dienbich2881979

8 Trang « < 3 4 5 6 7 > » 

Các bài viết vào Tuesday 28th November 2006

 
ENGHEN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ÔNG

Kỷ niệm 186 năm Ngày sinh của Ph. Ăng-ghen (28-11-1820 - 28-11-2006), nhắc lại cống hiến lớn lao của ông, nhất là những luận điểm về thời kỳ quá độ và con đường phát triển "rút ngắn" ở các nước lạc hậu, chậm phát triển là rất bổ ích và cần thiết. Xuất phát từ luận điểm của Ph.Ăng-ghen chúng ta có thể khẳng định, Đảng ta đã hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt khi chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Cống hiến lý luận của Ph.Ăng-ghen đối với sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác là hết sức lớn lao. Sự lớn lao đó đến mức, như V.I.Lê-nin khẳng định, "muốn đánh giá đúng đắn những quan điểm của Mác, tuyệt đối phải đọc những tác phẩm của người cùng tư tưởng và người cộng tác gần gũi nhất của Mác là Phri-đrích Ăng-ghen", và hơn thế, chúng ta sẽ "Không thể nào hiểu được chủ nghĩa Mác và trình bày đầy đủ được chủ nghĩa Mác, nếu không chú ý đến toàn bộ những tác phẩm của Ăng-ghen".

Đúng như V.I.Lê-nin khẳng định, trong suốt cuộc đời hoạt động lý luận của mình, Ph.Ăng-ghen đã cùng với C.Mác tạo nên bước ngoặt cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại bằng việc xây dựng và phát triển một thế giới quan triết học mới - chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở lý luận cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp công nhân.

Đặc biệt, sau khi C.Mác qua đời (ngày 14-3-1883), trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX, Ph.Ăng-ghen đã đem hết nghị lực sục sôi, trí tuệ sáng suốt và trái tim nồng cháy của mình để tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà ông và C.Mác đã theo đuổi suốt đời: phát triển và hoàn thiện học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học; phát triển, điều chỉnh, đề xuất đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp đấu tranh cách mạng mới cho chính đảng của giai cấp công nhân. Cống hiến lý luận của Ph.Ăng-ghen trong những vấn đề này là hết sức lớn lao: Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nói đến cống hiến của ông trong sự phát triển lý luận về thời kỳ quá độ và con đường phát triển theo phương thức "rút ngắn" ở các nước lạc hậu mà sau khi C.Mác qua đời, ông đã một mình đề xuất.

Nói về cống hiến lớn lao này của Ph.Ăng-ghen, trước hết, chúng ta cần khẳng định, khi tiếp tục nghiên cứu những vấn đề của cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân lãnh đạo, vào những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX, ông đã đưa ra một cách nhìn nhận mới về triển vọng của cuộc cách mạng này và vạch ra, mặc dù là dưới những nét chung nhất, nhiệm vụ của các chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân sau khi giành được chính quyền và cả trong suốt thời kỳ quá độ lẫn khi chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực. Những tư tưởng này được Ph.Ăng-ghen thể hiện trong hàng loạt bài viết, thư từ và được coi như là sự bổ sung, cụ thể hóa những tư tưởng mà C.Mác đã đưa ra trong "Phê phán Cương lĩnh Gô-ta", cũng như những tư tưởng mà bản thân ông đã đưa ra trong "Chống Đuy-rinh", "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước".

Là người không bao giờ khuất phục, cam chịu trước sự giáo điều và luôn đấu tranh chống lại sự tuyệt đối hóa những luận điểm mà khoa học đã đạt được, Ph.Ăng-ghen không ngừng phát triển lý luận cách mạng, kể cả lý luận của C.Mác. Kiên trì nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc kinh nghiệm và thực tiễn lịch sử mới, xem xét và dự báo tất cả những biến đổi diễn ra trong đời sống xã hội, ông đã trở thành một tấm gương sống động cho những nhà khoa học luôn mong muốn tìm tòi, quan sát đời sống hiện thực. Ông kiên quyết bác bỏ những mưu toan giáo điều hóa học thuyết của C.Mác và ông, mưu toan biến học thuyết đó thành một mớ những công thức cứng đờ, bất biến. Mặt khác, ông triệt để đấu tranh với bất cứ người nào coi thường sự tiến bộ của khoa học hiện thực, coi thường những điều kiện lịch sử mới và những nhu cầu xã hội mới nảy sinh. Trong những trường hợp cần thiết, khi xuất hiện hiện thực lịch sử mới, khi tình hình thay đổi và cuộc sống hiện thực đặt ra những vấn đề mới, ông dũng cảm xem xét lại ngay cả những quan điểm lý luận của chính bản thân mình, thẳng thắn thừa nhận những sai lầm lý luận mà mình đã mắc phải trước đó. Chẳng hạn, vào năm 1895, sau khi C.Mác qua đời, trong Lời nói đầu tác phẩm "Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 - 1850" của C.Mác, ông thẳng thắn thừa nhận sai lầm của ông và C.Mác trong thời kỳ bão táp cách mạng đó. Sai lầm đó, như ông thừa nhận, do "chịu ảnh hưởng của kinh nghiệm lịch sử đã qua, và nhất là kinh nghiệm lịch sử của nước Pháp", nên các ông đã "tuyệt đối không thể nghi ngờ gì nữa rằng trận quyết chiến vĩ đại đã bắt đầu" và nó phải được tiến hành đến cùng; rằng, "trận chiến đấu ấy chỉ có thể kết thúc bằng thắng lợi cuối cùng của giai cấp vô sản" trong một thời kỳ cách mạng duy nhất, dẫu cho đó có là "một thời kỳ cách mạng lâu dài và đầy những chuyển biến". Thế nhưng, cuộc cách mạng đó không diễn ra như mong muốn của các ông và bởi vậy, khi lịch sử hiện thực có sự thay đổi, Ph.Ăng-ghen đã thẳng thắn thừa nhận: "lịch sử đã chứng minh rằng chúng tôi cũng đã phạm sai lầm, lịch sử đã vạch ra rằng quan điểm của chúng tôi lúc bấy giờ là một ảo tưởng. Lịch sử lại còn đi xa hơn thế nữa: lịch sử không những đã đánh tan sai lầm hồi bấy giờ của chúng tôi mà còn hoàn toàn đảo lộn những điều kiện trong đó giai cấp vô sản đang phải chiến đấu. Ngày nay, phương pháp đấu tranh trong thời kỳ 1848 đã bị lỗi thời về mọi phương diện, và đó là một điểm đáng được nghiên cứu tỉ mỉ hơn nữa".

Không chỉ thẳng thắn thừa nhận sai lầm, mà điều quan trọng hơn, nhờ gắn kết một cách khoa học nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn cách mạng, Ph.Ăng-ghen còn nhận thức rõ rằng, trạng thái phát triển kinh tế ở châu Âu lúc bấy giờ còn rất lâu mới dẫn đến sự chín muồi cho việc xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, và cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp cũng như công cuộc xây dựng xã hội mới do giai cấp công nhân tiến hành là một quá trình đấu tranh hết sức gay go và tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài, đầy những bước thăng trầm.

Trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX, khi nói về xã hội tương lai, Ph.Ăng-ghen cũng không ít lần nhấn mạnh, ông và C.Mác khi còn sống chỉ đưa ra những dự báo, những phác thảo với nét chủ yếu nhất, những quy luật cơ bản nhất, có thể xác định được khi xuất phát từ thực tiễn lịch sử hiện thực và những khuynh hướng phát triển đã biết của nó, chứ không phải là nói đến những chi tiết mà cuộc sống hiện thực còn chưa đem lại những dữ kiện lịch sử để phán đoán. Ngày 11-5-1893, khi trả lời phỏng vấn của một phóng viên báo Pháp Le Fi-ga-ro về xã hội tương lai, về thời kỳ quá độ và mục đích cuối cùng của giai cấp vô sản cách mạng, Ph.Ăng-ghen khẳng định: "Chúng tôi không có mục đích cuối cùng. Chúng tôi chủ trương phát triển thường xuyên, không ngừng, và chúng tôi không có ý định áp đặt cho loài người những quy luật dứt khoát nào đó. Những ý kiến có sẵn trước về các chi tiết tổ chức xã hội tương lai ư? Ông sẽ không tìm thấy chúng tôi nói lời nào về chúng. Chúng tôi mà chuyển được tư liệu sản xuất vào tay toàn thể xã hội là chúng tôi mãn nguyện rồi".

Phân tích bối cảnh xã hội hiện thực ở châu Âu trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX và triển vọng của cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân và chính đảng cách mạng của nó lãnh đạo, Ph.Ăng-ghen cho rằng, đã đến lúc chính đảng của giai cấp công nhân phải nắm lấy việc quản lý đất nước, tiếp thu những thành quả kinh tế - xã hội do giai cấp tư sản tạo ra và lấy đó làm điều kiện, tiền đề vật chất để "tạo lập chế độ xã hội mới, cũng như sinh ra những con người... mà chỉ có họ mới đủ sức mạnh và ý chí để xây dựng xã hội mới, tốt đẹp hơn". Không chỉ thế, ông còn khẳng định, việc tạo ra những thế hệ con người mới, nhất là đội ngũ những công nhân giác ngộ, có ý chí, nghị lực, có năng lực sáng tạo lý luận và hoạt động thực tiễn, luôn nhạy bén với sự biến đổi của hiện thực lịch sử,... là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chính đảng cách mạng, bởi tiếp theo thắng lợi của cách mạng vô sản sẽ là một thời kỳ quá độ lâu dài, hết sức phức tạp và khó khăn. Coi thời kỳ quá độ này là một "cuộc đấu tranh sẽ lâu dài và ác liệt", Ph.Ăng-ghen cho rằng, cuộc đấu tranh này chỉ đi đến thắng lợi cuối cùng khi chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân có được đội ngũ những người công nhân "sáng suốt về chính trị, kiên trì và nhẫn nại, nhất trí và có kỷ luật, những phẩm chất mà nhờ đó họ thu được nhiều thành công rực rỡ", bởi họ là những người đang nắm trong tay "Tính tất yếu lịch sử, tính tất yếu kinh tế lẫn tính tất yếu chính trị" của cuộc đấu tranh này.

