Trần Mạnh

Thông tin cá nhân

tranhopkhoa
Họ tên: Trần Tuấn Cường
Sinh nhật: 9 Tháng 6 - 1984
Nơi ở: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Yahoo: Manhcuongtran09  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
" Thất bại sẽ lùi bước nếu ý chí thành công của ta đủ mạnh "

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Tìm kiếm

 

Tập làm thơ



Quy tắc làm thơ


Những điều cơ bản



1. Tiếng bằng


Tiếng bằng là những tiếng KHÔNG DẤU, và những tiếng có DẤU HUYỀN, thí dụ như hai chữ "thơ" và "tình", cả hai chữ này đều là tiếng bằng!


Tiếng bằng là những tiếng có giọng ÊM dịu, có thể đọc kéo dài ra được.


Tiếng bằng có HAI LOẠI: THƯỢNG BÌNH THANH, và HẠ BÌNH THANH. Nói bằng cách khác, thượng bình thanh là tiếng bổng, hạ bình thanh là những tiếng CHÌM hay trầm.


Nhất Lang dùng hai chữ thí dụ trên để nói tiếp: "Thơ" là tiếng KHÔNG CÓ DẤU, ta gọi là tiếng bổng! "Tình" là tiếng CÓ DẤU HUYỀN, ta gọi là tiếng CHÌM hay trầm!


Tiếng bổng và tiếng trầm chan hòa với nhau tạo ra âm điệu du dương, làm bài thơ hay hơn. Nếu ta chỉ dùng 1 loại tiếng trong một câu thơ thì âm điệu sẽ rất ngang và trúc trắc.



2. Tiếng trắc


Bên cạnh những tiếng bằng, chúng ta còn cần phải làm quen với những tiếng trắc. Tiếng trắc là những tiếng có giọng đọc ngắn, không kéo dài ra như tiếng bằng.


Những tiếng có chữ C, CH, P, T đứng ở cuối tiếng và những tiếng có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều là những tiếng trắc.


Cũng như tiếng bằng, trắc có tiếng trầmbổng - tiếng trầm của tiếng trắc là những tiếng có dấu HỎI và NẶNG, tiếng bổng của tiếng trắc là những tiếng có dấu SẮC và NGÃ.


Hai chữ "lãng" và "mạn" đều là tiếng trắc, "lãng" là tiếng bổng, "mạn" là tiếng trầm hay chìm.



3. Kết hợp bằng, trắc


Mỗi câu thơ đều nên có tiếng bằng và tiếng trắc, và vì hai loại tiếng khác nhau, nên ta phải xếp sao cho tiếng nọ chế tiếng kia, thì khi đọc sẽ tìm thấy một âm điệu du dương. Nói tóm lại, mỗi câu thơ nên được xếp sao cho mỗi loại tiếng chan hòa với nhau, có nghĩa là cố giữ sao cho câu thơ 8 chữ phải có ít nhất 3 tiếng bằng, 5 tiếng trắc hoặc ngược lại... nếu được 4 tiếng này, 4 tiếng kia thì càng tốt; câu thơ 8 chữ mà chỉ có 1 tiếng bằng và 7 tiếng trắc, thì câu thơ ấy thiệt là chướng tai ghê lắm.


Cho dù câu thơ có mấy chữ đi nữa, bằngtrắc nên được cân đối với nhau, tuy nhiên không đòi hỏi phải bằng số!


Văn thơ khác hơn âm nhạc ở chỗ chữ bằng không thể nào hợp VẬN cùng chữ trắc. Nghĩa là chữ TÌNH có thể vần cùng chữ MÌNH, nhưng không thể vần cùng chữ TÍNH.


Luật định: bằng vần với bằng, trắc vần với trắc.



