Trang chủ

Thông tin cá nhân

fcquangphuc.com.vn
Họ tên: FCQUANGPHUC
Nghề nghiệp: GIÁO VIÊN & TƯ VẤN TUYỂN SINH
Sinh nhật: 25 Tháng 12 - 1990
Nơi ở: ĐỘI 5_THỌ XUÂN_ĐAN PHƯỢNG_HÀ NỘI
Yahoo: tuvan_tuyensinh  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
TAP THE 9E2 DOAN KET NHE

Bạn bè
langtucodon90
langtucodon90
gaubeo_2061990
gaubeo_2061990
[email protected]
banglangtim@gmail.com
tram12
tram12
moon91
moon91
meoluoi_xiulazy
meoluoi_xiulazy
dungreal
dungreal
casaucon
casaucon
DoHuuXuanABac
DoHuuXuanABac
heoconk10e
heoconk10e
Xem tất cả





Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Tik Tik Tak

Thời tiết

Giá Vàng

Tỷ giá

Tin nhanh

   Trong: CHĂN NUÔI
 
Quy Trình Nuôi Ba Ba Thương Phẩm
 
 
 

 

1. Công trình ao, bể nuôi :

- Các ao, bể xây dựng để nuôi ba ba bố mẹ đều có thể sử dụng để nuôi ba ba thịt hoặc kết hợp nuôi ba ba sinh sản với ba ba thịt.

- Ngoài ra còn có một số điểm khác :

+ Bể nuôi ba ba thịt có thể nhỏ hơn 50-100m2 (do điều kiện hạn chế về vốn và đất).

+ Có thể nuôi trong các ao đất rộng trên 200m2 - 1.500m2, bờ ao không nhất thiết phải xây, nhưng quanh ao phải có tường bảo vệ chắc chắn (chú ý hệ thống bể, ao xây dựng theo hình chữ nhật, chiều sâu từ 1,5 - 2m, giữ được mức nước 1-1,2m).

2. Thời gian nuôi :

2.1. Nuôi trong vòng 1 năm :

- Cỡ giống 100-300g, nuôi từ tháng 3, 4 đến cuối năm thu hoạch từ 0,4 - 0,8kg/con, những con lớn trội đạt 1kg.

- Cỡ giống 50g - 100g, nuôi từ tháng 8, 9, 10 năm trước đến cuối năm sau thu hoạch cỡ 0,5 - 1kg/con.

2.2. Nuôi chu kỳ 1,5 - 2 năm :

Nuôi hết năm đầu chưa thu hoạch giữ lại nuôi tiếp 6 tháng đến 1 năm, cỡ thu đạt 1-1,5kg/con.

3. Mật độ nuôi : Có thể thả mật độ tối đa như sau :

- Cỡ 50-100g thả 10-15 con/m2 tương ứng 1 kg/m2

- Cỡ 100-150g thả 7-10 con/m2 tương ứng 1 kg/m2

- Cỡ 150-300g thả 4-5 con/m2 tương ứng 1 kg/m2

- Cỡ 300-500g thả 2-3 con/m2 tương ứng 1 kg/m2

Trên thực tế, tuỳ theo điều kiện về nguồn vốn, qui mô diện tích nuôi, điều kiện cấp nước, thay nước, trình độ kỹ thuật… có thể áp dụng thả dao động từ 0,1 - 1kg/m2 hoặc 1-2 con/m2.

4. Chất lượng con giống :

Ba ba giống phải béo khoẻ, da bóng, cơ thể hoàn chỉnh, không bị xây xát, không bệnh tật. Nếu mua giống từ nơi khác về nuôi, phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc con giống tránh mua phải loại giống còi cọc, giống đã nhiễm bệnh, giống đã bị ốm do quá trình đánh bắt, vận chuyển không đảm bảo kỹ thuật, nên thả giống cùng cỡ trong một ao nuôi.

5. Thức ăn và cách chăm sóc :

5.1. Thức ăn và cách cho ăn :

- Thức ăn tươi : Gồm các loại cá, tôm tép, cua, ốc, hến, giun đất, nhộng tằm, các loại thịt phế phẩm rẻ tiền… thức ăn cỡ nhỏ cho ăn cả con. Thức ăn to cần chế biến vừa cỡ miệng để ba ba ăn được đều, cho ăn tươi, rửa sạch trước khi cho ăn; không nên dùng thức ăn ôi thiu, cá đông lạnh, thức ăn mặn (có nhiều muối). Hệ số thức ăn từ 15-18/l, tuỳ theo chất lượng cá sử dụng.

- Thức ăn chế biến tổng hợp : Sử dụng theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Hệ số thức ăn có lạo đạt 1,4-1,6/l, có loại đạt 2-2,5/l hoặ cao hơn do chất lượng sản xuất giữa các nơi khác nhau.

- Cho ăn đảm bảo 04 định về : chất lượng thức ăn, liều lượng, thời gian và địa điểm cho ăn; ngày cho ăn từ 1-2 lần.

- Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày trung bình bằng 4-5% trọng lượng ba ba trong ao, nhưng cần theo dõi để điều chỉnh phù hợp với điều kiện thời tiết từng ngày, từng mùa và điều kiện chất nước. Nước sạch mát, nhiệt độ nước 25-30oC thì cho ăn 6-8%; nước nóng, bẩn hoặc lạnh (dưới 15oC) ba baơ ít ăn hoặc không ăn. Những ngày nắng ấm kéo dài trong mùa đông (trên 20oC) ba ba vẫn ăn khá.

5.2. Chăm sóc và quản lý :

- Cho ẳn và theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp hàng ngày

- Làm vệ sinh nơi cho ba ba ăn, vớt bỏ thức ăn thừa hoặc rác bẩn

- Phát hiện và xử lý kịp các chỗ ba ba có thể đi mất

- Thay nước đảm bảo nước trong ao luôn sạch sẽ. Diện tích nuôi nhỏ, mật độ nước cao, nhiệt độ nước cao, cần thay nước hàng ngày hoặc 3-4 ngày thay toàn bộ 1 lần. Khi thay nước cần nhẹ nhàng, tránh làm ba ba sợ hãi. Nếu dùng máy hút vẩn cận hàng ngày cho ao nuôi ba ba, có thể giảm bớt được số lần thay nước.

- Chống nắng và chống rét : Những ngày nhiệt độ lên cao trên 33oC cần tìm các biện pháp hạ nhiệt độ nước ao nuôi. Những ngày nhiệt độ lạnh 10-12oC cần có các biện pháp che chắn chống lạnh và tăng nhiệt độ nước ao (nếu có điều kiện).

- Theo dõi ba ba bị bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.

6. Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở ba ba :

6.1. Phòng bệnh :

- Loại bỏ những con bệnh, bị thương, xây xát…

- Trước khi thả ba ba vào bể nuôi cần tắm ba ba bằng nước muối ăn 3-5% trong thời gian 30-60 phút để phòng bệnh ký sinh đơn bào.

- Trước khi thả giống phải tẩy dọn ao, bể sạch sẽ. Cuối vụ nuôi hoặc sau khi nuôi một thời gian thấy lớp cát bùn dưới đáy bị thối bẩn nhiều, cần làm sạch lớp bùn thối đáy ao, rắc vôi sống 10-15kg/100m2 đáy ao để khử côn trùng.

- Quá trình nuôi cần định kỳ thay nước, không để nước bị thối bẩn. Nếu điều kiện công trình nuôi có nhược điểm khó áp dụng thay nước thường xuyên và triệt để, nên bổ sung biện pháp định kỳ khử trùng nước bằng vôi, với lượng 1,5-2kg vôi bột/100m2 nước, 10-15 ngày 1 lần, ao nuôi thưa ít bẩn có thể 30 ngày 1 lần.

- Khi thấy ba ba bị bệnh cần phải nhốt riêng con bị bệnh để chữa trị kịp thời, đồng thời tăng cường xử lý vệ sinh môi trường ao nuôi. Các bệnh thường gặp và gây hại nhất là bệnh nấm thuỳ mi, bệnh ký sinh đơn bào và bệnh viêm loét do nhiễm khuẩn.

6.2. Trị bệnh :

* Bệnh nấm thuỳ mi : Trên đầu, da, cổ, chân ba ba xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có các sợi nấm, sau vài ngày sợi nấm phát triển thành búi trắng như bông.

+ Trị bệnh : Tắm cho ba ba bằng sun phát đồng với nồng độ 8g/m3 hoặc thuốc tím nồng độ 20g/m3. Mỗi ngày tắm 1 lần/30 phút, làm liên tục trong 1 tuần.

* Bệnh viêm loét do vi khuẩn (bã đậu) : Da ba ba không bình thường, mắt xuất huyết màu đỏ, móng chân cụt, cơ thể gầy yếu. Xuất hiện các vết loét với hình dạng và kích cỡ nhất định, rất dễ nhìn thấy ở đầu, cổ, xung quanh phần mềm của mai, ở trên mai phần bụng của ba ba. Miệng loét thường xuất huyết. Một số vết loét có thể đóng kín, nếu khêu vết loét ra có thể nhìn thấy những cục trắng như bã đậu.

+ Trị bệnh : Tắm cho ba ba bằng thắôc Oxytetracyline, Furazolidone với lượng 2-50mg/l trong 6-12 giờ một ngày, thực hiện liên tục 3-5 ngày liền. Hoặc dùng kháng sinhởtonj với mỡ lợn bôi trực tiếp trên các vết loét, để ba ba ở trên cạn từ 30-60 phút, sau đó mới thả trở lại nước. Một tuần thực hiện bôi thuốc 3 lần, cách một ngày bôi một lần. Nếu bệnh nặng thì phải cậy vảy và lấy hết kén ra sau đó lau sạch vết thương, rắc thuốc kháng sinh đã tán thành bột và bôi thuốc ra bên ngoài. Phải nhốt ba ba trên cạn có thể từ 2-3 ngày liên tục nhưng phải giữ độ ẩm.

                                                                      Kĩ sư : Hoàng Tiến Minh

 

 

 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com