Trần Mạnh

Thông tin cá nhân

tranhopkhoa
Họ tên: Trần Tuấn Cường
Sinh nhật: 9 Tháng 6 - 1984
Nơi ở: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Yahoo: Manhcuongtran09  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
" Thất bại sẽ lùi bước nếu ý chí thành công của ta đủ mạnh "

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Tìm kiếm

 

1. Luật bằng trắc


1.1. LUẬT ĐỊNH CHO CÂU LỤC


Tiếng thứ 2 bằng, tiếng thứ 4 trắc, tiếng thứ 6 bằng và VẦN


Đây là "công thức" mà các bạn và các em có thể học thuộc và dựa theo khi làm thơ Lục Bát:


Cho câu LỤC:


TD B TD T TD B(vần)


TD = Tự Do, nghĩa là bằng hay trắc cũng được.


B = bằng


T = trắc



1.2. LUẬT ĐỊNH CHO CÂU BÁT:


Tiếng thứ 2 bằng, tiếng thứ 4 trắc, tiếng thứ 6 bằng và VẦN, tiếng thứ 8 bằng và VẦN.


Cho câu Bát:


TD B TD T TD B(vần) TD B(vần)


LỤC và BÁT hợp thành:


TD B TD T TD B(vần*)


TD B TD T TD B(vần*) TD B(vần**)


Những điều trên là LUẬT bằng trắc nhất định cho thể thơ LỤC BÁT; làm thơ không đúng theo luật ấy là trái luật!



2. VẦN


Trong hai câu thơ LỤC và BÁT, câu LỤC chỉ có 1 vần ở cuối câu (chữ thứ 6) gọi là CƯỚC VẬN, mà câu BÁT thì lại có 2 vần ở giữa và cuối câu (chữ thứ 6 và gọi là YÊU VẬN và CƯỚC VẬN hoặc VẦN LƯNG và VẦN CHÂN.


Câu LỤC đầu có vần bằng đứng cuối và vần cùng chữ thứ 6 của câu BÁT theo sau... câu BÁT này lại có vần bằng đứng cuối (vần mới) và vần cùng chữ bằng cuối của câu LỤC theo kế... chữ cuối của câu LỤC này lại tiếp tục vần cùng chữ bằng thứ 6 của câu BÁT theo kế đó... và câu BÁT này PHẢI có 1 vần bằng mới để đổi sang vần khác cho đoạn thơ sau. Nếu vần cuối này không được thay đổi mà cứ tiếp tục kéo dài thêm như thí dụ trên thì bài thơ sẽ trở nên nhàm chán và mất đi âm hưởng của thơ.



3. Đối


Thơ Lục Bát có 2 câu dài và ngắn khác nhau, cho nên khi ta muốn đối, phải dùng TIỂU ĐỐI, tiểu đối là cách đối trong một câu, mà không dùng BÌNH ĐỐI như trong thơ THẤT NGÔN hoặc BÁT NGÔN, hai câu đối nhạu Khi dùng tiểu đối, người ta chia đều câu thơ ra hai đoạn... như trong câu LỤC, người ta chia ra thành 3 và 3, mỗi vế có 3 chữ đối nhau... như trong câu Bát, người ta chia ra thành 4 và 4, hai vế đối nhau.


Thí dụ:


"Trơ như đá, vững như đồng,"


hay


"Lấy tình thâm, trả nghĩa thâm,"


hoặc


"Khi gió gác, khi trăng sân,"


Để nhắc lại về điều ngoại lệ mà Nhất Lang đã nói ở trên là ngoài danh từ riêng, khi đối người ta có thể dùng chữ trắc ở chữ thứ 2 trong câu như câu đối thứ 3 trên.


Thêm một thí dụ:


"Trăng xanh gửi mộng, lan vàng hòa thơ."


Có rất nhiều cách đối: đối chữ, như: mẹ và cha, anh và chị, anh và em... đối vần: trắcbằng, đối ý: nghịch và thuận vv...


LỤC BÁT còn có các loại BIẾN THỂ, những loại này thường gặp trong Ca Dao, Bài Hát, Hò Vè vv...


Đây là 1 thí dụ mà chúng ta đã nghe từ nhỏ:


"Con cò, cò bay lả, lả bay la,


Bay qua, qua cửa Phủ, Phủ bay về, về Đồng Đăng."


Đây là thí dụ cách dùng chữ trắc trong thơ LỤC BÁT:


Yêu là thương, yêu là HẬN,


Là đợi chờ, là hờn GIẬN vu VƠ.


Yêu là lệ đẩm hoen MỜ,


Dở thương, dở hận, dở CHỜ, dở KHÔNG!


Khi dùng loại biến thể trên, hai câu đầu có sự thay đổi ở vị trí vần luật, như chữ ĐỢI và HỜN ở vị trí thứ 2 và thứ 4 so với thường lệ.


