Bài viết cuối
Thực đơn người xem
Hình Ảnh
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Các bài viết vào Sunday 18th July 2010
Thành triệu phú nhờ dạy kỹ năng sống Gần đây, có tờ báo đưa tin một vị tổng giám đốc trở thành tỉ phú nhờ thành công trong việc kinh doanh giáo dục kỹ năng sống. Ông giám đốc này được hàng ngàn người, từ các học trò còn đeo khăn quàng đỏ, sinh viên nghèo nhà thuê cơm bụi cho đến những doanh nhân xài xe bạc tỉ gọi bằng… thầy. Ông từng là tiến sĩ du học ở nước ngoài về, làm chánh văn phòng một tổng công ty lớn của Nhà nước, sau đó từ bỏ tất cả để thành lập doanh nghiệp chuyên dạy kỹ năng. Công ty của ông tự hào không có cỗ máy, không có công nhân, hoạt động như một trường học, nhưng khách hàng thường xuyên từ những tổ chức quốc tế như Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), ngân hàng Thế giới (World Bank), RMIT đến cơ quan nhà nước. Mới đây, một công ty tư nhân khác cũng mạnh miệng tuyên bố trên website của mình rằng chỉ cần bỏ ra hơn năm triệu đồng cộng với ba ngày là các thanh thiếu niên có thể trở thành người hoàn hảo. Đặc biệt, công ty này còn quảng cáo có lớp huấn luyện “chuyên sâu” gồm hai khoá với mức giá trọn gói là 8,6 triệu đồng. Khoá học chỉ diễn ra trong ba ngày nhưng tổng thời lượng học lên đến 38 giờ, tương đương với một khoá học tiếng Anh kéo dài một tháng rưỡi. Công ty này còn cho rằng, nếu tính đúng tính đủ thì chi phí như vậy là quá thấp, vì so khoá học tương tự tại Singapore có giá 34 triệu đồng. Đơn vị này đưa ra một lịch tuyển sinh các khoá học hè dày đặc ở hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội. Mặc dù hiện nay năm học vẫn chưa kết thúc, nhưng trên bảng thông báo các khoá của tháng 5 đều có ghi chú hai chữ “hết chỗ”. Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc, trong thời gian ngắn ngủi chỉ ba ngày mà học cật lực những 38 giờ với nhiều kiến thức kỹ năng, nhiều chuyên đề như vậy, học viên sẽ hấp thu được bao nhiêu phần trăm các “kỹ năng”, cơ sở nào để tin tưởng rằng con em mình sẽ trở nên hoàn hảo? Tiền không là yếu tố quyết định Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Phan Văn Mãi – bí thư Trung ương Đoàn phụ trách khu vực miền Nam cho biết, việc một số công ty, đơn vị có xu hướng thương mại hoá dịch vụ giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu nhi là điều không nên, mặc dù xuất hiện càng nhiều loại hình thì xã hội càng có nhiều cơ hội lựa chọn. Ông Mãi nhìn nhận việc giáo dục kỹ năng cho học sinh là hết sức cần thiết. Nhà trường và các tổ chức Đoàn – Hội có vai trò lớn trong việc hình thành nhân cách lối sống của học sinh và gần đây đã có một số chuyển biến trong việc tổ chức các mô hình hoạt động. Học kỳ quân đội là một trong những mô hình thành công sau hai năm thử nghiệm. “Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen, hành vi, nhân cách của giới trẻ cần phải có quá trình lâu dài. Học kỳ quân đội không tham vọng có thể giải quyết được toàn bộ vấn đề kỹ năng sống. Mô hình này có ý nghĩa ở chỗ cung cấp một phương pháp giáo dục để các nhà giáo dục suy nghĩ, ứng dụng những hoạt động tương tự vào cuộc sống. Giá trị tích cực của học kỳ quân đội là thay đổi phần nào nhận thức của một bộ phận xã hội, ít nhất của chính bản thân người tham gia”, ông Mãi nhận xét. Theo ông Mãi, điều băn khoăn nhất là những loại hình sinh hoạt bổ ích như vậy chưa đến được với đại bộ phận thanh thiếu niên vì phải tốn chi phí khá lớn. Do vậy, đầu năm 2010, Trung ương Đoàn đã có chỉ đạo nhân rộng mô hình này, thông qua việc xây dựng giáo trình, tập huấn cán bộ, huấn luyện báo cáo viên, điều phối viên và chuyển giao cho 63 tỉnh thành. Tại TP.HCM thời gian qua cũng có một số loại hình sinh hoạt thanh thiếu nhi dưới hình thức câu lạc bộ, đội nhóm được nhiều người biết đến và không phải tốn phí. Những nhóm này sinh hoạt định kỳ và thu hút khá đông sinh viên học sinh vì tính thiết thực trong việc cung cấp các kỹ năng sống thông qua sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như câu lạc bộ Sao Bắc Đẩu, nhóm Những Ước Mơ Xanh… Ông Huỳnh Văn Toàn – trưởng phòng kỹ năng của trường đoàn Lý Tự Trọng đồng thời là một trong những “thủ lĩnh” của Sao Bắc Đẩu chia sẻ, vấn đề quan trọng nhất không phải ở tiền mà là con người. Ông Toàn nhấn mạnh: “Muốn giáo dục thanh thiếu niên tốt cần phải có con người tốt, có tâm huyết, có kỹ năng, tiền thì chúng tôi có thể kiếm từ nhiều nguồn khác”. Như Thuần Các bài viết vào Tuesday 29th June 2010
TT - Có những lúc anh lặng lẽ miên man nghĩ về một điều gì đó trông chẳng khác một người lạnh lùng. Có lúc anh lại sục sôi đầy “lửa” của tuổi đôi mươi trong vai trò một người quản trò. Có những điều chưa được kể về con người này dù tên của anh không xa lạ gì với phong trào thanh niên TP.HCM.
Thủ lĩnh Sao Bắc Đẩu - Huỳnh Văn Toàn đang “hớp hồn” các em nhỏ - Ảnh: Nguyễn Triều
Anh là Huỳnh Văn Toàn- tổng trưởng Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu, trưởng khoa kỹ năng huấn luyện Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP.HCM). Nhắc đến tuổi tác của anh, ai cũng lấy làm ngạc nhiên - ngoài 40 vẫn “ham chơi” với lứa tuổi thanh thiếu niên TP. Đông đảo bạn trẻ còn gọi anh bằng những cái tên trìu mến: thầy Toàn, “vua trò chơi”, “người giữ lửa”... “Tui có lý tưởng của riêng tui” Chúng tôi có mặt ở căn nhà nhỏ của anh trong con hẻm trên đường Trần Thị Nghĩ (Q.Gò Vấp) vào đúng cái đêm trước ngày diễn ra Đại hội thi đua yêu nước TP.HCM 2005-2010. Anh không phải là nhân vật mới của Tuổi Trẻ, cuộc hội ngộ ban đầu chỉ với dự định trò chuyện dăm câu về suy nghĩ của một điển hình được tuyên dương, rốt cuộc kéo dài đến gần nửa đêm. Ngồi bệt trên nền căn phòng chật chội vừa là phòng ngủ kiêm phòng khách, với tứ bề là sách vở, đồ chơi sinh hoạt trại, anh sôi nổi nói chuyện Đội, chuyện Hội, chuyện Đoàn. Từ nhỏ đã say mê với những trò chơi sinh hoạt Đội, lớn thêm chút nữa anh bị hút vào công tác Đoàn mà ở đó anh có dịp học hỏi và thể hiện năng khiếu quản trò, tổ chức trại. “Quậy tưng bừng” ở trường phổ thông, rồi