Nói về thời kỳ quá độ này, nhất là vấn đề xác định "những giai đoạn quá độ lên xã hội cộng sản", trong thư gửi Côn-rát Smít (1863 - 1932) - nhà kinh tế học, nhà triết học Đức, người mà khi đó tán thành học thuyết Mác, ngày 1-7-1891, Ph.Ăng-ghen khẳng định, chúng ta "cần phải suy nghĩ kỹ", không được nôn nóng, không được phép kết luận vội vàng, bởi đây là "vấn đề khó nhất trong tất cả những vấn đề còn tồn tại" ở một thời kỳ mà "các điều kiện không ngừng thay đổi". Tuy luôn nhắc đi nhắc lại rằng, nhiều việc diễn biến của tình hình không phép đưa ra một chương trình hành động cụ thể cho mọi trường hợp có thể xảy ra, nhưng Ph.Ăng-ghen vẫn cố gắng vạch ra những nét cơ bản nhất, những quy luật chung nhất của thời kỳ quá độ. Trong quan niệm của ông, thời kỳ quá độ là thời kỳ luôn "gắn với một số thiếu thốn nào đó", bởi đây là "thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia" và "về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra", như C.Mác đã nói trong "Phê phán cương lĩnh Gô-ta".

Ở đây, điều đáng lưu ý nhất là, khi phát triển quan niệm về thời kỳ quá độ, Ph.Ăng-ghen đã nói đến tính tất yếu của phương thức quá độ "rút ngắn" đối với những nước đang ở giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa hoặc chưa từng trải qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong Lời bạt viết cho tác phẩm "Về vấn đề xã hội ở Nga", Ph.Ăng-ghen khẳng định, không chỉ với nước Nga, mà còn với tất cả các nước đang ở trong giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa đều "không những có thể mà còn chắc chắn... rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa và có thể tránh được phần lớn những đau khổ và những cuộc đấu tranh mà ở Tây Âu... phải trải qua".

Khi nhận thấy trước một khả năng có thể xảy ra là, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, kẻ thù và những lực lượng chống đối giai cấp công nhân và chính đảng cách mạng của nó có thể liên kết lại xung quanh khẩu hiệu "nền dân chủ thuần túy" để chống phá công cuộc xây dựng xã hội mới, Ph.Ăng-ghen yêu cầu các chính đảng cách mạng ở những nước này phải thiết lập một chính quyền nhà nước mạnh nhằm đập tan sự chống đối của các thế lực đối lập và thực hiện công cuộc cải tạo xã hội về phương diện kinh tế - xã hội. Và, khi hiểu rõ rằng, nhà nước ở những nước này, đặc biệt là ở những nước tiểu nông, có thể vấp phải những khó khăn to lớn về kinh tế, cũng như khi tính đến việc các nhà nước này không tránh khỏi những sai lầm và khuyết điểm nào đó khi bước vào thời kỳ quá độ, ông khuyên họ phải nắm được những vị trí then chốt trong nền kinh tế và dựa vào sự ủng hộ của quảng đại quần chúng nhân dân lao động để khắc phục những khó khăn ấy và sửa chữa những sai lầm. Ph.Ăng-ghen nói điều này trong thư gửi cho nhà hoạt động xã hội Đức - ốt-tô Buê-ních, ngày 21-8-1890.

Trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX, để khắc phục những nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ vẫn còn khá phổ biến trong phong trào công nhân quốc tế, Ph.Ăng-ghen đã nói rõ quan niệm của ông về sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Ông viết: "Cái gọi là "xã hội xã hội chủ nghĩa", theo ý kiến tôi, không phải là cái gì đó nhất thành bất biến, mà cũng như mọi chế độ xã hội khác, nó cần phải được xem xét như một xã hội được thay đổi và cải tạo thường xuyên. Sự khác biệt có tính chất quyết định của nó so với chế độ hiện nay (chế độ tư bản chủ nghĩa - Đ.T.H), dĩ nhiên, là ở việc tổ chức sản xuất trên cơ sở sở hữu chung trước hết của từng dân tộc đối với tất cả các tư liệu sản xuất".

Không chỉ khẳng định sự khác biệt căn bản của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản là ở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - cái mà "chỉ nhờ có nó mới thực hiện được việc giải phóng giai cấp công nhân, và cùng với nó, thực hiện được việc giải phóng tất cả những thành viên xã hội", Ph.Ăng-ghen còn nhấn mạnh, tính ưu việt lớn nhất của chủ nghĩa xã hội là, cùng với việc thiết lập chế độ công hữu ấy, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, mọi thành quả của văn hóa, khoa học sẽ mang lại lợi ích cho toàn thể xã hội và cho mỗi người. Ông khẳng định một cách chắc chắn rằng, sau thời kỳ quá độ là một "chế độ xã hội mới trong đó sẽ không còn những sự phân biệt giai cấp hiện nay nữa, và trong đó... những phương tiện để sinh sống, để hưởng thụ những niềm vui của cuộc đời, để có được học vấn, và để biểu hiện tất cả mọi năng lực thể chất và tinh thần của mình, sẽ được giao cho tất cả mọi thành viên trong xã hội sử dụng ngày càng đầy đủ, nhờ sử dụng có kế hoạch và phát triển hơn nữa những lực lượng sản xuất to lớn hiện đã có sẵn, bằng chế độ lao động bắt buộc như nhau đối với mọi người".

Như vậy, có thể nói, những luận điểm mà Ph.Ăng-ghen đưa ra trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX về thời kỳ quá độ, về khả năng có thể thực hiện bước quá độ này theo phương thức phát triển "rút ngắn" ở các nước lạc hậu, chậm phát triển và về những đặc trưng cơ bản nhất của xã hội tương lai là cống hiến lớn lao của ông trong việc phát triển và hoàn thiện học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học mà cùng với C.Mác, ông là người sáng lập. Với tầm hiểu biết sâu rộng; với sự nhạy bén đặc biệt trước những biến đổi của tình hình mới; với khả năng định hướng trong một tình thế có những thay đổi nhanh chóng, bất ngờ; với sự hiểu biết bối cảnh lịch sử - cụ thể ở các nước khác nhau và với ý chí, lòng nhiệt thành của một người suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp vĩ đại - giải phóng con người, giải phóng giai cấp, giải phóng cho cả nhân loại, Ph.Ăng-ghen xứng đáng được thừa nhận là một trong những nhà cách mạng lỗi lạc nhất và cùng với C.Mác, xứng đáng là lãnh tụ đáng kính trọng nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

*

* *

Cống hiến mới của Ph.Ăng-ghen trong việc phát triển một cách sáng tạo học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học gắn liền với hiện thực lịch sử luôn biến đổi, với kinh nghiệm mới mẻ của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong bối cảnh lịch sử mới vẫn giữ nguyên giá trị lớn lao và ý nghĩa thời sự của nó trong thời đại ngày nay. Kỷ niệm 186 năm Ngày sinh Ph.Ăng-ghen, việc nhắc lại cống hiến lớn lao này của ông, nhất là quan niệm của ông về khả năng có thể thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội theo phương thức phát triển "rút ngắn" ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, thiết nghĩ, là bổ ích và cần thiết. Nó cho phép chúng ta khẳng định, Đảng ta đã đúng khi lựa chọn con đường đi lên của nước ta là quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhằm tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Đây là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp và do vậy, tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế - xã hội có tính chất quá độ. Bởi lẽ, đó không chỉ phù hợp với tính tất yếu của lịch sử, với quy luật và xu thế phát triển của thời đại ngày nay, mà hơn hết và trên hết, còn phù hợp với bối cảnh lịch sử - cụ thể ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, xuất phát từ quan điểm của Ph.Ăng-ghen về phương thức phát triển "rút ngắn", chúng ta có thể khẳng định, Đảng ta đã hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt khi chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và lấy đó làm phương thức "rút ngắn thời gian", vừa có thể thực hiện những bước tiến tuần tự, vừa có thể tạo ra bước nhảy vọt trên cơ sở tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế vốn có của nước ta.

(Nguồn báo điện tử Đảng Cộng Sản)

Các bài viết vào Monday 27th November 2006

 
PHÁT XÍT ĐỨC VÀ CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ II (1939 - 1945)

