Thằng Tèo ngồi tiu nghỉu. Tựa lưng vào cây trứng cá bên hông nhà, thỉnh thoảng nó giơ tay gạt nước mắt. Không biết có chuyện gì? Cả buổi sáng nay ba má nó liên hồi ẩu đả. Bỏ ông táo lạnh tanh. Giờ mỗi người mỗi góc. Rồi cuộc chiến tranh lại tiếp tục. Từ võ ba càng chuyển sang võ miệng. Bỗng má nó lớn giọng: - Ông ăn chả, tôi ăn nem. Mặc xác ông! Đến đây, cái bao tử thúc giục, Tèo tham chiến: - Con không thèm ăn thứ đó, con chỉ muốn ăn cơm thôi!
Sửa nhà bếp. Dư xà bần. Mẹ "liên hệ" gia đình người hốt rác. Cậu bé con nhỏ choắt, khoảng bảy tuổi, được "cử" đến... Đôi bàn tay bé xíu, đen nhẻm cào trên đống lởm chởm cát đá "vĩ đại"... Xót xa! Chiều, gió mát, lũ trẻ kháu khỉnh, tròn lụi, ăn no, chạy giỡn với nhau... Chắc trạc tuổi em... - Em mấy tuổi? - Mười lăm. Trời!... - Ê!... Hốt rác! Nè, hốt rác đi! Mấy tờ giấy gói chewing-gum bay lả tả... Vài tiếng cười trẻ con vứt lại cho em, lơ lửng... Đời?... Một giọt mặn chát rụng vào trái tim già nua... Còn em, cúi xuống... Hình như quen rồi. ... Em kéo thùng đi, dáng gãy vẹo một bên vì quá nặng... Bỗng, cái thùng không đi được. Loay hoay... tìm... kiếm... em kéo ra một miếng chewing-gum còn mới, chưa kịp khô
Thằng bé mới bảy tuổi ngây thơ hỏi bố: - Sao hôm nay nhà cô Lan đông học sinh vậy bố? - Ngày 20/11 con ạ, các anh chị đến thăm và chúc mừng cô giáo của mình đấy. - Vậy thầy giáo thì có được học trò thăm không hả bố? - Có chứ con vì đây là ngày của thầy, cô luôn mà. - Sao mấy anh, chị không thăm bố? - À, thì tại vì mấy anh, chị gặp bố ở trường rồi. Thằng bé không biết bố nó đã nói dối. Chỉ vì cô Loan là giáo viên dạy toán còn bố nó là giáo viên thể dục...
Ngoài hai bữa cơm ngày, vợ chồng anh chưa sao lo nổi một căn nhà đúng nghĩa. Đám bạn cũ đứng ra vận động, đứa góp công, thằng góp của, dựng cho anh một "mái ấm tình thương". Tạm an cư. Anh nỗ lực làm đáp nghĩa. Có dư luận cho là anh "hết xôi rồi việc"... Anh đột ngột qua đời. Trước lúc di quan, bạn bè đủ mặt, ai nấy đều bùi ngùi khi nghe những dòng di bút. Cảm tạ bạn bè anh, chị khóc: - Nợ tiền đã trả, nhưng nợ tình vĩnh viễn ảnh mang theo!
Mỗi khi đi chợ, mẹ thường hay nấn ná thật lâu bên hàng trầu, cố chọn cho được những lá trầu thật ngon mang về cho bà nội. Nhưng lần nào ăn trầu, bà cũng chép miệng chê trầu không được ngon bằng trầu do chính tay ông nội ngày còn sống trồng dưới gốc mít nơi góc vườn. Từ ngày hồ tiêu lên giá, cha đã nhổ bỏ trầu đi trồng thay vào đó mấy gốc hồ tiêu.
