Chẳng biết tác giả lấy ý đồ tư tưởng của mình để sáng tác bài thơ này hay cảm xúc theo quan sát thực tế. Nhưng theo tôi, tác giả dùng cụm từ
một đứa trẻ và
những người lớn trong bài thơ thay vì có thể
một đứa con,
một đứa cháu và
người cha, mẹ, ông, bà là dụng ý muốn nêu bật quan điểm của tác giả.
Bài thơ đơn giản nhưng đã nêu lên sự bất đồng, bất thông và bất tín giữa những tầng lớp với nhau ( cụ thể ở đây là lớp trẻ và lớp lớn ). Đây chính là điều mâu thuẫn nguy hiểm. Chuyện gì sẽ xãy ra khi mọi người không hiểu nhau ( không hiểu nhau là không tin nhau ) cùng sống trong một ngôi nhà, cùng đi trên một con thuyền người chèo xuôi, kẻ chèo ngược. Và những ai sợ thuyền bị lật chìm thì lo lắng hoang mang là lẽ tất nhiên. Điều tệ hại hơn là lớp trẻ lại không xác định được mình muốn gì, mình cần gì còn người lớn không hiểu, cũng không biết làm sao để hiểu người trẻ muốn gì, cần gì.
Bài thơ như gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh: Vì sao lớp trẻ không dám nói lên những điều mình muốn và thụ động chờ cơ may? Vì sao người lớn cứ bắt lớp trẻ phải biết những điều đã biết, phải học những gì đã lạc hậu và phải hành động theo như một cỗ máy mà không chịu tin, hiểu và làm cho họ biết cách tự chứng tỏ (bộc lộ, nói lên quan điểm của mình), tự tin và tự khẳng định mình.
Nhưng nếu tác giả sáng tác theo quan sát thực tế thì bài thơ cũng nêu ra một vấn đề rất đáng cho chúng ta quan tâm. Không ít người nghĩ rằng đáp ứng đầy đủ vật chất cho con cái là đã làm tròn trách nhiệm làm cha làm mẹ. Nhưng điều quan trọng hơn mà con trẻ cần là một sự yêu thương chăm sóc, quan tâm và hiểu chúng (
Chờ dỗ dành). Và chính gia đình, xã hội phải "
khóc" về cách nghĩ, cách nuôi dạy thiển cận ấy.
(
http://vnvista.com/trungkimBài viết đã được chỉnh sửa bởi trungkim: Oct 25 2006, 11:52 AM