dienbich2881979

8 Trang < 1 2 3 4 5 > » 

Các bài viết vào Friday 12th January 2007

 
Truyện Cổ Tích 2
1. Truyện Hồng Bàng 2. Truyện Ngư Tinh
3. Truyện Hồ Tinh 4. Truyện Phù Đổng Thiên Vương
5. Truyện Nhất Dạ Trạch 6. Truyện Mộc Tinh
7. Truyện Cây Cau 8. Truyện Bánh Chưng
9. Truyện Bạch Trĩ 10. Truyện Lý ông Trọng
11. Truyện Giếng Việt 12. Truyện Rùa Vàng
13. Truyện Hai Bà Trinh Linh PN 14. Truyện Man Nương
15. Truyện Nam Chiếu 16. Truyện Dưa Hấu
17. Truyện Sông Tô Lịch 18. Truyện Núi Tản Viên
19. Truyện 2 Vị Thần ở LN và NN 20. Truyện TĐ Hạnh và NMKhông
21. Truyện DKLộ và NGHải 22. Truyện Hà Ô Lôi
23. Truyện Tướng Quân Họ Cao 24. Truyện Thần Sông Bạch Hạc
25. Truyện Thần Chính Khí Long Đỗ 26. Truyện QS Xây Đền Sóc Thần
27. Truyện ĐT Hoàng Thánh ĐV 28. Truyện Bà Phu Nhân Trinh Liệt
29. Truyện Ứng Thiên Hóa Dục 30. Truyện Thần Núi Hồng Lĩnh
31. Truyện Thần Núi Vọng Phu 32. Truyện Hai Con Trâu Vàng
33. Truyện Thần Làng Bố Bái 34. Truyện Thần Chân Lân Đàm

Các bài viết vào Saturday 6th January 2007

 
THẾ CHIẾN III ĐÃ BẮT ĐẦU ?

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

- Hàm ý gì khi Tổng Thống Iran Ahmadinejad kêu gọi quét sạch Hoa Kỳ và Israel khỏi mặt địa cầu?

- Thế giới Tây Phương không nhìn thấy sự đe dọa nguy hiểm của Hồi Giáo nguyên thủy Iran hay sao ?

Trung Đông đang sôi động khiến toàn thế giới phải chú ý. Tại sao Trung Đông lại cứ như một lò lửa luôn luôn sẵn sàng bùng cháy để thiêu hủy thế giới?

Chúng ta thử nghiên cứu bài diễn văn của Tổng Thống Iran Ahmadinejad đọc tại hội nghị “Thế Giới không có Israel / The World without Zionism” tại thủ đô Teheran.

Ngày 26 tháng 10 năm 2005, trước “ Ngày Jerusalem” –ngày mà thủ lãnh tôn giáo Ayatollah Khomeini vào năm 1979 đã tuyên bố ý định của Thế Giới Hồi Giáo là sẽ giải phóng Jerusalem –Tổng Thống Ahmadinejad kêu gọi thế giới Hồi Giáo hoàn thành nhiệm vụ hủy giệt quốc gia Israel.

Ông tuyên bố: (Theo tin chính thức của Thông Tấn Xã Iran, IRNA)

- Không chóng thì chày, cái “gai đáng ghét” Israel này sẽ bị quét sạch khỏi trung tâm Hồi Giáo thế giới.

Ông còn thêm:
- Và chuyện đó sẽ phải đạt được.
Ahmadinejad hứa không chỉ hủy giệt Israel mà còn quả quyết chắc với mọi người là một ngày gần đây cả Hoa Kỳ và Anh quốc cũng sẽ bị quét sạch.
Đến tháng 12, tiếp theo những lời tuyên bố đó –cũng theo tin của hãng Thông Tấn Xã Iran IRNA –ông còn nói rằng câu chuyện “lò sát sinh” hồi xưa chỉ là huyền thoại và cái “cục bướu” quốc gia Israel này phải được tái định cư lại ở Âu Châu và Bắc Mỹ.
ĐE DỌA TÂY PHƯƠNG
Gần 25 năm trước, Hoa Kỳ là nước đầu tiên đã đối đầu với quân kháng chiến Hồi Giáo khi chế độ thân Tây Phương của hoàng gia Shah bị lật đổ và nhân viên tòa đại sứ Hoa Kỳ bị các tín đồ của Khomeini bắt làm con tin 444 ngày. Chế đô Cộng Hòa Hồi Giáo Iran được thành lập năm 1979 và từ đó nó trở thành cái gai trước mắt Hoa Kỳ.
Từ đó Iran đã giúp cho Hồi Giáo nguyên thủy phát triển và trợ lực cho quân kháng chiến khủng bố liên tục tấn công Israel. Tổng Thống Ahmadinejad đã tuyên bố những lời đe dọa trên tại Hội nghị với chủ đề “Thế Giới không có Israel / The World without Zionism” tại Teheran, trong đó có đại diện của tổ chức Hamas, tổ chức Hồi Giáo Jihad, tổ chức Bảo Vệ quốc gia Palestine là 3 tổ chức khủng bố. Ngoài ra còn có mặt của Tổng Hội Liên Hiệp sinh viên Hồi Giáo và hàng trăm sinh viên khác.