Để chứng tỏ mình, khi vừa lên cầm quyền Hitler và đảng Phát xít đã dựng nên ngay vụ "đốt cháy nhà quốc hội", qua đó khủng bố, tàn sát những người cộng sản. Sau đó y cấm và khủng bố các đảng phái khác. Công đoàn, quốc hội bị giải tán, thủ tiêu chính quyền cũ, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ.
Về đối ngoại, đảng Nazi mà đứng đầu là Adolf Hitler tuyên bố rút ra khỏi Hội Quốc Liên (10 - 1932) để tránh mọi ràng buộc mà Hội Quốc Liên quy định và tránh sự can thiệp của Hội. Vào năm 1936 Đức đưa quân can thiệp vào Tây Ban Nha bằng vũ trang. Sau đó ký tiếp với Nhật "hiệp ước chống Quốc Tế Cộng Sản" (Quốc Tế III).
Để hòng chiếm các nước khác nhằm mở rộng thế lực của mình, nước Đức phát xít đã lấy cớ này hay cớ khác để hòng chiếm nước đó một cách "chính nghĩa". Như vào tháng 3 - 1938, Hitler đã dùng thủ đoạn để chiếm Áo, và nhập Áo vào Đức. Sau đó lấy cớ về vấn đề dân tộc là ở Tiệp Khắc dân số nước này có 3 triệu người German để chiếm vùng Sudètes gần biên giới Đức.
15 - 9 - 1938, thủ tướng Anh Chamberlain đáp máy bay đến Munich - Đức để hội đàm với Hitler. Trong cuộc hội đàm này, Hitler đã thẳng thừng đòi yêu sách vô lý là đòi nhường cho Đức vùng Sudètes và dọa sẽ dùng vũ lực.
Sáng ngày 30 - 9 diễn ra hội nghị nguyên thủ bốn nước: Anh - Chamberlain, Pháp - Daladier, Italia - Mussolin, Đức - Hitler. Mặc dù bàn về vấn đề Tiệp Khắc, nhưng nước này không được dự, nói đúng hơn, có được "mời", nhưng mà mời để "nghe phán quyết về dân tộc mình, quốc gia mình". Quả là một điều thật phi lý, khi mà hội nghị về tổ quốc mình, mà đại biểu của Tiệp Khắc chỉ được ngồi ngoài phòng hội nghị để chờ "phán quyết cuối cùng. Bàn về họ mà không cho họ có ý kiến, muốn cắt đất của một nước có chủ quyền mà không cần nói một tiếng gì. Thôi đành ôm hận mà nghe vậy, nước nhỏ chẳng làm được gì, nên đành cho họ còn hơn là mất hết tất cả. Theo hiệp định "Munich" thì Tiệp Khắc phải chia vùng Sudètes cho Đức. Tuy nhiên, Hitler không chỉ muốn vùng Sudètes "nhỏ bé" đó mà thôi, mà phát xít Đức còn dã tâm hơn, đó là muốn chiếm toàn bộ nước Tiệp Khắc. Để thực hiện ý đồ thôn tính nước này, ngày 15 - 3 - 1939, Hitler ra lệnh xuất quân xâm chiếm toàn bộ nước Tiệp Khắc.
Có phải chăng Anh và Pháp không nghĩ đến hậu quả này mà nhượng bộ như vậy? Có lẽ cả hai đã hiểu được mưu đồ của phát xít Đức, nên họ lại muốn "an phận" nên đành phải nhượng bộ để chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến tranh lớn sắp đến. Quả là phi lý, muốn nước mình an phận mà cắt đất, bán rẻ lợi ích của nước nhược tiểu...
Hitler không muốn dừng lại đó mà thôi. Ngay sau khi chiếm được Tiệp Khắc, Hitler lại muốn thôn tính và tiêu diệt Ba Lan vĩnh viễn. Mục đích ấy nếu không thực hiện nhanh thì khó có thể chiếm được, vì Hitler nghĩ hiện nay các nước đế quốc đang chuẩn bị chiến tranh chỉ chờ thời cơ.
Vậy là ngay lập tưc, 150 vạn quân Đức được điều động đến biên giới Ba Lan nhăm nhe nuốt chửng Ba Lan hòa bình và giàu có.
Để có cái cớ để chiếm Ba Lan. Đức phát xít đã dùng thủ đoạn hết sức ranh mãnh mà chẳng ai nghĩ ra, đó chính là dùng chiến thuật lấy lính mình đánh lính mình. Mới nghe qua ta tưởng thật là ngớ ngẩn. Nhưng không phải vậy.
Tối 31 - 8 - 1939, một toán lính Đức giả quân Ba Lan bằng cách mặc quân phục Ba Lan "tập kích" vào một thị trấn nhỏ của Đức nằm trên biên giới Ba Lan và chiếm luôn khu điện đài của Đức, để giống như quân Ba Lan tập kích mình, bọn lính tấn công này giỏi tiếng Ba Lan vì vậy khi vào đây chúng được lệnh sử dụng tiếng Ba Lan và ra tuyên bố "chống Đức" và quẳng lại mấy xác tù nhân mặc quân phục Ba Lan. Đức đã lu loa lên rằng nước Đức bị xâm lược. Chính đây là nguyên nhân tấn công Ba Lan một cách "chính nghĩa" với mục đích "trả đủa Ba Lan"
Vậy là thời cơ đã chín mùi. Sáng sớm ngày 1 - 9 - 1939, phát xít Đức đã huy động 58 Sư đoàn, 2500 xe tăng, hơn 2000 máy bay, gần 150 vạn quân dùng chiến thuật chớp nhoáng tấn công Ba Lan. Ngày 3 - 9, Anh - Pháp tuyên chiến. Đến 9h đêm, tàu ngầm Đức mang số hiệu U-30 ở Đại Tây Dương dùng ngư lôi bắn chìm tàu chở thư "Athènes" của Anh đang từ Anh đến Canada, trên tàu có 1400 hành khách, 112 người chết, trong số đó có 28 người Mỹ.
Vậy là chiến tranh thế giới lần thứ II lâu nay đang âm ỷ, như một ngọn lửa nhỏ, bây giờ đổ thêm dầu nên đã bùng cháy dữ dội. Chiến tranh thế giới bùng nổ là một điều tất yếu của lịch sử.
Có lẻ một mưu đồ tấn công xuyên đại dương mà ít có ai biêt đến. Đó chính là kế hoạch làm nổ tung New York của Adolf Hitler chỉ huy cho quân đội phát xít thực hiện. Chiến dịch đó diễn ra như sau: Vào năm 1942, khi mà chiến tranh thế giới II đang ở vào giai đoạn gay cấn nhất. Quân đồng minh đang mạnh lên, phe phát xít cũng không kém gì. Nhưng Hitler lại muốn nhanh kết thúc cuộc chiến. Muốn vậy thì phải đánh một trận quyết định. Và suy nghĩ ấy đã được bộ trưởng tuyên truyền và là người thân cận của Hitler Geobbels. Kế hoạch của hắn là:
Làm sao đánh sập biểu tượng của nước Mỹ, khi đó không phải là tòa tháp đôi WTC của New York mà là tòa nhà 102 tầng có tên là Empire State-building. Với cuộc tấn công này sẽ gây hoang mang cho dân chúng và sẽ ảnh hưởng đến cục diện chiến trường của Mỹ ở Châu Âu và thế giới, có thể nhờ đó mà làm thay đổi mọi phương diện của chiến tranh mà Hitler và bọn phát xít đã theo đuổi từ những năm cuối của thập niên 30 của thế kỷ XX đến nay.
Để thực hiện ý đồ đen tối đó, Hitler đã cử 8 điệp viên giỏi là những người làm việc và sinh sống ở Mỹ, đó là những doanh nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong số 8 điệp viên được cài vào nổi cộm lên một người thường xuyên tiếp xúc với các nhân vật nổi tiếng của Mỹ trước đây, là người chủ quản nhân sự trong nhiều khách sạn. Đó chính là Georg J. Dash - 39 tuổi, là người lãnh đạo nhóm này cùng với tên thân cận của hắn là Emest Burger - 35 tuổi. Ngoài ra còn có Edward Kerling - 32 tuổi là người cùng Dash nắm trong tay danh sách các điệp viên len lỏi khắp New York.
Các địa điểm mà chúng muốn tấn công là: Các tòa nhà chọc trời ở New York bằng tên lửa A9 - A10 hoặc Pual - 2. Tên lửa A9 - A10 là một loại tên lửa đặc biệt do tổng công trình sư Herman Obert thiết kế, loại tên lửa có người lái này sẽ đâm vào tòa nhà chọc trời ở New York mà mục đích chính là tòa nhà Empire Sate Building.
Điểm tiếp đến là trung tâm điện lực Tenness Valley Authorie, một công trình đang được xây dựng để phục vụ cho an ninh quốc phòng mà Đức Quốc Xã chưa biết, các khu vực quân sự trọng yếu phục vụ cho kế hoạch Manhattan - nơi nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử; xưởng chế tạo vũ khí ở Philadel-phia, một số hải cảng trọng điểm ở Ohio nằm giữa Pittsburgh và Luisville (Kentucky), các trọng điểm này do nhóm của G.J. Dash đảm nhiệm.
Song song với nhóm trên, nhóm còn lại do Kerlling chỉ huy có nhiệm vụ phá hoại các tuyến đường sắt, đặt chất nổ trong các ga chuyển vận xe Newat (New Jersey), phá hủy cầu xe lửa Hell Gate bên bờ sông East River ở New York...
Kế hoạch của chúng thật tuyệt làm saom, nhưng tất cả đều bị phá sản bởi nhiều chuyện nực cười và phi lý. Hitler đã chửi Canaris thậm tệ vì để cho bọn cấp dưới tuyển toàn bọn "dê đực", tham ăn vào lực lượng biệt kích tinh nhuệ.
Nhưng nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc tập kích vào New York không thành công không phải như vậy, mà chính là sự đầu hàng của George J. Dash người chỉ huy đội biệt kích tấn công vào thành phố New York của Mỹ. G.J. Dash đã phản bội như thế nào? Và tại sao tên này đã phản bội? Đây là dấu hỏi đến nay vẫn chưa có lời giải.
Sau khi đến New York, G.J, Dash hình như có ý đồ muốn làm phản. Khi đến nơi, Dash chỉ hoạt động qua loa để che mắt cơ quan tình báo Đức. Trong khi đó, song song với việc hoạt động tình báo, Dash đã bắt tay với FBI. Việc này hắn cũng tâm sự với Burger. Và tên này cũng chẳng có ý kiến gì. Sau nhiều lần bắt liê lạc với FBI nhưng vẫn chưa có kết quả.
Rồi một ngày kia, sự việc của Dash đến Traynor, lập tức Dash được điều tới nhà khách chính phủ, trong lúc đó có cả Burger cùng đi. Tại đây sau nhiều lần kiểm tra về tư chất và tính đúng đắn của lời khai, Dash đã đưa ra một tập hồ sơ quan trọng mà FBI đang cần. Chính sự đầu hàng này của Dash đã làm cho phát xít Đức thất bại khi mà các căn cứ quân sự của mình trên khắp chiến trường bị bại lộ.
Trong lời khai, Dash đã nói nguyên nhân mà hắn ta bắt tay với FBI là vì đã sớm nhận ra kế hoạch bất khả thi này. Mà Dash là người đứng trong hàng ngủ chống phát xít trong lòng nước Đức.
Tất cả các điệp viên của Đức ở New York bị bắt và bị giết, còn Dash và Burger chỉ bị giam tù 25 năm, nhưng sau được tha bổng năm 1952 và cả hai không thể trở về Đức, nên đành sống lưu vong ở Mỹ.
Vậy là kế hoạch tấn công New York của phát xít Đức được chuẩn bị kỷ càng giờ thì bị thất bại hoàng toàn. Chỉ vì thiếu thận trọng trong việc tuyển các điệp viên làm những việc quan trọng, những điệp viên được Hitler điều đi, có những người theo đường lối chống phát xít và chiến tranh. Có lẽ chính điều này làm phần nào sự sụp đổ hoàng toàn của chủ nghĩa phát xít.
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, Đức đã nhiều lần muốn tấn công Liên Xô, nhưng thất bại. Các chiến thắng của Chủ nghĩa Tư bản đối với phát xít Đức ta không thể không kể đến chiến thắng của Hồng Quân Xô Viết, là những người đã góp phần làm nên chiến thắng anh dũng. Nhưng trong phần này chỉ nói về phát xít Đức tấn công Liên Xô thế nào thôi.
Sau ngày 1-9-1939, Đức đã chiếm nhiều nước Châu Âu, trong đó có Na Uy, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua, Pháp, dội bảo lửa vào Anh. Sau đó Đức tiến đánh luôn một số nước Đông Âu: Ba Lan, Hunggari, Rumania, Bungari, Uganda, chiếm luôn Hy Lạp và Nam Tư, uy hiếp nghiêm trọng Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết.
Đến ngày 22 - 6 - 1941, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô. Trong một thời gian ngắn và hầu như không có phản ứng gì của Liên Xô, có chăng chỉ lẻ tẻ vài nơi, Đức đã nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô và tấn công vào sát Matxcơva Nhưng điều làm Đức không ngờ đến là Hồng Quân Xô Viết đang chờ sẵn đợi quân Đức vào để tiêu diệt. Ngày 6 - 12 - 1941 Phát xít Đức mbij đẩy lùi ra xa Matxcơva, quân Đức bị tiêu diệt hơn nữa triệu. Vậy nguyên nhân vì sao Đức lại nhanh chóng thất bại trong trận này?
Nguyên nhân chính có lẻ do quân Đức quá khinh địch và lại tiến sâu vào lãnh thổ Xô Viết. Vả lại Xô Viết rất rộng, dân đông có thể bao vây tứ phía quân Đức, chúng lại không quen với khí hậu mùa đông ở Matxcơva rất lạnh.
Có một nguyên nhân nữa không kém đó chính là lực lượng quân Đức một số đã bị bắt và tiết lộ bí mật Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô. Vậy ai đã tiết lộ bí mật này?
Vào một đêm tháng 9 năm 1941, một chiếc máy bay ném bom bay về phía Matxcơva, chiếc máy bay này mang ký hiệu Yanker - 88, do đại úy Messer-midt chỉ huy và theo lệnh của tên đại úy này, các thành viên của đội bay ném tất cả bom xuống các mục tiêu của Hồng Quân và bay về căn cứ. Nhưng quả là không may cho chiếc máy bay Yaker - 88 này cùng đội bay, khi họ bay trở về thì lọt vào trận địa hỏa lực của pháo cao xạ và bị bắn rơi, gần như toàn bộ phi hành đoàn bị chết chỉ trừ đại úy Messermmidt còn sống sót, trận địa phục kích nằm ở khu vực Golisyno.
Tên đại úy này sau khi bị bắt đã phản bội lại tổ quốc, phản bội lại phát xít mà có lẻ tên này đã biết trước rằng trước sau thì quân Liên Xô sẽ giành thắng lợi, nên nó đã khai toàn bộ mọi việc. Nhất là quyển sổ trong người hắn. Quyển sổ ấy là gì?
Đó là tài liệu ghi rõ việc quân Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô trong các ngày 1và 2 tháng 10. Trong đó còn ghi rõ những đơn vị Đức tham gia hổ trợ việc tấn công Matxcơva...
Một phần thất bại của phát xít Đức nữa là do đội ngủ tình báo của Liên Xô đã biết rõ về mạn lưới gián điệp và các mưu đồ của phát xít Đức. Trong khi đó Nhật chưa muốn tham gia tấn công Liên Xô cùng với Đức mà trước đó Liên Xô lo ngại sẽ bị tấn công từ Viễn Đông. Vã lại tùy viên quân sự Nga, thiếu tướng Vasili Tupikov đã và đang tham chiến ở Đức.
