Thông tin cá nhân
Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Tìm kiếm: Tìm kiếm
|
Bia tiến sĩ ở văn miếu Quốc Tử Giám
--- không rõ tác giả --- Văn Miếu Thăng Long được lập vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép, năm Canh Tuất "Mùa thu, tháng Tám, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối vẽ tượng Thất thập nhị hiền". Cũng theo sách trên, năm Bính Thìn (1076), Quốc Tử Giám được xây dựng. Những sự việc trên đánh dấu việc Nho giáo được chính thức tiếp nhận, cũng là mốc đánh dấu nền giáo dục và khoa cử Nho học ở nước ta bắt đầu phát triển. Tuy nhiên phải đến thời Lê Sơ thì Nho giáo mới chiếm vị trí độc tôn và nền giáo dục, khoa cử Nho học mới đạt được những thành tựu rực rỡ. Năm 1442, dưới thời Lê Thái Tông, khoa thi tiến sĩ chính thức của nhà Lê Sơ được tổ chức và cũng từ năm này triều đình ban lệ khắc tên những người đỗ đại khoa vào bia đá dựng trong Văn Miếu. Mặc dù vậy, phải đến năm Hồng Đức (Lê Thánh Tông) thứ 15 (1484) việc xây dựng bia mới được thực hiện. Hiện nay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn lại 82 tấm bia khắc tên những người đỗ tiến sĩ của 82 khoa thi, từ khoa năm 1442 dưới thời Lê Thái Tông đến khoa năm 1779 dưới thời Lê Hiển Tông. Số tiến sĩ được khắc trên 82 tấm bia đó là 1306 người. Số bia trên được dựng trong nhiều đợt với số lượng nhiều là vào năm 1484 (10 bia), 1653 (25 bia), 1717 (21 bia), còn lại rải rác trong nhiều năm. Số bia hiện còn so với số khoa thi không đầy đủ (82 bia/124 khoa thi). Bia đầu tiên khắc tên những người đỗ tiến sĩ khoa thi năm 1442 do Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung (tiến sĩ khoa Kỷ Sửu 1469, người sau này được Lê Thánh Tông phong làm Tao Đàn Phó Nguyên soái) soạn, trong đó có câu: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh. Nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy". Đây được coi như tuyên ngôn của nền giáo dục và khoa cử truyền thống và vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Người Hà Nội đầu tiên và thứ hai của cả nước, được khắc tên trên bia tiến sĩ là trạng nguyên Nguyễn Trực. Ông đỗ bảng nhãn khoa thi năm 1442, nguyên quán xã Đại Lan, huyện Thanh Đàm.(nay là thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì) Điều thú vị là trong tấm bia cuối cùng khắc tên tiến sĩ khoa thi năm 1779 đời Lê Hiển Tông thì có tới gần... một nửa là người Hà Nội. Khoa thi này không có tam khôi, chỉ có hai người đỗ đệ nhị giáp và 13 người đỗ đệ tam giáp, tổng cộng là 15 người. Những tiến sĩ Hà Nội khoa thi này là Phạm Quý Thích (phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, nay thuộc Hàng Vải, Hoàn Kiếm), Nguyễn Hàn (xã Phú Thị, Gia Lâm), Nguyễn Đình Thạc (xã Đông Ngạc, Từ Liêm), Vũ Dần Lượng (phường Yên Thái, huyện Quảng Đức, nay là phường Bưởi, Tây Hồ) và Trần Huy Liễn (xã Phú Thị, Gia Lâm). Như vậy, riêng làng Phú Thị đã có hai người. Bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám là một di sản văn hoá đặc biệt quý giá, có giá trị trên nhiều phương diện. Đó là dấu ấn của một phần tinh hoa trí tuệ và truyền thống hiếu học Việt Nam, là tấm gương muôn đời về tinh thần khổ luyện thành tài của nhiều thế hệ học trò. |
Bài viết cuối
Bạn bè
Blog bạn bè
![]() Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết... ![]() ![]() Những trang web hay Kiến thức bách khoa ![]() 6 bí quyết thành công ![]() Chứng bất lực ở nam giới có nhiều biểu hiện: hoặc dương vật không cương... Phim sex "Hoàng Thùy Linh"
|
![]() |
Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025 VnVista.com |