Trang chủ

Thông tin cá nhân

fcquangphuc.com.vn
Họ tên: FCQUANGPHUC
Nghề nghiệp: GIÁO VIÊN & TƯ VẤN TUYỂN SINH
Sinh nhật: 25 Tháng 12 - 1990
Nơi ở: ĐỘI 5_THỌ XUÂN_ĐAN PHƯỢNG_HÀ NỘI
Yahoo: tuvan_tuyensinh  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
TAP THE 9E2 DOAN KET NHE

Bạn bè
langtucodon90
langtucodon90
gaubeo_2061990
gaubeo_2061990
[email protected]
banglangtim@gmail.com
tram12
tram12
moon91
moon91
meoluoi_xiulazy
meoluoi_xiulazy
dungreal
dungreal
casaucon
casaucon
DoHuuXuanABac
DoHuuXuanABac
heoconk10e
heoconk10e
Xem tất cả





Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Tik Tik Tak

Thời tiết

Giá Vàng

Tỷ giá

Tin nhanh

   Trong: TIN TỨC LỚP 9E2
 
Loi cam on va muc luc chua co!

BÁO CÁO TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

 
Bích Sơn là một xã nằm ở trung tâm của huyện Việt Yên và được xác định như sau:
Phía Bắc giáp với xã Minh Đức của huyện Việt Yên
Phía Nam giáp với xã Quảng Minh của huyện Việt Yên
Phía Tây giáp với hai xã Tự Lạn và Trung Sơn
Phía Đông giáp với xã Hồng Thái và TT Bích Động
Xã Bích Sơn gồm có 7 thôn đó là thôn Tự, thôn Vàng, thôn Đồn Lương, thôn Kiểu, thôn Văn Xá, thôn Thượng, thôn Tăng Quang.Ngoài 7 thôn đã nêu trên địa bàn của xã còn có trường chuyên nghiệp đó là trường CĐNL.
1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC VĂN HOÁ, GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Đảng bộ và nhân dân xã Bích Sơn coi “ giáo dục là quốc sách hàng đầu” nên hàng năm các cấp ủy chính quyền rất quan tâm đến mục tiêu giáo dục của xã nhà, đại đa số nhân dân ủng hộ xây dựng cho sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển tốt.
Bích Sơn có 3 nhà trường: Mầm non, tiểu học, THCS cả 3 nhà trường đều đạt chuẩn quốc gia trong đó trường tiểu học Bích Sơn được công nhận là trường chuẩn quốc gia cấp hai.
Địa phương Bích Sơn có phong trào khuyến học sâu và rộng tất cả các xã đều có quỹ khuyến học, phong trào học tập diễn ra sôi nổi ở các dòng họ.
Là địa phng có phong trào văn hoá văn nghệ phát triển mạnh nhất là thôn Tự, thôn Tăng Quang.Có phong trào thể dục thể thao như bóng đá, bóng bàn, cầu lông. Các làng nghề đều được công nhận là làng văn hoán như làng Vàng, Tăng Quang nhiều năm được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh vì vậy mà Bích Sơn là một địa phương mạnh về phát triển văn hoá và nó thúc đẩy phong trào giáo dục, thúc đẩy các em học sinh tiến bộ hơn.
    