Chiến dịch tấn công Liên Xô của phát xít Đức mang mật danh Taiphun do chính Hitler đặt và dưới sự chỉ huy của Fon Bok, tấn công Matxcơva trực tiếp. Đối diện với Matxcơva là bộ chỉ huy Đức tập trung tất cả các đơn vị thiện chiến nhất của mình.
Cho Đến ngày 19-10 quân Đức tiến sát đến Matxcơva
Tại sao quân Đức tấn công gần đến Matxcơva rồi mà không thể tấn công hơn nữa và lại bị đẩy lùi? Đó là do quân Đức sơ hở để cho các nhóm tình báo Xô đã luồn sâu vào sau lưng và các kế hoạch tấn công của Đức do Font Bok chỉ huy đã bị đội quân tình báo Liên Xô phát hiện. Thêm nữa hậu phương của Đức cũng bị tình báo Liên Xô quấy phá liên tục. Nên nhớ rằng, trong cuộc tấn công của Đức vào Xô Viết ngày 15-10-1941 những sư đoàn của phát xít Đức đã tiến sát đến Matxcơva chỉ cách điện Kremly nơi đặc bản doanh của Xô Viết 16km.
Trong cuộc chiến Xô Đức tại cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai này có một cuộc chiến mang tính chất quyết định, đó là chiến dịch Stalingrad. Với chiến dịch này sẽ quyết định sự sống còn của Đức trên mặt trận Xô - Đức. Nó diễn ra tthế nào? Trong phần này tôi sẽ nói về cuộc tấn công vào đây của Đức và một vài cuộc tấn công khác vào Liên Xô.
Trong tình hình chiến tranh thế giới đang trong hồi gay cấn và quyết liệt, phát xít Đức đang bị thất thế trên chiến trường Xô - Đức. Phát xít Đức và Hitler muốn rằng phải làm cách nào đó để xoay chuyển tình thế một cách có lợi về mình. Muốn thay đổi nhanh thì phải mở một cuộc tiến công trên quy mô lớn vào mặt trận Xô Viết. Và Hitler đã quyết định tấn công vào Staling- grad và vùng dầu lửa Capcase có tầm chiến lược quan trọng cho cả hai bên, nhất là cho phát xít Đức.
Ngày 28-6-1942, quân Đức mở cuộc tấn công vào Stalingrad trên quy mô lớn lần thứ nhất nhưng thất bại do sự phản kháng quá lớn của nhân dân thànhg Stalingrad. Hitler lại không muốn thất bại một cách nhục nhã như vậy, nên đã mở lại cuộc tấn công thứ hai vào ngày 19-8-1942 với 29 sư đoàn bao vây Stalingrad từ ba phía Tây - Nam - Bắc. Quân phát xít đã đánh thành Stalingrad rất dã man, hàng tấn bom đạn, bão lửa đã dội xuống thành Stalingrad.
Từ ngày 13-9, suốt ba ngày tấn công liền và đột nhập một góc thành phố. Cả hai bên đánh nhau dữ dội, họ giành nhau từng ngõ phố, từng ngôi nhà và diễn ra rất đẫm máu.
Nhưng đến đầu tháng 11 do quân Liên Xô tấn công dữ dội và bị bao vây chặt, không thể đánh được nữa, cho nên đến ngày 31-1-1943 Paulus tướng chỉ huy 33 vạn quân Đức đã đầu hàng. Sau đó không lâu đến ngày 2-2-1943 quân Đức ở đây đã kéo cờ trắng đầu hàng, 91.000 quân Đức bị bắt trong đó có 24 viên tướng. Vậy là qua bao cuộc tấn công Liên Xô thêm một lần nữa quân phát xít Đức thất bại hoàn toàn. Và đây là một phần đưa phát xít đức đến sụp đổ. Phát xít Đức đã chuyển từ tấn công sang phòng ngự.
Sau khi thất bại tại Stalingrad, phát xít Đức vẫn không quên nổi nhục thất trận và cũng không bỏ đi tham vọng bá chủ. Đức lại mở những cuộc tấn công khác vào Liên Xô.
Trong các cuộc tấn công vào Liên Xô, cuộc tấn công đã làm cho phát xít Đức những đòn chí tử và hơn thế nữa nó đã làm cho sức mạnh của đạo quân xâm lược của Đế chế thứ ba bước vào giai đoạn suy tàn. Quả đúng như vậy. Khi quyết định tấn công Kursk thì Hitler đã cân nhắc trận đánh từng ly từng tý, mọt là được tất cả nếu không thì bị xem như trắng tay.
Sau thảm bại không thể ngờ và không tin nổi vào chính mình nữa, đó là thảm bại vào tháng 2 - 1943 của phát xít Đức tại mặt trận Stalingrad. Điều đó đã làm cho Hitler nổi điên lên và cơn nộ khí bắt đầu bùng nổ trong đầu y va y đã quyên bố: "Trong mùa hè này (mùa hè năm 1943), chúng ta cần giành lại những gì ta đã mất".
Quả là như vậy, phải dốc sức lực của mình mà chiến đấu, để giành những chiến thắng vĩ đại nhằm xoay chuyển tình thế. Mặc dù vậy, Hitler cũng đã hiểu rõ, mỗi lần ra trận thì hàng ngàn người phải hy sinh. Trong thời gian này Hitler lại thiếu quân nhiều, khi mà gần 700.000 quân Đức đã tử trận. Đây chỉ là con số mà bộ máy tuyên truyền Đức Quốc Xã nêu ra. Còn con số thực là bao nhiêu, 1 triệu, 1 triệu rưỡi hay hai triệu? Con số chính xác không rõ là bao nhiêu, nhưng có tài liệu nêu là con số 700.000 quân chỉ là nữa số quân bị bắt và bị giết cũng như chết ngoài mặt trận, vì mục đích là bảo vệ "thanh danh cho Quốc trưởng".
Muốn xoay chuyển tình thế thì trước tiên phải chặng đứng sức tấn công của Liên Xô. Và muốn vậy thì cần phải đánh phần đất nhô ra của Kusk - Đây là vùng đất tiếp giáp Oriol và phía Bắc Belgorod.
Tháng 2-1943, Hitler và ban tham mưu họp bàn kế hoạch vây hãm Kusk, chiến dịch được vạch ra mang tên "thành trì". Nếu thắng Hồng Quân ở Kusk thì sữ đưa một cánh quân tinh nhuệ mở đường về hướng Matxcơva. Nhưng ý tưởng của quân Đức phát xít đã bị lãnh đạo Liên Xô nhận ra. Và Kusk cũng là một chiến trường quan trọng đối với Liên Xô nữa, nếu thắng ở đây sẽ đẩy phát xít Đức về phía Tây. Liên Xô liền bắt tay vào việc đào chiến hào và hàng ngàn km chiến hào cùng hàng ngàn điểm chiến đấu đã ra đời. Công việc này được thực hiện ngay từ tháng 3-1943. Liên Xô đã dàn thế phòng ngự của Hồng Quân trải dài trên 100 km từ Bắc xuống phía Tây của mỏm Kusk.
Trong khi đó quân Đức đang giảm sức chiến đấu, các quân đoàn Đức đang di chuyển một cách chậm chạp trước khi hợp thành mũi tấn công. Kế hoạch "thành trì" có nguy cơ phá sản, qua lời của tướng Model khẳng định rằng: "Kế họch thành trì của Quốc trưởng sẽ không có khả năng thành công nếu đạo quân không được tăng viện thêm các sư đoàn thiết giáp có khả năng chiến đầu hơn hẵn những chiếc xe tăng của Liên Xô. Nhường như ngay tức khắc yêu cầu của Model được thực hiện, các xe tăng của Đức tiến nhanh ra chiến trường với số lượng khoảng 2000 xe tăng (theo Liên Xô con số này là 3000), các loại xe đưa ra chiến trường là Tigre, Panthère, đại pháo Ferdinand và 2000 máy bay chiến đấu.
Đến rạng sáng ngày 5-7-1943 xe tăng Đức dưới sự yểm trở của máy bay chiến đấu đã ồ ạc tấn công lên mạng chiến hào Hồng Quân. Nhưng trận này cũng chẳng làm được gì và bị đẩy lùi sớm. Khoảng 586 xe tăng, 203 máy bay của Đức bị bắn hỏng trong ngày đầu tiên. Tiếp đến trong ngày 6-7 thêm 433 xe tăng 111 máy bay Đức bị loại khỏi vòng chiến đấu. Ngày 7-7 quâaa Đức đành ôm hận bỏ lại mặt trận Orol - Kusk - Belgorod 304 xe tăng và 161 máy bay. Cuộc tiến công chiến lược "thành trì" của phát xít Đức bị phá sản. Vậy là xe tăng của đã bị tiêu diệt và bỏ lại là 1323 chiếc, hơn một nữa xe tăng và gần một phần tư máy bay bị hỏng và bỏ lại khi thất thủ khu vực này (475 chiếc), 70.000 lính tử trận, 29.00 xe tăng, 195 khẩu đại bác, 1392 máy bay và 5.000 phương tiện tài khí bị tiêu diệt.
Trong cuộc đại thế chiến này, Hitler đã làm những chuyện phiêu lưu. Trong đó ccó cuộc đánh tháo thủ tướng độc tài Benito Mussolini. Hắn ta là một tên "ma vương chuyên chế", là thủ lĩnh của phát xít Italia. Cuộc đời chính trị của Mussolini bắt đầu tương tự như Hitler. Khởi đầu sự nghiệp cũng vào lính ra mặt trận trong đại chiến lần thứ nhất. Vào tháng 3-1919 thành lập đảng phát xít chiến đấu ở Milan (còn có tên là đảng áo đen). Tháng 10-1922, Mussolini cầm đầu 5 vạn tên đầu đảng phát xít có vũ trang kéo về thủ đô Rôma buộc nhà vua trao quyền cho y tổ chức chính phủ. Và từ đây chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở Italia, tất cả những ai là đảng viên Cộng Sản mà chúng biết là bị tàn sát dã man. Cũng như Hitler về đối ngoại thực hiện mưu đồ bành trướng. Đầu tiên y thôn tính Ethiopie, cùng Hitler đem quân can thiệp vào Tây Ban Nha, xây dựng trục Berlin - Roma. Và trong chiến tranht hế giới thứ II y cùng Hitler đã thực hiện chiến tranh xâm lược bành ttrướng ea bên ngoài. 27-7-1943 Itlia phát xít thua trận và Mussolini bị bắt nhưng sau đó được giải thoát bởi Hitler. Vậy cuộc giải thoát tên thủ tướng độc tài Mussolini như thế nào?
Nghe tin Mussolini bị bắt, Hitler buồn rầu và rất lo lắng cho chủ nghĩa phát xít của mình. Lo rằng sau này chính người dân của họ sẽ làm phản và lập nên chính quyền mới sẽ là nguy cơ của chủ nghĩa phát xít tan rã.
Ngày 26-7-1943, tức chỉ một ngày sau khi Mussolini bị bắt, Hitler cho triệu tập nội các bàn về việc làm cách nào để giải thoát được Mussolini. Và nhiệm vụ này được giao cho một người Áo tên là Skor Xeni, mang quân hàm đại uý, một người hiểu khá rõ Italia.
Trong tình hình lúc này, ngày 10-7, quân đội đồng minh đánh thẳng vào Italia và họ đã đổ bộ lên Xixilia. Đức - Italia đánh nhau với Anh - Mỹ, giành từng tất đất và rất quyết liệt để chiếm làng Caphala nhỏ bé nằm ở phía Bắc Xixilia. Điều khó với viên đại úy Đức và cả quân Đức là không biết là mussolini bị giam ở đâu. Và đã 10 ngày trôi qua họ chẳng có tin tức gì, có chăng chỉ là những tin tức vụn vặt. Và cuối cùng họ đã phát hiện ra Mussoli- ni đang bị giam ở Xanta Madalena.
Có một điều không may và nó như triêu tức các sĩ quan Đức là Mussolini đã bị đưa đi giam ở một hòn đảo khác cách Enba không xa. Và tại đây cuộc giải thoát ông ta đã thành công. Vậy là sau bao ngày lặn lội tìm kiếm nay đã giải thoát được. "Quốc trưởng đã vui trở lại".
Bây giờ tôi xin viết tiếp những chiến dịch mà Hitler đang và chuẩn bị thực hiện. Có những cuộc chiến thành công nhưng thất bại thì nhiều hơn.
Trong các trận chiến đánh vùng Trung Đông, có một điệp vụ mà Hitler thực hiện một cách ngớ ngẩn, nhưng lại làm cho mãnh đất Trung Đông được giải phóng, chế độ thực dân Anh bị bóp chết tại mãnh đất này. Đó là điệp vụ dị thường vào tháng 5-1942, nó liên quan đến số phận của Afrika Korps (đạo quân của thống chế Rommel).
Người điệp báo có nhiệm vụ quan trọng này là Hussien Ghafer, cùng với Peter Monkaster. Cả hai là tình báo quốc phòng và đối ngoại của Đức Quốc Xã (Abwehr). Có nhiệm vụ thu thập về cách bố trí quân Anh nở Ai Cập, cũng như thu thập và theo dõi từng bước đi của thống chế Rommel, tiếp đến là móc nối với một nhóm sĩ quan bất mãn người Ai Cập và đã bắt tay với Đức Quốc Xã, mà đứng đấu là Anwar Sadat.
Khi bắt đầu vượt sa mạc tiến vào Ai Cập, cả hai đã mang theo giấy tờ giả, máy vô tuyến điện để có thể liên lạc với sở chỉ huy, và có đem theo bảng Anh với số tiền tương đương 80.000 USD. Sau vài tuần xuyên sa mạc họ đã đến một địa điểm gần Assiut. Nhưng khi họ bước vào đất Ai Cập cả hai đã không thể lọt qua cặp mắt tình báo Anh. Các đồn bốt nơi tiền tuyến của Anh bắt đầu cảnh giác. Tuy nhiên cả hai đã không có nghi vấn gì, họ vẫn liên lạc với các người khác ở Ai Cập mà trước hết là liên lạc với Fathmy là một vũ nữ múa bụng. Sau khi nhờ Fathmy mua nhà cho Eppler và Gerd thì cà hai lắp đặt vô tuyến điện. Thế là điệp vụ Abwehr đặt là KONDOR đã sẵn sàng hoạt động. Còn Anh thì tiến hành điệp vụ ULTRA.
Cung với hoạt động gián điệp, Đức còn đối đầu với Anh bằng cách tung hàng núi bảng Anh giả do Đức in ra nhằm phá hoại nền kinh tế Anh, nhưng rồi Anh đã phát hiện ra nơi xuất xứ của chúng là từ một nhà băng ở Lisbon (Bồ Đào Nha). Và sau nhiều lần theo dõi thì đã bắt được Eppler và Gerd.
Nhưng quân Anh do thống chế Romme bị giáng xuống trên đầu một đòn bí hiểm đó là vào mùa xuân năm đó, đội quân Afrika Korps bị bại trận một cách thảm hại và một năm sau thì đầu hàng ở Tunisia.
Người Đức phát xít cũng bị giáng một đòn thí mạng là người Anh đã bắt Eppler gửi thông báo về sự thành công thật xuất sắc của KONDOR và yêu cầu giúp đỡ. Khi Abwehr đã tăng viện quân, đưa nhiều điệp viên qua nhưng tất cả đều bị bắt. Đến thời điểm này thì Eppler đã trở thành một nhân viên phản gián của Anh và Eppler trở thành điệp viên hai mang.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ II, các phong trào bí mật của người Đức, người Anh không thể dập tắc. Trong khi đó Sadat cùng bạn là sĩ quan trẻ Gamal Abdel Nasser đã nổi dậy lật đổ quốc vương dựng lên Farouk năm 1953. Ba năm sau, Ai Cập lấy lại kênh đào Suez. Đến đây mốc lịch sử đã chấm hết đối với chế độ thực dân Anh ở Trung Đông

