Bạn bè
Thực đơn người xem
Bài viết cuối
Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Năm 2013 Đại Học Công Đoàn
TUYỂN SINH VĂN BẰNG 2 NĂM 2013 KINH TẾ, KỸ THUẬT TUYỂN SINH VĂN BẰNG 2 NĂM 2013 CHÍNH QUY LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC KẾ TOÁN HỌC TỐI NĂM 2013 VĂN BẰNG 2 CHÍNH QUY KẾ TOÁN, QTKD, TCNH NĂM 2012 LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG CHÍNH QUI HỌC TỐI HỌC TRUNG CẤP KẾ TOÁN BUỔI TỐI NĂM 2012 Tuyển sinh văn bằng 2 kế toán Đại học Công Đoàn HỌC LIÊN THÔNG NGÀNH XÂY DỰNG, CẦU ĐƯỜNG BỘ LIÊN THÔNG KẾ TOÁN TỪ CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC 2012 Bình luận mới
fcquangphuc.com.vn trong
VĂN BẰNG 2 CHÍNH QUY KẾ TOÁN, QTKD, TCNH NĂM 2012
Moivaonghe trong Kỹ thuật trồng cây Hông paulownia tree production company limite trong Kỹ thuật trồng cây Hông Mai Công Danh trong Kỹ thuật nuôi giun đất nguyen van do trong Một số bệnh thường gặp ở vịt Hoa Trần trong Kỹ thuật nuôi giun đất mac duong trong Kỹ thuật nuôi giun đất Guest_nam_* trong Kỹ thuật nuôi giun đất Hoàng Quang trong các loại phân bón ,đất trồng cây,thuốc trừ sâu phuongls trong TUYEN GIAO VIEN Blog bạn bè
![]() TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VN ![]() TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VN ![]() TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VN ![]() ![]() TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VN Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
Tìm kiếm:
(♥ Góc Thơ ♥)
Truyện cười
Tik Tik Tak
Thời tiết
Giá Vàng
Tỷ giá
|
Kỹ thuật trồng cây Hông
Giới thiệu chung Cây Hông tên khoa học là (Paulownia fortunei) là một trong chín loài cây gỗ thuộc chi Paulownia họ hoa mõm chó Ssrophula riaceae. Cây này thuộc loài cây gỗ lớn lá rộng phân bố tự nhiên ở Trung Quốc và một số tỉnh ở miền núi ViệtDo có nhiều đặc tính ưu việt nên Hông đã được chú ý nghiên cứu, phát triển ở nhiều nước như ở Trung Quốc đã được trồng khoảng gần 1 triệu ha. Một số nước khác như Mỹ, úc gần đây cũng đã chú ý nghiên cứu phát triển loài cây này. Tại Việt Nam Hông mới được thử nghiệm gây trồng mấy năm gần đây. Cây sinh trưởng khá nhanh trong những năm đầu và cho thấy có tiềm năng phát triển rộng cho mục đích trồng rừng nguyên liệu và tạo cảnh quan môi trường. Hông cũng là một cây sống lâu năm nên cũng được sử dụng trong mục đích trồng rừng phòng hộ. Trong tự nhiên nó thường phân bố xen với một số loài cây tiên phong và trồng với một số loài cây khác như tre, mỡ, cây ăn qủa, cây nông nghiệp, trồng làm cây che bóng cho chè, cà phê... Ngoài ra còn có thể trồng Hông như là một loài cây lá rộng bản địa khác.
ĐIỀU KIỆN GIEO TRỒNG Hông là loài cây ưa ẩm cho nên có thể trồng Hông ở các khu vực có lượng mưa 1400 ly trở lên, có độ cao so với mặt nớc biển từ 300 - 1500 mét.
Đất trồng Hông phải đảm bảo một số yêu cầu Đất còn tương đối tốt, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất dầy trên 50cm, tơi xốp khả năng thấm và thoát nước tốt. Không trồng Hông ở nơi đất chặt bí, có thời gian úng nớc, đất đã thoái hóa trống trọc, trơ sỏi đá.