        2. VIỆC TRIỂN KHAI LUẬT PHỔ CẬP TIỂU HỌC, CÔNG ƯỚC BẢO VỆ QUYỀN LỢI TRẺ EM
Cho đến nay việc triển khai luật phổ cập tiểu học và phổ cập đúng độ tuổi đã hoàn thành.
Đã triển khai nội dung của công ước bảo vệ trẻ em trên địa bàn xã và trong các nhà trường.
Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em xã đã có những hoạt động tích cực để chăm lo quyền lợi của các em, kết hợp các nhà trường trong việc giáo dục các em. Hàng năm đã tiến hành tặng quà thăm hỏi trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Qua đây ta thấy công ước bảo vệ quyền trẻ em đã được phổ biến và thực hiện tương đối trên địa bàn xã như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em có đầy đủ sức và trí để học tập.
3. CÔNG TÁC XOÁ MÙ CHỮ, GIÚP ĐỠ HỌC SINH NGHÈO
Địa phương kết hợp với nhà trường đã mở được những lớp học bổ túc văn hoá nhằm xoá mù chữ cho các em không đựoc đến trường hoặc vì một lý do nào đó phải bỏ học sớm. Chính vì vậy mà đối tượng mù chữ trên địa bàn huyện chiếm tỷ lệ thấp.
Trong công tác giúp đỡ học sinh nghèo thì đã có sự kết hợp giữa nhà trường, đoàn thanh niên, ban dân số gia đình và trẻ em, hội chữ thập đỏ. Nhằm giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn.
Hàng năm địa phương kết hợp với nhà trường tổ chức phong trào tặng quà cho học sinh nghèo vào cac dịp như tết nguyên đán, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6, rằm trung thu 15/8 với số lượng từ 20-25 học sinh có giá trị bằng tiền mặt là từ 7-8 triệu đồng.
Được sự quan tâm và giúp đỡ của chính quyền địa phương các em gặp hoàn cảnh khó khăn đã cố gắng vươn lên học tập tốt hơn.
4. VIỆC TỔ CHỨC, VIỆC ĐẠI HỘI GIÁO DỤC CẤP XÃ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO DỤC
Địa phương xã Bích Sơn đã tiến hành tổ chức đại hội giáo dục cấp xã theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần và đã thành lập ra hội đồng giáo dục. Do đồng chí phó chủ tịch làm chủ tịch hội đồng
Hội đồng giáo dục hoạt động khá đều tay và có hiệu quả. Đã phối hợp được tất cả các lực lượng  giáo dục trong xã hội.
Hội đồng giáo dục xã đã tham mưu cho địa phương xây dựng môi trường giáo dục, cơ sở vật chất cho nhà trường.
Công tác khuyến học được duy trì và phát triển ở các thôn và trong các nhà trường. Duy trì tốt hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường và ở từng thôn.
Vào tháng 7, 8 hàng năm hội khuyến học có phần thưởng khuyến khích học sinh từ cấp I đến cấp III có thành tích xuất sắc trong học tập và tặng quà cho các học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học.
Quỹ khuyến học hàng năm lên tới 17800000 đồng và khen thưởng cho học sinh có thành tích hết 14200000đồng.
Chỉ đạo hoạt đông hội phụ huynh của các nhà trường phối hợp với các nhà trường và động viên các phong trào học tập.
5 SỰ ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC CỦA ĐỊA PHƯƠNG, VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC.
Bích Sơn là một trong số ít xã có 3 trường đều là trường chuẩn quốc gia đó là: Trường mâm non Bích Sơn, tiểu học Bích Sơn, THCS Bích Sơn  trong đó trường tiểu học Bích Sơn được công nhận là trường chuẩn quốc gia cấp hai
Các trường đều được công nhận nhà trường tiên tiến, riêng trường tiểu học đựoc nhà nước tặng huân chương lao động hàng nhì. trước những kết quả vừa đạt được trên thì trong những năm vừa qua xã Bích Sơn đã có sự quy hoạch đầu tư xây dựng một cách đồng bộ về cơ sở vật chất của trường THCS.