Các bài viết vào Friday 24th November 2006

 
ADOLF HITLER VÀ NỀN CHUYÊN CHÍNH PHÁT XÍT ĐỨC

Lời nói đầu:
Khi nói đến hai cuộc chiến tranh thế giới, không ai không thể không nhắc đến nước Đức, đó là thủ phạm gây nên hai cuộc đại thế chiến.
Tại thế chiến lần thứ nhất (1914 -1918) - Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước tư bản lớn đã chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa. Trong thời kỳ này các liệt cường đã phân chia xong thế giới. Tuy vậy sự phân chia này đã không đồng điều, đòi hỏi phải có một cuộc chiến tranh phân chia lại thị trường thế giới. Và Đế quốc Đức là hung hăng nhất. Vì tính từ sau khi nước Đức được thống nhất, thì tiềm lực kinh tế và quân sự lớn, nhưng lại có ít thuộc địa.
Sang Đại thế chiến thứ hai (1939 - 1945) - Sau khi lên nắm chính quyền Hitler đã cho mở rộng lãnh thổ của nước Đức bằng cách đưa quân đi đánh các nước khác và uy hiếp nghiêm trọng tình hình thế giới.
Vậy Hitler là ai mà đã làm nên những sự kiện lớn như vậy. Ông ta đã lập nên nền chuyên chính độc tài phát xít ở Đức như thế nào?
Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai phát xít Đức đã gây nên những cuộc tàn sát đẫm máu rất là tàn bạo. Hitler được xem là Tần Thủy Hoàng của nước Đức. Vậy Hitler đã làm những việc đó như thế nào. Các bạn hãy đọc những phần sau nha.
Tuy nhiên, lịch sử đã qua đi, các sự kiện lịch sử đã đi vào dĩ vãng. Đã là lịch sử là tất yếu nó đã xảy ra và ta không thể sửa lại nó được. Giờ đây ta nhắc đến nó như là nhớ lại những giây phút kinh hoàng trước chủ nghĩa phát xít như thế nào?