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY Xử lý thực bì : Hông là loài cây ưa sáng cực đoan, do vậy dù áp dụng phơng pháp thức trồng nào việc xử lý thực bì cũng là yếu tố phải coi trọng. Cần đảm bảo sau khi trồng không bị loài khác che bóng. Tốt nhất là phát thực bì toàn diện kết hợp trồng các cây nông nghiệp trong những năm đầu. Xử lý thực bì : Hông là loài cây ưa sáng cực đoan, do vậy dù áp dụng phơng pháp thức trồng nào việc xử lý thực bì cũng là yếu tố phải coi trọng. Cần đảm bảo sau khi trồng không bị loài khác che bóng. Tốt nhất là phát thực bì toàn diện kết hợp trồng các cây nông nghiệp trong những năm đầu. Bón phân : Bón lót cho mỗi gốc Hông 1kg phân chuồng hoặc 100 - 150g phân vi sinh. Việc bón phân được thực hiện lúc lấp hố. Phân được trộn đều ở phần đất từ đáy đến 2/3 độ sâu hố sau đó lấp hố chuẩn bị trồng cây. Thời vụ trồng cây : ở miền Bắc tốt nhất trồng vào vụ xuân. Không nên trồng vào vụ thu cây sẽ mất một mùa sinh trưởng và năm sau cũng phát triển kém. Miền Trung và Tây nguyên do mùa mưa chậm hơn cho nên Hông đợc tiến hành trồng cùng thời điểm vơí một số loại cây trồng khác trong thời gian đầu mùa mưa hàng năm. Phương thức và mật độ trồng :
Tùy theo phương thức trồng mà mật độ có thể thay đổi từ 1.000 - 1.100 cây/ha. Có thể trồng Hông với chức năng phòng hộ theo các phương thức sau : Trồng Hông xen Mỡ, hoặc Trám theo hàng, mật độ 1.100 cây/ha trong đó : Hông 550 cây, cây khác 550, cự ly trồng 3m x 3m.
Trồng Hông xen Luồng : Luồng 200 cây/ha (cự ly 10m x 5m) giữa 2 hàng Luồng trồng 1 hàng Hông, cự ly hàng 10m, cây cách cây 2,5m (400 cây/ha), mật độ chung 600 cây/ha. Để tạo cảnh quan phòng hộ cho cây nông nghiệp trồng theo hàng cự ly 10m, 20m, 30m trên hàng trồng cây cách cây 2,5m cứ 1 cây Hông 1 cây bản địa khác (ứng với mật độ 400 cây, 133 cây/ha). Phương thức này áp dụng cho vùng đất thấp gần khu dân cư, khu công nghiệp để cải thiện môi trờng sống mà vẫn canh tác nông nghiệp như Lạc, Ngô, Đỗ.. Để tạo môi trường làm việc và tạo môi trường che bóng thích hợp cho chè góp phần tăng năng suất, có thể trồng Hông trên nương chè rải đều với mật độ 100 cây/ha. Phương thúc này giúp cho chè ra búp tốt hơn và không ảnh hưởng đến chất lượng chè, tăng khả năng phòng hộ cúa các đồi chè. Trông Hông như cây phù trợ với mật độ 1.100 cây/ha, kết hợp 555 cây sao hoặc dầu. Mật độ chung 1666 cây/ha (hàng 3m, cự ly cây 2m. Hai hàng Hông 1 hàng Sao hoặc dầu). Kỹ thuật trồng Hông : Cây trồng đủ tiêu chuẩn qui định, không trồng cây qúa lớn.. Trước khi đem trồng phải tưới đủ ẩm cho bầu. Trồng cây vào những ngày mưa khi hố đủ ẩm. Khi trồng chú ý lèn chặt đất xung quanh bầu đến ngang cổ rễ phủ thêm một lớp đất xốp lên cao hơn cổ rễ 2 - 3cm. Cần chú ý khi trồng không làm cong, gấp các rễ thò ra ngoài bầu và phải xé bỏ bầu polyetylen.
