Trang chủ

Thông tin cá nhân

fcquangphuc.com.vn
Họ tên: FCQUANGPHUC
Nghề nghiệp: GIÁO VIÊN & TƯ VẤN TUYỂN SINH
Sinh nhật: 25 Tháng 12 - 1990
Nơi ở: ĐỘI 5_THỌ XUÂN_ĐAN PHƯỢNG_HÀ NỘI
Yahoo: tuvan_tuyensinh  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
TAP THE 9E2 DOAN KET NHE

Bạn bè
langtucodon90
langtucodon90
gaubeo_2061990
gaubeo_2061990
[email protected]
banglangtim@gmail.com
tram12
tram12
moon91
moon91
meoluoi_xiulazy
meoluoi_xiulazy
dungreal
dungreal
casaucon
casaucon
DoHuuXuanABac
DoHuuXuanABac
heoconk10e
heoconk10e
Xem tất cả





Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Tik Tik Tak

Thời tiết

Giá Vàng

Tỷ giá

Tin nhanh

 
Phòng trị sâu đục thân bưởi
 
 
Sâu đục thân bưởi thường đục cành nhỏ trên tán lá, rồi đục dần vào cành lớn, đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ, ngăn cản quá trình vận chuyển lưu thông dinh dưỡng và chất hữu cơ, làm cây bị rối loạn trao đổi chất, tán lá héo xanh, héo vàng và có thể làm cho cây bị chết.
 
 

    Sâu đục thân bưởi thường đục cành nhỏ trên tán lá, rồi đục dần vào cành lớn, đến thân và có loại đục vòng quanh gốc ăn lớp vỏ, ngăn cản quá trình vận chuyển lưu thông dinh dưỡng và chất hữu cơ, làm cây bị rối loạn trao đổi chất, tán lá héo xanh, héo vàng và có thể làm cho cây bị chết. Kinh nghiệm phòng, trị loại sâu đục thân hại bưởi như sau:


    Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali cho cây, tránh bón quá nhiều đạm hấp dẫn sâu đến phá hại. Định kỳ 15-20 ngày trong các tháng mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, kiểm tra tán cây, gốc cây để phát hiện sớm khi sâu hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

    Thường xuyên vệ sinh, nhặt sạch cỏ dại quanh gốc cây ít nhất cách gốc 50cm để dễ dàng phát hiện sớm vết sâu cắn và mùn gỗ, phân sâu thải ra bên ngoài, có biện pháp tiêu diệt kịp thời.

    Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1-2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80-100cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành (một loại xén tóc) đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây.

    Buổi tối 19-21 giờ thắp bóng điện sáng ở giữa vườn, xén tóc có tính hướng quang sẽ bay đến, dùng vợt bắt đem giết, hạn chế chúng đẻ trứng.

    Kinh nghiệm phát hiện và diệt sâu hại của những người làm vườn là: Sâu non của sâu đục thân tuổi nhỏ đục những cành tăm trên tán làm héo ngọn cành. Sâu đục dần xuống cành to và thân thải phân qua các lỗ đục ra ngoài. Sâu non đục gốc mới hại nhìn thấy một lớp mùn gỗ nhỏ màu nâu trắng bám vòng quanh gốc cây, lấy tay gạt lớp mùn cưa này thấy vết sâu ăn lỗ chỗ vỏ cây. Sâu còn nhỏ thường ở tuổi 1-3, kích thước bằng chiếc kim đến cái tăm, dài 3-10mm màu trắng sữa đến đỏ nâu. Khi thấy cành to của cây hay toàn cây cằn cỗi, lá chuyển sang màu vàng là lúc sâu tuổi lớn 4-5, đục sâu vào cành lớn, thân cây hoặc vòng quanh gốc, phân rơi nhiều quanh vết sâu đục; sâu non đẫy sức gần bằng chiếc đũa ăn cơm, dài 50-100mm, màu vàng ngà, chuẩn bị hoá nhộng trong lỗ đục ở thân hoặc gốc cây.

    Cách trị sâu: Khi phát hiện thấy sâu hại, bẻ cành tăm héo bắt sâKinh tẾ &Đôu non. Dùng mũi dao, ngọn mây hoặc dây phanh lụa xe đạp luồn quanh vết sâu đục chọc chết sâu ở thân cành hay gốc cây. Có thể hoà thuốc trừ sâu loại có tác dụng tiếp xúc mạnh với nồng độ cao 5-10%, độ độc với người thấp như: Sokupi 0,36AS; Sherpa 25EC; Abamectin 36EC…cho vào bơm tiêm nhỏ tiêm vào lỗ sâu đục để diệt sâu.