Những lời tuyên bố ghê gớm đó đã làm kinh hoàng thê giới ở chỗ, theo phỏng đoán của nhiều cơ quan tình báo các quốc gia khác nhau, là Iran đã tiến hành chế tạo khí giới hạnh nhân như thách thức, bất chấp luật cấm của quốc tế.
Tổng Giám Đốc cơ quan Nguyên tử lực quốc tế Mohammed ElBaradei hôm 5 tháng 12 năm 2005 đã cho rằng nhận xét của Israel về chương trình nguyên tử của Iran là chính xác, và chỉ ít tháng nữa là Iran sẽ có khí giới hạnh nhân.
Một khi đã có khí giới hạnh nhân trong tay thì Iran sẽ xử dụng nó để chống lại Israel. Iran cũng sẽ tấn công các căn cứ và những địa điểm cung cấp dầu của Hoa Kỳ tại Trung Đông. Vì thế chẳng có gì lạ là Benjamin Netanyahu, nguyên thủ tướng Do Thái đã kêu gọi phải có hành động ngay đối với Iran trước khi Iran dùng khí giới nguyên tử để tấn công Do Thái.

HỒI GIÁO VÀ THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG “KIÊU CĂNG NGẠO MẠN”
Trong khi Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu chỉ chú trọng đến những việc trước mắt, phản ứng ngay lập tức về lời Tổng Thống Iran kêu gọi quét sạch Israel khỏi mặt địa cầu thì lại ít để ý đến những điểm quan trọng khác trong bài diễn văn của ông.
Đi ngược trở lại vào tháng 5 năm 1948, ngày Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu cho Israel lập quốc, Tổng Thống Iran đã quả quyết rằng “Thiết lập một chế độ và để nó chiếm đóng ngay Jerusalem là Tây Phương đã hành động chống lại thế giới Hồi Giáo. Chúng tôi đang tiến hành một chiến tranh lịch sử giữa Thế giới Tây Phương ‘kiêu căng ngạo mạn’ và thế giới Hồi Giáo. Loại chiến tranh này đã và đang tiến hành cả từ trăm năm nay”.
Chỉ một lời tuyên bố này cũng đủ cho ta thấy cái tầm mức quan trọng nguy hiểm trong cách suy nghĩ của đại đa số dân ở Trung Đông. Tổng Thống Ahmadinejad không phải chỉ nói lên suy nghĩ riêng tư của ông ta, mà chắc chắn ông được sự yểm trợ của tất cả mọi người hiện diện trong hội nghị và sự ủng hộ rộng lớn hơn nữa của nhiều phe phái khác ở Iran.
Thêm vào đó, ông còn nói thay cho kháng chiến quân Hồi Giáo trên khắp thế giới mà nhiệm vụ chính của chúng là tiêu giệt Israel và chấm dứt sự hiện diện của Tây Phương ở Trung Đông, quét sạch những dân không phải là Hồi Giáo, những kẻ chúng gọi là “dân ngoại đạo”.
CHUYỆN GẦN VÀ CHUYỆN XA
Đa số dân Tây Phương như Hoa Kỳ và Anh Quốc thường chỉ để ý đến những chuyện gần và có vẻ hời hợt bề ngoài. Nhiều người cứ tưởng rằng Hồi Giáo gây khủng bố là vì chính quyền Bush, nhưng thực ra những rối loạn khó khăn hiện tại là vì lý do có từ cả hàng chục năm về trước và căn nguyên gốc rễ của những khó khăn rắc rối hiện nay bắt nguồn từ cả ngàn năm trước.
Trong khi thế giới Tây Phương chỉ nhìn vào những chuyện hiện tại gần đây thì ở Trung Đông người Hồi Giáo tìm về gốc rễ lịch sử của chính gia đình họ từ thời tiên tri Muhammad ở thế kỷ VII. Cuộc Thánh Chiến của Âu Châu chống lại Hồi Giáo cả ngàn năm về trước đã gợi lại kỷ niệm làm cho tân quốc gia Israel, người Do Thái bây giờ phải lo sợ.
Thử để ý đoạn diễn văn sau đây của Ahmadinejad xem ông đi ngược dòng lịch sử bao xa: “ Trong cuộc chiến lịch sử này, tình trạng ở tiền tuyến đã thay đổi nhiều lần. Nhiều lúc Hồi Giáo rất chủ động, tiến lên và đã chiến thắng vinh quang trong khi Tây phương kiêu căng ngạo mạn đã phải tháo chạy. Nhưng buồn thay, từ 300 năm nay Thế giới Hồi Giáo đã thua Tây phương ngạo mạn.....
“Trong thời gian 100 năm về trước, bức tường thành Hồi Giáo đã bị phá hủy và Thế Giới Tây Phương kiêu căng ngạo mạn đã biến cái chế độ hiện đang chiếm đóng Jerusalem thành cái cầu ngăn cản để thống trị thế giới Hồi Giáo.....Cái quốc gia xâm chiếm này (Israel) thực tế chính là tiền tuyến của thế giới Tây Phương kiêu căng ngạo mạn nằm ngay tại trung tâm Thế giới Hồi Giáo. Chúng đã thiết lập một pháo đài (Israel) rồi từ đó chúng mở rộng chiến dịch thống trị thế giới Hồi giáo”.
Khi nói “Tình trạng ở tiền tuyến” đã thay đổi nhiều lần là ông có ý ám chỉ lịch sử xung đột giữa Hồi Giáo và Kito giáo xẩy ra từ 1400 năm trước.
Đây là một viễn tượng trong lịch sử mà người dân Tây Phương khó có thể đồng ý chấp nhận được vì từ 40 năm nay họ đã ôm ấp một nền văn minh đa văn hóa ngày càng mở rộng. Lý thuyết căn bản của lý tưởng này là tất cả mọi người dân, không cần biết họ thuộc tôn giáo nào, văn hóa nào, đều có thể sống chung hòa bình bên nhau.
Lịch sử không thể chấp nhận tư tưởng này được, nhất là đoạn nói về Hồi Giáo và Kito giáo. Hai nền văn minh này đã liên tiếp đụng chạm đối nghịch nhau, bắt đầu ngay lúc mà Muhammad, vị sáng lập Hồi Giáo qua đời vào năm 632. Khi Hồi Giáo bắt đầu trải rộng qua Trung Đông và Bắc Phi thì nó đã xung đột với cả hai đế quốc Sassanid Ba Tư (Perse) và đế quốc Kito giáo ở Byzantium, một bộ phận của Đế quốc La Mã ở Đông Phương.
Đây là hai đế quốc siêu cường vào thời đó. Cả hai đã bị binh lực của Muhammad đánh bại chỉ trong vài năm sau khi Muhammad qua đời. Cuối cùng thì cả hai đã xụp đổ trong khi đế quốc Hồi Giáo cứ đà lan rộng ra.