Sau khi trồng 10 - 15 ngày tiến hành trồng dăm các cây chết. CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ Chăm sóc lần thức nhất : Ba tháng sau khi trồng tiến hành chăm sóc lần thứ nhất. Xới nhẹ xung quanh gốc sâu 7 - 10cm thành vòng tròng đường kính 90 - 100cm. Nhặt hết cỏ rác, phát hết cành nhánh cây bụi xung quanh có ảnh hưỏng đến cây trồng. Trong lần chăm sóc này bón thúc cho cây 50 - 100g NPK hoặc 30g urê. Xới nhẹ một vòng cách gốc 20 - 30cm sâu 10cm. Rải đều phân vào rãnh và lấp đất bằng đất mặt. Bón thúc vào những ngày râm mát, sau những ngày ma đất ẩm.
Chăm sóc lần thứ hai :
Cuối mùa mưa tiến hành chăm sóc lần thức hai (6 - 7 tháng sau khi trồng). Nội dung gồm xới vun gốc, cắt đứt các loại dây leo bám vào cây trồng, tỉa bớt các cành gần gốc để tạo đoạn thân dới cành dài và thẳng.
Sang năm thứ 2, thứ 3 tùy theo tình hình phát triển của cây bụi cỏ dại tiến hành chăm sóc 2 - 3 lần. Nội dung chăm sóc
Bảo vệ : Cây trồng cần bảo vệ tốt ngay những ngày đầu. Cây Hông rất mềm dễ bị gãy nên tuyệt đối không để trâu bò vào khu vực trồng trong 1 - 2 năm đầu và ngăn chặn các hành vi vô ý thức của người như bẻ ngọn, phát cành nhanh.
Kỹ thuật trồng Hồng
Thông tin chung
Tên thường gọi: Hồng Mô tả Cây mọc đơn thân hay đa thân, rụng lá hàng niên, cao và rộng đến 7 m. Đây là một cây ít đòi hỏi nhiệt độ lạnh để ra khỏi miên trạng, nghĩa là ít hơn 100 giờ lạnh mỗi năm. Vì vậy ra trái được ở khí hậu Langbian - Đà Lạt. Cây hồng trái này làm cây cảnh rất đẹp mắt nhờ lá láng bóng, xanh đậm nhưng có thể ra gợn đỏ, vàng cam hay vàng. Khi lá rụng thì trái vàng kim treo lủng lẳng trên trên cành trơ trụi lá. Trái có đủ dạng, tròn, hình tim, dẹp hay có khía. (Ghi chú: ảnh bên, Hồng - Diospyros kaki, hình theo trees-for-you.com) Các giống hồng trái Á Đông phân chia ra làm hai loại: chát và không chát. Trái hồng chát còn cứng ăn không được nhưng để cho mềm thì hết chát và ngon ngọt. Trái hồng không chát thì ăn ngay được dù vẫn còn dòn hay cứng và trái bắt đầu đổi màu khi chín. Các giống hồng có "mắt" nghĩa là có vài vòng đen đầu trái ở ý thì ăn giòn mà ngọt. Không có mắt thì chát, mềm mới khỏi chát. Tùy giống, trái có hột hay là không. Nhà vườn hay lựa chọn các giống không hột để trồng. Những giống này chỉ có hoa cái mà thôi, hoa này phát triển thành trái mà không cần thụ phấn. Tuy nhiên, nếu cây nào có hoa đực thì trái có hột. Nhiều nhà vườn cho rằng trái có hột mới ngon. Cây hồng trái đòi hỏi nhiều ánh nắng. Như vậy không cần trồng cây che mát làm gì. Đất có pH khoảng 5,0 đến 6,5 