Mong rằng những điều trên giúp ích cho các anh chị, các bạn, và các em.


Thân mến chúc tất cả thành công.


-Nhất Lang-



Thơ song thất lục bát


Cũng như LỤC BÁT, SONG THẤT LỤC BÁT thường được dùng trong những truyện thơ, và là thể loại thứ hai của hai thể thơ "chính tông" trong Việt thi.


Song Thất Lục Bát là loại thơ mở đầu bằng hai câu THẤT, rồi tiếp đến hai câu LỤC BÁT, tạo thành một KHỔ với ý từ trọn vẹn. (có nghĩa là trong 4 câu phải trọn vẹn một ý.)


Dưới đây là thí dụ của thể Song Thất Lục Bát:


*Chú ý và ghi nhớ các chữ viết "HOA".


NIỀM ĐAU CỦA CÁT


Đâu ai HIỂU niềm ĐAU, của CÁT,


Cứ âm THẦM rào RẠT thâu ĐÊM.


Sóng ra biển, cát lại CHÌM,


Muốn đi tìm sóng, biết TÌM nơi ĐÂU!


 


Đâu ai HIỂU niềm ĐAU của CÁT,


Cã một ĐỜI sóng TẠT mưa TRÔI.


Đêm qua được sóng trao LỜI,


Đêm này lại ngóng ánh NGỜI lao XAO.


 


Đâu ai HIỂU niềm ĐAU của CÁT,


Vẫn âm THẦM rào RẠT thâu ĐÊM.


Sóng ơi, cứ tạt, cứ DÌM,


Miễn sao ta được sóng TÌM đến THĂM.


 


Ta yêu SÓNG từ TRĂM vạn KIẾP,


Đừng như THUYỀN nối TIẾP ra ĐI.


Thuyền rời cát chẳng buồn CHI,


Sóng xa, cát sẽ phế ĐI kiếp này!


CẤU KẾT:


Câu THẤT trên (câu số 1), tiếng thứ 3 là chữ trắc, tiếng thứ 5 là chữ bằng, và tiếng thứ 7 là chữ trắc và VẦN.


Câu THẤT dưới (câu số 2), tiếng thứ 3 là chữ bằng, tiếng thứ 5 là chữ trắc, vần cùng chữ thứ 7 của câu THẤT trên, và tiếng thứ 7 là chữ bằng, tạo vần cho chữ cuối của câu LỤC theo sau.


Hai câu Lục Bát thì theo luật của Lục Bát mà chúng ta đã biết qua.


Trong câu THẤT trên của đoạn 2 và các đoạn theo sau, mọi điều vẫn giữ nguyên, nhưng chữ thứ 5 phải theo vần của chữ thứ 8 trong câu BÁT trên (chữ cuối của đoạn đoạn trên, hay khổ trên.


"Đâu ai HIỂU niềm ĐAU của CÁT,"


Câu Thất dưới (câu số 2), tiếng thứ 3 là chữ bằng, tiếng thứ 5 là chữ trắc và VẦN với tiếng thứ 7 của câu trên, tiếng thứ 7 của câu 2 này lại là chữ bằng và VẦN cùng chữ cuối của câu 3, tức câu LỤC theo sau.


"Cứ âm THẦM rào RẠT thâu ĐỆM"


***Song Thất Lục Bát không giống như Thất Ngôn Luật theo lối Hán văn, vì luật bằng trắc được áp dụng trong Song Thất ở chữ thứ 3, thứ 5, mà trong Thất Ngôn Luật thì chữ thứ 3 và chữ thứ 5 lại có thể theo lệ BẤT LUẬN.


Sau hai câu Thất là hai câu Lục Bát, theo luật của Lục Bát... chữ cuối của câu LỤC vần với chữ THẤT của câu THẤT dưới (câu THẤT thứ nhì):


"Sóng ra biển, cát lại CHÌM,


Muốn đi tìm sóng, biết TÌM nơi ĐÂU!"


Tiếng thứ 5 của câu Thất theo kế vần với tiếng cuối của câu Bát trên: (tức câu THẤT thứ nhất của đoạn sau... và là câu thứ năm trong bài):


"Muốn đi tìm sóng, biết TÌM nơi ĐÂU!


"Đâu ai HIỂU niềm ĐAU của CÁT,"


Tiếng cuối của câu Thất này lại tiếp tục vần với tiếng thứ 5 của câu Thất theo sau như lúc bắt đầu.


ĐỐI: Thơ Song Thất Lục Bát có hai câu Thất, cho nên nếu người ta muốn đối, thì có thể dùng bình đối, như:


"Quê hương BẠN kề BÊN biển BẮC,


Đất nước TÔI xa LẮC trời NAM."