Trường có các phòng học kiên cố, trong các phòng học có tất cả các phương tiện, thiết bị để phục vụ cho việc dạy tốt và học tốt như bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đen, bảng phụ, máy chiếu trong, phấn…
Trong trường có các phòng làm việc, các công trình phụ đều được đầu tư  để đáp ứng phong trào học tập cũng như là đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhà trường. Hàng năm số tiền đầu tư nhu cầu trên khoảng 4-5 tỷ đồng.
Địa phương đã thật sự quan tâm và đầu tư rất lớn đến hoạt động và giáo dục của con em trong toàn xã. Cơ sở vật chất được địa phương đầu tư xây dựng và tu bổ hàng năm đã đáp ứng được yêu cầu cho dạy và học.
6. SỰ QUAN TÂM CHĂM SÓC CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC THẦY CÔ GIÁO
Bích Sơn là  một xã có truyền thống “tôn sư trọng đạo”chính vì vậy mà chính quyền địa phương đã hết sức quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho các thầy, cô giáo trong trường.
Địa phương rất tôn trọng các thầy, cô giáo và việc làm của nhà trường hàng năm tổ chức tôn vinh các thầy, cô giáo có thành tích tiêu biểu vào các dip 20/11. Quan tâm đến việc phát triển đảng trong nhà trường.Hàng năm nhà trường kết nạp đảng được từ 2-3 đồng chí.
Địa phương đã trang bị khá đầy đủ các phương tiện, thiết bị cho các thầy, cô giáo làm việc như bàn ghế, quạt, nước uống, phòng làm việc…
Được sự quan tâm và động viên kịp thời của chính quyền địa phương nên các thầy, cô giáo những thế hệ trồng người càng tích cực phấn đấu dạy tốt để trồng được nhiều thế hẹ trẻ cho địa phương vững bước, có đầy đủ sức, chí để ngày mai lập nghiệp xây dựng đất nước.
7. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ TỒN TẠI TRONG SỰ PHẤN ĐẤU XÃ TIÊN TIẾN VỀ GIÁO DỤC
Với sự quan tâm đầu tư của địa phương nên đã thu được những kết quả rất đáng mừng.
Xây dựng tốt môi trường giáo dục, phát huy đựơc các lưcl lượng giáo dục.
Các nhà trường đều đạt chuẩn quốc gia
Thanh niên không mắc các tệ nạn xã hội
Đã làm tốt công tác phổ cập THCS và tiểu học
Hàng năm số học sinh giỏi tăng cao, đặc biệt không còn học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp THCS và đỗ vào cấp III cao hơn năm trước.
Hội đồng giáo dục của xã hoạt động tích cực tham mưu tốt cho địa phương để  phát ttiển hoạt động của hội đồng giáo dục trong những ngày qua.
Địa phương đã tích cực đầu tư kinh phí xây dựng các trường chuẩn quốc gia
Chính quyền địa phương đã chỉ đạo các ban nghành đoàn thể, các thôn phối hợp với các nhà trường để làm giáo dục.
Địa phương xã Bích Sơn đã nhiều năm được tỉnh và trung ương tặng bằng khen là địa phương có phong trào phát triển.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì xã vẫn còn một số tồn tại mà cụ thê là
Mặc dù giáo dục của địa phương rất mạnh nhưng chất lượng giáo dục của các thôn không đồng đều, sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ.
Diện tích của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu và quy mô trong yêu cầu mới của giáo dục
Phong trào khuyến học trong các dòng họ chưa mạnh tệ nạn xã hội ngày càng tăng, học sinh vẫn còn lười học, sự quan tâm của địa phương và phụ huynh học sinh chưa thường xuyên và kịp thời đến từng học sinh. Nhiều phụ huynh vẫn còn giao phó việc học tập của con em mình cho nhà trường và thầy, cô giáo
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
 
1. VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Trường THCS là cầu nối kiến thức giữa bận tiểu học và bậc trung học phổ thông. Với mục tiêu đào tạo đó là đào tạo ra con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành  và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh cũng cố và phát triển những kết qủa của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cộc sống lao động.
Với quan niệm nhà trường phổ thông cơ sở là cầu nối giữa hai bậc học tiểu học và đại học.Nên trường THCS trước tiên phải:
Củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, tiếp tục hình thành cho học sinh nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có học vấn phổ thông cơ bản, có hiểu biết ban đầu về một nghề đơn giản để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống.
Muốn cho học sinh phát triển, trước tiên bậc THCS cần phải củng cố và phát huy kết quả của giáo dục tiểu học. Đó chính là cơ sở để giáo dục trung học cơ sở phát huy tác dụng của mình hay nói một cách khác thì mục tiêu giáo dục THCS là hình thành ở học sinh những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cơ bản, làm cơ sở để tiếp tục học tập lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Thông qua quá trình giáo dục ở trường THCS với nhiều hoạt động khác nhau nhưng tất cả các hoạt động đó đều nhằm đảm bảo cho học sinh tốt nghiệp ở cấp này có được phẩm chất và năng lực.
Để đạt được mục tiêu đó thì nhà trường đã đề ra một số chỉ tiêu của năm học 2008-2009 cụ thể như sau:
1.1 Công tác phát triển
Duy  trì sỹ số đạt 100%
Tuyển sinh vào lớp 6: 89 HS đạt tỷ lệ 100%
Số lớp 12 lớp: Có tổng số học sinh là 393 HS
1.2. Chất lượng giáo dục toàn diện
1.2.1 Giáo dục đạo đức
Loại tốt:                        61.5%
Loại khá:                       32.7%
Loại trung bình:            5.8%
1.2.2 Giáo dục văn hoá khoa học
Loại giỏi:                      6.6%
Loại khá:                       42.2%
Loại trung bình:            3.5%
Học sinh lên lớp thẳng: 96.5%
Học sinh đỗ tốt nghiệp lần 1: 96.4%
Học sinh thi vào cấp III: Xếp thứ 3 toàn huyện
* Học sinh giỏi các cấp
Văn hoá cấp huyện: Xếp thứ 3
Thi giải toán casio: Xếp thứ 4
Thi TBTN: Xếp thứ 3
Thi tin học: Xếp thứ 3
1.2.3  Giáo dục thể chất
Cấp huyện: 20 giải
Cấp tỉnh: 4 giải
Phấn đấu ở tốp đầu về giải thể dục thể thao và công tác giáo dục thể chất
1.2.4. Xây dựng đội ngũ giáo viên
Giáo viên giỏi cấp trường 15 người
Giáo viên giỏi câp huyện 7 người
Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 9 người
1.2.5 Danh hiệu thi đua
Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh
Trường tiên tiến xuất sắc
Công đoàn vững mạnh xuất sắc
Đoàn đội vững mạnh xuất sắc
 
