1. Đốn tạo hình
Nương chè có 70 % số cây cao 65 - 70 cm, đường kính gốc 1,0 cm trở lên
- Lần 1: Khi cây chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 - 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30 - 35 cm.
- Lần 2: Khi chè 3 tuổi, đốn cách mặt đất 30 - 35 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 - 45 cm.
2. Đốn phớt
Hai năm đầu, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm, sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70 cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1 cm so với vết đốn cũ.
* Tuyệt đối không cắt tỉa cành la để đảm bảo độ che phủ, khép tán nương chè. Đối với nương chè sinh trưởng yếu, tán lá thưa mỏng, có thể áp dụng chu kỳ đốn cách năm: 1 năm đốn phớt như trên, 1 năm đốn sửa bằng tán chỉ cắt phần cành xanh.
3. Đốn lửng
Khi đã đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90 cm so với mặt đất, chè nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 - 65 cm, hoặc chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70 - 75 cm để thuận tiện cho việc thu hoạch.
4. Đốn đau
- Những đồi chè đã đốn lửng nhiều năm, cành nhiều u bướu, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 - 45 cm.
5. Đốn trẻ lại
Những nương chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 - 15 cm.
6. Thời vụ đốn: Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1. Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng.
* Đốn đau trước, đốn phớt sau. Đốn tạo hình chè con trước, đốn chè trưởng thành sau
Đối với vùng đảm bảo độ ẩm, hoặc có điều kiện chủ động tưới nước có thể đốn một phần diện tích vào tháng 4 - 5 sau đợt chè Xuân, để rải vụ thu hoạch chè.
7. Cách đốn và dụng cụ đốn
- Đốn tạo tán có mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc, không làm giập cành, sây sát vỏ.
- Đốn đau, đốn lửng, đốn tạo hình lần đầu thì dùng dao. Đốn phớt, đốn tạo hình lần 2 thì dùng kéo hoặc dao. Đốn trẻ lại, sửa cành lớn chè giống thì dùng cưa. Đối với các giống chè phân cành nhiều, mật độ cành lớn, sinh trưởng đỉnh đều thì có thể áp dụng máy đốn để nâng cao năng suất lao động
II.. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÀM TĂNG KHẢ NĂNG RA HOA ĐẬU QUẢ
1. Sử dụng hoá chất, chất điều tiết sinh trưởng
- Tăng khả năng đậu quả:
+ Trước khi ra hoa: dùng Atonic hoặc kích thích tố Thiên nông (theo chỉ dẫn trên bao bì) phun cho giò hoa 2 lần, lần 1 khi giò hoa mới nhú. Lần 2 khi hoa nở 1 tuần, có thể kết hợp với phun thuốc sâu hoặc thuốc bệnh.
+ Sau khi đậu quả: khi quả non có đường kính 3 - 4 mm, phun Atonic hoặc kích phát tố Thiên nông một lần với nồng độ bằng 1/2 so với chỉ dẫn. Có thể phun phân urê nồng độ 0,1 - 0,2% vào thời kỳ quả non để hạn chế rụng quả.
- Hạn chế lộc Đông:
Với những cây nhãn sung sức, khống chế các đợt lộc Thu không đúng lúc, hoặc những năm vụ Thu Đông thời tiết không thuận lợi thì cây sẽ phát sinh lộc đông nhiều và sẽ không cho ra hoa vào vụ Xuân.
Trong trường hợp này, có thể sử dụng biện pháp hoá học để hạn chế lộc Đông. Vào cuối tháng 1 đầu tháng 12, khi lộc Đông của một số cây hoặc cành cây mọc dài 5 - 10 cm, phun 1 lần dung dịch Ethrel 400ppm , sau khi phun 10 - 15 ngày thì lá nhỏ, khô và rụng đi. Hiệu lực của 1 lần phun Ethrel là 30 - 40 ngày và chú ý khi phun, chỉ phun ướt lộc Đông trên phần non ở ngọn cành
2. Sử dụng các biện pháp cơ giới
- Khoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lộc Thu đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ (dễ hình thành lộc Đông) tiến hành khoanh vỏ. Chọn những cành sinh trưởng khoẻ, dùng dao sắc khoanh hết lớp vỏ với chiều rộng vết khoanh 0,4 - 0,5 cm.
- Cuốc sâu làm đứt rễ: cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lộc Thu đã thành thục, chọn những cây có tình trạng sinh trưởng khoẻ (dễ hình thành lộc Đông) tiến hành cuốc đất làm đứt rễ. đào rãnh sâu 30 - 40 cm phía ngoài mép tán, cắt đứt một số rễ và để phơi nắng tự nhiên 30 - 40 ngày, khi lá chuyển màu thì lấp đất màu và phân hữu cơ hoai mục, tưới nước cho cây sinh trưởng trở lại.
|