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã qua đi, nổi đau mất mát cũng dần trôi vào dĩ vãn. Nhắc lại làm chi cho thêm buồn đau
Hôm nay chuẩn bị tiên tới kỷ niệm 57 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5/1945) tôi viết bài này để tỏ lòng tưởng nhớ về những vong hồn trong cuộc chiến tranh thế giới hai.
Huế ngày 04-04-2002





6h30 tối ngày 20/4 năm 1889, tại một thị trấn nhỏ, mà trước đó cho tới khi Hitler chào đời thì nó chẳng có tên tuổi gì và hầu như không có tên trên bản đồ. Vậy mà một người nổi tiếng được sinh ta ở đây. Đó chính là cậu bé Adolf Hitler tại vùng Braunau nằm trên bờ sông Rhein (hay Rhin) thuộc Áo giáp với vùng Bavière của Đức.
Cha của Hitler là một viên chức nhỏ thuộc hải quan Áo. Thuở nhỏ, chí hướng của Hitler là muốn trở thành họa sĩ hay một nhà nghệ thuật. Năm 18 tuổi, Hitler lên thủ đô Viên xin thi vào viện mỹ thuật , bị trượt vì kết quả kém. Năm sau thi lần hai nhưng vẫn không đổ. Một con người học mấy thi cũng không đổ, vậy mà ít lâu sau đó thôi đã làm chao đảo cả thế giới khi ông thiết lập chế độ độc tài chuyên chính phát xít.
Trước khi lên đường đi Viene thi vào viện mỹ thuật, Hitler đã thầm yêu trộm nhớ một cô gái tên là Stephani, năm đó Hitler 16 tuổi. Hitler si mê cô gái ấy đến độ quên ăn mất ngủ, những chẳng được cô gái thành Linz chú đến. Mối tình đó chỉ là tình đơn phương mà thôi ngay cả khi trở thành "lãnh tụ toàn năng" của dân tộc. Sau mối tình ấy, Hitler đã quen và yêu rất nhiều phụ nữ khác, nhất là sau khi đã có công danh. Trong số đó có một diễn viên, một ngôi sao màn bạc tên là Leni Reifenstail. Bà là người tình duy nhất của Hitler vẫn còn sống ở Müchen của Đức, năm nay đã 100 tuổi. Đó là trong những năm đầu của thập niên 30 của thế kỷ XX. Xin xem đoạn sau.
Sau khi thi hỏng trường mỹ thuật, suốt bốn năm sau đó Adolf đi lang thang thang khắp các đường phố của thủ đô Viene. Năm 1913, sang vùng Bavière giáp với quê hương ông nhưng thuộc Đức. Trong Đại chiến lần thứ nhất, Hitler chỉ mới là anh hạ sĩ quèn của Dức. Nói như vậy là vì trước đó khi sang vùng Bavière ông đã xin vào quân đội.
Chiến tranh kết thúc, Hitler đến Müchen - thủ phủ bang Bavière làm việc trong nghành tình báo lục quân. Một ngày tháng 9 năm 1919, Hitler nhận được lệnh đi tham gia một cuộc họp để điều tra hoạt động của một nhóm chính trị tự xưng là Đảng Công Nhân Đức. Chính phủ Đức đâu có ngờ rằng, chính trong cuộc họp này, Hitler trở thành ủy viên thứ 7 của ban chấp hành "Đảng Công Nhân Đức".
Một bước lên mây, hitler đã lợi dụng đảng này để thực hiện mưu đồ của mình. Và đảng Công Nhân Quốc Gia Xã Hội Chủ Nghĩa Đức, gọi tắt là Đảng Quốc Xã (đảng Nazi). Để phục vụ cho chính quyền của mình và để bảo về cho nền cộng hòa phát xít sau này, Hitler đã lập nên hai tổ chức S.A (tổ xung kích) và S.S (đội cảnh vệ). Để chứng tỏ mình và đảng Nazi là có thế lực và là một đảng mạnh (tuy mới thành lập, Hitler đã tự thiết kế là cờ có chữ thập ngoặc ngược lại với cờ Phật giáo để làm biểu trưng cho đảng Nazi. Năm 1921, Hitler đã xác lập nên cái gọi là "nguyên tắc lãnh tụ" trong đảng Nazi. Và ông đã thiết lập và duy trì nền thống trị phát xít (theo tiếng Ý thì từ phát xít là Fascidi combattimento).
Tháng 7 năm 1923, cựu nguyên soái Hindenburg đại biểu cho lợi ích của giai cấp đại địa chủ đại tư sản Đức đắc cử. Và chính từ đây nước Đức đã bắt đầu bước vào kỷ nguyên mới của mình.
Ngày 30 - 1 - 1933, Hitler đã có cuộc hội kiến với tổng thống 86 tuổi của Đức là Hindenburg. Không ai ngờ rằng, chính trong cuộc hội kiến này đã quyết định vận mệnh của nhân loại. Sau cuộc hội ngộ ấy, và được sự ủng hộ của các nhà đại tư sản, yêu cầu Hindenburg cử Hitler làm thủ tướng.
* Sơ lược qua một số mối tình của Hitler:
Như trên đã nói mối tình đầu của Hitler với Stephani chỉ là mối tình đơn phương và cuối cùng đã chẳng đem lại kết quả gì, có lẻ Hitler quá nhút nhác không dám thổ lộ. Có một lần nhưng lại bằng thư mà là thư nặc danh. Cũngc chính vì mối tình đơn phương với cô gái thành Lơvốp này đã để lại dấu ấn nhất định trong tính cách của quốc trưởng tương lai. Và từ tính cách thay đổi ấy Hitler đã lấy được tình cảm của bao phụ nữ quen và không quen, mặc dù ngoại hình của y không có gì là hấp dẫn, nhưng tại sao phụ nữ lại thích y? Có lẽ là do y có cách đối xử với phụ nữ cực kỳ mềm mại và có một cái gì đó rất yếu đuối. Ánh mắt của y thật là quyến rũ làm cho bao cô gái si mê không thể chịu đựng nổi, cái nhìn ấy tựa như cái nhìn của nữ thần Meduda trong thần thoại của người Hy Lạp, khi bà nhìn thì làm cho những người đàn ông nhìn bà hóa đá...
Ngoài mối tình ấy ra Hitler còn dan díu với rất nhiều phụ nữ khác trong đó có rất nhiều ngôi sao điện ảnh của Đức như: Đaphrit Phôn Lappuxơ, Leni Riphenxtan, Xudi Liptauơ, Renata Miuellơ, một trong số các diễn viên sau khi chia tay với Hitler đã tự tử, còn một số cô khác thì định treo cổ tự tử...
Các mối tình của Hitler với họ hầu như rất ngắn ngủi, nhưng có một mối tình với nàng diễn viên tuyệt đẹp, trẻ, đó là Eva Braun. Sau khi lên làm quốc trưởng, Hitler đã quan hệ với Eva trong vòng 15 năm trời, và sau này Eva là vợ của Hitler - 40 tiếng trước khi cả hai tự vẩn. Trước khi cưới nhau, Hitler đã hành hạ và đánh cô, chỉ vì cô giống Stephani.
Nhưng người mà Hitler giúp đỡ nhiều nhất là ngôi sao màn bac Leni Reifenstail. Từ một vũ công (1926 - 1932) đã trở thành một ngôi sao điện ảnh là một đạo diễn có tiếng về tài năng của Đức sau này. Những hào qua mà Leni đạt được một phần là do Hitler ban tặng cộng với tài năng của bà. Mặc dù bà đã lấy chồng twf năm 1944, chồng bà là một sĩ quan tên là Peter Jacob, nhưng bà vẫn quan hệ với Hitler, mặc dù bà không nhận mình là người tình của Hitler. Có phải chăng đây cũng chỉ là mối tình đơn phương của anh chàng si tình này không? Như là Hitler đã từng yêu say đắm Stephani?
Trở lại với cuộc đời chính trị của Quốc trưởng đa tình Hitler. Vào ngay 2-8-1934 khi Hindenburg qua đời ở tuổi 87 khi mới lên làm tổng thống được 1 năm. Lợi dụng chính phủ không có tổng thống, Hitler nhảy lên nắm quyền, tự xưng là Quốc trưởng. Ngay sau khi len nắm quyền, Hitler bắt tay vào chuẩn bị cuộc chiến tranh tổng lực trên toàn cầu.
Hitler như một tên khát máu đã tàn sát người Do Thái một cách dã man. Từ năm 1939 đến năm 1945 trước khi đầu hàng 12 triệu người đã bị tàn sát, trong đó 6 triệu người là Do Thái. Hitler cho rằng, người German là một dân tộc thượng đẳng, có quyền cai trị thế giới, còn người Do Thái là một dân tộc thấp hèn cần phải tiêu diệt tận gốc.
Đêm 28-4-1945 khi mà toàn Berlin đã bị bao vây Hitler làm đám cưới với Eva; trong sự chứng kiến của Goebbels và một nghị sĩ thành phố là Wagner, đám cưới chìm trong không khí ảm đạm, lễ cưới như kiểu một đám tang. Đã báo hiệu ngày tàn của viên "đại độc tài" sắp đến.
Chiều 29-04, Hitler hay tin Mussolini cùng với vợ đã bị du kích Italia xử tử. 30-04 Hitler dùng súng tự sát. Eva uống thuốc tự vẫn nằm bên cạnh chồng. Sau đó tên tay chân thân cận của Hitler là Goebbels cùng vợ đã tự sát, trước đó hắn đã làm một việc không phải tính người là đã dùng síng bắn chết 6 đứa con của hắn. Ngày cuối cùng của "Đế quốc ngàn năm" rút cục đã đến.



