Trần Mạnh

Thông tin cá nhân

tranhopkhoa
Họ tên: Trần Tuấn Cường
Sinh nhật: 9 Tháng 6 - 1984
Nơi ở: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Yahoo: Manhcuongtran09  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
" Thất bại sẽ lùi bước nếu ý chí thành công của ta đủ mạnh "

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Tìm kiếm

 
Thành Ba Đình

--- không rõ tác giả ---

Hưởng ứng chiếu Cần Vương của Hàm Nghi, nhân dân ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (Thanh Hóa) dưới sự lãnh đạo của Đinh Công Tráng chỉ trong vài tháng đã xây xong thành Ba Đình. Nằm ở vị trí hiểm yếu, lại được xây dựng với kỹ thuật tốt, thành là căn cứ chống thực dân Pháp có hiệu quả trong những năm 1886-1887.

Năm 1885. Sau khi vua Hàm Nghi kêu gọi nhân dân cả nước nổi dậy chống thực dân Pháp, nhân dân các phủ huyện miền xuôi cũng như đồng bào các châu mường miền ngược tỉnh Thanh Hóa sôi nổi đứng dậy đấu tranh dưới sự chỉ huy của một số nhà nho và quan lại yêu nước. Tiêu biểu nhất là sự đóng góp của nhân dân tỉnh Thanh Hóa vào việc xây dựng thành Ba Đình, trung tâm của phong trào chống thực dân Pháp trong tỉnh trong những năm 1886-1887.

Thành nổi lên giữa một vùng đồng chiêm lầy lội của huyện Nga Sơn. Phía bắc có dãy núi đá răng cưa phân chia hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa có con đường độc đạo chạy qua. Phía tây là rừng rậm với sông sâu. Phía đông là biển lớn. Sở dĩ có tên gọi Ba Đình là vì ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ và Mỹ Khê ở gần nhau, mỗi làng có một ngôi đình nhỏ. Đến mùa mưa lụt, nước ngập đồng mênh mông, ba làng nổi lên chơ vơ như đảo xa giữa biển cả. Chỉ còn một con đường nhỏ từ trên đê sông đào ở phía tây chạy vào làng mà thôi. Ba Đình ở vào một vị trí vô cùng hiểm yếu. Nắm được nơi đây, nghĩa quân có thể tỏa ra, hạn chế con đường hành quân của giặc từ bắc vào trung hay ngăn chặn con đường tiếp tế của giặc từ phía biển vào. Đồng thời, trong trường hợp bị giặc bao vây tấn công, nghĩa quân có thể dựa vào địa thế hiểm yếu của sông sâu đầm rộng mà tổ chức việc phòng ngự.

Thành Ba Đình được bắt đầu xây dựng từ sau vụ chiêm năm 1886, vào thời gian ruộng đồng khô ráo. Công việc xây dựng thành được tiến hành dưới sự điều khiển của Đinh Công Tráng, một trong những chỉ huy chính của nghĩa quân Ba Đình và một người tùy tướng đắc lực của ông là đề đốc Nguyễn Khế. Người già, trẻ em, phụ nữ đều sẵn sàng dời sang mấy làng lân cận. Thanh niên trai tráng một lòng ở lại, tham gia nghĩa quân, chiến đấu giết giặc, bảo vệ xóm làng. Nhân dân Ba Đình, nhân dân hai huyện Nga Sơn và Hà Trung đã đóng góp sức người, sức của nhiều nhất vào công trình xây dựng Ba Đình. Mỗi làng góp 30 chiếc rọ lớn, 100 cây tre và 10 gánh rơm. Nghĩa quân và nhân dân ra sức đào hào đắp lũy vây quanh ba làng. Hào rộng 4 thước, sâu 3 thước. Đất dưới hào được vực lên để đắp thành. Tường thành dày từ 8 đến 10 thước, nghĩa quân có thể đi lại tuần tiễu trên mặt thành. Trên mặt thành còn xếp hàng ngàn chiếc rọ lớn nhét đầy bùn trộn rơm. Nghĩa quân trong thành có thể lợi dụng khe hở giữa các rọ để quan sát mọi hành động của giặc ở phía ngoài. Đạn từ ngoài bắn vào các rọ bùn trộn rơm này đều vô tác dụng.

Phía ngoài mặt thành cắm chông tre nhọn sắc và dày đặc khiến địch không tài nào trèo lên được. Dưới chân thành còn cắm những cọc tre nhọn là là mặt nước trên một diện tích rất rộng, hình thành một bãi chông cọc bảo vệ thành. Tiếp đó là một lũy tre kín mít, dày đặc, rất chắc chắn che kín hoàn toàn thành lũy và những công sự bên trong. Phía ngoài lũy tre lại có một hàng cọc tre gai nhọn rộng tới 50 thước. Chông tre tua tủa. Đó là chưa nói tới hai vị trí tiền tiêu bảo vệ mặt ngoài cho Ba Đình là đồn Thượng Thọ ngoại và đồn núi Thúc. Và xa hơn nữa là các căn cứ Thạch Bằng của Trần Xuân Soạn ở Quảng Hóa và Mã Cao của Hà Văn Mao ở Thọ Xuân, cùng phối hợp chiến đấu với Ba Đình.

Việc bố trí bên trong thành cũng vô cùng chu đáo. Các hầm chữ chi phía trên có ván che chạy chằng chịt trong thành là những giao thông hào giúp cho nghĩa quân chiến đấu khi bị tấn công, không bị đạn giặc sát thương. Hơn nữa, phía trên mặt thành còn được chăng lưới sắt ngăn đạn giặc không cho rơi nổ trong thành. Đạn dược, lương thực được phân tán cất giấu cẩn thận.

Khi quân địch vào được Ba Đình sau khi nghĩa quân đã chủ động rút lui khỏi thành để tránh bị tiêu diệt đã phải công nhận rằng bên trong Ba Đình được xây dựng với một kỹ thuật cao. Các đường công sự đã được bố trí để có thể đánh xiên cạnh sườn địch vào bất cứ chỗ nào. Và các công sự của mỗi làng đều được bố trí để nếu hai làng kia bị chiếm thì làng này vẫn có thể tiếp tục chiến đấu.

Chỉ sau mấy tháng, thành Ba Đình đã xây dựng xong. Đấy là kết quả của lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Thanh Hóa.


 

> Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 

Bạn bè
baothach
baothach
em_gai_dai_ca17816
em_gai_dai_ca17816
simtim
simtim
tram12
tram12
hoa co tu
hoa co tu
tieuphuong2811
tieuphuong2811
phuonglinh_money
phuonglinh_money
TBNV20
TBNV20
meo_con_tinh_nghich
meo_con_tinh_nghich
le ngoc nguyen
le ngoc nguyen
Xem tất cả

Blog bạn bè
Bảy kinh nghiệm học tốt tiếng anh
Theo ông Tim Hood, Phó giám đốc Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết...

Cuong FPT
















Những trang web hay
Những trang web hay
Kiến thức bách khoa


6 bí quyết thành công

6 bí quyết thành công

Mỗi doanh nhân đi lên bằng những con đường...



Trị "Chứng bất lực ở nam giới "

Chứng bất lực ở nam giới có nhiều biểu hiện: hoặc dương vật không cương...




Phim sex "Hoàng Thùy Linh"

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025 VnVista.com