2.  NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA BẬC GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Giáo dục THCS là giáo dục và giảng dạy cho thiếu niên lứa tuổi từ 11-15. Là bậc học nối tiếp của bậc tiểu học chuẩn bị thi vào cấp III, học nghề hoặc đivào laođộng sản xuất.
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường các em sẽ được học 14 môn học. Ở lứa tuổi này học sinh THCS là lứa tuôi đang tự khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu có kinh nghiệm sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể, tuy nhiên vẫn là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng định mình nhưng chưa đủ độ chín về mặt kinh nghiệm, tri thức. Xuất phát từ những đặc điểm đó về tâm lý lứa tuổi việc định hướng giáo dục cho các em là rất cần thiết.
3. SỰ TIẾP CẬN NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
Năm học 2002-2003 theo nghị quyết 40, 41 Quốc hội thực hiện việc đổi mới chương trình SGK
Đổi mới nội dung chương trình SGK
Đổi mới về phương pháp dạy học
Đổi mới về kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh
Đổi mới thiết bị dạy học và công tác quản lý trong dạy học với quan điểm thầy giữ vai trò chủ đạo, trò giũ vai trò chủ động với sự thay đổi này đã chống được phương pháp dạy học cũ.
Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, khuyến khích giáo viên soạn và giảng bài bằng máy chiếu projector mỗi tuần ít nhất 1 tiết.
Với chủ đề năm học là : “ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công tác tài chính, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Bắt đầu từ năm học 2005-2006 bộ giáo dục phát động cuộc vận động “ hai không” với bốn nôi dung. Cùng với đó là cuộc vân động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cuộc vận động của công đoàn Việt Nam.
Mỗi thầy cô là một tấm gương về tự giác và sáng tạo. Nhằm đạt được mục tiêu dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất và chất lượng thực chất.
Thực hiện nguyên lý giáo dục là học đi đôi với hành. Giáo dục  kết hợp với đới sống sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn giáo dục. Nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
4. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
Việc chỉ đạo hoạt động dạy và học được nhà trường thực hiên theo chương trình của sở giáo dục và đào tạo ban hành.
Xây dựng hệ thống kế hoạch chỉ đạo các hoạt động phục vụ cho kế hoạch dạy và học như kế hoạch về đoàn, kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, kế hoạch tổ chuyên môn, cá nhân,…
Phải tiến hành khảo sát để xây dựng các chỉ tiêu
Phải thực hiện theo chương trình thời khoá biểu
Tiến hành chỉ đạo để nâng cao chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn
Tiến hành thực hiện theo quan điểm của nghành là: Tích cực thực hiện cuộc vận động “ hai không” và cuộc vận động làm theo tấm gương Hồ Chí Minh.
Tiến hành đổi mới về công tác quản lý. Coi trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo một cuộc điều tra cho thấy 70% thành công hay thất bai là do công tác quản lý và đội ngũ giáo viên là người quyết định chất lượng của dạy và học.
   Người thầy phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy và không ngừng nâng cao chất lượng phẩm chất đạo đức và năng lực của mình đẩy mạnh hoạt động tự học và tự bồi dưỡng.
Nghiêm túc thực hiện về quy chế chuyên môn sử dụng đồ dùng có hiệu quả, soạn giáo án, giảng bài, chuẩn bị lêm lớp. Thực hiện kiểm tra chấm , chữa bài cho học sinh.
Phải giáo dục động cơ thái độ học tập cho học sinh một cách đúng đắn. Trường là nơi rèn luyện tu dưỡng đạo đức và hành trang để sau này có thể vững vàng bước vào đời. Chứ không phải trường là nơi để vui chơi. Ở lứa tuổi này các em đang ở trạng thái muốn trở thành người lớn, muốn bắt chước và muốn tham gia vào các hoạt động để tự khẳng định mình. Chính vì vậy mà người giáo dục cần phải định hướng xác định uốn nắn các em ngay từ đầu để các em ý thức được việc tu dưỡng, rèn luyện của mình. phải làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp, trong lớp học không được mất trật tự, đánh nhau, phải chú ý nghe giảng và chép bài đầy đủ.