MỘT ĐẾ QUỐC ĐI XUỐNG, MỘT ĐẾ QUỐC ĐI LÊN.
Ngày xưa binh lực của Muhammad đã đánh bại hai siêu cường thời đó thì ngày nay những tín đồ của Muhammad cũng quyết chí phải làm được như vậy. Quân chiến đấu Hồi Giáo, gồm cả Osama bin Laden và những đồ đệ của ông đã đánh bại quân lực Sô Viết tại Afghanistan. Thất bại nặng nề này đã là một căn nguyên làm Đế quốc Sô Viết xụp đổ vào năm 1991.
Một siêu cường đã ra đi. Còn lại một siêu cường. Hoa Kỳ sẽ là siêu cường kế tiếp. Quân kháng chiến Hồi giáo hiện đang tăng cường sức mạnh, tin rằng họ sẽ đánh bại Thế Giới “Đại quỉ Satan”, một danh xưng đã được Ayatollah Khomeini, vị sáng lập nền Cộng Hòa Hồi Giáo Iran đặt cho Hoa Kỳ.
Nhắc lại cho dân chúng những thành công trong quá khứ, Tổng Thống Iran Ahmadinejad đã kích động dân Hồi Giáo tiến lên để chiến thắng Israel và Tây Phương. “Khi đấng Imam kính mến của chúng ta (Khomeini) bắt đầu phát động phong trào lật đổ chế độ tham nhũng hoàng gia Shah thì tất cả các siêu cường đều ủng hộ nhà vua….và nói là không thể xẩy ra được. Nhưng quốc gia chúng ta vẫn đứng vững và bây giờ, đã 27 năm rồi, chúng ta vẫn đứng vững và độc lập, không lệ thuộc vào đế quốc Mỹ.
“Đức Imam Khomeini nói: ‘Sự thống trị của Đông phương (tức Liên Bang Sô Viết) và của Tây phương (tức Hoa Kỳ) cần phải chấm dứt’”. Ông nhắc nhở mọi người rằng Sô Viết đã ra đi và Saddam Hussein mà Iran đang phải chiến đấu chống trả cả 8 năm trời cũng phải ra đi. Sau đó, ông hứa “Cái chế độ hiện bây giờ đang chiếm đóng Jerusalem cũng sẽ phải bị loại ra khỏi lịch sử”.
NHỮNG XUNG KHẮC VỀ ĐẤT THÁNH
Dân Do Thái / Israel đang chiếm đóng vùng đất mà người Hồi Giáo trước đây đã từng thống trị cả hàng thế kỷ. Do đó họ không thể chấp nhận được, nhất là những người hoặc con cháu họ đã có thời từng sinh sống ở đó.
Nhưng Israel cũng cãi lại với dân Hồi Giáo là Kito giáo cũng đã từng chiếm đóng vùng đất này gần hết thế kỷ XII trong thời gian suốt 2 thế kỷ Thánh Chiến giữa Kito giáo và Hồi giáo.
Nhưng theo lịch sử thì vương quốc Jerusalem thuộc Kito giáo không kéo dài được lâu. Tướng Hồi Giáo Saladin đã đánh bại Kito giáo và lấy lại Jerusalem làm cho dân Hồi Giáo ngày nay hy vọng rằng sự hiện diện của Israel cũng như của Tây phương ở nơi đây hiện nay cũng chỉ là tạm thời mà thôi. Hoa Kỹ phải có trách nhiệm vì đã ủng hộ Israel. và giúp Israel tồn tại. Còn Anh quốc là nước đã giúp Do Thái lập quốc tại phần đất mà hồi xưa là thuộc địa của Anh thì cũng có trách nhiệm như Hoa Kỳ vậy.
Thánh Chiến là một phần của những đụng chạm giữa hai nền văn minh Kitô giáo và Hồi giáo từ 1400 năm trước. Sau khi Hồi Giáo lan tràn qua Bắc Phi thì binh lực của Hồi giáo đã xâm lăng và thống trị Tây Ban Nha cả hàng trăm năm. Vào năm 732 , đúng 100 năm sau khi Muhammad chết thì Hồi Giáo đã vào đến tận cửa ngõ của Paris, nhưng ngay tại đó đã bị Charles Martel, tức ông nội của Charlemagne đánh bại trong trận Tours.
Ba thế kỷ sau, Giáo Hoàng Urban II kêu gọi dân Âu Châu phát động thánh chiến để lấy lai đất thánh ở Trung Đông. Nhưng đã bị thất bại. Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman đã chinh phục hầu hết miền Đông Nam Âu Châu và đã hai lần tính chiếm thành Vienna là trung tâm điểm của Âu Châu hồi bấy giờ.