4. Kết hợp trầm, bổng


Tiếng bổng và trầm được xếp ra sao thì là do biệt tài của mỗi người, ta không có luật định rõ. Tuy nhiên, trầmbổng được xem là nhất định ở chữ thứ 6 và thứ 8 trong câu BÁT của thơ lục bát. Nếu tiếng bổng được dùng ở vị trí chữ thứ 6 thì tiếng trầm nhất định phải được dùng ở vị trí chữ thứ 8. Và ngược lại, nếu chữ thứ 6 đã là tiếng trầm, thì chữ thứ 8 nhất định phải là tiếng bổng. Nếu 1 loại tiếng được dùng ở cả hai vị trí nói trên, thì câu thơ ấy sẽ bị mất đi âm điệu của thơ.


Các bạn đọc thử hai câu thơ này:


Đêm nay trăng tỏ sao mờ,


Đò ngang vĩ tuyến còn chờ em về.


Các bạn đọc lại hai câu này:


Đêm nay trăng tỏ sao mờ,


Đò ngang vĩ tuyến còn chờ em tôi.


Hai câu trên đọc nghe chướng tai lắm, vì cả hai tiếng trầm đều được dùng ở vị trí thứ 6 và 8 trong câu bát (câu có 8 chữ). Hai câu dưới đọc nghe êm tai, vì hai loại tiếng khác nhau (trầm và bổng) đã được dùng vào vị trí chữ thứ 6 và 8 trong câu bát.



5. Vần


VẦN - nghĩa là những tiếng có cùng một âm hưởng; hai tiếng có cùng giọng phát âm thì VẦN với nhau được... hai tiếng không VẦN với nhau thành ra LẠC VẬN, trái luật thơ!


Tuy hồn thơ, lời và ý đều quan trọng, nhưng nếu bài thơ không có VẦN thì không gọi là thơ. Cho dù là thơ MỚI (không chú trọng đến luật) cũng cần phải có VẦN thì bài thơ mới hay.


Tiếng bằng vần với tiếng bằng, tiếng trắc vần với tiếng trắc... không điều ngoại lệ!



5.1. Vần chính của vần bằng


A vần với A hoặc À, E vần với E hoặc È, AN vần với AN hoặc ÀN, INH vần với INH hoặc ÌNH.


Một thí dụ cho vần chính của vần bằng:


Pháo nổ dồn, pháo nổ dồn,


Pháo đang xâu xé tâm hồn lẻ loi.


Trong hai câu LỤC BÁT trên Nhất Lang đã dùng vần chính của âm ÔN.


Mắt em hãy nghiền nhắm,


Anh tặng một nụ hôn,


Cho em ấm cả hồn,


Mộng liêu trai chìm đắm.


Bốn câu trên được viết theo thể loại thơ mới (5 chữ), hai chữ cuối của câu 2 và 3 phải vần nhau, và Nhất Lang cũng đã dùng vần chính của âm ÔN. NHẮM và ĐẮM chỉ là trùng hợp, hai chữ này không cần phải VẦN nhau.



5.2. Vần chính của vần trắc


Á với Á, Ả, Ã, hoặc Ạ vần với nhau. É với É, Ẻ, Ẽ, hoặc Ẹ vần với nhau. Một thí dụ cho vần chính của vần trắc:


Cứ mỗi độ chiều về bên suối,


Anh trộm nhìn đắm đuối dáng hoa.


Vần chính của vần trắc đã được dùng trong hai câu SONG THẤT trên.



5.3. Vần thông của vần bằng


Vần thông là những tiếng không có cùng một ÂM như các vần CHÍNH, nhưng có cùng một giọng PHÁT ÂM, có thể ăn vận với nhau được.


Nếu không am hiểu vần THÔNG chúng ta rất dễ bị LẠC VẬN khi làm thơ. Vì thế khi muốn dùng vần thông, chúng ta cần phải hiểu rõ luật vần thông.


Theo kinh nghiệm và cách nhìn của Nhất Lang thì người miền Nam thường hay bị lầm lẫn về vần THÔNG hơn (Nhất Lang chỉ nói là thường - riêng Nhất Lang cũng là người miền Nam)


VẦN THÔNG là những tiếng có sự vận động của môi và lưỡi rất giống nhau khi ta phát âm.


Nhất Lang cố gắng đem vào đây hầu hết những VẦN THÔNG mà chúng ta thường gặp...