Tổ chức hoạt  động và học có tính hấp để thu hút học sinh tạo ra sự hứng thú trong học tập của học sinh, phải chú ý phương pháp nêu vấn đề, để cho các em tích cực suy nghĩ, dạy học được coi là khoa học và cũng là nghệ thuật.
Từng bước thực hiện có hiệu quả của cuộc vận “hai không” để từng bước khắc phục những thiếu sót trong giáo dục để giáo dục để giáo dục phải thực chất, tránh hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp.
5.  HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM
Trong mỗi trường học đều có một hội đồng sư phạm bao gồm tất cả các thành viên trong nhà trường. Trong hội đồng sư phạm gồm có nhiều ban, nhiều tổ chức như: Hội đồng trường thành phần gồm đại diện ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên, cha mẹ học sinh.
Hội đồng trường có đại diện đảng, có chủ tịch hội đồng và thư ký. Hội đồng trường được uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định thành lập có tính pháp quy.
Hoạt động sư phạm của nhà trường gồm nhiều ban như: Ban khen thưởng, kỷ luật, ban văn thể, hội phụ huynh học sinh, hội chữ thập đỏ. Những ban này đều được hoạt động theo điều lệ nhà trường và tuân theo các văn bản pháp luật của nhà nước.
Nhiệm vụ: Đào tạo bồi dưỡng học sinh ở bậc THCS nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Hội đồng sư phạm của trường mỗi tháng họp một lần để thực hiện công việc đó là nhận xét những kết quả đạt được và những tồn tại của tháng trước và đề ra cho kế hoạch tháng sau.
Chức năng: Hội đồng sư phạm là tổ chức tham mưu cho hiệu trưởng về các hoạt động của nhà trường.
6.  HOẠT ĐỘNG THI ĐUA CỦA NHÀ TRƯỜNG
Đây là công tác quan trong để thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường. Các phong trào thi đua được phát động theo chủ điểm của từng tháng cụ thể như:
Tháng 9: Phong trào thi đua kỷ niệm ngày Bác Hồ gửi thư cho học sinh
Tháng 10: Kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
Tháng 11: Kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam 20/11
Tháng 12: Thi đua chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
Phong trào thi đua theo chủ điểm bao gồm các hoạt động về tư tưởng, đạo đức thực hiện các phong trào hoạt động học đến các hoạt động dạy, văn nghệ thể thao, giáo dục thậm mỹ.
Trong mỗi hoạt động thi đua phân công người phụ trách thực hiện, tổ chức kiểm tra, giám sát điều chỉnh nội dung thi đua nếu cần thiết. Đồng thời phát hiện ra những nhân tố tích cực để phát huy ở lần sau  và kịp thời khắc phục những yếu kém trong các hoạt động của nhà trường.
Hàng năm đều tiến hành tổng kết các phong trào thi đua vào dịp tổng kết năm học trong hội đồng nhà trường, tổ chuyên môn, các đoàn thể và trong các lớp.
Nhà trường có hội đồng thi đua khen thưởng bao gồm: Hiệu trưởng, Hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, bí thư chi bộ, bí thư đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội.
Chức năng: Tư vấn về công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường.
7. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, BỘ MÁY LÃNH ĐẠO CÁC ĐOÀN THỂ
7.1. Hệ thống tổ chức lớp học.
Học sinh được chia theo lớp mỗi lớp có số học sinh nhỏ hơn 45 người. Trong mỗi lớp có mộ lớp trưởng và 1-2 lớp phó do tập thể bầu.
Mỗi lớp được chia thành nhiều tổ có thể từ 3-4 tổ. Mỗi tổ có một tổ trưởng, một tổ phó do tập thể lớp hoặc do tổ bầu ra.
Toàn trường có 393 học sinh trong đó có 193 học sinh nữ và 200 học sinh nam được chia thành 12 lớp cụ thể
Khối 6: Có 3 lớp có tổng số học sinh là 89 HS
Khối 7: Có 3 lớp có tổng số học sinh là 74 HS