Đúng như Tổng Thống Iran nhận định: Hồi Giáo đã không được khá mấy trong 300 năm sau cùng khi đế quốc Ottomam từ từ bị đánh bật ra khỏi Âu Châu và sau đó các quốc gia Tây Phương đã đô hộ phần lớn thế giới Hồi Giáo. Điều này đã gây nên nhiều buồn phiền chán nản cộng thêm tình trạng kinh tế suy sụp trong xã hội lúc bấy giờ tạo ra cảnh nghèo đói và những tệ đoan xã hội khác khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
NHỮNG XUNG KHẮC MỚI
Hòa bình sau những đợt xung khắc là tình trạng tự nhiên giữa hai tôn giáo này. Dân Âu Châu ngày nay thực ra khó có thể gọi là theo Kito giáo, nhưng tinh thần thế tục của họ đã xúc phạm đến dân Hồi Giáo. Do đó đụng chạm lớn xem ra sẽ khó có thể tránh được.
Thực sự, điều đó đã đang xẩy ra. Anh quốc và Tây Ban Nha đã bị quân khủng bố Hồi giáo đặt bom phá hoại trong hai năm qua. Vào tháng 10 và 11 năm vừa rồi, hai thành phố của nước Pháp đã bị xáo trộn suốt đêm trong hai tuần lễ liền bởi đám trẻ di dân mà đa số là dân Hồi giáo vì đã không hòa giải được giữa tôn giáo của họ và tình trang thế tục của xã hội Pháp. Giới truyền thông báo chí thì đa số là những người đa văn hóa đã không chịu nhìn nhận yếu tố Hồi Giáo thực tế hiện đang xẩy ra.
Khi Tổng Thống Iran nói về “Thế giới kiêu căng ngạo mạn” là ông ám chỉ trước hết là Hoa Kỳ. Sự ám chỉ này liên quan đến những sự kiện lịch sử của những thế kỷ đã qua, trước khi Hoa Kỳ lập quốc. Điều đó, đối với ông ta, thì Hoa Kỳ đơn giản chỉ là một sự nối tiếp quyền lực Kitô giáo Âu Châu, thủ phạm đã gửi đoàn quân Thánh Chiến đến chiếm đất Thánh 1000 năm trước.
Sau biến cố 9/11, Tổng Thống Bush dùng chữ “Thánh Chiến” (Crusade) chỉ làm nổi bật thêm sự đe dọa của tây Phương thôi. Đối với chúng ta, tiếng đó chỉ có nghĩa là một kế hoạch hăng say đầy nhiệt huyết mà thôi. Nhưng đối với họ, nó có nghĩa chiến tranh Kito giáo đi chinh phục chiếm lại đất Thánh của Hồi Giáo.
KẾT LUẬN:
RỒI SẼ KẾT THÚC Ở ĐÂU ?
Vậy thì những va chạm giữa hai tôn giáo rồi sẽ ra sao? Kết quả của sự đụng chạm giữa hai nền văn minh này đã được nói đến từ cả ngàn năm trước trong kinh thánh.
Cựu Ước sách Daniel có nói tiên tri về ngày tận cùng ấy: Ngày ấy, “Vua ở phương Nam” sẽ nổi lên chống lại “Vua ở phương Bắc”, và Vua phương Bắc sẽ phản ứng chống lại mãnh liệt và xâm chiếm Trung Đông, ở đó “nhiều quốc gia sẽ bị lật đổ”.(Daniel 11:40).
Các vua phương Nam và phương Bắc thời đó là những thủ lãnh của các vương quốc đầy quyền uy ở phía Bắc và phía Nam Jerusalem, tức triều đại Seleucid và Ptolemaic. Hai vương quốc này đă chia nhau phần lớn đế quốc của Alexander Đại Đế. Vương quốc Seleucid ở phương Bắc với nền văn hóa Hellenistic sau cùng đã bị xát nhập vào đế quốc La Mã gốc Âu Châu, còn vương quốc Ptolemaic dần dần, tiếp theo thời kỳ La Mã, cũng bị xát nhập vào thế giới Hồi Giáo.
Chiến tranh liên tục giữa hai vương quốc luôn luôn kèn cựa nhau này đã ảnh hưởng rất xâu đậm đến dân tộc Do Thái là dân lúc bấy giờ đang sống trong đó. Tương tự như vậy, xung đột giữa các siêu cường hiện nay là những siêu cường con cháu của những siêu cường thời xưa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tân quốc gia Do Thái Israel bây giờ và sẽ biến đổi thế giới chúng ta mãi mãi.
Chúng ta, có ai đã sẵn sàng cho ngày ấy chưa? Ngày tận thế !
Pace Gardens, Pace Islands
Florida 28-8-2006