là tốt. Nhưng cây hồng trái cũng mọc tốt trên đất chua hơn với điều kiện là không quá mặn. Nhân giống bằng hột cũng được, nhưng tháp cành hay tháp mắt (mầm ngủ) thì hay hơn. Cũng có thể tháp trên nhiều gốc Diospyros khác, nhưng ở Việt Nam chưa biết rõ giá trị các gốc tháp này ra sao. Điểm cần chú ý là cây hồng trái có rễ đuôi chuột lớn. Khi đem trồng đừng xén bớt rễ đuôi chuột để cây kháng khô hạn hơn. Cây hồng trái chịu đựng được khô hạn một thời gian ngắn, nhưng sẽ cho trái to hơn và phẩm chất tốt hơn nếu tưới nước. Thiếu nước cây sẽ rụng lá, rụng trái sớm và trái còn lại sẽ bị cháy nắng. Thường không cần bón phân cho cây hồng trái. Nhiều đạm quá cũng hay làm trái rụng. Nếu lá không xanh đậm và chồi mọc không dài quá 30 cm mỗi năm, nên bón 0,5 kg phân hỗn hợp 10-10-10 cho mỗi 2,5 cm đường kính đo được ở gốc thân. Rải phân đều đầy vườn khi cây gần hết miên trạng. Chỉ cần xén để tạo hình cho cây có cành nang vạm vỡ: Nếu không, trái mọc ở ngọn cành sẽ làm gãy cành. Cắt bỏ cành chết và cành mọc xéo lẫn nhau hay các tược hoang. Tỉa bớt nhánh nếu cần để cho cành có nhiều trái quá khỏi gãy. Cây hồng trái cũng có thể xén tỉa cho mọc thành phên, dậu bên tường. Cây bốn năm tuổi thì ra trái. Các giống ngoại quốc không hột: - Fuyu (Fuyugaki), không chát, ngon, trái màu cam đỏ, hơi dẹp. Cây mọc ngang nhiều. Chồi mới ra có gợn sắc vàng. - Hanafuyu cũng có trái màu cam đỏ, mùi vị ngon, không chát. - Giant Fuyu (Fuyu lớn cây) như Fuyu, nhưng phẩm chất trái kém hơn. Các giống chát: - Chocolate trái nhỏ, vỏ cam đỏ, vì ruột có sọc nâu khi thụ phấn chéo nên gọi tên là Chocolate. - Eureka có trái đỏ thắm, đẹp. Năng suất rất cao. - Hachiya có trái lớn hình tim, màu vàng cam. - Tanenashi trái hình trái thông. Phải thu hoạch hồng chát khi trái còn cứng, nhưng màu vỏ đã rõ rệt. Hồng không chát để chín thêm một chút trên cây, cho trái hơi mềm mới nên hái sau khi đã trổ màu rõ rệt thì trái sẽ ngon hơn. Trái dễ bầm nên cắt và chuyên chở nhẹ tay. Hồng chát, chín và cứng có thể để tủ lạnh cả tháng. Làm đông lạnh thì để cả năm. Hồng không chát để tủ lạnh thì rất mau hư.
Cây hông và niềm hy vọng ![]() ND - Tại hội nghị các nhà nông tiêu biểu của hơn hai mươi tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột (Ðác Lắc) vừa qua, các nhà khoa học đã dành nhiều thời gian phân tích hiệu quả kinh tế của cây Paulownia, mà người Việt Nam vẫn thường gọi là cây hông. Cây hông có giá bán rất cao trên thị trường thế giới, khoảng bảy trăm đến một nghìn USD một khối gỗ...
Các nhà khoa học đánh giá cao...