Khối 8: Có 3 lớp có tổng số học sinh là 120 HS
Khối 9: Có 3 lớp có tổng số học sinh là 110 HS
Toàn trường có 10 học sinh lưu ban, 8 học sinh là con thương binh, bệnh binh, 6 học sinh khuyết tật, 27 học sinh thuộc hộ nghèo.
*Về chất lượng đạo đức
Tốt                     48.6%
Khá                    34.1%
Trung bình         12.7%
Yếu                    4.6%
* Học lực
Giỏi                   36%
Khá                    39.2%
Trung bình         48.3%
Yếu                    8.9%
7.2. Hệ thống tổ chức nhà trường
Đội ngũ cán bộ nhà trường bao gồm 30 người trong đó 25 cán bộ là nữ. Giáo viên đứng lớp của trường có đủ về số lượng và cơ cấu các môn như sau: Có 6 giáo viên dạy môn toán, 5 giáo viên dạy môn văn, 3 giáo viên dạy môn anh văn còn lại mỗi môn do một giáo viên đảm nhiệm.
Chất lượng đội ngũ nhìn chung giáo viên có phẩm chất đạo đức, có trách nhiệm, có 15 giáo viên đạt danh hiệu là giáo viên dạy giỏi cấp trường, 7 giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Nhà trường có một chi bộ gồm 14 đảng viên
Tổ chức chuyên môn
Trường có hai tổ chuyên môn đó là tổ tự nhiên và tổ xã hội mỗi tổ có một tổ trưởng và một tổ phó do hiệu trưởng quyết định và giao nhiệm vụ vào đầu năm học, nhiệm vụ của tổ chuyên môn hoạt động theo điều lệ của trường phổ thông.
Tổ khoa học tự nhiên gồm có 15 người trong đó có
Cô: Nguyễn Thị Minh Nguyệt làm tổ trưởng
Cô: Hoàng Thanh Loan làm tổ phó
Tổ khoa học xã hội có 15 người trong đó có:
Cô: Đỗ Thị Quyên làm tổ trưởng
Cô: Đỗ Thị Nga làm tổ phó
Cả hai tổ chuyên môn đều thực hiện nhiệm vụ :
Xây dựng kế hoạch giảng dạy những môn trong tổ mình phụ trách
Tổ chức các hoạt động chuyên môn nâng cao chất lượng giảng dạy
Tham gia xét kỷ luật, khen thưởng thành viên trong tổ
Tổ văn phòng: Chỉ có trong các trường học lớn riêng trường THCS Bích Sơn không có tổ này.
Bộ máy lãnh đạo của nhà trường gồm có hiệu trưởng, hiệu phó.
Tổ chức đảng: Trong các nhà trường thì có tổ chức đảng gọi là chi bộ có nhiệm vụ chỉ đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường.
Các đoàn thể gồm các tổ chức công đoàn, các cán bộ công chức và người lao đông trong nhà trường.
Tổ chức đoàn thanh niên: Trong trường gọi là chi đoàn ở trường lớn gọi là đoàn trường.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh người đứng đầu là tổng phụ trách đội cạnh đó có ban chỉ huy liên đội của từng lớp gọi là chi đội.
Ngoài ra trong nhà trường còn có hội đồng và các hội khác như hội đồng trường gồm: Hiệu trưởng, hiệu phó, bí thư chị bộ đoàn thanh niên, đại diện tổ chuyên môn, đại diện phụ huynh học sinh, đội thiếu niên
Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm, hội chữ thập đỏ, một số ban như ban đại diện cha mẹ học sinh, ban văn thể.
8. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
Môi trường giáo dục bao gồm trường học, gia đình và xã hội tạo thành môi trường giáo dục. Môi trường giáo dục đóng vai trò là yếu tố quyết định gián tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện được trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động cá nhân để cá nhân hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Hội đồng giáo dục mỗi năm họp hai lần để đánh giá sự phối hợp trong công tác giáo dục, đánh giá hiệu quả của công việc, phối hợp ba môi trường để tham mưu cho đảng, chính quyền các chủ trương cho giáo dục.
Ở từng xã hoạt động giáo dục của xã bao gồm các đại diện của đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương có đại diện của nhà trường và phụ huynh học sinh.
Địa phương xã Bích Sơn đã tiến hành đại hội giáo dục theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Đã tiến hành kiện toàn các tổ chức trong hội đồng giáo dục. Đã tiến hành phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trên địa bàn.
Kết quả thực hiện: Giáo dục trong nhà trường được thực hiện và tổ chức một cách chặt chẽ có sự tham gia của phụ huynh học sinh và các đoàn thể địa phương.