Các bạn và các em cố gắng chú ý: CẦN NHẤT LÀ NÊN THUỘC LÒNG những vần THÔNG này, nếu không thì nên dùng chỉ vần chính mà thôi!


VẦN THÔNG của vần bằng:


A và Ơ thông với nhau. Ơ và Ư thông với nhau. Nhưng A và Ư KHÔNG thông với nhau được!


E, Ê và I thông với nhau. O, Ô và U thông với nhau


Khi Nhất Lang bảo là THÔNG thì có nghĩa là những ÂM ấy VẦN với nhau được!


AI thông với AY. AI thông với tất cả các ÂM sau đây: OI, ÔI, ƠI, ƯƠI, UI, Nhưng, AY, tuy thông với AI nhưng không thông với các ÂM trên! Tất cả những ÂM trên THÔNG với nhau.


AO thông với AU. AU thông với ÂU, Nhưng AO không thông với ÂU.


AO thông với tất cả các âm sau: EO, ÊU, IÊU, IU, ƯU Nhưng AU và ÂU không thể thông.


AM thông với ƠM. ĂM thông với ÂM. ÊM thông với IM và EM. AN thông với ƠN. ĂN thông với ÂN và UÂN


EN, IN, IÊN, và UYÊN thông nhau.


ON, ÔN và UÔN hoặc UN thông nhau.


ANG và ƯƠNG thông nhau.


ƯƠNG và UÔNG thông nhau, Nhưng ANG không thông với UÔNG.


ĂNG, ÂNG, và ƯNG thông nhau


ONG, ÔNG, và UNG thông nhau


ANH, ÊNH và INH thông nhau


ĂN và ĂNG, ÂN và ÂNG, hay UN và UNG vv... không thông nhau.


Những chữ có "G" theo sau nhất định chỉ thông với những chữ có G theo sau! Đây là điểm mà Nhất Lang nhìn thấy người có giọng phát âm của miền Nam hay bị lầm vì sơ ý hay theo thói quen. (Nhất Lang lắm khi cũng không ngoại lệ)



5.4. Vần thông của vần trắc


Vần thông của vần trắc cũng dựa theo nguyên tắc như những vần thông của vần bằng.


Vần thông có nguyên âm đứng cuối:


É, Í, Ẻ, Ỉ, Ẽ, Ĩ, Ẹ, Ị thông với nhau


Cũng như vần bằng tất cả những âm I có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều có thể thông với những âm Y có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG,


... nhưng Y không thông được với E


Ổ, Ũ, Ó, hay Ộ, Ú, Ọ thông nhau


Ọ và ỦA thông nhau (tất cả các âm O và UA có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều thông)


ĨA và UỆ thông nhau


ÁO, IỄU, ẢO, YẾU, ÉO, ỈU, ỮU và tất cả các đồng âm có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần được.


ÓI, ẢI, Ội, ỠI, ƯỢI, ÚI và các đồng âm có các dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần nhau được.


ẤC và ỰC thông nhau


ẠM, ỢM, ÁM, ỞM thông nhau


ẶN và ẨN hay UẨN thông nhau


ÓNG và ÚNG


ẬT và ẮT


ẬT và ỨT


ÚT và UỐT vv...


Tóm lại: vần thông của vần trắc không khác chi vần thông của vần bằng về ÂM, tuy nhiên ta cần hiểu rõ khác biệt giữa trắcbằng.



6. Gieo vần


Sau đây là các điều đáng nhớ trong sự GIEO VẦN:


1-- A, Ă, Â rất thường được GHÉP với một phụ âm khác như C, M, N, P, T để tạo thành âm GHÉP như: AC, ĂC, ÂC... AM, ĂM, ÂM... AN, ĂN, ÂN... AP, ĂP, ÂP... AT, ẮT, ẤT vv... Những vần GHÉP nói trên CHỈ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trước!


Thí dụ: BÁT thông được với BẮT hay BẤT, mà KHÔNG thông được với CẮT hay CẤT hoặc MẮT hay MẤT... tuy nhiên BÁT thông được CÁT hay MÁT vì chúng đều có âm GHÉP "AT" theo sau.