Ba tôi có tật, hễ được ai lớn tuổi giúp đỡ, ba tôi đều nhận làm ba nuôi. Má tôi cằn nhằn: "Ai ông cũng gọi là ba, kỳ quá!". Ba cười xòa: "Ngày anh sinh ra, ba đã mất, nên thèm gọi tiếng ba lắm!". Má ngậm ngùi buồn hiu. Thế mà nhiều khi ba rầy, tôi giận, suốt tuần không thèm gọi một tiếng "ba".
Nó lên Hà Nội trước gần một tháng để chuẩn bị thi Đại học. Nó ở nhờ nhà bác ruột. Mấy ngày đầu bình yên, mấy ngày sau bữa cơm nào bác cũng mang chuyện hao cơm, tốn nước, tốn điện... ra chưởi con cái. Nó dè dặt mọi điều, tính thời gian bằng giây. Viết thư cho bố mẹ nó bảo: "Bác hết lòng vì con". Thi xong, nó về. Bác bảo: "Chỉ ăn không béo trắng ra đấy". Về nhà nhìn thấy mẹ, nó khóc nức nở, mẹ hoảng hốt: "Con ốm à, sao xanh xao thế này hả con? Khổ thân con tôi".
Ba nó bỏ đi lúc nó còn đỏ hỏn. Ngoại và mẹ nuôi nó trong nghèo khó. Đau khổ - Và cả hạnh phúc. Được vài năm, cái đói nghèo cướp mất ngoại. Thiếu hơi bà, nó ngằn ngặt khóc đêm. Mẹ chỉ ôm nó vào lòng, để tay lên ngực trái, dỗ dành: "Ngoại có đi đâu! Ngoại ở đây mà!". Vậy là nó nín. Rồi mẹ cũng theo bà. Hôm tang mẹ, thấy dì khóc, nó bảo: "Mẹ có đi đâu! Mẹ ở đây mà!" rồi lấy tay đặt lên ngực trái, chỗ trái tim. Nó dỗ thế mà dì chẳng nín, lại ôm nó khóc to hơn.
Chị yêu anh nồng nàn và đằm thắm. Như bao người con gái khác, chị cũng muốn được đón đưa, quan tâm chăm sóc. Nhưng vì anh quá bận rộn, việc gì chị cũng giành làm, tự nhủ sau này sẽ tốt hơn... Lâu dần thành quen. Giờ, anh rảnh rỗi hơn còn chị thì bắt đầu se lòng khi thấy người ta đưa đón nhau...
Ngọc Chi (Thương tặng Trung Quốc của yêu quý của dì)
Cu Xệ lên năm. Thông minh và ngộ nghĩnh nên được mọi người rất thích. Tết rồi dành dụm tiền lì xì để mua một cái đầu lân. Chiều mồng một mừng tuổi bà nội về, cu Xệ cầm tờ năm ngàn đưa cho mẹ, nói như thanh minh: "Con nói bà nội đừng cho tiền mà bà nội cứ biểu con lấy hoài!". Ngạc nhiên, dì Ba hỏi: "Sao vậy con?". Cu Xệ đáp, vẻ áy náy: "Vì bà nội nghèo khổ lắm, đâu có tiền mà cho..."
Introduction: More than five years ago, when Knowledge Nowadays magazine introduces the specified topic “ Short story in 100 words, many readers were wondering: With only 100 words, would it be possibly to make a short story? Well, they have the ground to wonder, because short story is not just because it doesn’t have many words, but also it has many properties about kinds, and ways to write. Moreover, 100 words is way too little to be able to make a short story. Still, the topic still stood, being introduced often in every published magazine of Knowledge Nowadays and the number of readers and cooperator during those last five years is always one of the highest. And fact proved that, whether that was a story, even a short story or not, there is no answer, but with those little words, the story that was picked and published in Knowledge Nowadays said something, satisfied some needs of the readers.
Reading 100 words story, sometimes we found the deep meaning of the Japanese mini story. Deep meaning is the most specific properties of this kind of story, because without saying something deep, the story will speaks nothing with only 100 words. There is a story, a legend, without the title, with only one word, make readers laugh when reading…. Here is the story…
Story told at midnight: - Nerd…!
