huyentranght's Blog

 

Nguồn gốc của phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt đã có từ thời xa xưa. Nó bao gồm các nghi lễ thờ cúng, cúng bái nhằm thể hiện lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn biết ơn đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Đây là những người thuộc thế hệ trước đã qua đời.

1. Nguồn gốc phong tục thờ cúng tổ tiên

Nguồn gốc của phong tục thờ cúng tổ tiên có từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc, và vấn đề “dương danh hiển gia” được đề cao.

Thờ cùng tổ tiên
Thờ cùng tổ tiên

Đến thế kỷ XV, Nho giáo chiếm địa vị ưu thế trong xã hội. Nhà Lê đã thể chế hóa việc thờ cúng tổ tiên. Bộ luật Hồng Đức quy định rõ, việc con cháu phải thờ cúng tổ tiên 5 đời ; ruộng hương hỏa, ruộng đèn nhang,… Đến thời Nguyễn, nghi lễ thờ cúng tổ tiên được ghi rõ trong sách “Thọ mai gia lễ.”

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục. Đây được coi là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người. Đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.

>>> Xem thêm: Mẫu tủ thờ đẹp

2. Thờ cúng tổ tiên khi nào?

Trong mỗi gia đình, bàn thờ được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Có thể nói, mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên. Lễ vu quy hay nghinh hôn trước bàn thờ gia tiên cũng là một điểm rất độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Trước đây, bàn thờ gia tiên được đặt ngay tại gian nhà chính. Nếu nhà có điều kiện thì đồ thờ được sơn son thếp vàng; có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên. Nhà không có điều kiện thì cũng chỉ cần vài cây đèn nến là đủ. Trong việc thờ phụng tổ tiên, ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng. Đồ lễ dâng cúng gia tiên bao giờ cũng phải thanh khiết.

Con cháu thờ cúng tổ tiên
Con cháu thờ cúng tổ tiên

Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hỏa của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ “vấn tổ tầm tông.”

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn nguồn gốc của phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Để lưu giữ những truyền thống tốt đẹp cho con cháu đời sau nhớ về thế hệ đi trước.
Nguồn: https://banthoviet.com.vn/nguon-goc-cua-phong-tuc-tho-cung-to-tien-tu-thoi-xa-xua.html


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Thông tin cá nhân

huyentranght
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Tin nhanh

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com