Là người con của rừng núi, nhưng đây là lần đầu tôi nghe tới loại cây này. Nói như GS Nguyễn Lân Hùng thì cây hông (Paulownia) là một thứ cây của thần tiên. Hễ đặt xuống đất là mọc, hễ trồng xuống đất là hái ra tiền. Cây trồng được hai năm đã cao mười bốn mét, đường kính thân cây gần non nửa mét và đã có thể khai thác làm bột giấy cao cấp, sản xuất giấy chất lượng cao để in tiền. Cây được tám năm đã cao tới hai mươi mét, đường kính thân cây tới gần một mét. Ðặc biệt, gỗ loại cây này rất cứng mà lại rất nhẹ, chịu được nhiệt độ tới 4000C. Cây hông không cháy, nên có thể trồng để ngăn cháy rừng. Gỗ cây hông rất dễ cưa, dễ cắt ngang xẻ dọc, vì thế dễ gia công, đẽo gọt, độ sáng vàng của gỗ mịn đẹp nên rất dễ nhuộm mầu. Do đặc điểm không cong vênh, gỗ cây hông được dùng sản xuất đồ trang trí nội thất cao cấp, đồ gia dụng, du thuyền, nội thất máy bay... Nói về ưu thế gỗ và giá trị kinh tế, các nhà khoa học cho rằng cây hông hơn hẳn pơ mu và "ăn đứt" nhiều loại cây hiện có trong rừng Việt Nam.
GS, TS Vũ Khánh Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam là người đã bỏ ra hàng chục năm để nghiên cứu về cây hông. Theo ông, dân ta bây giờ chưa hiểu mấy về giá trị của loại cây này, nhưng ông hy vọng rồi họ sẽ hiểu và sẽ trồng nhiều rừng hông, họ sẽ giàu lên nhờ cây hông, cuộc sống của họ sẽ không còn khó khăn và thế là ông mãn nguyện.
Trên thực tế, nếu một ha đất trồng một nghìn sáu trăm cây hông, chỉ sau ba năm, chặt tỉa thưa một nghìn hai trăm cây đã thu hồi đủ cả vốn và lãi. Ngoài ra những cây này sẽ tự mọc chồi, lại cho thu hoạch tiếp và chỉ cần trồng lại sau mười hai năm. Số còn lại bốn trăm cây không tỉa sẽ để làm gỗ, sau chín năm chặt lấy gỗ sẽ thu được hai khối rưỡi mỗi cây. Tiền thu được sau chín năm cao gấp tám mươi mốt lần vốn ban đầu bỏ ra. Quả là loại cây đem lại nguồn lợi khổng lồ. Cây hông lại không kén đất, chỉ cần trồng lên đồi trọc mà đất xốp, không úng ngập là cây sẽ lớn như thổi. Cây hông lớn rất nhanh nên tạo rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc rất nhanh, hạn chế nạn lũ lụt. Hoa và quả của nó còn dùng để làm thuốc chữa bệnh hen. Lá có nhiều protein và vitamin, dùng làm thức ăn cho gia súc. Cây hông xen canh với các loại cây khác không ảnh hưởng đến năng suất, vẫn cho thu hoạch cao.
... và người dân hy vọng
Theo một số tài liệu thì Việt Nam cũng có một loài cây Paulownia, đó là Paulownia foruner. Chúng phân bố ở vùng độ cao 300 đến 1.000 m thuộc các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Cạn, Lạng Sơn... Trong dân gian, loại cây này được gọi là cây bao đồng, cây ngô đồng, cây hông.
Nhưng giống cây hông (Paulownia) mà chúng ta đang trồng bây giờ là do các nhà khoa học Australia lai tạo. Phải sau hơn hai trăm năm nghiên cứu họ mới tạo ra được giống cây rất quý giá này. Hiện nay cây Paulownia là loại cây có giá trị kinh tế cao nhất trong các loại cây lấy gỗ trên thế giới hiện có. Cây Paulownia đã được biết đến ở Trung Quốc hơn hai nghìn năm. Có hai mươi loài Paulownia đã được nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên cách đây hơn một nghìn năm, vào châu Âu, Nam Mỹ, Australia từ thế kỷ 19. Loài cây này đã được trồng rất thành công ở New Zealand, Australia, Mỹ, Trung Quốc...
Ngay sau hội thảo, tôi đã tìm gặp bà Nguyễn Thị Thái, Giám đốc Công ty TNHH Hưng Thành, có địa chỉ tại 47/37 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, TP Hồ Chí Minh là công ty độc quyền chuyên sản xuất giống cây hông tại Việt Nam. Suốt tuần nay bà Nguyễn Thị Thái cùng mấy anh em cán bộ công ty của bà đem giống cây lên Buôn Ma Thuột dự hội chợ.