Các bài viết vào Tuesday 2nd January 2007

 
TIỂU SỬ ENGHEN

Ph. Ăng-ghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 tại Barmen, tỉnh Ranh, Vương quốc Phổ trong một gia đình chủ xưởng dệt. Từ nhỏ Ph. Ăng- ghen đã bộc lộ tính cách độc lập. Những lời dạy bảo nghiêm khắc của cha và những sự đe doạ trừng phạt không thể làm cho ông đi đến chỗ phải phục tùng mù quáng. Cho đến năm 14 tuổi, Ph. Ăng- ghen học ở trường tại thành phố Barmen. Ph. Ăng- ghen sớm bộc lộ năng khiếu về ngoại ngữ. Tháng Mười 1834, Ph. Ăng- ghen chuyển sang học ở trường trung học Elberfelder, một trường tốt nhất ở Phổ thời bấy giờ. Năm 1837, theo yêu cầu của bố, Ph. Ăng- ghen buộc phải rời bỏ trường trung học khi chưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc buôn bán ở văn phòng của bố ông. Trong thời gian này ông tự học các ngành sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ và thơ ca. Tháng 6 năm 1838, Ph. Ăng- ghen đến làm việc tại văn phòng thương mại ở thành phố cảng Barmen. Cuối năm 1839 Ph. Ăng- ghen bắt tay vào nghiên cứu các tác phẩm của Hê- ghen. Tháng 9- 1841, Ph. Ăng- ghen đến Berlin và gia nhập binh đoàn pháo binh ở đây ông được huấn luyện quân sự mà trong những năm sau, ông rất cần đến nó, nhưng ông vẫn lui tới trường Đại học tổng hợp Berlin nghe các bài giảng triết học, tham gia hội thảo về lịch sử tôn giáo. Mùa xuân 1842, Ph. Ăng- ghen bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Trong những bài báo in năm 1842, trên tờ báo Ph. Ăng- ghen đã lên tiếng phản kháng chế độ kiểm duyệt của Chính phủ Vương quốc Phổ, trật tự phong kiến ở Đức. Ngày 8 tháng 10 năm 1842, Ph. Ăng- ghen mãn hạn phục vụ trong quân đội. Từ Berlin ông trở về Barmen, một tháng sau, Ph. Ăng- ghen sang Anh thực tập buôn bán. Trên đường sang Anh, Ph. Ăng- ghen đã thăm trụ sở tờ báo Rheinische Zeitung ở Kioln và ông đã gặp C. Mác, Tổng biên tập tờ báo. Ông đã ở lại Anh hai năm. Bài báo Tình cảnh của giai cấp công nhân ở Anh (1842) cùng với những bài báo khác của Ph. Ăng- ghen viết ra năm đó đã phân tích rõ sự phân chia xã hội thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất, giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản. Ph. Ăng- ghen tham gia viết bài cho tờ tạp chí Niên giám Pháp - Đức (tháng 21844). Các bài báo này đề cập đến việc áp dụng phương pháp biện chứng vào việc phân tích các quan hệ kinh tế của xã hội tư sản.