Phụ huynh học sinh đã ngày càng quan tâm đến con em của mình trong học tập và rèn luyện.
Các tổ chức đoàn thể địa phương đã phối hợp với nhà trường, cha mẹ học sinh tuyên truyền giáo dục pháp luật và giáo dục học sinh trên địa bàn dân cư trong nhà trường và ngoài xã hội.
9. CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CHO DẠY VÀ HỌC
Trường THCS Bích Sơn là một trong những trường đẹp nhất của huyện. Trường có các phòng học kiên cố. Trong các phòng học đều được trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng đen và đươc trang trí thống nhất.
Hệ thống phòng học có 12 phòng học có đầy đủ bàn ghế và các cơ sở vật chất khác cho thầy và trò giảng dạy và học tập đảm bảo an toàn, đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
Có phòng học bộ môn như phòng lý, hoá, sinh, tin học và phòng ứng dụng công nghệ thông tin.
Có các phòng phục vụ cho học tập như thư viện, phòng đọc, phòng đựng thiết bị, phòng truyền thống, phòng hoạt động đoàn đội.
Có khối hành chính như phòng hiệu trưởng, phòng hiệu phó, văn phòng, phòng y tế, bếp bên trong có đầy đủ các thiết bị để làm việc, khu sân chơi, bãi tập rộng khoảng 5000m2
Có khu nhà để xe cho giáo viên và học sinh
Có đủ công trình vệ sinh
Lớp học lúc nào cũng sạch sẽ từ đầu giờ đến cuối giờ. Môi trường sư phạm trong nhà trường đã đạt tiêu chuẩn xanh-sạch-đẹp.
10. CÁC MẶT MẠNH, MẶT YẾU TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
10.1. Các mặt mạnh trong các hoạt động của trường
Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học đã đạt chuẩn quốc gia từ năm học 2005-2006
Có đội ngũ giáo viên trẻ đạt trình độ trên chuẩn là 50%
Chất lượng giáo dục của nhà trường luôn đứng ở tốp đầu về chất lượng mủi nhọn cũng như chất lượng đại trà.
Không có giáo viên cũng như học sinh mắc các tệ nạn xã hội
Được đảng và chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức.
Chất lượng giáo dục toàn diện được cũng cố và phát triển.
10.2. Các mặt yếu trong các hoạt động của trường
Trong đội ngũ giáo viên còn có giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy bộ môn, còn một bộ phận không nhỏ học sinh lười học bài.
Nề nếp tự quản của một số lớp còn yếu
Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu còn nhiều
Sân tập thể dục thể thao cho học sinh còn hẹp
Máy vi tính phục vụ cho dạy và học còn ít
10.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo.
Phải bán vào chủ đề và nhiện vụ của năm học để triển khai đồng bộ các năm học
Biết phát huy thế mạnh về cơ sở vật chất, về sự quan tâm chính quyền địa phương
Làm tốt công tác tư tưởng chính trị trong đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh để nhằm phát huy điểm mạnh của từng người và hạn chế những điểm yếu
Phải thực hiện một cách có hiệu quả các cuộc vận động như cuộc vận động “hai không”, mỗi thầy cô, giáo là tấm gương học tập và tự học, vận động làm theo Bác Hồ và tư tưởng Hồ Chí Minh bám sát vào nội dung phong trào xây dựng trường học tích cực, học sinh thân thiện đê tổ chức các hoạt động trong nhà trường.
Phải xác định rõ vai trò và trách nhiệm của đội ngũ bởi vì người thầy là yếu tố quyết định chất lượng trong nhà trường.
Phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu của cán bộ quản lý của đảng viên của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, của đội ngũ cán bộ lớp.
Quy tụ được các lực lượng giáo dục, các tổ chức đoàn thể địa phương, trong nhà trường, phụ huynh học sinh cùng chung sức xây dựng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng. Vì thi đua khen thưởng là động lực là đòn bẩy để cho các lực lượng giáo dục, học sinh làm tốt nhiệm vụ của mình.
Quan tâm và chăm lo đến đội ngũ và học sinh trong nhà trường. Học sinh đến trường mỗi ngày là một ngày vui.





 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com