ra trường về làm bí thư xã Đoàn An Phú Đông (khi còn thuộc huyện Hóc Môn), ở vai trò nào anh cũng sôi nổi cống hiến sức trẻ và không ngừng vun đắp cho hoài bão của mình - được vào Đảng và được làm “nghề”... công tác Đoàn. Hôm đảng ủy xã họp xét đơn xin vào Đảng, ngọn lửa tuổi trẻ trong anh đang hừng hực cháy bị giội ngay một gáo nước lạnh. Hỏi lý do chối từ thì được trả lời rằng tuổi anh còn quá nhỏ, chưa đủ năng lực. Anh không phục, vì rằng mình đã 20 tuổi và đã kéo phong trào Đoàn của xã từ chẳng có gì trở thành lá cờ đầu của địa phương. Gặng hỏi mãi người ta mới “xì” ra lý do thứ hai: ba anh trước giải phóng là lính truyền tin của chế độ cũ, không xét kết nạp Đảng vì anh bị “vướng lý lịch”! “Tức quá, tui tìm gặp ngay ông bí thư đảng ủy xã và nói: “Đi lính là chuyện quá khứ của ba tui. Còn tui? Tui có lý tưởng của riêng tui chứ! Tui muốn vô Đảng, muốn theo Đảng, tui đâu có tội!”. Nhờ quyết liệt như vậy mà chỉ hơn một tháng sau, ngày 21-1-1988 tui được kết nạp Đảng, vinh dự đứng vào hàng ngũ những người cộng sản” - anh kể. Chữ “nhẫn”... Trong ngôi nhà nhỏ, tổ ấm của anh, có lẽ ai cũng sẽ nhận ra thứ “giàu có” nhất của gia đình này là những kỷ vật đặc trưng cho mọi miền đất nước mà anh được tặng sau hàng trăm chuyến công tác. Với Toàn, mỗi một kỷ vật đều chất chứa cả câu chuyện buồn, vui. Song, với anh bức thư pháp chữ “nhẫn” là ý nghĩa hơn cả. Từ chốn riêng tư đến nơi làm việc, anh đều treo chữ “nhẫn”. Toàn bảo rằng chữ “nhẫn” trong mình không đơn giản chỉ là mím môi chấp nhận để cho mọi thứ trôi qua: “Cái nào đúng, Toàn chấp hành nghiêm túc, cái nào chưa đúng sẵn sàng phản biện. Đó mới là con người thực của Toàn trong công việc, trong cuộc sống”. Anh còn cho biết đã nhiều lần thẳng thắn mà không e ngại mất lòng: “Tôi đề nghị xem xét lại điều này vì chỉ đạo không đúng, không phù hợp. Tôi đề nghị hội đồng sư phạm nhà trường (nơi anh giảng dạy - PV) xem xét lại điều tôi quan tâm”. Thẳng thắn nói những điều mình cho là có lợi, quyết làm những việc mình cho là có ích, vì cái chung... sẽ mang lại “hoa thơm, trái ngọt”. Có thể gọi đây là bí quyết thành công của Toàn trong công việc lẫn cuộc sống suốt hàng chục năm qua. Là con đầu trong số tám anh em, Huỳnh Văn Toàn ước mơ sẽ trở thành thầy giáo, một nghề khó mang lại sự giàu có nhưng là một nghề cao quý. Anh kể mẹ anh mất sớm và lúc sinh thời bà luôn mong ước đàn con đứa nào cũng được học hành đến nơi đến chốn. Vì nhiều lý do, cánh cửa đại học sư phạm vẫn đóng kín với anh suốt tám năm liền. Không bỏ cuộc, Toàn vẫn đeo đuổi ước mơ và sự kỳ vọng của người mẹ đã dành cho mình. Trải qua tổng cộng tám lần thi, Toàn mới bước được đến ngưỡng cửa đại học mà anh luôn mong ước - Đại học Sư phạm, học để làm nghề thầy giáo. Kết quả đó của Toàn cũng nhờ chữ “nhẫn” mà có. “Hồi đó, ban thường vụ và đích thân anh Tất Thành Cang, bí thư Thành Đoàn, giao cho tôi nhiệm vụ nghĩ ra một sân chơi mới để tập hợp thanh niên, bổ khuyết cho sự chững lại của những hoạt động Đoàn, Hội lúc ấy”- anh kể. “Hồi đó” là giai đoạn 2005-2007, khi một bộ phận thanh niên TP có nhu cầu bứt ra khỏi khuôn viên trường học, nhà máy để tìm những sân chơi mới hấp dẫn hơn, sôi động hơn theo cảm nhận của họ. “Quán bar, vũ trường, thế giới ảo... có sức hút ghê lắm. Nếu không tự đổi mới thì khác gì tự mình buông súng nhường trận địa, phải làm một cái gì đó để giành lại thanh niên, kéo họ quay về với hoạt động Đoàn, Hội chứ!”