Tác phẩm Những phác thảo phê phán môn kinh tế chính trị học của Ph. Ăng-ghen đã chỉ rõ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là cơ sở của toàn bộ sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội tư sản. Tháng 2-1845, cuốn sách Gia đình và Thần thánh của C. Mác và Ph. Ăng-ghen ra đời đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và phương pháp của nó, nêu luận điểm về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Hai ông cùng hợp sức viết công trình nổi tiếng Hệ tư tưởng Đức (1845-1846), phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm của Hê- ghen và phái Hê- ghen trẻ đồng thời phê phán chủ nghĩa duy vật không nhất quán của Ludvich Phoiơbach nêu ra những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tiếp đó năm 1848, Đại hội II Liên đoàn những người cộng sản đã uỷ nhiệm C. Mác và Ph. Ăng- ghen cùng viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.

Trong thời gian sống ở Pa-ri, Ph. Ăng-ghen quan tâm nhiều đến hoạt động của BCH Trung ương Liên đoàn những người cộng sản và trở thành Uỷ viên của Ban lãnh đạo và là một trong những lãnh đạo Câu lạc bộ công nhân Đức (Tháng3-1848) do BCH Trung ương LĐNNCS lập ra.

Tháng 3- 1848, cùng với C. Mác , Ph. Ăng-ghen thảo ra Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức được BCH Trung ương LĐNNCS thông qua như là văn kiện có tính chất cương lĩnh cho hành động của giai cấp vô sản Đức. Tháng 4-1848 ông cùng với C. Mác trở về Đức tham gia cuộc cách mạng Đức. Ngày 20 tháng 5/1848 Ph. Ăng-ghen đến cùng với C. Mác chuẩn bị xuất bản tờ Neue Rheinische Zeitung. Ph. Ăng-ghen tham gia viết các bài xã luận, bài điểm tình hình chính trị. Tháng 10/1848 ông đi Bỉ để tránh lệnh truy nã của chính quyền Phổ nhưng ông không được phép cư trú chính trị. Ph. Ăng- ghen lại đến Paris sau đó sang Thuỵ Sĩ tham gia Đại hội các liên đoàn công nhân Đức, ông được bầu vào Uỷ ban trung ương của tổ chức này.

Tháng giêng năm 1849 ông trở về Đức tiếp tục hoạt động cách mạng. Khi cuộc đấu tranh bùng nổ ở Tây và Nam nước Đức (tháng 5/1849) Ph. Ăng-ghen đã vạch ra một kế hoạch hoạt động quân sự, thành lập quân đội cách mạng tiến hành cuộc khởi nghĩa. Ngày 10/5/1849, Ph. Ăng- ghen đến Elberfeld và được sung vào Ban quân sự. Ăng-ghen đưa ra một kế hoạch để triển khai cuộc đấu tranh cách mạng dấy lên thành phong trào toàn nước Đức. Trong thời kỳ này, ông tham gia trực tiếp bốn trận đánh lớn, trong đó có trận Rastatt. Sau này Ph. Ăng- ghen đã viết trước tác Luận văn quân sự nổi tiếng.

Tháng 11/1849, Ph. Ăng- ghen đến Luân đôn và được bổ sung vào BCH Trung ương Liên đoàn Những người cộng sản mà C. Mác đã cải tổ sau khi đến đây. Ph. Ăng-ghen sống ở Luân- đôn một năm, trong thời gian đó ông đã viết các tác phẩm Cách mạng và phản cách mạng ở Đức, Cuộc chiến tranh nông dân ở Đức. Tháng 11-1850, Ph. Ăng-ghen buộc phải chuyển dến Manchester vàn lại bắt đầu làm việc ở Văn phòng thương mại. Điều này tạo điều kiện cho Ăng-ghen có thể giúp đỡ về vật chất cho C. Mác hoạt động cách mạng. Ph. Ăng-ghen đặc biệt chú ý nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên, môn quân sự, chính sách quốc tế. Cùng với C. Mác, Ph. Ăng-ghen tham gia lãnh đạo Quốc tế cộng sản I. Tháng 9-1870, Ph. Ăng-ghen đến Luân Đôn và được đưa vào tổng hội đồng của quốc tế cộng sản I. Ph. Ăng- ghen kiên trì đấu tranh chống lại quan điểm cơ hội của phái Bakunin, Proudhon, Lassalle. Năm 1871, Ph. Ăng- ghen tham gia vào việc tổ chức chiến dịch bảo vệ công xã Pari. Trong thời gian này, Ph. Ăng-ghen đã viết một số tác phẩm có giá trị lý luận, đặc biệt là cuốn Chống Đuy-rinh (1818) góp phần to lớn cho việc hoàn thiện lý luận cho chủ nghĩa C. Mác. Sau khi C. Mác qua đời (1883), Ph. Ăng-ghen là người lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, chuẩn bị cho in tập 2 và 3 của bộ Tư bản mà C. Mác chưa kịp hoàn thành. Ph. Ăng-ghen viết nhiều tác phẩm nổi tiếng vào những năm cuối đời: Nguồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), Lút-vích Phơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866), Biện chứng tự nhiên, Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894).