                                                 T/g: Bá Trung /Kinh Tế & Đô Thị


Cách phòng bệnh đốm rong hại bưởi
 
 
 

 

Hỏi: Gia đình tôi có một vườn bưởi rộng khoảng 2.000m2. Khi cây bưởi còn nhỏ, chúng phát triển bình thường, nhưng được hơn chục năm, cây bắt đầu có hiện tượng: mặt trên của lá già xuất hiện những vết đốm hình tròn, đường kính khoảng 1mm, mịn và hơi nhô lên khỏi bề mặt của lá, màu đỏ gạch, sau đó lớn dần lên. Những lá bị nặng thì vết này dày chi chít, làm cho lá rụng sớm. Trên thân và cành già cũng xuất hiện những đốm hình tròn hoặc bầu dục, kích thước, màu sắc giống như trên lá. Xin cho biết đó là bệnh gì? Cách phòng trị?

Nguyễn Sỹ Tuấn N (Biên Hoà - Đồng Nai) và các bạn ở Bến Tre.

 

Trả lời Qua mô tả, có thể vườn bưởi nhà bạn đã bị bệnh đốm rong, do một loài rong có tên là Cephaleuros viresens gây ra. Ngoài bưởi và những cây thuộc nhóm có múi khác như cam, quýt…, bệnh còn xuất hiện rất phổ biến trên ổi, chôm chôm, sầu riêng, nhãn, măng cụt, vú sữa...

 

Bệnh có thể xuất hiện và gây hại trên thân cây, cành già và lá già (hầu như không thấy trên các lá bánh tẻ và lá non), thỉnh thoảng cũng bắt gặp trên vỏ trái. Trên thân và cành già lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu xanh, sau đó lớn dần, có hình tròn hoặc hình bầu dục, trên vết bệnh có một lớp lông tơ mịn, màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch cua. Nếu nặng, từ gốc thân chính, cành già, bệnh leo lên phía trên, làm cho vỏ cành bị nứt, kém phát triển.

 

Trên lá, vết bệnh là những đốm tròn hoặc hơi tròn, hơi nổi lên cao hơn bề mặt của phiến lá một chút. Do có lớp rong phát triển nên nhìn giống như một lớp nhung mịn, màu nâu đỏ gạch cua. Vết bệnh chỉ xuất hiện ở mặt trên của lá, còn mặt dưới, nơi có vết bệnh ban đầu vẫn bình thường, về sau chuyển dần sang màu nâu đen do rong tấn công vào tế bào biểu bì làm hủy hoại mô lá. Nếu bị hại nặng, lá trở nên thô cứng và rụng sớm, cây còi cọc, phát triển kém.

 

Bệnh đốm rong thường xuất hiện và gây hại cây bưởi vào mùa mưa. Những vườn không được chăm sóc chu đáo (thiếu phân, thiếu nước, đất khô cằn) làm cho cây sinh trưởng kém, những vườn trồng quá dày làm cho vườn cây luôn rậm rạp, không thông thoáng... thường bị bệnh gây hại nhiều hơn.

 

Để hạn chế tác hại của bệnh các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau:

 

- Không nên trồng bưởi quá dày.

 

- Thường xuyên tỉa bỏ cành, lá già đã bị bệnh nặng phía dưới gốc, cành bị sâu bệnh, cành nằm bên trong tán không có khả năng cho trái đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh, đồng thời làm cho vườn có độ thông thoáng.

 

- Bón phân cân đối và đầy đủ cho vườn cây, không nên phun phân bón lá định kỳ, dễ làm cho trái bị nhiễm bệnh, tưới nước đầy đủ để đảm bảo đất luôn đủ ẩm, chăm sóc chu đáo, phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh... để cây luôn phát triển tốt.

 

- Có thể dùng một trong vài loại thuốc như: COC 85, Booc đo 1‰, Đồng Oxyclorua, Copper-B, Copper-Zinc 75WP, Kocide, Champion... pha đặc quét lên thân, cành già mỗi năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

 


    

 
 

 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com