. Và “cái gì đó” của anh chính là Sao Bắc Đẩu, từ một câu lạc bộ với vài ngoe sau chưa đầy ba năm ra mắt nay đã phát triển quy mô thành một tổng đoàn với hơn 1.000 thành viên “người trần mắt thịt” tại TP.HCM và hơn 1.000 thành viên khác trên cộng đồng mạng, cả trong và ngoài nước. Ước mơ cho riêng mình Con người lúc nào cũng sục sôi, máu lửa trên sân trường, ngoài công viên của Huỳnh Văn Toàn là vậy. Ít ai biết rằng khi về bên tổ ấm của mình, trong anh còn có một Huỳnh Văn Toàn khác, đầy trăn trở. “Hậu phương” của anh là một cô giáo dạy văn THCS, vốn cũng là một cán bộ Đoàn cùng lứa mê tài năng của anh đến mức giờ hỏi lại: “Anh Toàn có gì hay mà chị mê ảnh dữ vậy?”, chị chỉ cười: “Ai mà biết!”. Cưới nhau được hai năm, đôi vợ chồng trẻ chào đón đứa con gái trong niềm vui khôn xiết. Chưa hết vui mừng thì hai vợ chồng đã kịp nhận ra điều không may mắn: đến tháng thứ tám con bé vẫn không biết lật như bao đứa trẻ bình thường khác. Rồi nỗi lo lắng của đôi vợ chồng trẻ cứ lớn dần theo tuổi của bé. Một tuổi, hai tuổi, ba tuổi... và đến bây giờ đã 17 năm trôi qua, cô bé Xuân Thảo - đứa con duy nhất của anh chị - vẫn không thể tự đi được bằng đôi chân của mình. Anh Toàn cho biết nguyên nhân được bác sĩ chẩn đoán là do di chứng của bệnh não. Nhìn những vết mổ dọc ngang trên đôi chân của bé Thảo mới thấy đôi vợ chồng dốc hết sức lực cho đôi chân của con mình. Có bệnh thì vái tứ phương, những bác sĩ giỏi, những chuyên gia đầu ngành vợ chồng anh đều đã tìm đến, nhưng may mắn vẫn chưa chịu mỉm cười với gia đình anh. Trong sâu thẳm, có lẽ ai cũng sẽ cảm nhận được nỗi đau đớn biết dường nào của đôi vợ chồng khi đứa con duy nhất chưa một lần đi được bằng đôi chân của mình. Đồng lương giáo viên của hai vợ chồng chẳng đáng là bao, phải tiết kiệm lắm mới đủ trang trải sinh hoạt gia đình và dành một ít dôi ra lâu lâu tìm phương chạy chữa cho bé Thảo. Hỏi chuyện cơm áo gạo tiền, anh không giấu đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều với chính mình. Nhiều công ty du lịch, lữ hành mời gọi với những món lương hậu hĩnh, nhìn con tật nguyền rồi nghĩ đến cảnh mình đuối sức, đã có lúc trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình giằng xé anh dữ dội. Nhưng vì lý tưởng đã chọn, anh đều lắc đầu. Người vợ hiền thương anh, hiểu lý tưởng của anh nên luôn ủng hộ chồng. Kể với chúng tôi những điều này, anh bộc bạch: “Giá mà có một thực tế nào đó nói với tui rằng “anh Toàn ơi, con anh có khả năng đi được”! Nếu có ai hỏi rằng tui có ước mơ nào lớn hơn không, chắc chắn tui sẽ bảo là không”. "Quán bar, vũ trường, thế giới ảo... có sức hút