Các bài viết vào Thursday 23rd November 2006

   Trong: VỀ DÂN TỘC K'TU
 
NHỮNG BÀI CA CỦA DÂN TỘC K'TU
Theo Le Pichon:
Ngay từ thuở lọt lòng, người K'tu đã được ru bằng những bài ca. Lớn lên, một cậu bé hátkhi chăn trâu hay lúc vào rừng tìm tổ ong. Khi thành chàng trai, chàng ta ngẫu hứng cất lên những lời hát ngây ngô bày tỏ lòng mình với các cô gái, những cô này, trước khi cho phép đưa mình vào những bụi cây, thường dùng những câu mát mẽ để chọc ghẹo những chàng trai si tình, nhất là khi chàng nghèo hay kém cỏi. Trưởng thành hơn nữa, khi nhảy quanh con trâu buộc bên cột lễ; chàng hát để kích thích lòng dũng cảm của mình trước khi đi săn máu, chàng hát để khóc thương những người chết.
Nhưng bất kể đó là bài hát ru, những bài tình ca, hát hội hay hát trong tang lễ, giai điệu chẳng hề thay đổi, đều đều một giọng mũi, đôi khi được đệm sáo làm từ ống tre có thanh điệu từ 3 - 4 nốt, thường ngắt nhịp theo nhịp trống, những chiếc trống con dài. Người K'tu hẳn chưa có nghệ thuật làm thơ, dường như tôi chỉ thấy một quy tắc duy nhất là đặt những câu tương đối ngắn để người hát không bị hụt hơi.
Nếu như phần nhạc không được phong phú cho lắm thì phần lời lại khác, lúc châm biếm, khoa trương, khi ngây ngô, lãng mạn. Lời có nhiều điệp khúc, một câu có khi hát tới cả trăm lần và mỗi bài có thể hát hàng giờ. Vậy mà cả người hát lẫn người nghe không biết chán. Nội dung bài hát rất phong phú, những lời lẽ rất đơn sơ và thường về những công việc hằng ngày. Rừng và các loài sống trong rừng cũng luôn được nhắc đến.
Trong làng, một số người nổi tiếng là hát hay. Họ được mời tới các lễ hội lớn, nhiều khi ở những vùng xa xôi, được mời uống những ché rượu ngon nhất thêm phần hưng phấn.

1. BÀI HÁT RU

(Bú đi con, ngũ đi con)
Tổ tiên sẽ về che chở cho con!
Con ngủ đi với nụ cười trên môi hé nở!
Bú đi con, ngủ đi con.
Cuộc đời con còn dài
Dù trên rẫy lúa khó mọc
Dù trong rừng nhiều ma ác!
Bú đi con, ngủ đi con!
Bầy trâu đã về làng.
Trời đã tối rồi, con đừng khóc nữa,
Bú đi con, ngủ đi con!
Con phải ngủ
Hỡi các thần tốt, hãy cho con những giấc mơ đẹp! (1)
Bú đi con, ngủ đi con!
Ngủ cho tới khi con gà gáy sáng.

2. BÀI CA NGƯỜI ĐI SĂN
Trong gươi làng tôi,
Có trăm đầu hưu,
Có trăm đuôi chồn.
Có trăm lông công.
Tay tôi treo đấy.
Bởi tôi chính cống,
thợ săn nhất làng.
Khi giọng tôi vang,
Chim liền bay đến.
Tôi biết chắc chắn,
Gà rừng ngủ đâu.
Đuôi gà đẹp hơn
Đuôi công đẹp kém. (2)


3. BÀI CA CẤY LÚA
Lúa ơi, lúa cho gạo thơm ta nấu trong nồi!
Ta mang một bát ra nhà mồ cúng ông bà, cha mẹ,
Vì ông bà, cha mẹ thích ăn cơm,
Từ cây lúa thơm mọc trên rẫy.
Thần linh làm cho lúa chín,
Cho mưa rơi cho nắng ấm trên trời
Vì thần linh thích ăn cơm,
Từ cây lúa thơm mọc trên rẫy.

Khi hội mùa đến
Ta sẽ hiến tế một trâu:
Tất cả tổ tiên, thần linh sẽ về vui
Quanh nhà gươl ta đó.
Vì năm nay lúa tốt
Nên lúa nặng hạt
Nên lúa trĩu bông
Cho mỗi người mẹ tuốt đầy ắp trăm gùi!

Lúa cho ta sức mạnh và lòng dũng cảm!
Thóc năm nay sẽ đầy kho;
Ngày ngày ta ăn cơm,
Từ cây lúa thơm mọc trên rẫy.

4. RU CON
Con ơi hãy ngủ cho ngon
Hãy lớn nhanh như thổi
Để mai sau con nhanh như sóc, khỏe như voi
Để mai sau con trèo cây, vượt núi,
Săn chim hại lúa, săn thú phá làng
Con sẽ săn được nhiều gấu, vượn, lợn rừng
Cho làng xóm ngợi khen con tài, con giỏi.

Con ơi ngủ cho ngon
Mai này con lớn khôn
Được giàu sang, sung sướng
Nhà con tám gian lớn
Cột nhà to một ôm
Nhà gọn gẽ sạch thơm
Để cho nhiều khách đến
Nhà có lắm chiên quý
Nhà có nhiều nồi to
Lại có nhiều trâu bò
Cho dân làng cảm phục (2)

5. TÌNH CA
Trai: Em ơi, núi thì cao đất thì dài
Anh vẫn tìm đến làng này, những chẳng ai biết có hái được hoa?
Gái: Anh à, người có chân, có tay, nơi nào mà không đi được, suối nào mà chẳng lội qua.
Chỉ e, con bướm chê hoa, con ong chê mật.
Trai: Ơi em, đôi chân em đẹp như ngà voi
Ngực em đẹp như mặt trăng tròn
Gái Anh ơi, nếu anh cõng em qua sông, em sẽ tặng anh chiếc vòng bằng vàng.
Nếu em cõng anh qua suối, em sẽ tặng anh chiếc vòng bằng bạc. (3)

Tiếng hát lứa đôi trong dân ca K'tu có lẽ là phong phú hơn cả. Đôi bên yêu nhau, do hạn chế về tài sản do cha mẹ tham lam "đồ kẻ" (4), do luật tục khắc nghiệt, rồi không được lấy nhau. Tiếng hát bi ai than vãn cho số phận được cất lên
"Em thích anh
Nhưng anh nghèo cưới em không nổi
Em chỉ hát về tấm lòng đau nhói
Ưng anh, chẳng được làm vợ anh"
Hoặc:
"Anh như rừng tháng ba
Hoa nở nhiều mà em không được hái
Chỉ nghe gió thổi
Không thấy bóng hình
Em như con chim
Anh như con sóc
Nghe tiếng nhau mà không gặp mặt"
Tài sản đã can thiệp vào hôn nhân, làm cho nhiều mối tình đã trở thành ngang trái, thân phận của người phụ nữ có lúc rất đắng cay.
" Em mơ anh trong mơ
Mà không theo anh được
Mẹ cha em nhận "đồ kẻ" trước
Em về làm vợ người già (5)

Hát lý giữa đại diện họ nhà trai và họ nhà gái trong lễ dạm hỏi:
Họ nhà trai: Ôi tội nghiệp chúng tôi, chúng tôi không có rẫy, chẳng có nương, chúng tôi đi xin giống lúa, giống bắp. Không biết làng các vị có thuận cho không?
Họ nhà gái: Ôi, tội nghiệp chúng tôi, chúng tôi có lúa, nhưng lúa lép, có bắp, bắp cũng lép, có cá nhưng cá thiếu vẩy, có chim nhưng chim không có cánh.
Họ nhà trai: Ôi, tội nghiệp chúng tôi, chỉ mong sao có rẫy, có nương, có giống lúa giống bắp, chỉ mong hai nhánh sông được chảy chung một dòng.
Họ nhà gái: Ôi, tội nghiệp chúng tôi, chúng tôi còn nghèo khổ lắm. Nếu muốn cho hai nhánh sông được chảy chung dòng, hãy cho chúng tôi hai con dê núi (= trâu), hai con nai (= bò), hai con lợn rừng (= lợn nhà), hai cái nồi, hai cái chiêng, hai cái ché nhé. (6)

Chú thích:
(1) Đối với dân tộc K'tu, thì họ quan niệm rằng trong mỗi con người có đến hai linh hồn. Nếu linh hồn tốt mạnh thì con người sẽ khỏe mạnh. Khi con người ta đau yếu, thì phần hồn dữ đang giành chiến thắng. Đối với giấc ngủ cũng vậy. Khi ta ngủ thì phần hồn sẽ ra khỏi thân xác, nếu hồn lành mạnh thì nó sẽ ở gần và bảo vệ cho người đó và ngược lại...
(2) Đối với người K'tu, nếu trong nhà gươl của làng nào có nhiều chiêng, nhiều ché, nhiều nồi... Có nhiều đầu thú treo trên nóc nhà gươl thì làng đó giàu có và có nhiều thợ săn giỏi. Nếu nhà nào có thợ săn giỏi thì nhà đó sẽ được tiếng tăm và chàng trai tài giỏi đó sẽ được trọng vọng.
(3) Theo phong tục của người K'tu thì khi con trai con gái đã đến tuổi trưởng thành thì cha mẹ sẽ làm một căn chòi trong rẫy để cho những người con của mình vào đó ở. Và ở trong đó, những con trai con gái hẹn hò nhau. Nhưng cấm quan hệ nam nữ trước hôn nhân. Những cặp nam nữ tự tìm hiểu nhau, sau đó nếu ưng ý thì trao cho nhau tín vật và sau đó thì về báo lại cho cha mẹ đôi bên. Người con trai sẽ đi tìm bà mối để đến thưa chuyện với nhà gái...Hình thức này gọi là đi Xu.
(4; 5) Nhận "đồ kẻ", tức là nhận đồ sính lễ. Sính lễ tùy theo những yêu cầu của bên cha mẹ nhà gái nêu ra. Họ nhà trai phải có đủ. Thân phận của người phụ nữ K'tu bị đem ra trao đổi như một món hàng và không có quyền lợi gì cả.
Cũng chính vì những lễ thách cưới của cha mẹ đặt ra quá nhiều. Nên khi họ về nhà chồng sẽ phải làm lụng vất vả để trả nợ cho nhà chồng.
(6) Đến đây thì họ nhà gái đã chấp thuận và những câu đối đáp của họ nhà gái chính là để đưa ra lời thách cưới đối với nhà trai.