Who said that Vietnamese humor is always lengthy, without the humor like Western short joke story? The story hereafter was paid 100.000 VND, for only 100 words, would it be a record in Vietnam? There are also a very short story, not more than 100 words, and very Vietnamses…
Argue Mom and Dad argues, Dad bought a bird, kept it in a cage, hang on the garden. Mom bought a cat, let it wonder in the kitchen. Noon, Dad got home, didn’t see the bird in the cage, Mom’s cat is lying down under the sun outside. Dad blamed on the cat. Mom said no. Argued again, Dad comes to the office. Mom went home with grandma, Brought him crying. Later, the neighbor brought the bird back. He flied and got lost. There was only an old maid. (Hai Minh Dang)
--------------------
Nhóm bạn bè:
Thành viên này chưa có người bạn nào trong mạng VnVista, nếu bạn muốn trở thành người bạn đầu tiên của thành viên này, hãy click vào đây
Lúc tôi còn nhỏ, người ta nói có quạ kêu thì một người trong làng phải chết. Mỗi khi nghe tiếng kêu rùng rợn ấy, tôi ôm em tôi vào lòng... Ngày tôi vào Nam nó đã ra mã con gái. Tôi hứa khi nào hòa bình sẽ tổ chức lễ cưới cho em thật lớn. Trở về tôi liệt nửa người. Nó chăm tôi từng miếng ăn giấc ngủ. Nhiều người ngỏ lời rồi lặng đi. Nó cười nhưng làm sao giấu được nỗi buồn... Mấy hôm trở trời. Tôi mê man, chỉ mong con quạ bay về kêu lên cho tôi nghe, rồi gọi chim phượng hoàng ùa vào trong nhà cho lộng lẫy.
Cô chủ nhiệm báo: "Thằng bé lại trốn học". Tôi choáng váng: "Mình cho con mọi thứ. Vậy mà...". Tôi muốn chạy về "dần" cho nó một trận nhưng sợ vợ xót nên bỏ đến nhà một người quen. Ông ta làm thợ nề, có con trai là học sinh giỏi cấp quốc gia. Ông bố đang tắm cho con, ông cẩn thận kỳ cọ, vui vẻ cười đùa. Tôi kể hết về con mình rồi xin một lời góp ý. Ông lơ đãng hỏi: "Này, d0ã bao giờ cậu tắm cho nó chưa?". Tôi im lặng, lủi thủi ra về...
Căn nhà tranh đổ sập cuốn theo dòng lũ. Tí một tay ôm Tèo một tay bấu vào miệng chum chòng chành. Cái chum bé quá. Cánh tay mỏi nhừ. "Nếu chết cả hai mẹ buồn biết mấy. Thôi em đi, trời cho sống nhớ lo tuổi già cho mẹ". Nước mắt nước mũi ràn rụa, Tí rướn người bỏ Tèo vào chum. Em còn quờ quạng một lúc nữa đến khi cái chum chỉ còn là một chấm mờ mới chìm sâu vào cơn hung bạo của nước trời. Tèo không chết nhưng em mất trí, ai hỏi gì cũng chỉ nói: "Anh Hai!".
Hồi mới cưới nhau, chị thường hay viết thư cho anh, tình cảm nồng nàn, có cả những lá thư không gửi. Thư nào anh cũng đọc thuộc lòng. Hạnh phúc ngập tràn. Giờ đây, anh mải mê tối ngày với công việc, ít có thời gian tâm sự cùng chị. Còn chị, vẫn giữ thói quen viết thư cho anh mỗi lần anh đi công tác - những lá thư không gửi. Lần nào cũng vậy, thấy lá thư đặt trên bàn làm việc anh lại cằn nhằn: "Em viết để làm gì, thời gian đâu mà đọc". Chị lặng lẽ thở dài và lần sau lại viết - những lá thư không gửi.