ghê lắm. Nên Đoàn, Hội phải tự đổi mới để giành lại thanh niên" HUỲNH VĂN TOÀN Cái duyên với nghề Tốt nghiệp đại học sư phạm ngành ngữ văn nhưng như anh tự thú là chỉ dạy vài tiết phụ đạo chứ chưa đứng lớp chính khóa để dạy văn tiết nào, thời gian hầu như được anh dành trọn cho công tác thanh niên. Ở anh, nghề sư phạm với “nghề” công tác Đoàn quyện nhau làm một. Hết làm tổng phụ trách Đội của Trường THPT Quang Trung (Q.Gò Vấp) lại về làm cán bộ Trường Đội, rồi khi Trường Đội giải thể để sáp nhập vào Trường Đoàn Lý Tự Trọng thì “nghề” của anh đã đạt trình độ bậc thầy. Và cái duyên với “nghề” đã trao vào tay anh sứ mệnh là người sáng lập Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu. NGUYỄN TRIỀU - QUỐC THANH Các bài viết vào Monday 17th July 2006
Tim ta đập nhanh một chút. Không,chính xác là nó đang nhảy nhót điên cuồng và giục giã như trống trận.Ở trạm dừng xe buýt trước mặt,bóng bé hiện ra quen thuộc đến mức không thể quen thuộc hơn. Ngày nào cũng chỉ một tư thế duy nhất:đứng chéo chân dựa vào cột trạm,mắt ko rời quyển sách to uỵch trên tay.Xe từ từ giảm tốc độ rồi ghé vào.Bé gấp sách,phóng lên xe,không thèm quan sát xung quanh mà đi thẳng đến vị trí trước mặt ta rồi ngồi xuống(như thể đó là chỗ dành riêng cho bé không bằng).àh,hôm nay bé cột tóc bằng sợi dây gắn hình con ếch Keorophi trông hay wá! Bé bỏ balô xuống khỏi vai,đặt lên đùi,lôi từ trong đó ra một ổ bánh mì,bẻ làm đôi,đưa cho con bé tiểu học sún răng một nửa rồi bắt đầu nhai ngon lành.Vừa ăn,bé và nó vùa nói chuyện rổn rẻng, khua ầm cái không khí yên ắng trong xe buýt lên. Toàn chuyện giời ơi đất hỡi của lũ con nít, thế mà bé cười nức nẻ,hồn nhiên như tia sớm mai. Khúc bánh nhỏ xíu nhanh chóng được giải quyết xong,bé phủi những vụn bánh dính trên váy và balô xuống rồi lấy khăn giấy ra lau miệng. Không hiểu tại sao một vụn bánh bay lên được và dính toòng teng trên chóp mũi bé,nom ngộ nghĩnh và xinh không thể tả! Ta cứ cắn chặt và gồng cả người lên,cố gắng để khỏi phá lên cười.(ha ha)..chứ sao nữa, một kẻ đang đeo phone nghe iPot tự dưng ngồi cười sằng sặc một mình, chẳng phải có vấn đề lắm sao? Mọi người-nhất là bé-sẽ nhìn ta bằng ánh mắt như thế nào đây? Vì đâu ai biết rằng chiếc iPot của ta chẳng hề được nhấn nút play. Nghĩ đến danh dự của mình,tôi cố nín- một công việc khó khăn và tương đối vất vả! May phước,cuối cùng con bé tiểu học sún răng phát hiện ra vụn bánh yêu quái đó, nó ré lên cười rồi phủi xuống giùm bé. Hai chị em tiếp tục thì thụt cười, volumme giảm xuống đến mức thấp nhất. Xem tiếp----> |
Video Clip
Trại Huấn Luyện Radio
(♥ Góc Thơ ♥)
Truyện cười
Blog bạn bè
![]() SGTT - Đi học kỹ năng... ![]() TT - Có những... ![]() MÁI NHÀ CHUNG CỦA THANH NIÊN THÀNH PHỐ MANG TÊN BÁC ![]() Những nụ cười vào buổi sáng Chợt một buổi sáng,bạn thức dậy... ![]() Hai kẻ trên......... xe buýt Tim ta đập nhanh một chút.... Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Tìm kiếm: |
![]() |
Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025 VnVista.com |