Mỗi ngày, “khu công nghiệp” Sơn Đông (Thanh Hóa) cung cấp cho thị trường Hà Nội khoảng 10 tấn chó hơi, chủ yếu là hàng ngoại. Trước sự lớn mạnh của các “công ty”, họ đã nhất loạt suy tôn ông lái Tiến làm “minh chủ”.
Vào làng Sơn Đông, xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) giữa trưa hè nắng gắt, tiếng chó sủa đinh tai, nhức óc. Anh Phạm Duy Lai, chủ trại chó lớn nhất làng Sơn Đông, cho biết: “Bọn này là giống chó ở các đảo của Malaysia, Indonesia nhập tịch về làng từ tối hôm qua, chưa quen thung thổ mới gào rú to thế”. Anh cho hay để “đánh” được chó từ nước ngoài về, Sơn Đông thành lập hẳn một “câu lạc bộ những người buôn chó”.
Bà Lê Thị Xê, vợ ông Tiến, ông tổ làng nghề chó, cười vui vẻ: “Cách đây hơn mười năm, nghe trong Nam người ta ít ăn thịt chó mà ngoài Bắc lại khan hiếm, nhà tôi vay mượn ít vốn vào Nam đánh hàng ra Hà Nội bán, ai ngờ lãi to".
Sau đó, ông Tiến đưa chó Việt Nam sang “phục vụ” thị trường Trung Quốc. Khi dân miền Nam đã biết ăn thịt chó không kém gì ngoài Bắc, hàng lại khan hiếm, ông Tiến không ngần ngại mở đường khai phá tìm nguồn hàng ở tận Lào, Campuchia và Thái Lan.
Hầu hết thanh niên và trung niên của làng Sơn Đông đều lên đường theo ông Tiến. Sau khi đã có lưng vốn kha khá cộng với các ngón nghề buôn chó thành thạo, họ đứng ra lập “công ty” riêng. Đến nay, làng Sơn Đông có đến 30 “công ty”, mỗi “công ty” có chừng 10-20 nhân viên làm việc và đặc biệt có cả nhân viên ngoại quốc.
Năm 2005, trước sự lớn mạnh của các “công ty” và để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành nhau mối hàng khi mua bán, các “công ty” buôn chó Sơn Đông đã họp lại và thành lập một “trung tâm xuất nhập khẩu”... chó với điều lệ rõ ràng và các chế tài xử lý. Mỗi hội viên đóng góp 40-50 triệu đồng tiền “bảo lãnh cạnh tranh”. Theo đó, nếu “công ty” nào ép giá, mua bán không lành mạnh, hội sẽ có chế tài xử phạt hàng triệu đồng. Các “công ty” đã nhất loạt suy tôn ông lái Tiến làm “minh chủ” với chức danh “Chủ tịch Hội xuất nhập khẩu thịt chó Sơn Đông”.
Anh Lai cho biết đường dây cung cấp thịt chó xuyên quốc gia từ Thái Lan về Việt Nam đang hoạt động rất mạnh. Tại vùng giáp ranh biên giới Thái Lan với Lào, các “công ty” của Sơn Đông đã thuê đất lập trại trung chuyển. Tại Thái Lan, các trại chủ Việt Nam thuê nhân công người Thái lùng mua chó Thái với tiền lương 3 triệu đồng/tháng.
Tại Thái Lan, từ chú chó nhỏ đến những con chó to và nặng thịt chỉ có một giá đồng hạng 50 bath/con (gần 200.000 đồng). Trong khi đó, giá “xuất xưởng” tại Sơn Đông hiện nay là 20.000 đồng một kg hơi. Nếu mỗi tuần “đánh” từ Thái Lan về cỡ 10 tấn chó, trừ chi phí vận chuyển và tiền thuê nhân công nước ngoài áp tải, chăm sóc, anh Lai thu lãi 6-8 triệu đồng.
Chuồng trại chó mọc lên khắp Sơn Đông khiến môi trường bị ô nhiễm bởi tiếng kêu la của hàng nghìn con chó suốt ngày đêm. Nhiều làng xung quanh đã đâm đơn kiện lên huyện. Qua nhiều lần họp bàn, chính quyền địa phương đã thống nhất cho Sơn Đông lập hẳn một “khu công nghiệp nuôi chó” dưới chân núi Bần.
Mỗi ngày, “khu công nghiệp” này của Sơn Đông cung cấp cho thị trường Hà Nội khoảng 10 tấn chó hơi, chủ yếu là chó ngoại của Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia...
Nhờ nghề buôn chó xuyên quốc gia, giờ đây làng Sơn Đông từ một làng quê nghèo nhất nhì huyện Hậu Lộc đã xuất hiện nhiều tỷ phú trẻ. Cả làng có gần 20 ôtô tải các loại, xe máy Nhật nhà ai cũng có, không có người thất nghiệp. Nhiều người nơi khác đến làm nhân viên phục vụ các trại với lương tháng 1 triệu đồng và cơm nuôi ba bữa.
Ai bảo nhậu lai rai là khổ? Tôi mơ màng, men rượu bốc lên cao. Có những ngày say xỉn, té ở cầu ao, Vợ bắt được, chưa mắng câu nào đã khóc. Cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích: Chị giận anh rồi, tối….. sang ngủ với em.....