BÌNH ĐỐI là một cách đối một câu chọi một câu (không như TIỂU ĐỐI: hai vế của một câu đối nhau trong Lục Bát)


ĐIỀU NGOẠI LỆ: Thông thường chữ thứ 3 của câu Thất trên là chữ trắc, nhưng trong trường hợp KHÔNG CÓ ĐỐI ở câu THẤT dưới, thì chữ thứ 3 của câu Thất trên có thể là chữ bằng. Ở đây chúng ta lại có thể dùng chữ thứ 3 này theo vần chữ cuối của khổ trên, thay vì phải là chữ thứ 5 như luật bình thường.


*Điều giúp các bạn và các em dễ nhớ luật SONG THẤT là "cấu kết của 2 câu này đối nghịch nhau":


trắc, bằng, trắc (luật của câu trên)


bằng, trắc, bằng (luật của câu dưới)



Thơ mới


Thơ Mới bao gòm nhiều dạng thơ tự do như các loại 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 chữ và thậm chí lên đến 11 chữ.


Như Nhất Lang nói qua, cho dù là thể loại tự do người yêu nghệ thuật vẫn phải theo quy tắc nghệ thuật. Thơ tự do là thơ không theo NIÊM LUẬT bắt buộc, nhưng vẫn phải theo VẦN và kiểu cách ra sao là do biệt tài của mỗi người, của mỗi thi nhân.


(Ở đây Nhất Lang chỉ nói đến loại thơ thông dụng nhất trong lãnh vực tình yêu là loại thơ Bát Ngôn - 8 chữ - Các loại khác xin các bạn xem ở bài nói về Thơ Tự Do.)


Một trong những loại Thơ Mới là thể loại thơ 8 chữ, một thể loại thơ mang đầy tư tưởng lãng mạn, phát xuất từ văn học Tây phương, đã được du nhập và Việt hóa từ loại thơ "vần cuối câu" của Pháp thành loại thơ 8 chữ vào khoảng những năm 1930-1940.


Thơ Mới không có chiều sâu bằng Thi Ca dân tộc; tuy nhiên nó đặc biệt "quan tâm" nhiều đến lãnh vực tình yêu!


Qua cái tên chúng ta cũng hiểu được Thơ Mới hãy còn non nớt lắm, thế nhưng Nhất Lang tin rằng trong tương lai, ở thế hệ mai sau, Thơ Mới sẽ được biến hóa hay hơn và được xử dụng trong những tác phẩm lớn.


Với tin thần yêu mến nghệ thuật văn thơ, Nhất Lang xin được ghi lại đây những gì mình học hỏi được và kinh nghiệm được trong những năm qua. Nếu gọi là hiểu biết thì thời gian ấy hãy còn chưa đủ, Nhất Lang chỉ mong được làm một việc gì nhỏ nhoi để gọi là góp phần gìn giữ những gì cha anh mình đã tìm tòi và để lại cho con em đời sau.


Thông thường thì loại thơ này mỗi câu có 8 chữ, thỉnh thoảng cũng có những câu có đến 9, 10 hoặc cả những 11 chữ. Vì cũng là thể loại tự do nên khi làm thơ BÁT NGÔN ta có thể bắt đầu bằng bất cứ hình dạng nào, hoặc chữ bằng ở cuối câu đầu, hoặc chữ trắc ở cuối câu đầu.


Trước khi đi vào cách làm thơ, Nhất Lang xin gửi đến các bạn một vài điều cần nhớ:


Cho dù là thể loại tự do, không theo khuôn khổ, trong thơ BÁT NGÔN có một điểm cần xem như luật định - Nếu chữ cuối câu được xếp bằng chữ bằng thì chữ thứ 6 của câu nhất định phải là chữ trắc, và ngược lại, nếu chữ cuối câu là chữ trắc thì chữ thứ 6 của câu nhất định phải là chữ bằng -- Không theo luật định này thì bài thơ rất là trúc trắc khó đọc vì bị mất đi âm điệu.


Ngoài ra, chúng ta nên chọn chữ sao cho bằngtrắc khá cân bằng... nếu một câu thơ có đến 6 hoặc 7 chữ cùng loại (6 - 7 chữ bằng hoặc 6 - 7 chữ trắc) thì nên cẩn thận kẻo âm điệu của bài thơ bị lạc, đọc nghe không giống thơ nữa. Tuy thế, ta không nhất định phải dùng đúng 4 chữ bằng và 4 chữ trắc, 3 và 5 cũng đã đạt lắm.


Dưới đây là những cách làm thơ BÁT NGÔN (thơ 8 chữ). Nhất Lang sẽ tìm những thí dụ thích hợp và "EDIT" bài lại sau cho các bạn xem.