Bà Thái đưa tôi đến một khách sạn gần đó và cho tôi xem những cây non đựng trong những chiếc hòm gỗ còn mới nguyên. Theo bà, phải giữ gìn cẩn thận như vậy vì khi còn non cây hông rất mềm, dễ bị héo khi gặp nắng, dễ bị gãy khi vận chuyển. Bà bảo, muốn trồng được loại cây này thì phải biết thương yêu và nâng niu cây, nghĩa là phải nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Trong một vài lần khi hướng dẫn người dân các địa phương trồng loại cây này bà đã không khỏi ngạc nhiên khi được biết có người trồng cây nào lên cây ấy, nhưng có người trồng thì bị chết đến một nửa. Lỗi đó dứt khoát không phải do sai về kỹ thuật mà là do tình cảm của người trồng đối với cây...
Bà Thái cho biết, loại cây này đã được trồng thí điểm ở các tỉnh Ðác Lắc, Hòa Bình, Phú Thọ... Ở đâu cây cũng lên rất tốt nhưng đất đỏ ba-dan là hợp hơn cả. Hiện bà Thái có một vườn ươm cây hông ngay cạnh dòng sông Sài Gòn. Có lần thấy cả người dân Cam-pu-chia cũng đến mua giống cây từ vườn ươm của mình, bà đã tìm hiểu và sang tận nước bạn tham quan. Thì ra ở Cam-pu-chia đã có cả rừng Paulownia, vì họ đã trồng trước mình từ lâu, thân cây đã rất to.
Hiện cây hông (Paulownia) đã được bắt đầu biết đến ở Việt Nam. Nhiều gia đình nông dân ở Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía bắc đã tìm đến với loại cây này. Trong những ngày ở Buôn Ma Thuột tôi được cùng bà Nguyễn Thị Thái đi đến một số gia đình nông dân để xem họ trồng. Mỗi cây con ươm ở Việt Nam chỉ bán với giá bảy nghìn đồng, còn nếu mua từ Australia thì phải tới bảy đô-la Mỹ, tức là khoảng một trăm mười hai nghìn đồng. Bà Nguyễn Thị Thái còn mở video cho tôi xem một số bộ phim của nước ngoài nói về cây Paulownia. Loại cây này đúng là sẽ nhanh chóng giúp cho nông dân ta làm giàu, bởi nó rất hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nước ta.
Có lẽ chẳng còn bao lâu nữa cây Paulownia sẽ trở nên quen thuộc với tất cả mọi người Việt Nam cũng giống như một số loại cây công nghiệp có giá trị cao từng du nhập từ nước ngoài như cao-su, cà-phê... Paulownia đang được thế giới cho là cây "chiến lược" của thế kỷ 21 trong việc phục hồi các cánh rừng đã bị tàn phá. Bởi vì nó là loại cây dễ trồng, dễ sống, lớn nhanh, có giá trị kinh tế cao, cho gỗ quý.
Trong chuyến công tác vừa qua tôi đã ghé thăm vườn ươm cây Paulownia của bà Nguyễn Thị Thái và Công ty TNHH Hưng Thành, và thật may mắn, tôi đã được sang cả Cam-pu-chia thăm cánh rừng Paulownia của bạn. Cây hông (Paulownia) đúng là cây thần tài, cây vàng, cây đô-la... bởi nó là cây đem tài lộc đến với mọi nhà. Tôi muốn gọi nó là cây hy vọng.
|
Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2025 VnVista.com |
![]() |
Bình luận
Unregistered
Unregistered
giá thị trường là vậy nhưng ở nước ta đầu ra cho cây chưa có, tại Tây Nguyên giá là 1tr/m3.
Unregistered
Unregistered
Unregistered
Unregistered
Unregistered
Unregistered
Unregistered