 


C. Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Tơriơ trong gia đình luật sư Heinrich Marx. Năm mười hai tuổi (1830) C. Mác vào học trường trung học ở Tơriơ. Sức học của C. Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt C. Mác nổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo. C. Mác cũng tỏ ra có năng lực về toán học. Mùa thu 1835, C. Mác tốt nghiệp trường trung học, sau đó không lâu, tháng mười 1835, C. Mác vào trường đại học tổng hợp Bonn để học luật. Hai tháng sau theo lời khuyên của bố C. Mác tiếp tục học ở trường Đại học Tổng hợp Berlin. ở trường Đại học, năm 1836, ngoài luật học, sử học và ngoại ngữ C. Mác bắt đầu đi sâu nghiên cứu triết học. Mùa xuân 1837, C. Mác bắt đầu nghiên cứu kỹ những tác phẩm của Hê-ghen, sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứu triết học, suốt cả năm 1939 và một phần của năm 1840 C. Mác tập trung nghiên cứu những vấn đề lịch sử triết học Cổ đại. Ngày 15 Tháng Tư 1841, khi mới 23 tuổi, C. Mác nhận được bằng Tiến sĩ triết học với luận án Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Démocrite, và triết học tự nhiên của épicure tại trường Iêna.

Tháng Năm 1843, C. Mác đến Kroisnak, một thành phố nhỏ vùng Rhein và ông đã chính thức làm lễ thành hôn với Jenny vôn Vestphalen.

Lần đầu tiên, C. Mác gặp Ph. Ăng-ghen vào cuối tháng Mười Một 1842, khi Ph. Ăng-ghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Mùa hè năm 1844, Ph. ăng-ghen đến thăm C. Mác ở Pa-ri. Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn. Theo yêu cầu của Chính phủ Vương quốc Phổ, Chính phủ Pháp đã trục xuất C. Mác. Ngày 3 tháng Hai 1845, C. Mác rời Pa-ri đến Brussel, ít lâu sau Ph. Ăng-ghen cũng đến đây và hai ông lại tiếp tục cộng tác chặt chẽ với nhau. Sau khi cách mạng năm 1848, ở Pháp nổ ra Chính phủ Bỉ trục xuất C. Mác. Ông lại đến Pa-ri, Tháng tư 1848, C. Mác cùng với Ph. Ăng-ghen đến Kioln, tại đây Mác trở thành Tổng biên tập tờ Nhật báo tỉnh Ranh, cơ quan của phái dân chủ. Năm 1849 Chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và trục xuất C. Mác. Ông lại đến Pa-ri, nhưng lần này ông chỉ lưu lại ba tháng. Tháng Tám 1849, từ Pa-ri C. Mác đi Luân-đôn và sống đến cuối đời (1883). C. Mác qua đời ngày 14 Tháng Ba 1883 ở Luân-đôn.

Hoạt động cách mạng sôi nổi và con đường tìm ra quy luật lịch sử C. Mác

Công tác thực tiễn ở báo Rheinische Zeitung đã làm thay đổi cơ bản thế giới quan của C. Mác chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ chủ nghĩa dân chủ - cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản. Tháng Hai 1844, trên tờ tạp chí Niên giám Pháp - Đức C. Mác đăng bài Góp phần phê phán triết học pháp luật của Hê- ghen. Từ tháng Tư - tháng Tám 1844, C. Mác viết Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, thực chất là những phôi thai của những tư tưởng hết sức quan trọng mà sau này C. Mác phát triển một cách khoa học trong bộ Tư bản. Tháng hai 1845, cuốn sách Gia đình thần thánh của C. Mác và Ph. Ăng- ghen viết chung ra đời phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của phái Hê-ghen trẻ, thực chất là phê phán toàn bộ chủ nghĩa duy tâm , đồng thời nêu ra vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Thời kỳ hoạt động của C. Mác ở Pa-ri kết thúc (tháng Hai 1845), một thời kỳ mới sau đó mở ra với mục đích rõ ràng mà C. Mác tự đặt ra cho mình: đề xuất một học thuyết cách mạng mới. C. Mác cùng với Ph. Ăng- ghen hợp sức viết Hệ tư tưởng Đức (1845-1846) tiếp tục phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hê-ghen và phái Hê-ghen trẻ đồng thời phê phán chủ nghĩa duy tâm không nhất quán của Ludvich Phoiơbach. Trong cuốn Sự bần cùng của triết học (1847) C. Mác đã chống lại triết học tiểu tư sản của P.J. Pruđông và trình bày những cơ sở của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chính trị kinh tế học vô sản. Năm 1848 được sự uỷ nhiệm của Đại hội II Liên đoàn những người cộng sản C. Mác và Ph. Ăng- ghen viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản- một văn kiện mang tính chất cương lĩnh của chủ nghĩa C. Mác và đảng vô sản. Tháng Sáu năm 1859, công trình thiên tài của C. Mác Góp phần phê phán môn chính trị kinh tế học ra đời viết về tiền tệ và lưu thông tiền tệ; nhưng điều đặc biệt quan trọng là lần đầu tiên tác phẩm đã trình bày học thuyết Mác-xít về giá trị , cơ sở của học thuyết kinh tế của C. Mác.