TAM thông với TĂM hay TÂM, mà KHÔNG thông với CĂM hay CÂM, cũng không thông được với TRĂM hay TRÂM... tuy nhiên TAM thông được với CAM, TRAM, vì chúng có cùng âm GHÉP "AM" theo sau.


TAN thông với TĂN hay TÂN, mà không thông với VĂN hay VÂN vv...


2-- Khi có vần GHÉP bằng 2 hoặc 3 chữ nguyên âm với một phụ âm đứng cuối: IÊN, UYÊN, UÂN, UÔN, ta nên lấy 2 chữ cuối cùng làm VẬN CĂN, Có nghĩa là dựa theo hai chữ cuối cùng mà gieo vần...


Thí dụ: EN, IN, vần với YÊN hay UYÊN


ÂN vần với UÂN


ƠN vần với OAN


ON vần với UÔN


VẦN GHÉP bằng 2 HAY 3 NGUYÊN ÂM VỚI 2 PHỤ ÂM:


Thí dụ như chữ ƯƠNG... thì ta nên lấy 3 chữ cuối mà làm VẬN CĂN để GIEO VẦN.


CHO NÊN: ƯƠNG vần với ANG,


CŨNG NÊN nhớ: ƯƠNG vần với UÔNG, nhưng UÔNG không vần với ANG vì Ô không vần với A.


3-- VẦN GHÉP bằng 2 hay 3 NGUYÊN ÂM:


Khi có loại âm này thì ta nên theo âm điệu mà lấy 1 hay 2 chữ mà làm VẬN CĂN.


Thí dụ: OA, OE, UÊ, UY... thì vận căn là A, E, Ê, Y; nên OA vần với A, OE vần với E, UÊ vần với Ê, UY vần với I hay Y.


UÂY vần với ÂY


THÍ DỤ: IA, UYA, UA, ƯA... vận căn là I, Y, U, Ư, mà chữ A đứng cuối không ảnh hưởng chi cả.


I vần với IA


Ư vần với ƯA


Ô vần với UA vv...


4-- Hai tiếng ĐỒNG ÂM và ĐỒNG NGHĨA thì không vần được!!!


Hai tiếng ĐỒNG ÂM mà KHÁC NGHĨA thì vần được!!!


Các bạn và các em đọc lại tất cả các bài đã "POSTED" để làm quen và có gì thắc mắc, cứ hỏi... Nhất Lang sẽ cố gắng trả lời theo khả năng của mình.


Sau khi mọi người thông qua từ bằng & trắc, bổng & trầm, VẦN CHÍNH & THÔNG thì mình sẽ bắt đầu nói đến THƠ LỤC BÁT!


Những bước trên là những điều căn bản mà các anh chị, các bạn, và các em cần phải hiểu khi bắt đầu tập làm thơ.


Nhất Lang mong rằng những điều ghi trên giúp ích được cho các anh chị, các bạn, và em muốn làm quen cùng nguyên tắc làm thơ. Bài kế tiếp Nhất Lang sẽ bắt đầu nói đến những loại thơ.


Chúc tất cả vui vẻ và thành công!



Thơ lục bát


Lục Bát là 1 trong 2 thể loại thơ chính tông của Việt Nam. Thơ Lục Bát khác hơn Ngũ Ngôn hoặc Thất Ngôn của Hán văn ở chỗ Ngũ Ngôn và Thất Ngôn chỉ có CƯỚC VẬN (vần ở cuối câu), còn Lục Bát có cả CƯỚC VẬN & YÊU VẬN (CƯỚC VẬN là vần ở cuối câu, còn YÊU VẬN là vần ở giữa câu, nghĩa là vần của chữ thứ 6 của câu Bát). Vần Cước còn gọi là vần CHÂN, chân thì ở cuối, và Vần Yêu còn gọi là vần LƯNG, lưng thì ở giữa.


Lục Bát là thể loại thơ cứ 1 câu 6 chữ rồi đến 1 câu 8 chữ, cứ như thế mãi...