Chú thích:


td = dùng chữ tự do - hoặc bằng, hoặc trắc


B = bằng


T = trắc


V = Vần


1)


td td td td td B td T


td td td td td T td B(V)


td td td td td B td T


td td td td td T td B(V)


Cách thức trên được gọi là Tứ Tuyệt (4 câu cho mỗi đoạn) và theo dạng trốn vần như các bạn đã thấy trong một số bài thơ Thất Ngôn của Hán văn. Nếu muốn làm dài hơn các bạn có thể theo cách thức này, đổi vần cho mỗi đoạn mới và cứ thế mà làm - bài thơ có nhiều đoạn 4 câu thì gọi là Tứ Tuyệt Trường Thiên.


2)


td td td td td B td T(V*)


td td td td td T td B(V**)


td td td td td B td T(V*)


td td td td td T td B(V**)


Cách thức trên cũng gọi là Tứ Tuyệt và theo dạng cách vận - cách vận nghĩa là vần cách 1 câu hay vần xen kẽ. (chữ trắc cuối câu 1 vần cùng chữ trắc cuối câu 3, chữ bằng cuối câu 2 vần cùng chữ bằng cuối câu 4. Nếu muốn làm bài Trường Thiên thì các bạn cứ theo kiểu mẫu trên mà chọn vần mới và làm tiếp theo.


Thí dụ cho cách thứ 2:


QUÊN


Đã hẹn với em rồi, không tưởng TIẾC


Quãng đời xưa, không than khóc vì ĐÂU


Hãy buông lại gần đây làn tóc BIẾC


Sát gần đây, gần nữa, cặp môi NÂU.


 


Đêm nay lạnh, tìm em trên gác TỐI


Trong tay em dâng cả tháng năm THỪA


Có lẽ đâu tâm linh còn chọn LỐI


Để đi về cay đắng những thu XƯA.


 


Trên nẻo ấy, tơi bời, em đã BIẾT,


Những tình phai, duyên úa, mộng tan TÀNH.


Trên nẻo ấy, sẽ từ muôn đáy HUYỆT


Ái ân xưa vùng dậy níu chân ANH.


 


Không, em ạ, không còn can đảm NỮA


Không, nguồn yêu suối lệ cũng khô RỒI


Em hãy đốt giùm anh trong mắt LỬA


Chút ưu tư còn sót ở đôi MÔI...


 


Hãy buông lại gần đây làn tóc RỐI,


Sát gần đây, gần nữa, cặp môi ĐIÊN.


Rồi em sẽ dìu anh trên cánh KHÓI


Đưa hồn say về tận cuối trời QUÊN.


Vũ Hoàng Chương


Dưới đây là cách đảo ngược của kiểu mẫu trên:


td td td td td T td B(V)


td td td td td B td T(V)


td td td td td T td B(V)


td td td td td B td T(V)


Cách này không khác chi cách trên, chỉ là đổi nghịch!


3)


td td td td td B td T


td td td td td T td B(V)


td td td td td T td B(V)


td td td td td B td T(V)


 


td td td td td B td T(V)


td td td td td T td B(V)


td td td td td T td B(V)


td td td td td B td T


 


Cách thức trên thường được dùng cho những bài Tứ Tuyệt Trường Thiên, và theo dạng liên vận - liên vận nghĩa là vần liên tục hay nói rõ hơn là vần theo sát từng đôi.


 


Chữ cuối câu 1 là chữ trắc, không vần cùng chữ khác... chữ cuối câu 2 là chữ bằng và vần cùng chữ cuối câu 3, cũng là chữ bằng, chữ cuối câu 4 là chữ trắc, chữ này có "nhiệm vụ" gieo vần và tạo mối liên quan cho đọan theo sau, nghĩa là chữ này sẽ phải vần cùng chữ trắc cuối câu 1 của đọan theo sau. Cứ như thế mà làm dài ra cho đến khi bài được kết thúc... chữ trắc cuối câu sau cùng sẽ không vần cùng chữ nào cả!


 


Dưới đây là thí dụ cho cách thức trên:


 

> Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 

Bạn bè
baothach
baothach
em_gai_dai_ca17816
em_gai_dai_ca17816
simtim
simtim
tram12
tram12
hoa co tu
hoa co tu
tieuphuong2811
tieuphuong2811
phuonglinh_money
phuonglinh_money
TBNV20
TBNV20
meo_con_tinh_nghich
meo_con_tinh_nghich
le ngoc nguyen
le ngoc nguyen
Xem tất cả

Blog bạn bè
Bảy kinh nghiệm học tốt tiếng anh
Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết...

Cuong FPT
















Những trang web hay
Những trang web hay
Kiến thức bách khoa


6 bí quyết thành công

6 bí quyết thành công

Mỗi doanh nhân đi lên bằng những con đường...



Trị "Chứng bất lực ở nam giới "

Chứng bất lực ở nam giới có nhiều biểu hiện: hoặc dương vật không cương...




Phim sex "Hoàng Thùy Linh"

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025 VnVista.com