C. Mác là người tổ chức và là lãnh đạo của Quốc tế cộng sản I thành lập ngày 28 tháng 9 1864, ở Luân- đôn. Năm 1867 bộ Tư bản (tập I)- tác phẩm chủ yếu của C. Mác ra đời. Tập II và III C. Mác không kịp hoàn tất, Ph. Ăng-ghen đảm nhận việc chuẩn bị xuất bản hai tập này. Trong bộ Tư bản C. Mác đã vạch rõ quy luật giá trị thặng dư dưới hình thái giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối; và quy luật giá trị với tư cách là quy luật chung của nền sản xuất hàng hóa được phát triển trong quy luật cung và cầu, trong những quy luật của lưu thông tiền tệ.

Trong tác phẩm những năm cuối đời C. Mác nêu lên hình thức hợp lý nhất của chuyên chính vô sản là kiểu tổ chức chính trị như công xã Pa-ri (Cuộc nội chiến ở Pháp- 1871).

Trong cuốn Phê phán cương lĩnh Gôta (1875) C. Mác đã kịch liệt phê phán những sai lầm cơ hội chủ nghĩa của những người lãnh đạo đảng xã hội dân chủ Đức, đề ra một vấn đề hết sức quan trọng về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản và hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, nghĩa là bản thân xã hội cộng sản phải phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp- chủ nghĩa xã hội, giai đoạn cao- chủ nghĩa cộng sản. Năm 1876 sau khi Quốc tế cộng sản đệ nhất giải tán, C. Mác nêu lên ý kiến thành lập các đảng vô sản ở các nước là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong phong trào công nhân.


Các bài viết vào Tuesday 26th December 2006

 
Dưới chế độ thực dân phong kiến, đồng bào các dân tộc Nam Đông cũng như các dân tộc ở Tây Thừa Thiên-Huế đã phải chịu ách áp bức bóc lột do chính sách ngu dân, chia để trị của kẻ địch. Cuộc sống đồng bào nghèo khổ vừa phải chống chọi, vật lộn với chiến tranh và bộ máy cai trị thực dân phong kiến, đế quốc.
Thực dân Pháp thực hiện chính sách cai trị rất tàn khốc, đặc biệt là chính sách chia để trị của chúng, nhằm mục đích rất dã man là gây mất đoàn kết giữa đồng bào Kinh - Thượng. Con đường 14B từ La Sơn lên Khe Tre lúc đầu được thực hiện nhằm mục đích thực dân, nhưng sau này nó có tác dụng lớn về kinh tế và xã hội của Nam Đông hiện nay. Có thể nói đây là con đường độc đạo để đến Nam Đông. Khi làm con đường này chúng đã bắt cu li đi xây dựng nó, ngoài ra để giam cầm những người cộng sản, chúng đã xây dựng nhà tù ở đèo La Hy.

Trước Cách Mạng tháng Tám cư dân chủ yếu của Nam Đông là người K'tu, với những phong tục tập quán lạc hậu và tính chất khép kín của làng bản ở đây. Thực dân Pháp đã lợi dụng được vấn đề này, nên đã cài vào bộ máy quản lý hành chính thực dân theo kiểu làng - tổng - nguồn. Các xã của Nam Đông chia làm hai nguồn: Nguồn Tả gồm Thượng Quảng, Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ (là những xã ở gần nhau - vùng cao). Nguồn Hữu là Hương Lâm, hương Nguyên, Hương Hữu, Hương Sơn. Trong mỗi vùng chúng lại chia lẽ ra thành nhiều Tổng, chia Tổng thành nhiều làng.
Thực dân Pháp còn đặt ra các chức Chánh Tổng và phó Tổng, làng thì có Lý Trưởng và đại diện mỗi làng để nhằm cai trị dân trong các tổng các làng bản của mình.
Ngoài ra chúng còn lợi dụng những lái buôn gian thương, mối lái mua chuột một số đồng bào dân tộc thiểu số cả tin, tuyên truyền gây chia rẽ, ngăn cách Kinh - Thượng. Những tác động của thực dân Pháp và bộ máy chính quyền phong kiến, thực dân đã phần nào làm thay đổi tính chất tự trị, đóng kín của làng bản.


8 Trang < 1 2 3 4 5 > »  
Thông tin cá nhân

thanhhuyen13051979
Họ tên: TRẦN CÔNG ĐIỀN BÍCH
Nghề nghiệp: giáo viên
Sinh nhật: 28 Tháng 8 - 1979
Nơi ở: Huế
Yahoo: thanhhuyen13051979  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
các bạn ơi hãy vao xem đi. và hãy giúp mình hoàn thiện nha

Bạn bè
/-/u]/[9hung]/[u/-/
/-/u]/[9hung]/[u/-/
 
Xem tất cả

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31




(♥ Góc Thơ ♥)

Tik Tik Tak

Truyện cười

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thời tiết

Tin nhanh

Tỷ giá

Giá Vàng

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com