Vì có YÊU VẬN cho nên cứ 3 câu lại đổi vần 1 lần, bắt đầu từ câu Bát (câu thứ nhì của bài). Vì có thể đổi vần, loại thơ này mỗi bài có thể viết đến hàng ngàn câu. Những bài Lục Bát dài ta gọi là Lục Bát Trường Thiên hay Lục Bát Tràng Thiên.


Thông thường, trong thơ LỤC BÁT, chúng ta chỉ dùng mỗi vần bằng... tuy nhiên, vẫn có trường hợp người ta dùng vần trắc.


Nhất Lang xin phép dùng bài Lục Bát nắn của nhà thơ TÚ XƯƠNG để làm mẫu:


NHỚ BẠN


 


Ai về còn nhớ ai KHÔNG?


Trời mưa một mảnh áo BÔNG che ĐẦU.


Nào ai có tiếc ai ĐÂU,


Áo bông ai ướt, khăn ĐẦU ai KHÔ?


Người đi Tam Đảo Ngũ HỒ,


Kẻ về khóc trúc, than NGÔ một MÌNH.


Non non, nước nước, tình TÌNH,


Vì ai ngơ ngẩn, cho MÌNH ngẩn ngơ.


Chú ý những chữ in to.


Câu LỤC đầu gieo vần ở chữ KHÔNG, chữ thứ 6 của câu Bát "BÔNG" theo vần chữ KHÔNG, cuối câu BÁT này lại đổi sang vần mới là ĐẦU... cứ như thế, cứ 3 vần lại đổi 1 vần khác. Nhớ kỷ, chúng ta nhất định phải đổi vần, nếu cứ dùng vần cũ tiếp theo kế hoặc vài câu kế đó thì âm điệu của bài thơ sẽ bị nhàm chán.


Trong bài trên, tác giả đã dùng TRÙNG TỪ hai lần; theo luật thì không đúng, nhưng trong trường hợp này tác giả đã cố ý dùng như thế để khơi lại chủ ý của mình; nếu các bạn đọc kỷ và chia bài thơ ra làm hai đoạn 4 câu, thì sẽ nhìn ra cách hành thơ rất là đặc biệt!



TRÁNH DÙNG ĐỘC VẬN TRONG THƠ LỤC BÁT:


Theo luật của thơ Lục Bát, cứ mỗi 3 câu ta phải gieo vần mới; nếu cứ dùng 1 vần bài thơ sẽ trở nên nhàm chán.


Thí dụ như đoạn thơ này:


Casino! CASINO!


Lắng nghe giới trẻ trầm TRỒ ngợi KHEN.


Ngày đêm lắm kẻ bon CHEN,


Ôi thôi đủ cả sang HÈN ăn QUEN.


Bài cào, xì dách, đỏ ĐEN,


Bảy lửa, bảy trắng, chớp ĐÈN reo VANG.


Từ chữ KHEN cho đến chữ ĐÈN, tác giả đã dùng liên tục 6 chữ cùng 1 vần... tuy thơ có ý, nhưng cách dùng chữ và VẦN đã làm giảm đi âm điệu của bài thơ. Ở vị trí chữ thứ 6 và thứ 8 của câu Bát, ta không thể


 

> Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 

Bạn bè
baothach
baothach
em_gai_dai_ca17816
em_gai_dai_ca17816
simtim
simtim
tram12
tram12
hoa co tu
hoa co tu
tieuphuong2811
tieuphuong2811
phuonglinh_money
phuonglinh_money
TBNV20
TBNV20
meo_con_tinh_nghich
meo_con_tinh_nghich
le ngoc nguyen
le ngoc nguyen
Xem tất cả

Blog bạn bè
Bảy kinh nghiệm học tốt tiếng anh
Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết...

Cuong FPT
















Những trang web hay
Những trang web hay
Kiến thức bách khoa


6 bí quyết thành công

6 bí quyết thành công

Mỗi doanh nhân đi lên bằng những con đường...



Trị "Chứng bất lực ở nam giới "

Chứng bất lực ở nam giới có nhiều biểu hiện: hoặc dương vật không cương...




Phim sex "Hoàng Thùy Linh"

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025 VnVista.com