Các bài viết vào Wednesday 22nd November 2006

   Trong: VỀ DÂN TỘC K'TU
 
SỰ TÍCH VỀ HAI ĐỨA BÉ VÀ CÂY XOÀI TRÊN CUNG TRĂNG (K'TU)

Đã lâi lắm rồi, ngay người già trong làng cũng không còn ai nhớ nữa. Nhưng còn kể lại rằng, ngày ấy có hai đứa trẻ mồ côi cha mẹ sớm, chúng không có ai thân trừ người bà đã già. Bà chúng không còn sức để lên rẩy trỉa lúa hay xuống suối bắt cá nữa. Một hôm chúng theo dâng làng đi xúc cá. Cá xúc được nhiều đủ cả cá to, cá nhỏ, nhưng dân làng giành hết chỉ chia cho chúng một con cá bé tí tẹo bằng ngón tay út. Hai đứa mang con cá về đưa cho bà. Bà chúng thấy vậy bực lắm. Bà cụ bảo chúng vứt cho gà ăn. Nhưng hai đứa thấy con cá xinh xinh thì không nở cho gà mà bỏ vào một chiếc xa tộc (ché to) nuôi. Mấy hôm sau chúng mở ra xem thì chúng thấy cá lớn chật cả xa tộc. Chúng bèn bắt cá bỏ sang một chiếc xa tộc to hơn. Chẳng bao lâu, cá lại lớn chật cả xa tộc. Hai đứa biết không thể nuôi cá ở nhà được. chúng bèn mang cá thả xuống một khúc sông sâu.
Hai đứa mồ côi cha mẹ sớm nên không có rẫy để trồng ngô, trỉa lúa. Chúng muốn phát rẫy, nhưng lão chủ làng không cho. Chúng đành phải sang bên kia sông lấy đất rải trên một tảng đá phẳng để trỉa lúa. Chẳng ngờ lúa chúng nảy điều tăm tắp. Lúa lên xanh rồi chín. Những bông lúa vàng ươm uốn cong như đuôi chồn làm cho nhiều người thèm muốn nhưng không khỏi có kẻ ghen ghét. Lúa chín, hai đứa định sang sông tuốt lúa thì trời làm trận mưa lớn. Nước sông lên to, hai đứa không sao sang được. Nhìn dòng nước cuồn cuộn chảy, mấy bận chúng mang gùi ra thì lại quay về. Rồi một hôm, lại mang gùi ra sông. Thấy lúa chín rũ rượi mà không tuốt được, chúng chỉ biết khóc. Chúng khóc mãi, khóc hoài. Bỗng chúng nghe tiếng người nói:
- Các anh ơi làm sao các anh khóc?
Nhìng chung quanh không thấy ai cả chỉ có con cá to tướng ngoi lên khỏi mặt nước đang nhìn chúng. Chúng bèn kể cho ca nghe. Nghe xong, cá bảo:
- Để tôi làm cạn nước sông để các anh sang.
Nói rồi cá bơi lên đầu nguồn chắn nước sông lại. Lòng sông chẳng mấy chốc đã cạn khô. Hai đứa trẻ liền qua sông tuốt lúa. Từ đấy, ngày nào hai đứa cũng chặn nước cho hai đứa.
Từ trước lão chủ làng thấy rẫy lúa của hai đứa trẻ tốt hơn của mình thì đã sinh lòng ghen ghét. Song, khi thấy lúa chín, nước sông lên to, hai đứa không sang được, lão đã khấp khởi mừng thầm. Nhưng khi lão thấy hai đứa gùi lúa về thì lão lạ lắm. Lão bèn lén đi theo hai đứa để rình xem. Lão thấy hai đứa trẻ cất tiếng gọi cá rồi con cá nổi lên chắn nước, lão căm con cá vô cùng. Tối hôm đó, lão bèn gọi hết dân làng đến bảo:
- Ngày mai ai muốn ăn cá to, muốn ăn cá lớn thì hãy theo ta.
Sớm hôm sau, trai tráng làng trong bản ngoài mang dòng, giáo mác cùng lão ra sông. Nhưng tới nơi lão gọi mãi cá vẫn không lên. Cuối cùng lão đành phải bắt chước tiếng gọi của hai đứa trẻ:
"Cá ơi, cá ơi!
Chắn nước cho ta
Sang sông tuốt lúa".
Lão vừa dứt lời thì cá nổi lên. Thấy cá, lão hô hoán dân làng xúm vào đâm. Lúc đầu, con cá ra sức vùng vẫy làm nước bắn tung toé, nhưng sau đó cá đuối sức dần rồi cá chết. Dân làng mang cá về xẻ thịt chia nhau. Lão chủ cũng chia cho người bà của hai đứa trẻ một chiếc xương còn dính một ít thịt. Bà cụ ăn hết thịt còn xương đem cắm lên mái nhà.
Hai đứa trẻ tuốt liền mấy hôm nên rẫy lúa của chúng chẳng còn bao nhiêu. Hôm ấy, hai đứa bàn nhau tuốt cho hết. Khi ông mặt trời sắp đi ngủ thì chúng cũng tuốt xong. Chúng gùi hai gùi lúa nặng ra về. Đến bờ sông, chúng cất tiếng gọi cá, nhưng gọi mãi vẫn không thấy cá đâu. Chúng nhìn sang bờ bên kia thấy máu đỏ loan lổ làm một vũng thì biết cá đã bị giết. Chúng đành ngồi khóc. Lúc ấy có con nhện nước bơi qua, nghe tiếng khóc liền quay lại hỏi:
- Làm sao các anh ngồi khóc ở đây?
Hai đứa bèn kể lại sự tình cho nhện nghe. Nghe xong, nhện bảo:
- Các anh cho tôi cái gì, tôi sẽ đưa sang sông.
Hai đứa bảo nhện:
- Nhện ơi, nhà chúng tôi nghèo lắm, không có đồng la (chiêng bằng) đồng lạ (chiêng cổ). Chúng tôi chỉ có lúa. Nhện đưa giúp chúng tôi qua sông, chúng tôi sẽ chia cho nhện một nữa.
Nhện bảo chúng:
- Tôi không lấy lúa đâu. Các anh cứ cho tôi giăng lưới khắp rẫy, tôi sẽ đưa giúp sang sông.
Hai anh em đồng ý, khi ấy nhện dặn:
- Bây giờ các anh leo lên sợi dây tôi giăng mà đi. Nhưng khi đi, các anh chỉ được hát, không được cười.
Hai đứa liền leo lên sợi tơ nhện để nhện đưa qua sông. Vừa đi chúng vừa cất tiếng hát:
Rập rình, rập rình
Có con nhện xinh
Giăng sợi tơ trắng
Để chúng mình sang sông.
Sang gần đến bờ bên kia, hai đứa mừng quá cất tiếng cười. Tiếng cười vừa vang lên sợi tơ vừa đứt. Cũng may, con nhện còn kịp thời bám vào một ngọn cỏ và kéo hai đứa lên bờ. Về tới nhà, hai đứa trẻ hỏi bà:
- Bà ơi hôm nay làng ta có giết gì không?
Bà chúng bảo:
- Có đấy. Dân làng giết được con cá rất to. Nhưng họ chỉ chia cho bà một chiếc xương thôi.
Nói xong, bà cụ chỉ cho chúng chiếc xương trên mài nhàg.
Đêm hôm đó, cả hai đứa lúc đầu mơ thấy một ông già bảo chúng:
"Các cháu ơi, các cháu hãy mang chiếc xương cá lên đồi mà chôn". Hôm sau, khi tỉnh dậy, hai đứa trẻ kể cho nhau nghe giấc mơ đêm hôm trước. Nghe xong, đứa nào cũng thấy lạ. Chúng liền mang chiếc xương lên một quả đồi. Chôn được mấy hôm từ chổ chôn mọc lên một cây xoài. Chẳng bao lâu, cây ra hoa kết quả. Một hôm hai đứa trẻ ra thăm, chúng nhặt được một quả xoài rụng dưới gốc, hai đứa trẻ liền mang quả xoài về khoe với dân làng. Ăn xong, lão chủ làng bèn cùng dân làng đi tìm xoài, nhưng tìm mãi chẳng thấy. Lão liền bắt hai đứa trẻ dẫn đường. Tới nơi, nhìn thấy cây xoài sai trĩu cành, dân làng ai cũng thèm, nhưng thấy cây xoài cao quá thì kẻ nào cũng sợ leo. Lão chủ làng lại bắt hai đứa trẻ leo lên ngọn xoài, còn lão và dân làng ngồi dưới gốc. Hai đứa trẻ leo lên ngọn xoài và rung mạnh. Quả xoài rụng xuống rào rào như mưa. Không ngờ, quả xoài khi xuống đất lại biến thành viên đá. Đá rơi vào đầu chủ làng và đám dân làng, làm cho chúng kẻ vỡ đầu, kẻ sức tai, chết không biết bao nhiêu mà kể.
Khi rụng hết quả, cây xoài tự bay lên cung trăng mang theo cả hai đứa trẻ mồ côi. Hai đứa trẻ và cây xoài vẫn còn trên cung trăng cho mãi tới ngày nay.

8 Trang « < 3 4 5 6 7 > »  
Thông tin cá nhân

thanhhuyen13051979
Họ tên: TRẦN CÔNG ĐIỀN BÍCH
Nghề nghiệp: giáo viên
Sinh nhật: 28 Tháng 8 - 1979
Nơi ở: Huế
Yahoo: thanhhuyen13051979  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
các bạn ơi hãy vao xem đi. và hãy giúp mình hoàn thiện nha

Bạn bè
/-/u]/[9hung]/[u/-/
/-/u]/[9hung]/[u/-/
 
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thời tiết

Tin nhanh

Tỷ giá

Giá Vàng

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com