong, ông giám đốc cảm thấy ngay rằng mình đã nói hớ, nhưng may mà người đàn bà đánh giày hình như không chú ý tới những điều ông vừa nói, mà vẫn lặng lẽ, bình thản ngồi đánh giày cho ông. Ông thở ra một hơi dài nhẹ nhõm.
Đôi giày của ông đã đánh xong, giám đốc vội vã dắt cậu con trai lên ôtô. Xe chạy được khoảng độ nửa đường, máy điện thoại di động của ông bỗng đổ chuông. Giám đốc Vương nhìn mã số, nó là mã số lạ, nên hơi to tiếng hỏi:
- Ai đấy?
Phía máy bên kia hỏi:
- Ông có phải giám đốc Vương không ạ? Tôi vừa đánh giày cho ông, ông xem lại xem, ông có bỏ quên cái gì không?
Xem xét lại, ông mới thấy rằng ông đã bỏ quên chiếc cặp ở đó. Trong cặp có hai nghìn tiền mặt, mấy tờ hóa đơn, một hộp danh thiếp… những cái đó cũng không quan trọng gì, mà quan trọng hơn, là mấy tấm ảnh. Nó đã làm ông cuống lên, đó là những tấm ảnh ông chụp chung với cô tình nhân Tuyết Nhi trong chuyến đi du lịch vừa qua, hôm nay vừa đi lấy nó ở hiệu rửa ảnh về, còn chưa kịp “di chuyển trận địa”.
Những tấm ảnh ấy, nếu như rơi vào tay người khác, kết quả sẽ không thể tưởng tượng được, nhất định phải thu hồi ngay nó về.
Ông tắt máy điện thoại, quay ngay đầu xe trở lại.
Người phụ nữ đánh giày vẫn ở nguyên đó. Ông bảo con cứ ngồi yên trên ôtô chờ ông, còn mình chạy vội vào quán nói:
- Có phải vừa rồi cô gọi điện thoại cho tôi không? Tinh thần nhặt được của mà không tham lam như cô đáng để tôi học tập.
Nhưng người phụ nữ không vội trao trả ông chiếc cặp, mà chậm rãi nói:
- Ông đừng có vội nịnh tôi. Riêng việc nhặt được của mà không tham này, nó cũng cần có điều kiện của nó đấy.
Giám đốc Vương nghĩ ngợi, tính toán. Một người đàn bà đánh giày chắc chắn là thiếu tiền rồi!
Ông nói:
- Điều kiện thế nào? Cô nói ra xem nào? Tôi biếu cô 200 đồng! Thế, được chưa?
Người đàn bà đánh giày lắc đầu.
Ông giám đốc hơi cuống lên nói:
- Thế thì 500 đồng vậy! Xong không?
Người đàn bà đánh giày vẫn một mực lắc đầu…
Tim Giám đốc Vương bắt đầu dồn dập đập. Ông nghĩ bụng: “Có thể người đàn bà này muốn tống tiền mình?”. Sau đó, ông hơi nghiến răng lại, hỏi:
- Vậy thì cô cần bao nhiêu tiền? Trong cặp của tôi có 2.000 đồng tiền mặt, cô cầm tất, như thế đã được chưa?
Người đàn bà đánh giày cười lạnh lùng, nói:
- Thưa ông giám đốc, tôi chẳng cần bất cứ một thứ gì hết, tôi chỉ cần ông đánh cho tôi một đôi giày tôi đang đi đây!
Người đàn bà đánh giày thấy ông giám đốc chần chừ, do dự, liền cất chiếc cặp đi và nói:
- Không muốn đánh giày hả? Cũng được thôi, tối nay tôi sẽ mang chiếc cặp đến tận nhà, trả lại cho ông, tôi có quen biết vợ ông đấy! Tôi đã từng gặp bà ấy trong cuộc họp phụ huynh học sinh.
Giám đốc Vương nghe nói vậy, chẳng khác gì nghe sấm nổ bên tai. Nếu chiếc cặp ấy mà rơi vào tay vợ ông, thì trời sẽ long, đất sẽ lở!
Chẳng còn cách nào khác, ông nghiến răng lại, nói:
- Thì đánh giày, thằng giám đốc này đánh giày cho cô!
Sau đó ông giám đốc miễn cưỡng cầm lấy chiếc bàn chải, và đánh giày cho người đàn bà đánh giày.
Trong lúc mồ hôi ông giám đốc đang chảy ròng ròng từ mặt xuống lưng, một cô bé học sinh, lưng đeo cặp sách chạy tới. Cô bé kinh ngạc, hiếu kỳ, hết nhìn ông giám đốc, rồi lại nhìn người đàn bà nói:
- Mẹ ơi! Ông này là ba của Vương Hạo học cùng lớp với con đây mà? Làm sao mẹ lại để ông ấy đánh giày cho mẹ? Con nghe Vương Hạo nói, ba cậu ấy làm giám đốc đấy!
Người đàn bà bật cười:
- Giám đốc thì không phải đánh giày sao? Này con ơi! Mẹ nói cho con biết nhé, chuyện học hành của con có kém một chút cũng chẳng làm sao, nhưng con nhất định phải học lấy cách làm người. Nếu con không chịu nghe lời ấy mà, sau này lớn lên, thì dù có làm đến giám đốc, cũng phải đánh giày cho người ta như thế!
Ai bảo nhậu lai rai là khổ? Tôi mơ màng, men rượu bốc lên cao. Có những ngày say xỉn, té ở cầu ao, Vợ bắt được, chưa mắng câu nào đã khóc. Cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích: Chị giận anh rồi, tối….. sang ngủ với em.....